đau họng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 15 Dec 2018 14:26:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau họng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những cách đơn giản để giảm đau họng http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cach-don-gian-de-giam-dau-hong-17363/ Sat, 15 Dec 2018 14:26:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-cach-don-gian-de-giam-dau-hong-17363/ [...]]]>

Súc miệng bằng nước muối ấm

Đây là một trong những biện pháp giảm viêm họng cổ điển nhất và có hiệu quả khá cao. Khi bị viêm họng, các lớp màng nhầy bị sưng và viêm gây ra cảm giác đau và ngứa rát. Muối có tác dụng hút bớt nước từ màng nhầy, giảm sưng và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy pha nước muối súc miệng bằng cách cho ½ thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước ấm.

Không chỉ dừng lại ở việc súc nước muối ở khoang miệng, hãy súc miệng sâu bằng cách ngửa đầu ra đằng sau để nước muối có thể đi xuống họng. Súc miệng với nước muối như vậy trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra.

Bạn có thể súc miệng nước muối 3 lần mỗi ngày. Súc miệng nước muối quá nhiều có thể khiến lớp màng nhầy trong họng bị khô và sẽ làm tình trạng viêm càng nghiêm trọng hơn.

Những cách đơn giản để giảm đau họng

Dùng viên ngậm

Các loại viên ngậm trị viêm họng đều có chứa thành phần giúp xoa dịu họng và mở rộng đường mũi. Hãy tìm viên ngậm có chứa mật ong và bạc hà.

Mật ong thích hợp bởi vì mật ong làm dịu, sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn rát cổ họng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nên có lợi để đề kháng vi khuẩn và virus. Mật ong lại có tính sinh miễn dịch, nên có lợi để tạo sức đề kháng khỏe. Bạn cũng có thể ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất mỗi sáng dậy.

Bạc hà có tác dụng làm thông các niêm mạc tiết đầy dịch. Chỉ cần 2-3 viên kẹo ngậm chứa bạc hà, bạn sẽ thấy dịu họng ngay. Trường hợp bị sổ mũi, bạc hà làm co mạch và giúp thông mũi.

Uống nước gừng

Bạn có thể đã biết, gừng làm cho các cơn đau dạ dày của bạn trở nên dễ chịu hơn. Nhưng loại thảo mộc hữu ích này còn có thể làm giảm viêm họng. Gừng giúp mở rộng xoang mũi, làm sạch mũi và họng, cũng như có tác dụng chống viêm. Hãy dùng gừng tươi, không phải gừng khô hay bột gừng, để có hiệu quả tốt nhất.

Gọt vỏ, băm nhỏ một nhánh gừng tươi rồi cho vào cốc. Sau đó, đổ nước sôi vào cốc gừng, để khoảng 3 phút, lọc bỏ bã gừng và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm mật ong, chanh nếu thích.

Uống nhiều nước

Nước giúp cơ thể bạn hồi phục và giữ ẩm cho cổ họng. Hãy uống nước ấm để giảm tình trạng viêm ở cổ họng. Nước lạnh thường có tác dụng ngược lại.

Bật máy tạo ẩm

Không khí trong nhà quá khô có thể làm cổ họng bị đau, nhất là khi bạn đang bị viêm họng. Máy tạo ẩm sẽ cung cấp độ ẩm cho không khí, làm cho các mô mềm và lớp màng trong họng dễ chịu hơn vì các mô mềm và lớp màng này chỉ thực sự khỏe mạnh khi có đủ độ ẩm. Một chiếc máy tạo độ ẩm sẽ rất hữu ích cho các tháng mùa đông khi mà không khí có xu hướng khô hơn các tháng khác.

Tránh xa các chất gây kích ứng họng

Đảm bảo môi trường trong nhà của bạn luôn sạch sẽ và không có hóa chất có thể làm tình trạng viêm của bạn nghiêm trọng hơn. Khi bạn ngửi phải các mùi khó chịu hoặc hóa chất mạnh, cổ họng sẽ sưng và ngứa. Vì vậy, hãy dọn sạch phòng để không có các chất gây kích ứng như sau: Hương thơm hóa học, các chất tạo mùi có trong các chất tẩy rửa, nước xịt phòng, nước xịt thơm toàn thân, nến thơm và đồ vật có mùi hương khác trong nhà, sản phẩm tẩy rửa như nước tẩy trắng, nước lau kính, bột giặt, khói thuốc lá và khói từ các nguồn khác, chất gây dị ứng như bụi, lông mèo, tóc, nấm mốc, phấn hoa…

