đau mắt đỏ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:26:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau mắt đỏ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đau mắt đỏ – một bệnh dễ lây trong mùa hè http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-mot-benh-de-lay-trong-mua-he-13684/ Sun, 05 Aug 2018 05:26:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-mot-benh-de-lay-trong-mua-he-13684/ [...]]]>

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Đây là bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.

Bệnh dễ lây lan…

Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm… là điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt đỏ phát triển và bùng phát thành dịch. Thời tiết nắng nóng khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn, trong đó có virus gây đau mắt đỏ. Bệnh dễ mắc, dễ lây lan và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.

Trung gian truyền bệnh chính là nước mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ do nước mắt này có chứa virus. Mầm bệnh lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi và qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (nắm tay cửa, điện thoại, khăn…) đồng thời qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ như nước hồ bơi). Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan cao do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguồn bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt hay lây qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng. Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan rộng rãi.

Đau mắt đỏ Khi có hiện tượng đau mắt đỏ, cần đi khám để được hướng dẫn điều trị đúng.

 

Dấu hiệu đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt  đỏ người bệnh sẽ có cảm giác ban đầu là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Những dấu hiệu sớm có thể nhận biết là mắt cộm, đỏ, có dử (ghèn). Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai.

Thông thường ban đầu người bệnh chỉ là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Nếu để nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt… việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Dùng thuốc thế nào?

Đa số trường hợp đau mắt đỏ sẽ tự hết sau 7 đến 14 ngày nhưng thông thường bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực sau này.

Về điều trị, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, việc chữa trị chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh khỏi, giảm bớt triệu chứng khó chịu, cộm rát,  giảm tỷ lệ biến chứng…

Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm giảm cảm giác cộm rát, khó chịu. Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù nề như alphachoay… Nếu viêm kết mạc do virus thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn.

Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.

Người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại (tái khám).

Để tránh các tai biến do dùng thuốc, khi bị đau mắt đỏ cấp, người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt mà không được tự ý mua thuốc về tra, nhỏ, nhất là các thuốc chứa corticoid. Nếu dùng không đúng cách các loại thuốc này có thể gây nhiều tai biến như suy giảm thị lực, sẹo giác mạc, làm cho thời gian điều trị lâu hơn, thậm chí quá lạm dụng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù loà…

Không dùng thuốc của người khác để tra, nhỏ cho mình; không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt hoặc những thuốc dân gian như đắp ếch nhái, lá nha đam, xông lá trầu… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

Làm sao phòng ngừa bệnh?

Để phòng bệnh, cần vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan sang người khác. Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng.

Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, ngay cả khi cả nhà cùng bị đau mắt đỏ cũng không dùng chung thuốc; tránh dụi tay vào mắt; hạn chế đến chỗ đông người đặc biệt là nguồn dịch; không đi bơi trong giai đoạn có dịch…

BS. Lê Xuân Bách

]]>
Đau mắt đỏ, đừng tự chữa khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặng http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-dung-tu-chua-khien-benh-lanh-tinh-bi-bien-chung-nang-13679/ Sun, 05 Aug 2018 05:25:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-dung-tu-chua-khien-benh-lanh-tinh-bi-bien-chung-nang-13679/ [...]]]>

Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân thủ điều trị, hoặc tự ý điều trị khiến bệnh không hết, tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng, cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh nhân khi bị đau mắt đỏ đã dùng những thuốc không đúng như chứa corticoid hoặc kháng sinh không theo chỉ định. Corticoid nếu dùng không đúng có thể giảm sức đề kháng, bệnh nhân có thể bị tổn thương thêm dẫn đến những biến chứng như loét giác mạc (tròng đen), tăng nhãn áp. Corticoid có thể làm xuất hiện một cơn cườm nước trên những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, khiến bệnh chồng bệnh. Còn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây kích thích mắt, dẫn đến tổn thương kết mạc hoặc niêm mạc mắt.

Xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng

 

Bên cạnh đó, một số trường hợp dùng phương pháp dân gian rất sai lầm càng làm mắt tổn thương thêm. Ví dụ, người dân xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng. Thậm chí, khoa Mắt – BV. Trưng Vương từng tiếp nhận và phát hiện trường hợp mắt bị một ổ sán ếch do xẻ thịt ếch đắp để điều trị đau mắt đỏ.

