đau khớp gối – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 02:52:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau khớp gối – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chữa đau nhức xương khớp, những bài thuốc hay. http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-nhuc-xuong-khop-5762/ Thu, 06 Sep 2018 08:47:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/?p=5762 [...]]]> Ngày càng có nhiều người trưởng thành bị bệnh đau nhức xương khớp, và đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Nó gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh.

Số liệu thống kê cho thấy: Hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp. Hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-quang bị thoái hóa ít nhất một khớp nào đó.

A- Các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp:

1- Nguyên nhân do tuổi tác:

Như trên đã nói, hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp và hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-quang bị thoái hóa ít nhất một khớp nào đó. Có thể nói vui, “thời gian sử dụng” chính là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp. Theo thời gian, khiến các cấu trúc xương và sụn bị thoái hóa, bào mòn.

2- Nguyên nhân do bệnh lý:

Một số bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tất cả các lứa tuổi như:

  • Bệnh viêm khớp: Có hai loại viêm khớp thường gặp:
    • Viêm xương khớp: bệnh ở lớp đệm của sụn khớp, dẫn đến đau đớn và gây khó khăn trong di chuyển. Khi viêm nặng, sụn bị phá hủy, theo thời gian dẫn đến xương bị ma sát, khớp bị biến dạng. Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh thường xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giới từ 40 tuổi trở lên.  
    • Viêm khớp dạng thấp (còn gọi là bệnh thấp khớp, Đông y gọi là phong tê thấp): là căn bệnh tự miễn dịch, do hệ thống miễn dịch tấn công lại chính các mô trong cơ thể người bệnh gây viêm nhiễm ở khớp, lâu dài có thể dẫn đến hủy hoại các tổ chức khớp như sụn, mô sụn, mô xương, khiến khớp xương bị biến dạng, mục nát. Nghiêm trọng hơn, phong thấp còn để lại di chứng suốt đời ở tim, phổi, thận, hệ thống thần kinh…Đông y giải thích phong thấp là do thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường khiến cơ thể dễ bị Hàn khí và Phong lạnh xâm nhập vào và gây bệnh. Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ bị bệnh thấp khớp và dễ gặp các biến chứng nặng nề cao hơn so với ở nam giới.

  • Bệnh khô dịch khớp: là tình trạng lớp dịch nhờn tại các khớp bị khô dần theo thời gian. Nguyên nhân gây khô dịch khớp là do tuổi tác (có thể xảy ra ở tất cả mọi người, cả nam và nữ giới). Càng lớn tuổi thì xương khớp càng dễ bị thoái hóa, quá trình tái tạo lớp sụn khớp và sản xuất dịch bôi trơn cũng diễn ra chậm hơn. Khô dịch khớp có thể biểu hiện khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục ở các khớp.

  • Bệnh tràn dịch khớp: là tình trạng lượng dịch bên trong khớp gối tăng lên quá nhiều do chấn thương, bệnh lý về khớp, nhiễm khuẩn,… Tràn dịch khớp gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến các chức năng vận động bị suy giảm và có thể phá hủy khớp. Bệnh có biểu hiện khớp sưng nề, nóng đỏ, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

3- Do thừa cân nặng: Hệ xương khớp chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể, vị trí tại các khớp là những vị trí trọng yếu nhất khi cơ thể vận động. Trọng lượng cơ thể càng tăng khiến sức ép lên các khớp càng tăng và gia tăng nguy cơ gây tổn thương khớp. Tất cả mọi người nên tập thể dục đều đặn, vận động phù hợp theo lứa tuổi và cân nặng, để giúp tránh tổn thương hệ xương khớp. 

4- Do va chạm hoặc vận động mạnh gây tổn thương xương khớp và có thể để lại di chứng lâu dài (thành bệnh mãn tính)Bởi vì sau các chấn thương, có thể các khớp xương bị nứt, vỡ; lớp sụn bị tổn thương;… Các tổn thương ở khớp do chấn thương về lâu dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm gây ra viêm khớp, khô dịch khớp hay tràn dịch khớp.