Nhật Linh

]]>
Có thể phòng tránh dị ứng thuốc? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-the-phong-tranh-di-ung-thuoc-16723/ Mon, 05 Nov 2018 04:48:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-the-phong-tranh-di-ung-thuoc-16723/ [...]]]>

Tôi bị sưng đau họng, sốt… có ra hiệu thuốc mua kháng sinh amoxicilin về uống. Tuy nhiên, uống thuốc sang đến ngày thứ 2 thì có hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da. Tôi nghe bạn nói đây là hiện tượng dị ứng thuốc và khuyên không nên uống thuốc này nữa. Vậy tôi có nên tiếp tục uống thuốc đủ số ngày (5 ngày) hay không? Có thể phòng tránh dị ứng thuốc bằng cách nào?

Nguyễn Hòa Bình (Hà Nội)

Tất cả các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng có hại. Trong số các loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm hàng đầu, chiếm tới hơn 50% sau đó là thuốc điều trị động kinh, thuốc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thuốc Đông y…

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc chủ yếu là do cơ địa của người sử dụng hoặc do thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc do quá trình bảo quản không tốt sẽ gây dị ứng cho người uống… Vì vậy, ở những người có cơ địa dị ứng, việc dùng thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc tự điều trị và sử dụng thuốc bừa bãi cũng dễ gây dị ứng và những biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng dị ứng thuốc thường xảy ra ngay sau khi uống một vài giờ, sau một vài ngày, thậm chí hàng tuần. Nhẹ thì buồn nôn, nôn, sốt, ngứa, nổi mày đay rồi sẽ hết khi ngừng thuốc, nặng có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời…

Do đó, để tránh các biến chứng do thuốc gây nên thì không được tự ý uống thuốc mà phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Trước khi uống thuốc cần phải làm thử phản ứng cơ thể với loại thuốc đó như đặt vào lưỡi, hốc mũi (thuốc uống) hoặc thử test trong da đối với các loại thuốc tiêm, bôi thử một lượng nhỏ thuốc vào da vùng sau tai (thuốc bôi)… xem có bị dị ứng với thuốc đó không rồi hãy dùng. Ngoài ra, bạn cần phải thông báo cho thầy thuốc biết đã từng bị dị ứng với loại thuốc nào để thầy thuốc kê toa tránh dùng thuốc nhóm đó, những thuốc trước đây đã bị dị ứng thì lần sau tuyệt đối không nên sử dụng, vì nếu sử dụng tình trạng dị ứng thuốc sẽ nặng hơn rất nhiều. Bạn cần ngừng thuốc và khám bệnh để được bác sĩ cho dùng thuốc phù hợp. Các biểu hiện dị ứng thuốc rất đa dạng, vì vậy trong khi dùng thuốc nếu thấy có bất thường phải thông báo cho bác sĩ biết để được can thiệp kịp thời, thích hợp.

BS. Lê Hà

]]>
Ðau một bên họng – Vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mot-ben-hong-vi-sao-14177/ Mon, 06 Aug 2018 06:15:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mot-ben-hong-vi-sao-14177/ [...]]]>

Trong bài này, chúng ta xem xét những nguyên nhân có thể gây đau họng ở một bên và cần gặp bác sĩ.

Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết hay hạch lympho đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của  hệ miễn dịch. Chúng có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai và có thể bị viêm, sưng khi làm nhiệm vụ này. Các hạch bạch huyết cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

Hạch bạch huyết gần họng nhất nằm ở hai bên cổ, có thể gây ra cảm giác đau khi chúng sưng lên hoặc viêm. Hạch bạch huyết bị sưng có nhiều nguyên nhân. Đôi khi hạch bạch huyết chỉ sưng, gây đau họng ở một bên. Một số bệnh có thể dẫn đến hạch bạch huyết bị sưng bao gồm: cảm lạnh hoặc cúm, viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A, nhiễm khuẩn tai, một chiếc răng bị viêm hoặc áp-xe răng, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (Mononucleosis) do virut Epstein-Barr (EBV), tổn thương nhiễm khuẩn vùng da trong khu vực, ung thư, HIV…

Ðau một bên họngSưng hạch bạch huyết một bên cổ có thể gây đau.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau (Post nasal drips) là chỉ tập chứng gây ra do dịch chảy từ hệ thống xoang qua mũi sau xuống thành sau họng gây vướng họng, đau họng, ho, ngứa họng. Bệnh có thể do viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, nhiễm virut, nhiễm lạnh. Những nguyên nhân phối hợp là hội chứng trào ngược thực quản dạ dày, những rối loạn nội tiết và suy giảm miễn dịch. Hội chứng chảy dịch mũi sau thường xảy ra kéo dài, do dịch tiết liên tục có thể gây khó chịu, gây cảm giác đau ở một bên họng trong một số trường hợp.