Thời tiết với độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho các loại virút, vi trùng sinh sôi nảy nở, phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng thường xảy ra trong thời gian này, nhất là hè – thu. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết đến gần Tết vẫn còn mưa nhiều, nên bệnh đau mắt đỏ có cơ hội xảy ra sớm hơn, lây lan nhiều. Khoa Mắt – BV. Trưng Vương cũng đã đón nhận một đợt rất nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị.

Đau mắt đỏ, đừng tự chữa  khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặngKiểm tra và khám mắt cho bệnh nhân

 

Đau mắt đỏ nếu được khám và chẩn đoán là viêm kết mạc cấp, thường có 3 nhóm bệnh do 3 loại nguyên nhân gây ra:

Do virút: triệu chứng rầm rộ: mắt đỏ, xốn cộm, nhiều ghèn, nhiều dịch tiết; có thể có triệu chứng toàn thân như là hơi sốt, nổi hạch trước tai, đau họng…

Do vi trùng: mắt bị đỏ, ngoài ghèn, dịch tiết, còn kèm theo mủ do tình trạng nhiễm trùng.

Dị ứng: ngoài chuyện đỏ mắt, ghèn, dịch tiết, bệnh nhân thường bị ngứa và phù quanh mắt, mi mắt hơi sưng.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do virút hoặc dị ứng thường xảy ra ở cả hai mắt, riêng đau mắt đỏ do vi trùng, thường chỉ có một mắt nặng hơn mắt bên kia. Và chúng ta đang ngộ nhận giữa từ “đau mắt đỏ” và dịch đau mắt đỏ. Dịch đau mắt đỏ là do virút gây ra.

Viêm kết mạc xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh chung cho mọi người; nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh cũng như người đi làm do có tiếp xúc với cộng đồng cho nên dễ bị lây lan với nhau. Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp (hơi thở), nước bọt, đặc biệt là dịch tiết ở mắt. Virút trong dịch tiết có thể tồn tại ở bề mặt khô trong vòng 24 – 48g đồng hồ. Do đó, người bệnh cần mang kính che chắn, hạn chế tiếp xúc; rửa tay thường xuyên cả người bệnh lẫn người lành, tránh đưa tay lên mắt.

Còn đối với nước muối sinh lý nói chung không hại gì cho mắt, có thể sử dụng để rửa mắt thường xuyên. Tuy nhiên, trong đợt dịch đau mắt, hạn chế đưa tay lên mắt vì có thể dẫn đến lây bệnh cho con mắt còn lại hoặc cho người khác. Cho nên, nếu một người đang bị đau mắt đỏ một mắt, không nên nhỏ nước muối sinh lý vào con mắt còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THẾ HỒ

]]>
11 điều không thể bỏ qua về bệnh đau mắt đỏ http://tapchisuckhoedoisong.com/11-dieu-khong-the-bo-qua-ve-benh-dau-mat-do-13143/ Sun, 29 Jul 2018 14:58:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/11-dieu-khong-the-bo-qua-ve-benh-dau-mat-do-13143/ [...]]]>

Dưới đây là 11 khuyến cáo về bệnh đau mắt đỏ do BS. Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt trung ương cung cấp.

1. Ai dễ bị đau mắt đỏ?

Trẻ em thường nhậy cảm với các loại virus nói chung, do vậy khả năng bị nhiễm bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn. Ngược lại với người già, khả năng nhiễm bệnh sẽ thấp hơn một phần bởi nguyên nhân mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho virus phát triển.

BS. Nguyễn Hoàng Cương khám bệnh cho bệnh nhân tại Viện Mắt Trương

2. Đau mắt đỏ thường xuất hiện vào những thời điểm nào?

Đau mắt đỏ liên quan đến vi khí hậu và địa lý. Nóng nực, độ ẩm cao làm bệnh phát triển mạnh. Kiểu thời tiết mùa nóng, mùa mưa bão thường trùng đúng đỉnh dịch.

3. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh đã được biết đến từ lâu. Vius còn được chia thành mấy chục loại dựa thep type huyết thanh. Phổ biến ở Nhật Bản là chủng huyết thanh HAdV 8 và 54. Các nước châu Á khác tuy đều có bệnh đau mắt đỏ nhưng không có nghiên cứu và công bố nào.

4. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?

Bệnh lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

5. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ dễ nhận biết bởi:

– Dấu hiệu báo trước : sốt nhẹ, gai rét, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai

– Bệnh toàn phát trong 5-7 ngày: đỏ mắt, ra gỉ nhiều, cảm giác cộm rát, vướng mắt nhưng không gây giảm thị lực trừ khi có biến chứng, bệnh nhanh chóng lan sang bên mắt lành

– Giai đoạn lui giảm trong 5 ngày: các triệu chứng thoái biến, mắt trắng dần ra

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ

6. Nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không?

Nhìn vào mắt của những người bị đau mắt đỏ sẽ không lây bệnh. Đau mắt đỏ chỉ lây qua 3 hình thức : hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng.

Vấn đề là không ai nhìn thấy virus trừ khi soi lên kính hiển vi điện tử. Virus có thể sống trên các mặt phẳng, ngoài môi trường tới 2 ngày. Do vậy khả năng lây bệnh khá dễ dàng, nhiều khi không kết nối được nhân- quả.

7. Bị đau mắt đỏ cần phải nhỏ những loại thuốc nào?

Cần nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp được khuyến cáo rộng rãi cho việc điều trị và phòng chống đau mắt đỏ; Kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid làm giảm ra gỉ, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

Một nghiên cứu trên tạp chí nhãn khoa của Anh chứng minh dùng Dexamethasone nhỏ mắt trong 5-7 ngày làm giảm thời gian điều trị đáng kể.

8. Không nhỏ thuốc kháng sinh kéo dài

Nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn, lãng phí tiền bạc, gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt.

Chỉ nên nhỏ kháng sinh từ 7-10 ngày.

9. Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ?

Nếu bị đau mắt đỏ kéo dài có thể gặp phải những biến chứng: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu…có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân.

10. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ?

Trường học là mô trường có tương tác lớn, do vậy rất dễ lây lan đau mắt đỏ. Trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học 5-7 ngày. Y tế học đường cần đảm bảo trong mùa dịch trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay xử dụng: các tay nắm cửa, nút bấm thang máy…

11. Thiệt hại do bệnh đau mắt đỏ gây ra?

Đau mắt đỏ gây thiệt hại cả về tài chính, thời gian và sức khỏe của người bệnh. Gây lo lắng, phiền hà và lây lan cho người thân, gia đình, cộng đồng. Chúng ta thử nhẩm tính một đợt đau mắt dịch trong một gia đình qui mô trung bình- 4 người sẽ chi phí khoảng 1 triệu tiền thuốc, nghỉ học nghỉ làm khoảng 4 tuần. Thiệt hại này không hề nhỏ.

Thanh Loan

]]>
Mẹo chữa trị đau mắt đỏ tự nhiên http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-chua-tri-dau-mat-do-tu-nhien-12374/ Thu, 26 Jul 2018 12:45:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/meo-chua-tri-dau-mat-do-tu-nhien-12374/ [...]]]>

Đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) được chia thành đau mắt đỏ do vi-rút, vi khuẩn, hóa chất.

Các triệu chứng phổ biến là mắt đỏ, sưng, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy, tiết dử không màu và mí mắt bị sưng húp. Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao và dễ dàng lây truyền khi dùng chung đồ hoặc tiếp xúc trực tiếp. Khuyến cáo nên dùng thuốc rửa mắt axit boric vì loại thuốc này làm sạch và dịu mắt bị nhiễm khuẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên có thể dễ dàng điều trị bệnh bằng các biện pháp tự nhiên.

Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao (Ảnh minh họa: Internet)

Cách 1:

Có thể đắp mắt bằng khăn ấm hoặc mát, đây cũng là một biện pháp hay được sử dụng vì có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy ở mắt.