B- Tham khảo các loại thuốc hỗ trợ điều trị những bệnh về Khớp thường gặp:

  1.  Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp (Đông y gọi là Phong Tê Thấp):
    1. Hỗ trợ điều trị theo Tây yTheo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nguyên tắc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, chống viêm, với liều lượng và cách sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ , và tùy thuộc vào từng giai đoạn nặng – nhẹ của bệnh. Đồng thời kết hợp giữa hỗ trợ điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cơ học của xương khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp trong Tây y là Aspirin, Cloroquin, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam,… theo chỉ dẫn và kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp với luyện tập, vận động, vật lý trị liệu, điện châm, tắm suối khoáng để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng, tránh xa môi trường ẩm thấp.
      • Ưu điểm: kiểm soát được diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của viêm đa khớp, phục hồi chức năng vận động khớp.
      • Nhược điểmgây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như: chóng mặt, buồn nôn, suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày, tá tràng. Tăng nguy cơ loãng xương ở người bệnh sau khi áp dụng lâu dài bằng thuốc Tây y. Chính những tác dụng phụ này có thể khiến các bác sĩ chỉ định dừng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ngay cả khi tình trạng bệnh chưa giảm. Ngoài ra, Tây y vẫn không thể hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh có thể tái phát và bệnh nhân thường phải sống chung với chứng đau khớp dai dẳng, khó chịu. Do các thuốc Tây y được sử dụng phụ thuộc nhiều vào cơ địa và sức chịu đựng của từng bệnh nhân.
    2. Hỗ trợ điều trị theo Đông y: TheoTiến sỹ, Lương y Nguyễn Hoàng (nguyên giảng viên bộ môn Dược Liệu trường Đại học Dược Hà Nội), trong y học cổ truyền, viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng Tý, do khí huyết và kinh lạc bị bế tắc không thông. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể suy yếu, sức đề kháng thấp gặp tà khí Phong, Hàn, xâm nhập vào cơ thể và sinh bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình hình thành viêm đa khớp dạng thấp. Một số loại dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc Đông y để trị phong tê thấp như: Mã Tiền, Hương phụ tứ chế, Mộc hương, Địa liền, Thương truật, Khương hoạt, Ma hoàng, Ngưu tất,… được bào chế dạng viên hoặc sắc uống theo đúng liều lượng và bài thuốc của các Lương y. Người bệnh không được tự ý mua các loại dược liệu này về để sử dụng. Bên cạnh đó bệnh nhân cần được kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động để giảm đau, phục hồi vị trí của khớp.
      • Ưu điểm: các bài thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên nên an toàn cho cơ thể, ít gây tác dụng phụ nếu được phối hợp đúng liều lượng. Người bệnh có thể áp dụng lâu dài với thuốc Đông y mà không lo suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày, tá tràng. Nếu được kết hợp với các biện pháp hỗ trợ trị liệu hiệu quả, bệnh có thể thuyên giảm nhanh và có thể đạt hiệu quả rất tốt khi người bệnh tuân thủ chặt chẽ tư vấn của các Lương y và kiên trì chế độ tập luyện phù hợp.
      • Nhược điểm: trị Phong tê thấp bằng Đông y thường thấy tác dụng chậm, mất thời gian cho việc nấu thuốc hoặc bào chế thuốc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã có bài thuốc được bào chế sẵn dưới dạng hoàn cứng, khắc phục được nhược điểm này và rất tiện dụng cho người bệnh. Đó là thuốc Phong tê thấp Hyđan, được sản xuất bởi Thephaco. Thuốc Phong tê thấp Hyđan sản xuất dựa trên bài thuốc Đông y từ các dược liệu tự nhiên như: Mã Tiền, Hy-thiêm, Phòng phong,…. Có tác dụng chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh cơ. Thuốc dùng cho các trường hợp đau dây thần kinh tọa; đau dây thần kinh liên sườn; đau nhức xương, khớp; mỏi, tê buồn chân tay; viêm, sưng các khớp; đau do viêm đa khớp dạng thấp; đau lưng, đau mỏi vai gáy; (theo Đông y gọi là khu phong, trừ thấp, bổ khí huyết). Đặc biệt, Phong tê thấp Hyđan không để lại các tác dụng phụ nguy hiểm: viêm loét dạ dày, tá tràng như các thuốc được dùng trong Tây y. Phong tê thấp Hydan đã đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2003, cúp vàng ISO 2005 và được Bộ y tế phê duyệt vào danh mục thuốc thiết yếu Quốc Gia, được sử dụng trong hệ thống bảo hiểm y tế trên toàn Quốc.