Viêm amidan

Amidan nằm ở phía sau của cổ họng. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virut, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virut làm cho amidan bị sưng lên, viêm amidan xuất hiện. Đôi khi chỉ một bên amidan bị viêm, gây ra đau đớn ở một bên. Điều trị viêm amidan thường bằng kháng sinh.

Áp-xe quanh amidan

Áp-xe thường gây ra bởi một viêm nhiễm do vi khuẩn. Một áp-xe quanh amidan hình thành trong các mô gần amidan, thường là khi viêm amidan trở nên nghiêm trọng hoặc do không được điều trị. Nó có thể gây đau dữ dội ở một bên cổ họng. Nó cũng có thể gây sốt, sưng hạch bạch huyết và khó nuốt. Một người có áp-xe quanh amidan cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây khó thở.

Tổn thương cổ họng

Nhiều nguyên nhân có thể làm tổn thương phần sau của miệng hoặc cổ họng, bao gồm: bỏng do thực phẩm nóng hoặc chất lỏng nóng, do thức ăn có cạnh sắc, do đặt nội khí quản… Nếu một bên cổ họng bị đau do bị xước hoặc bị bỏng, nuốt nước muối sinh lý ấm có thể làm dịu các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là một tình trạng gây ra hội chứng dạ dày, bao gồm tăng acid dạ dày, trào ngược vào ống thực quản và hầu họng. GERD có thể tệ hơn vào ban đêm và khi nằm xuống. Khi nằm nghiêng một bên theo thói quen, axit dạ dày trào ngược có thể dẫn đến đau một bên cổ họng. Các triệu chứng khác của GERD bao gồm: đau hoặc nóng rát ở giữa ngực, cảm giác nghẹn cổ họng như có vật chèn, khàn tiếng, ho khan, nóng rát trong miệng. Nếu GERD không được xử lý, để quá lâu, có thể làm tổn thương thực quản và cổ họng. Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Bệnh tay-chân-miệng

Như tên của nó, bệnh do virut này thường gây ra vết loét trên tay, bàn chân và miệng. Các vết loét có thể phát triển ở phần sau của miệng, thành họng và một bên có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bệnh tay-chân-miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng nó cũng có thể lây lan cho trẻ lớn hơn và người lớn. Cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh tay-chân-miệng.

Tổn thương dây thanh quản

Sử dụng thanh quản quá mức trong các hoạt động như nói, la hét, ca hát… có thể dẫn đến tổn thương dây thanh quản. Một tổn thương có thể hình thành ở một bên, gây ra một vùng cổ họng bị đau. Khi dây thanh quản tổn thương thường sẽ nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói, chẳng hạn như khàn giọng. Những loại tổn thương này thường điều trị dễ dàng. Cho cơ quan phát âm nghỉ ngơi giúp làm dịu tổn thương dây thanh quản. Trong một số trường hợp, tổn thương sẽ cần phẫu thuật.

Khối u

Mặc dù chúng là một trong những nguyên nhân gây ra đau họng ít nhất, các khối u có thể ảnh hưởng đến cổ họng và các vùng lân cận. Chúng có thể lành tính hoặc là ung thư. Một khối u có thể gây đau ở một bên cổ họng khi nằm ở khu vực này. Các triệu chứng có thể bao gồm: một khối u ở cổ, khàn tiếng, ho kéo dài, giảm cân không rõ lý do, có máu trong nước bọt hoặc đờm máu…

BS. Nguyễn Văn Bách

]]>
Vì sao trời lạnh hay bị đau rát họng? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-troi-lanh-hay-bi-dau-rat-hong-13186/ Sun, 29 Jul 2018 15:04:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-troi-lanh-hay-bi-dau-rat-hong-13186/ [...]]]>

Hoàng Thị Loan (hoangthiloan…@gmail.com)

Bạn hay bị đau rát họng, có khi còn bị ho, khạc có đờm, sổ mũi, hay gặp khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết có thể do các bệnh: viêm mũi xoang dị ứng theo mùa, theo thời tiết lạnh, khiến dịch viêm chảy xuống họng, gây viêm họng mạn tính; do viêm amidan mạn tính: gây đau rát, vướng trong họng, ho nhất là khi trời lạnh; do trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, sẽ gây viêm họng do axít từ dạ dày trào ngược lên thực quản, lên họng. Viêm họng mạn tính do hít phải khói thuốc lá, thuốc lào. Do môi trường sống có những yếu tố gây ô nhiễm như khói, bụi, mùi lạ…

Mỗi bệnh lại cần có phương pháp điều trị và sử dụng thuốc khác nhau.