Cách 2:

Có thể dùng túi lọc trà điều trị đau mắt đỏ vì nó có tác dụng đánh tan sự nhiễm khuẩn. Chỉ đơn giản là đắp túi lọc trà lên bên mắt bị ngứa ngáy.  Dùng túi lọc trà hoa cúc hoặc trà gừng sẽ tốt vì chúng có các thành phần có khả năng chống sưng viêm tuyệt vời và có thể giúp giảm sưng mắt.

Cách 3:

Nếu bị dử mắt, hãy đắp một lát chanh lên ống tuyến lệ, mi mắt hoặc dùng thuốc nhỏ mắt có chứa tinh chất hoa nhài.

Cách 4:

Có thẻ dùng bông gòn nhúng vào nước muối ấm. Cách làm này giúp diệt khuẩn hiệu quả bởi vì muối có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Đây cũng là một trong số các biện pháp chữa trị đau mắt đỏ phổ biến.

]]>
Đau mắt đỏ – Chớ coi thường http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-cho-coi-thuong-10553/ Wed, 25 Jul 2018 07:17:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-cho-coi-thuong-10553/ [...]]]>

Do cấu tạo vỏ dai chắc của virus adeno đã giúp chúng đề kháng tốt với môi trường có pH cực đoan, khả năng sống sót cao ngoài môi trường trên bề mặt mà chúng bám vào. Dịch đau mắt đỏ dễ bùng nổ do lây nhiễm chéo liên tục trong các cộng đồng dân cư tập trung cao như trường học, ký túc xá, trại dưỡng lão… Mùa hè ở nước ta do thời tiết mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho adenovirus lan tràn trong cộng đồng, khiến bệnh lây lan và bùng phát thành dịch.

Cho đến hiện tại vẫn không có thuốc đặc trị, làm rút ngắn thời gian hay giảm tiến triển của bệnh này. Do vậy, chiến lược phòng bệnh vẫn là tối quan trọng để giảm lây nhiễm bệnh, giảm gánh nặng cho y tế công cộng.

Đau mắt đỏAdenovirus gây bệnh đau mắt đỏ

Cách nhận biết

Ở giai đoạn tiền triệu, đau mắt đỏ biểu hiện như bị nhiễm cúm bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ. Sau đó các triệu chứng tại mắt nhanh chóng xuất hiện như: Đỏ mắt, phù mi, chảy nước mắt, cảm giác có cát trong mắt, cộm ngứa và sợ ánh sáng. Ban đầu bệnh thường xuất hiện ở một mắt nhưng có tới 70% sẽ bị cả hai mắt ngay trong tuần đầu tiên của bệnh, do lây theo con đường tay-mắt. Đau mắt đỏ thường khỏi sau 2-3 tuần, khả năng lây mạnh mẽ nhất từ ngày 10-14.

Đau mắt đỏ Đau mắt đỏ dễ gây biến chứng nếu không được điều trị thích hợp.

Ngay từ lần nhiễm virus đầu tiên bệnh nhân có thể bị giả mạc hay biến chứng vào giác mạc (lòng đen). Các thẩm lậu dưới biểu mô chính là tập hợp của bạch cầu và lắng đọng collagen có thể xuất hiện từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau khi bị bệnh, có tới 50% vẫn còn tồn tại trong những tháng sau này, thậm chí tới 1 năm. Các tổn thương dưới biểu mô là nguyên nhân gây giảm thị lực và loạn thị không đều cần được chăm sóc và điều trị tiếp. Do vậy chẩn đoán sớm, kiểm soát viêm nhiễm tốt là nhân tố tối quan trọng để hạn chế các biến chứng tiềm tàng có thể gây tổn hại cho thị lực của bệnh nhân.

Chẩn đoán có khó?

