Dấu hiệu nhận biết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 24 Oct 2018 14:26:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Dấu hiệu nhận biết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 10 dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/10-dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-sau-sinh-16540/ Wed, 24 Oct 2018 14:26:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-sau-sinh-16540/ [...]]]>

 

Chỉ vừa mới tối qua (18/10/2018), một bé sơ sinh còn nguyên dây rốn đã bị rơi xuống từ chung cư Linh Đàm và tử vong. Cơ quan chức năng đã phải gõ cửa từng nhà để tìm mẹ đẻ của bé. Thậm chí một số người nghi rằng bé sơ sinh đã bị ném từ tầng cao xuống. Dù chưa rõ nguyên nhân tại sao bé bị rơi xuống từ tầng cao, nhưng vụ việc này khiến những người chứng kiến đều cảm thấy xót xa.

Vài năm trở lại đây, ở Việt Nam đã diễn ra nhiều vụ việc đau lòng như hồi tháng 2/2018 vừa qua ở Tiền Giang, bé sơ sinh 5 tháng tuổi chết trên tay mẹ đẻ, trong tay người mẹ cầm một con dao. Trong vụ này, cơ quan điều tra nghi người mẹ đã giết con do mắc trầm cảm sau sinh.

 

Còn năm ngoái, vụ một sản phụ trẻ ra tay sát hại đứa con đứt ruột đẻ ra mới 33 ngày tuổi ở Hà Nội gióng lên hồi chuông cảnh báo về phát hiện sớm và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho những đối tượng đặc biệt này.

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA),  trầm cảm sau sinh là 1 tình trạng trầm cảm xuất hiện trong vòng 4 tuần sau sinh với các biểu hiện đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM 5 (sổ tay chẩn đoán các bệnh lý tâm thần phiên bản lần thứ 5).  Tỷ lệ dao động từ 8-15% tùy theo tác giả và tùy theo thống kê tại các quốc gia khác nhau.

Các mức độ trầm cảm khá đa dạng dưới  biểu hiện một cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ (mood swings) thường được biết dưới thuật ngữ “Baby Blues”. Đây là 1 dạng trầm cảm sau sinh nhẹ và thoáng qua, thường chỉ kéo dài 1-2 tuần (đa số bà mẹ tự vượt qua) đến những trường hợp trầm cảm có mức độ nặng hơn (major depression) cần phải có sự can thiệp về y khoa từ tư vấn tâm lý đến dùng thuốc chống trầm cảm.

Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh có tiềm ẩn từ trong thời kỳ mang thai nên nhiều tác giả Anh Mỹ có khuynh hướng nhập chung cả thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản vào chung với nhau.

Tầm soát trầm cảm sau sinh

Do trầm cảm sau sinh chiếm 1 tỷ lệ khá cao với nhiều mức độ khác nhau nên Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo cần tầm soát tình trạng trầm cảm trên các bà mẹ khi trẻ sơ sinh được 1, 2 và 4 tháng tuổi.

 

 

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cũng khuyến cáo cần tầm soát tình trạng trầm cảm trên các sản phụ ít nhất 1 lần trong thời kỳ mang thai.

10 dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh (Theo Mayo Clinic-USA)

1/ Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ (mood swings trong baby blues)

2/ Cảm thấy buồn bã hầu như cả ngày.

3/ Một cảm giác khó thở như bị đè chặt

4/ Lo lắng quá mức với các biểu hiện bồn chồn, bất an.

5/ Thu rút và từ chối các giao tiếp xã hội.

6/ Giảm trí nhớ và kém tập trung.

7/ Khóc nức nở (với những lý do nhỏ nhặt)

8/ Rối loạn giấc ngủ.

9/ Chán ăn.

10/ Một cảm giác kiệt sức và mất năng lượng.

Nếu có từ 5 triệu chứng trở lên, trong đó có ít nhất 3 triệu chứng xếp từ 1 đến 5 thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Lưu ý nếu sản phụ có hành vi ngược đãi hay xâm hại trẻ hoặc nghiêm trọng hơn là có 1 ý tưởng “sát nhi” hoặc ý tưởng tự sát cả mẹ lẫn con thì là 1 cấp cứu về tâm thần, cần can thiệp y khoa khẩn cấp.

Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy trầm cảm sau sinh

 

– Có tiền sử đã từng bị trầm cảm trước đó.

– Có tiền sử bị rối loạn lưỡng cực đặc biệt là type 2 (thể rối loạn lưỡng cực với xu thế trầm nhiều hơn hưng)

– Có tiền sử đã từng bị rối loạn lo âu trước đó.

– Có biến cố tâm lý trước ngày sinh (mất người thân, mất việc làm, bạo hành gia đình…)

– Có tiền sử lạm dụng rượu hoặc ma túy.