II. Bệnh Khô Dịch Khớp:

  1. Hỗ trợ điều trị theo Tây yhầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Thuốc được sử dụng có chứa các thành phần gồm chondroitin, collagen týp 2, axit hyaluronic. Ngoài ra người bệnh có thể thực hiện liệu pháp tiêm axit hyaluronic nội khớp vào vùng khớp gối giúp bôi trơn lại các khớp (do axit hyaluronic là một thành phần của dịch khớp có tác dụng bôi trơn khớp, làm khớp vận động trơn tru). Ngoài ra người bệnh cần kết hợp các hình thức luyện tập phù hợp, tăng dần từ mức độ nhẹ đến nặng, tập luyện từ từ, không tập quá sức, không nên nôn nóng. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ (giai đoạn đầu đi nhẹ rồi nhanh dần), đạp xe đạp, bơi lội, dưỡng sinh, thái cực quyền,…
  2. Hỗ trợ điều trị theo Đông y: một số bài thuốc:
  • Dùng nước ấm pha muối và gừng, ngâm chân khoảng từ 15-30, trước khi ngủ vào buổi tối.
  • Dùng ngải cứu trắng, rửa sạch, trộn cùng 1 nắm muối và cho vào bát. Sau đó đổ nước nóng vào bát đó, dùng đắp lên vùng khớp bị đau.
  • Bài thuốc với Đu Đủ và Mễ Nhân (Mễ nhân còn có nhiều tên gọi khác như bo bo, ý dĩ, ý dĩ nhân, lục cốc tử, dân gian gọi là hạt cườm): Đu đủ và mễ nhân rửa sạch. Cho vào nồi cùng nước vừa đủ, đun từ từ với lửa nhỏ. Khi mễ nhân chín mềm thì cho một ít đường trắng khuấy đều và tắt bếp. Ăn ngay sau khi nấu, áp dụng kiên trì với thời gian dài.
Cây Mễ Nhân (hoặc Ý Dĩ, dân gian gọi là hạt Cườm)

III. Bệnh Tràn Dịch Khớp:

  1. Hỗ trợ điều trị theo Tây y: tùy vào mức độ bệnh các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc như Thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm Corticosteroids (uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối). Tuy nhiên đây là loại thuốc kháng viêm mạnh, có thể gây ra các tác dụng phụ, bệnh nhân cần phải uống theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm các biện pháp điều trị khác (chỉ khi thật cần thiết) như: chọc hút dịch khớp, tiêm corticoid vào khớp (giảm đau nhanh), mổ nội soi.
  2. Hỗ trợ điều trị theo Đông yTheo Đông y, bệnh tràn dịch khớp gối thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông. Vì vậy chữa tràn dịch khớp theo Đông y có mục tiêu là giải tỏa sự tắc nghẽn. Một số vị thuốc thường dùng như: Tang ký sinh, địa hoàng, tần giao, đương quy, thược dược, xuyên khung, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm, phục linh, phòng phong, chích thảo, quế tâm, tế tân,… với trọng lượng và cách sắc thuốc là khác nhau theo từng bài thuốc. Người bệnh nên đến các bệnh viện y học cổ truyền uy tín để được sự thăm khám và tư vấn chuyên sâu của các Lương y. 

C- Tóm lại: Các loại bệnh về xương khớp ngày càng trẻ hóa và phổ biến. Khi mắc bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị càng sớm bệnh càng nhanh khỏi, và không để lại biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp chữa trị theo Đông y có thể không có tác dụng nhanh như Tây y, nhưng không có nhiều tác dụng phụ gây nguy hại đến các cơ quan nội tạng của người bệnh. Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp tốt hơn, tập luyện còn giúp tinh thần người bệnh lạc quan và giúp cơ thể thải độc tố có thể sinh ra trong quá trình điều trị bằng thuốc. 

Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm hỗ trợ điều trị nào, mà không có được sự tư vấn của các bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.