Việc chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào lâm sàng. Có tới 62-75% các viêm kết mạc nhiễm trùng là do adeno virus gây ra, cần nhanh chóng chẩn đoán và dự phòng lây nhiễm. Cũng có những test chẩn đoán nhanh viêm kết mạc do adeno virus bằng bộ công cụ Adeno Plus (Rapid Pathogen Screening), ứng dụng kỹ thuật phản ứng miễn dịch với độ nhạy là 88% và độ đặc hiệu là 91%. Tuy nhiên công cụ trên không phổ biến trên toàn cầu một phần vì chẩn đoán lâm sàng cũng đã đủ độ tin cậy cần thiết. Hơn nữa tuy không đủ tính cảnh báo cần thiết về khía cạnh kinh tế-xã hội, tác động lên y tế công cộng, đau mắt đỏ vẫn có thể gây nên giảm năng suất lao động, tiềm tàng các nguy cơ mù lòa cho mắt. Không nhận biết dịch sớm, nghiên cứu không liên tục về chiến lược phòng ngừa và chẩn đoán có thể là những nguyên nhân làm bệnh lan tràn ngay trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Điều trị đúng cách

Hiệu quả của corticosteroids

Trong quá khứ, các loại thuốc tra nhỏ có chứa corticosteroids như prednisolone rất hay được kê đơn để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm nhiễm trong đau mắt đỏ. Nghiên cứu trên động vật thấy các steroids có tác dụng làm giảm viêm trong giai đoạn cấp, dường như giảm các đốm thẩm lậu dưới biểu mô. Tuy nhiên chúng lại tăng nguy cơ nhân đôi của virus, kéo dài thời gian bị bệnh trung bình của bệnh sang quá mốc 10-14 ngày.  Viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ với cộng đồng, cơ quan, trường học. Bởi những lý do đó, điều trị phổ biến bằng corticosteroid không được khuyến cáo cho đau mắt đỏ. Bác sĩ khi muốn kê thuốc này cho các hình thái đau mắt đỏ nặng cần cân nhắc rất cẩn thận nguy cơ và lợi ích.

Nhỏ mắt bằng povidone-iodine

Một chiến lược điều trị mới bằng dung dịch sát trùng nhỏ mắt povidone-iodine (betadine, alcon) đã được nhen nhóm. Trên nghiên cứu cho thấy dược thiện này làm bất hoạt virus adeno chỉ sau 1 phút tiếp xúc. Một nghiên cứu khác cho thấy dung dịch 2% của betadine làm tăng thời gian bất hoạt virus, hạn chế sinh sôi đáng kể virus adeno trên bề mặt nhãn cầu.

Đau mắt đỏ Nước bể bơi không đạt tiêu chuẩn về khử khuẩn là nguồn gây và lây nhiễm đau mắt đỏ.

Tác dụng phụ hay gặp nhất là cảm giác đau chói khi tra nhỏ vào mắt. Do vậy, chúng ta nên dùng một giọt thuốc tê  tra nhỏ trước khi dùng tiếp betadine trên mắt. Tiếp theo nữa là một giọt nước muối sinh lý sau khi đã nhỏ betadine nhằm làm giảm kích thích và nguy cơ nhiễm độc có thể có. Sau đây là trình tự tra nhỏ betadine:

Nhỏ thuốc gây tê 0,5% proparacaine ophthalmic solution, chờ 30 giây để thuốc có tác dụng.

Nhỏ vài giọt 5% povidone-iodine ophthalmic solution vào cùng đồ dưới.

Cho bệnh nhân nhắm mắt, chớp mắt để thuốc lan tràn vào các bình diện bệnh lý của mắt.

Chấm thuốc còn thừa, rửa nước muối sau 1-2 phút.

Phòng ngừa bệnh là rất quan trọng

Adenovirus có khả năng lây nhiễm cao, lan tràn qua tiếp xúc tay hay diện bề mặt nhiễm bệnh với mắt. Hậu quả là các nơi công cộng, dụng cụ y tế, phòng khám mắt đều có thể bị phơi nhiễm virus. Rất nhiều phòng khám đã phải xây dựng chương trình phòng ngừa ban đầu bằng rửa tay, vệ sinh trang thiết bị và dụng cụ y tế bằng lau cồn, dùng các dụng cụ loại một lần, cách ly bệnh nhân với người xung quanh. Một trong các chương trình như vậy được tiến hành tại Bệnh viện Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Tại đây, họ tập trung các nhân viên y tế có đỏ mắt, qua thời gian bị bệnh có thể quyết định cách ly khỏi phòng bệnh nhân. Thêm nữa, có thể cho người chăm sóc bệnh nhân bị lây nhiễm nghỉ phép 14 ngày khi thấy họ có kết quả dương tính với phản ứng PCR dành cho adeno virus.