 

Các yếu tố thúc đẩy trầm cảm bao gồm những khó khăn về kinh tế, có thai ngoài ý muốn, mang thai và sinh không có thân nhân, bạn bè. Tại Việt Nam thì thêm yếu tố gia đình chồng. Các trường hợp sinh con so nên về nhà cha mẹ ruột nếu có thể được. Trẻ sinh non, trẻ có bệnh, trẻ quấy khóc nhiều làm người mẹ quá vất vả.

 

Nguyên nhân

Như hầu hết bệnh lý về tâm thần, trầm cảm và trầm cảm sau sinh không rõ nguyên nhân. Sự tụt giảm đột ngột hormone sinh dục oestrogen và progesterone được cho là 1 trong những nguyên nhân cùng với các yếu tố nguy cơ và yếu tố thúc đẩy.

Điều trị trầm cảm sau sinh có khó không?

Sau khi thăm khám, bs điều trị sẽ quyết định phương thức điều trị sau khi cân nhắc giữa lợi ích (trẻ không được bú mẹ do mẹ dùng thuốc) và nguy cơ (trẻ bị ngươc đãi).  Những trường hợp nhẹ có thể chỉ cần tư vấn tâm lý (cả vợ chồng, gia đình mẹ ruột/mẹ chồng nếu có sống chung). Trường hợp có ý định sát nhi hay tự sát thì cần can thiệp khẩn cấp, việc bé không được bú sữa mẹ trở thành thứ yếu trước sự an toàn của mẹ và bé.

Có một số thuốc dùng trong căn bệnh này cần lưu ý như:

– Nhóm MAOI: tuyệt đối không sử dụng.

– Nhóm 3 vòng được khuyến cáo không sử dụng vì khởi phát chậm và nguy cơ tự sát bằng chính thuốc chống trầm cảm cao (do độc tính của nhóm 3 vòng khá cao)

– Nhóm SSRI (ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonine) được ưu tiên chọn lựa do khởi phát nhanh và độc tính thấp. Trong nhóm này Fluoxetine được khuyến cáo không nên sử dụng vì có thể gia tăng tình trạng bồn chồn vốn thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm và thời gian bán hủy (T1/2 khá dài)

– Nếu bà mẹ bị mất ngủ nhiều và nếu mẹ có người thay để chăm sóc con thì mirtazapine có thể là sự lựa chọn tốt vì khởi phát khá nhanh (so với SSRI)

Lưu ý: do các thuốc chống trầm cảm có thể làm gia tăng nguy cơ tự sát trong vòng 2 tuần đầu nên với những bà mẹ có ý tưởng tự sát thì cần chú ý quan sát kỹ trong khoảng thời gian 2 tuần khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm.

Trường hợp có triệu chứng lọan thần thì cần điều trị loạn thần trước.  Có thể cho thêm benzodiazepine trong trường hợp bà mẹ bị lo âu và bồn chồn.

 

Làm gì để phòng ngừa trầm cảm sau sinh?

– Tầm soát các trường hợp trầm cảm trong thời kỳ mang thai và các trường hợp có tiền sử liên quan đến trầm cảm trước đó.

– Tăng cường giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ trước và sau khi sinh.

– Do đa số các trường hợp trầm cảm sau sinh thường xảy ra ở người sinh con đầu lòng nên tập quán của người Việt Nam là “con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng” là rất tốt sẽ giúp bà mẹ không rơi vào tâm trạng cô đơn và cảm giác hụt hẫng.

Bs CK 2 Huỳnh Thanh Hiển

(Bệnh viện tâm thần TP HCM)

]]>
Dấu hiệu nhận biết viêm ống thận cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-viem-ong-than-cap-14300/ Tue, 07 Aug 2018 05:49:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-viem-ong-than-cap-14300/ [...]]]>

Viêm ống thận cấp là bệnh lý thường gặp gây nên suy thận cấp, còn được gọi là hoại tử ống thận cấp hoặc bệnh ống kẽ thận cấp. Tổn thương chủ yếu của bệnh lý này là hoại tử liên bào ống thận, là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong còn rất cao nếu không được xử trí một cách kịp thời và có hiệu quả.

Vì sao bị viêm ống thận cấp?

Ống thận tiếp nối với cầu thận, ống thận có chức năng tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến dịch lọc cầu thận thành nước tiểu. Ống thận gồm có: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm ống thận cấp nhưng thông thường có thể chia làm 3 nhóm lớn:

Do thiếu máu: Tất cả những nguyên nhân nào làm cho sự tưới máu thận giảm sút kéo dài đều có thể làm cho thận thiếu máu và gây nên thương tổn dưới dạng hoại tử ống thận. Các nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm: sau mổ, sau chấn thương, bỏng, sẩy nạo thai, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc (thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid).

Một ca cấp cứu vì ngộ độc mật cá trắm dẫn đến viêm ống thận cấp.

Do dị ứng: Còn gọi là viêm thận kẽ cấp dị ứng (NIA immuuo-allergique) nguyên nhân do thuốc là thường gặp: methicilline, penicilline, kháng viêm không steroide, thuốc lợi tiểu, cimetidine.