 

 

]]>
Ðau khớp gối – Dấu hiệu bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-13665/ Sun, 05 Aug 2018 05:23:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-13665/ [...]]]>

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ở đầu gối. Một số là biểu hiện thường gặp và ít nghiêm trọng, một số trường hợp lại đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều trị đau đầu gối sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Quan trọng là phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để chẩn đoán đau đầu gối, vì một số nguyên nhân cần phải điều trị lâu dài để chữa lành hoàn toàn. Nguyên nhân có thể gây ra đau ở đầu gối bao gồm:

Chứng chuột rút

Khi bị chuột rút thường gây đau đằng sau đầu gối. Hiện tượng chuột rút xảy ra khi cơ bắp quá căng thẳng. Sự căng cơ này có thể là do cơ làm việc quá mức mà không được thư giãn, nghỉ ngơi. Căng cơ quá mức có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau của đầu gối. Chẳng hạn có thể cảm thấy một cơn co thắt ở đùi hoặc khoeo chân. Cảm giác giống như một cơn co cơ đột ngột, đau đớn. Đau có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút và có thể từ khó chịu đến đau nghiêm trọng.

Cũng có các nguyên nhân khác gây ra chuột rút bao gồm: mất nước, nhiễm trùng uốn ván, bệnh gan, độc tố trong máu cao, một số vấn đề về thần kinh. Phụ nữ đang mang thai cũng có thể bị chuột rút chân như là một tác dụng phụ bình thường của thai kỳ.

U nang bao hoạt dịch

Khớp gối được bao bọc bởi bao khớp như một túi khép kín. Túi này được che phủ bên trong nhờ màng hoạt dịch. Khi bị chấn thương, bao hoạt dịch có thể tăng tiết dịch một cách quá mức gây tràn dịch khớp gối. Nó có thể thoát vị ra phía sau của gối, đó là u nang bao hoạt dịch còn được gọi là nang Baker (Baker’s cyst). Triệu chứng là đau, căng ở vùng hố khoeo. Nang lớn có thể gây chèn ép thần kinh vùng khoeo chân (nhưng rất hiếm). Các nang có thể phát triển với kích thước của một quả bóng bàn gây cảm giác áp lực ở sau đầu gối, có thể gây cảm giác ngứa rát, đau châm chích.

Ðau khớp gối - Dấu hiệu bệnh gì?Đau ở đầu gối có thể chỉ cần nghỉ ngơi, băng chun tại gối nhưng cũng có khi phải kiểm tra tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối xảy ra do tai nạn, chấn thương, thoái hóa khớp gối… Ngoài ra, người mắc một số bệnh lý khác như bệnh gout, viêm gân, viêm bao hoạt dịch khớp gối, u nang… cũng có thể bị viêm khớp gối. Người bị viêm khớp gối sẽ có các triệu chứng như đau nhức ê ẩm ở khớp gối, đau tăng khi chơi thể thao, lên xuống cầu thang, đau nhiều khi thời tiết thay đổi, đầu gối phát ra tiếng kêu khi di chuyển, cử động khớp gối khó khăn. Viêm khớp gối có thể gây sưng nóng đỏ khớp gối, cứng khớp…, hiện tượng này có thể xuất hiện, mất đi, lặp lại theo chu kỳ.

Vận động viên chạy đường dài, người thường xuyên tập chạy cũng có thể mắc các triệu chứng tương tự do hoạt động quá mức, xương bánh chè, xương chày và xương đùi phải chịu quá nhiều áp lực, ma sát nhiều khiến lớp sụn khớp giữa các xương này dần bị bào mòn, trở nên xù xì thô ráp. Xương ở nơi này dày lên, hình thành các gai xương quanh viền khớp. Điều này gây hiện tượng đau ở khớp gối và hội chứng Runner.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để tránh đau đầu gối, tốt nhất là tránh những chấn thương trực tiếp vào khớp gối. Không nên cử động khớp gối đột ngột như gập gối, vặn xoắn gối, nhảy từ trên cao xuống… Khi đau đầu gối có thể điều trị tại nhà giảm nhẹ các triệu chứng như chườm đá khi bị sưng, hạn chế vận động, để chân nghỉ ngơi, băng chun gối,… Tuy nhiên, nên đến bác sĩ khi đau không giảm, không gập hoặc duỗi được chân, đau chân kèm theo khó thở…

 