Đau mắt đỏCần đi khám chuyên khoa mắt sớm khi có biểu hiện của bệnh.

Vô khuẩn các bề mặt và dụng cụ: CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật quốc gia Hoa Kỳ) khuyến cáo dùng cồn 80 độ sẽ có tác dụng khử virus adeno trên các bề mặt. Với các loại nhãn áp kế, kết quả tổng kết mới đây cho thấy lau bằng gạc cồn cũng có tác dụng ngang bằng với việc ngâm dụng cụ bằng peroxide hay dùng đầu tip đo nhãn áp 1 lần để giảm khả năng lây nhiễm virus, trong khi vẫn cố gắng tiết kiệm chi phí.

Chiến lược phòng ngừa lan tràn của adenovirus

Các biện pháp sau đây cần được ứng dụng:

Xác  định bệnh nhân nhiễm virus và cách ly họ vào phòng riêng.

Dùng các công cụ chẩn đoán nhanh xác định, lượng hóa và cách ly các đối tượng nhiễm virus adeno trong cộng đồng.

Rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Khi không thể thay thế hoàn toàn bằng các dụng cụ loại dùng một lần từ dùng gạc cồn vẫn hữu hiệu để loại trừ virus gây đau mắt đỏ.

Dùng povidone-iodine nhỏ mắt, tránh dùng corticosteroids.

Giáo dục bệnh nhân về giai đoạn cửa sổ, nguy cơ cho gia đình, bạn bè nếu họ tiếp xúc.

Lưu ý, đau mắt đỏ cho dù là lành tính và tự khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tiềm tàng gây biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Vì vậy ngăn ngừa bệnh lây lan, quản lý tốt giai đoạn cửa sổ sẽ giúp cho bệnh không thể bùng phát và giảm nhẹ biến chứng.

Ngăn  ngừa bệnh lây lan, quản lý tốt giai đoạn cửa sổ sẽ giúp cho bệnh không thể bùng phát và giảm nhẹ biến chứng.

BS. Hoàng Cương

]]>
Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, làm sáng mắt với hạ khô thảo http://tapchisuckhoedoisong.com/ho-tro-dieu-tri-dau-mat-do-lam-sang-mat-voi-ha-kho-thao-8138/ Sat, 21 Jul 2018 15:30:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ho-tro-dieu-tri-dau-mat-do-lam-sang-mat-voi-ha-kho-thao-8138/ [...]]]>

Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.  Thường dùng chữa tăng huyết áp, ngoài ra còn chữa đau mắt hay chảy nước mắt, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông… Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây có tên gọi là hạ khô thảo vì vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 – 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành màu lam đậm hay tím nhạt. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum… Bộ phận dùng làm thuốc là bông hoa, thu hái khi nào hoa ngả sang màu nâu, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm

Bài 1: Trị đau đầu do tăng huyết áp: Hạ khô thảo tươi 40g, hy thiêm thảo 30g, dã cúc hoa 30g. Tất cả cho vào ấm, đổ nước 550ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 2: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 – 4 đợt tùy bệnh nặng nhẹ.

Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.

Bài 3: Thông tiểu tiện của bệnh nhân tăng huyết áp: Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống  5 – 7 ngày.

Hạ khô thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, làm sáng mắt: Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

Bài 5: Dưỡng da: Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột.  Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

]]>
Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-dau-mat-do-nen-kieng-an-gi-5561/ Thu, 19 Jul 2018 14:29:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-dau-mat-do-nen-kieng-an-gi-5561/ [...]]]>

Lò Thị Phương (Hải Hậu – Nam Định)

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng, sau một tuần bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách có thể biến chứng thành viêm, loét giác mạc.

Ngoài việc dùng thuốc, vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh.

Người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ớt, tỏi, hạt tiêu…

Người bị đau mắt đỏ nên kiêng: các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó… vì dễ gây cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.

Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh như cá, mực, tôm, cua…. vì có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nặng hơn.

Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể  làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.

Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D… có trong rau cải bó xôi, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… rất tốt cho những người đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Bác sĩ Thanh Mai

]]>