Vì vậy, bạn cần đến khám ở chuyên khoa tai-mũi-họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Để phòng bệnh, bạn cần chú ý giữ ấm mũi họng, cổ và ngực khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi, vi khuẩn. Bạn cũng cần ăn uống đầy đủ và thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

 

BS. Nguyễn Minh Hạnh

]]>
6 cách giảm đau họng không cần thuốc http://tapchisuckhoedoisong.com/6-cach-giam-dau-hong-khong-can-thuoc-11649/ Wed, 25 Jul 2018 11:59:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-cach-giam-dau-hong-khong-can-thuoc-11649/ [...]]]>

Đau, ngứa họng gây khó chịu, nhưng chưa đến mức phải đi gặp bác sĩ, bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề này? Dưới đây là những cách tự nhiên giúp bạn hoàn toàn có thể làm dịu cơn đau mà không cần dùng đến thuốc.

Khi bạn bị đau họng thông thường mà vội vàng đi gặp bác sĩ hoặc dùng kháng sinh ngay là việc làm không cần thiết. Bởi vì chỉ có một tỉ lệ nhỏ trường hợp bị đau họng là do nhiễm khuẩn, còn lại là do dị ứng thời tiết, khí hậu khô hoặc ẩm bất thường do các virut thông thường như virut cúm hoặc cảm lạnh. Do đó, khi bị đau họng, bạn có thể tự làm giảm cơn đau bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà và chỉ nên đi bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm. Dưới đây là những cách làm giảm đau họng bạn có thể áp dụng:

Súc miệng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn. Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm khuẩn.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho biết 40% người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Nếu bị ngứa hoặc đau họng, bạn có thể pha muối với nước ấm, nhạt như nước canh và súc miệng trong 30 giây mỗi lần thì các triệu chứng đau, ngứa họng sẽ giảm. Khi bạn thực hiện việc làm này trong 2-3 ngày mà tình trạng không thay đổi, lúc này hãy đi gặp bác sĩ.

Một tách trà, mật ong, chanh sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm đau họng.

Uống hỗn hợp mật ong – chanh

Trong mật ong chứa đa dạng các loại vitamin có lợi cho sức khỏe đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự hiệu quả hơn sirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.

Để giảm đau họng, bạn hãy pha một tách trà nóng và thêm vào đó một thìa cà phê mật ong, vắt thêm nửa quả chanh. Vậy là bạn đã có một thức uống vừa ngon vừa có lợi cho họng của bạn. Trong quả chanh có chất làm se niêm mạc, có tác dụng giúp màng nhầy co lại, do đó khi thêm chanh vào hỗn hợp trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn.

Phở gà

Phở gà là một món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Nó không chỉ khiến người ăn cảm thấy ngon miệng mà hàm lượng dinh dưỡng trong một tô phở cũng rất cao. Đặc biệt, trong một nghiên cứu của Nhật Bản gần đây còn phát hiện trong thịt gà có chứa một acid amin làm tan chất nhầy trong phổi, giúp người bệnh ho ra đàm nhanh hơn và khắc phục một nguyên nhân rất lớn của chứng đau cổ họng: chảy nước mũi xuống họng.

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trung tâm y tế Đại học Nebraska, Mỹ cũng chứng minh rằng phở gà thật sự có thể giúp chống lại một loại virut bằng cách hoạt động như một chất chống viêm. Theo tác giả nghiên cứu – TS. Stephen Rennard, sự kết hợp của các loại rau, thịt gà và nước dùng giúp cho món phở có tác dụng trên.

Ngậm tỏi

Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn. Theo TS. Marcia Degelman, tỏi cũng được coi là chất tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với virut. Khi bạn bị đau ngứa họng, bạn có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 phút.