Bệnh lý này cần được điều trị sớm bởi có thể gây nhiều nguy cơ. Cụ thể là bệnh viêm khớp gối sẽ ngày càng trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời, khớp dần bị biến dạng, teo cơ xảy ra và còn có thể gây nhiều biến chứng liên quan tới các cơ quan khác như tim mạch…

Chấn thương cơ gân khoeo

Các cơ gân khoeo là một nhóm ba cơ bắp chạy dọc theo mặt sau của đùi từ hông đến ngay dưới đầu gối. Khi bất kỳ một trong những cơ này kéo dài vượt quá giới hạn của nó trong quá trình hoạt động thể chất, chấn thương có thể xảy ra. Người dễ bị chấn thương này là vận động viên (chạy, nhảy, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt…), người tập yoga. Cũng có thể gặp chấn thương cơ gân khoeo khi chạy, nhảy quá mức hoặc dừng đột ngột hay bắt đầu tập luyện lại.

Chấn thương cơ gân khoeo có thể nhẹ không tổn thương quá nhiều. Tuy nhiên, những chấn thương nặng có thể gây đau đớn, khiến không thể đi bộ hoặc thậm chí đứng. Các triệu chứng khác của chấn thương cơ gân khoeo gồm: đau đột ngột và nghiêm trọng khi tập thể dục, cùng với cảm giác giật lên đột ngột; đau ở mặt sau của đùi và phần mông dưới khi đi bộ, thẳng chân hoặc cúi xuống; nhão cơ; bầm tím. Khi gặp những triệu chứng này cần đi khám bác sĩ sớm.

Rách sụn chêm

Sụn chêm nằm lót dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Có hai sụn chêm nằm phía trong và phía ngoài khớp gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Rách sụn chêm có thể xảy ra khi khớp gối bị gập đột ngột hay gối bị vặn xoắn đột ngột trong tai nạn giao thông, chuyển hướng đột ngột trong khi di chuyển, chạy… Ban đầu có thể chưa có biểu hiện nhưng vài ngày sau gối dần dần sưng lên và cảm giác mất linh hoạt gối. Người bệnh có cảm giác đau gối, sưng và hạn chế vận động gối, khớp gối bị kẹt hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi vận động, gối không thể duỗi hết tầm. Rách sụn chêm có thể trầm trọng đến mức phải phẫu thuật. Vì thế nên khám ngay chuyên khoa khi có dấu hiệu bị rách sụn chêm.

Tổn thương dây chằng chéo khớp gối

Các chấn thương dây chằng chéo trước hoặc sau thường xảy ra do đang chạy thì dừng hoặc do thay đổi hướng đột ngột hoặc chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, sau một cú nhảy từ trên cao rơi tiếp đất không thuận… Tương tự như rách sụn chêm, một chấn thương dây chằng chéo có thể gây đau và sưng. Sưng đau sẽ hết dần dù không được điều trị, tuy nhiên tổn thương này có thể nặng (đứt hoàn toàn) gây lỏng khớp gối, teo cơ, thoái hóa khớp gối.

Viêm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nhiều người bị DVT cảm thấy đau hơn khi đứng. Đau thường gặp ở chân và đầu gối. Các triệu chứng khác của DVT có thể bao gồm: da chỗ viêm có màu đỏ, cảm thấy ấm khi áp tay vào; khu vực viêm bị sưng; chân bị ảnh hưởng thấy m ỏi, yếu; các tĩnh mạch bề mặt nổi rõ.

Các yếu tố nguy cơ của DVT có thể bao gồm thừa cân,  tuổi già, hút thuốc lá. Những người có  lối sống tĩnh tại cũng có thể bị chứng DVT. DVT cần được điều trị, vì nó có thể trở nên trầm trọng hơn nếu cục máu đông vỡ ra trong huyết mạch. Nên khám bác sĩ nếu bị sưng, đỏ và đau chân. Nếu bạn bị sưng, đau chân cùng với khó thở hay đau ngực tăng khi hít sâu, hãy đến phòng cấp cứu. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là huyết khối tĩnh mạch sâu. Đó là tình trạng nguy cơ cục máu đông bị bong ra và di chuyển theo tĩnh mạch để đến phổi.

BS. Nguyễn Hoàng

]]>