Súc miệng nước rễ cam thảo

Trong Đông y, rễ cam thảo đã được dùng để điều trị viêm họng, viêm loét và nhiễm virut trong nhiều thế kỷ qua. Nó đạt hiệu quả tốt nhất khi được pha với nước và súc miệng.

Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân súc miệng bằng nước rễ cam thảo ít bị đau họng sau phẫu thuật hơn so với những người chỉ uống nước.

Bạn có thể sử dụng rễ cam thảo đã được sấy khô rồi hãm lấy nước, hoặc rễ cam thảo đã được bào chế ở dạng bột hoặc chất chiết xuất, pha với nước ấm và súc miệng.

Kẽm

Ion kẽm là tác nhân kháng khuẩn, giúp chống lại nhiễm khuẩn. Một nghiên cứu gần đây của Phần Lan cũng cho thấy, viên ngậm kẽm giúp người cảm lạnh mau khỏi bệnh. Khi dùng kẽm cùng với vitamin C sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn chống lại các loại bệnh tật.

(Theo MSN, 2016)

DS. Dương Tuyết

]]>
Con tằm vôi trị động kinh co giật, sưng đau họng http://tapchisuckhoedoisong.com/con-tam-voi-tri-dong-kinh-co-giat-sung-dau-hong-1836/ Wed, 18 Jul 2018 03:47:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/con-tam-voi-tri-dong-kinh-co-giat-sung-dau-hong-1836/ [...]]]>

Con tằm vôi còn có tên bạch cương tằm. Vị thuốc là cả con tằm bị nhiễm loại khuẩn gây bệnh “vôi cứng” mà chết rồi phơi khô.

Theo Đông y, tằm vôi vị mặn cay, tính bình; vào kinh tâm, can, phế và tỳ. Có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh co giật do phong nhiệt; ngoài ra, còn trị nhức váng đầu do phong nhiệt, giải độc tán kết. Chữa đàm nhiệt kinh phong, động kinh co giật, trúng phong liệt mặt, đau đầu mắt đỏ, cổ họng sưng đau, đau răng (phong trùng nha thống), lao hạch lâm ba (đàm hạch loa lịch), đinh nhọt đơn độc. Tằm vôi vừa trừ được nội phong, vừa tán được ngoại phong, hóa đàm tán kết nên dùng cho chứng phong đàm. Liều dùng: 4 – 12g, thuốc bột dùng 1 – 1,5g/lần.

Tằm vôi được dùng làm thuốc trị các chứng sau:

Cắt cơn kinh giật: trị lên cơn kinh giật, nhức váng đầu do phong nhiệt.

Bài 1: Chè thuốc dâu cúc gia vị: tằm vôi 6g, lá dâu 12g, cúc hoa 12g, câu đằng 12g, hoàng cầm 12g. Sắc lấy nước, uống cùng chu sa 1 – 1,5g. Trị cơn kinh giật do phong nhiệt.

Bài 2: Thuốc bột bạch cương tằm: tằm vôi 6g, mộc tặc 6g, lá dâu 12g, kinh giới 12g, toàn phúc hoa 8g, cam thảo 4g, tế tân 3g. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước đun sôi hoặc sắc uống. Trị nhức đầu do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt.

Thanh hầu khai âm (mát họng, khai giọng):

Bài 1: tằm vôi 8g, diêm tiêu 12g, băng phiến 4g, bằng sa 8g. Nghiền thành bột mịn, thổi vào họng. Mỗi lần 0,4 – 0,8g, ngày 3 lần. Trị họng sưng đau.

Bài 2: tằm vôi 8g, khương hoạt 12g, xạ hương 0,2 – 0,4g. Nghiền thành bột. Trộn đều với nước ép củ gừng. Uống với nước đun sôi. Trị trúng phong, mất giọng, không nói ra tiếng được.

Bài 3: Khai quan tán: tằm vôi 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Trộn đều, tán mịn. Dùng 5g bột hòa trong nước sắc của 5g bạc hà và 5g sinh khương. Lấy tăm bông thấm nước thuốc chấm thật nhiều vào họng cho nôn ra nhiều đờm. Chữa viêm amidan cấp tính.

Chữa mặt đen sạm: tằm vôi tán bột mịn, hòa với ít nước, bôi lên vết sạm.

Ngoài ra, tằm vôi còn được dùng để chữa tràng nhạc, mụn lở (phong sang) và mẩn ngứa.

Kiêng kỵ: Người huyết hư cấm uống.

TS. Nguyễn Đức Quang

]]>