Do ngộ độc: Có thể trực tiếp lên trên tế bào ống thận hoặc gián tiếp lên cơ chế mạch máu và từ đó gây thiếu máu thận. Các nguyên nhân gây độc thường gặp có thể do  thuốc kháng sinh, nhất là nhóm aminosides, độc nhất là néomycin, các loại khác ít độc hơn như streptomycine, kanamycine, gentamycine. Các cephalosporine độc với thận nhất là cefaloridine; các hóa chất như tetra cloruacarbon (CCl4), cồn methylic; các thức ăn hàng ngày (mật cá trắm, cá mè, cá chép, mật cóc).

Dấu hiệu nhận biết

Viêm ống thận cấp biểu hiện là một hội chứng suy thận cấp đôi khi kèm theo với bệnh cảnh của một viêm gan cấp (gặp trong trường hợp do ngộ độc). Thông thường viêm ống thận cấp được phát hiện ở người bệnh có triệu chứng thiểu niệu, vô niệu, đôi khi được phát hiện qua một biến chứng nặng như ứ dịch ngoại bào (tăng huyết áp, phù phổi) hoặc những rối loạn nước điện giải khác hoặc bệnh cảnh của hội chứng tăng urê máu.

Bệnh thường biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau như: mới nhiễm, thời gian của giai đoạn này tùy thuộc vào nguyên nhân: cấp và đột ngột (sốc, xuất huyết) hoặc chậm và kéo dài (kháng sinh độc với thận). Ở giai đoạn tiếp theo người bệnh có biểu hiện thiểu niệu, vô niệu ban đầu, thường xuất hiện trong 24 – 72 giờ nhiễm bệnh. Khi đó, người bệnh có biểu hiện tăng cân, phù ngoại biên, khó thở gắng sức; tiếp theo là các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đôi khi là những chấm xuất huyết dưới da. Nếu không được phát hiện bệnh chuyển sang giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu thật sự, thời gian thay đổi từ 7 – 21 ngày tiếp sang giai đoạn đái nhiều. ở giai đoạn này, bệnh thường xuất hiện khoảng tuần thứ ba của vô niệu, có khi sớm hơn, lượng nước tiểu tăng lên dần. Trong giai đoạn này đôi khi còn cần thiết phải lọc máu, nhưng quan trọng hơn là bù lại lượng dịch, điện giải mất.

Biến chứng nguy hiểm

Bệnh diễn biến qua các  giai đoạn như trên. Trong quá trình đó, có thể gây biến chứng như: phù não gây những cơn co giật;  phù phổi cấp; trụy tim mạch. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị biến chứng ở ống thận. Thương tổn ở ống thận không giống nhau giữa các đoạn của ống thận. Đối với biến chứng nhẹ với liên bào ống thận bị dẹt hoặc bị dãn, nhất là ở ống lượn xa. Hoặc có thể hoại tử các liên bào ống thận, tế bào ống thận mất nguyên sinh chất và nhân. Đối với trường hợp nặng hơn hoại tử từng đoạn ống thận và có thể đứt từng đoạn ống thận.

Hình ảnh cấu tạo ống thận.

Chẩn đoán xác định dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm urê, créatinin, kali máu tăng dần. Tuy nhiên, để phân biệt suy thận cấp do viêm ống thận cấp là suy thận cấp thực thể với suy thận cấp chức năng do các nguyên nhân khác. Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng được các bác sĩ chỉ định để xác định phân biệt giữa viêm ống thận cấp với các bệnh lý khác như viêm cầu thận cấp, sỏi tắc niệu quản.

Về điều trị, bao gồm điều trị triệu chứng, biến chứng của viêm ống thận cấp (tùy thuộc vào giai đoạn của viêm ống thận cấp để áp dụng cụ thể) và điều trị nguyên nhân. Nếu được điều trị sớm và hợp lý diễn biến của bệnh nói chung là tốt. Phương pháp lọc máu ngoài thận đã giảm tỷ lệ tử vong xuống rất nhiều.

Nếu tiến triển tốt, bệnh nhân khỏi hẳn không để lại di chứng. Tuy nhiên, chức năng thận phục hồi chậm trong vài tháng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi mắc bệnh, ngoài điều trị tuân thủ ý kiến của thầy thuốc thì bệnh nhân cần cố gắng ăn nhiều hơn. Thông thường ăn đồ lỏng như: uống bột dinh dưỡng, bột protein…, tìm những sản phẩm cung cấp calo và protein, natri, kali và phốt pho. Bệnh nhân cần ăn ít đạm và nhiều chất có năng lượng bằng glucid và lipid. Không ăn thức ăn nhiều kali như rau, quả. Hạn chế muối và nước, ngày chỉ dùng 500 – 700ml nước.

BS. Nguyễn Thúy Quỳnh

]]>
Dấu hiệu nhận biết suy thận http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-suy-than-14064/ Sun, 05 Aug 2018 06:14:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-suy-than-14064/ [...]]]>

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết căn bệnh nguy hiểm này.

Rối loạn tiểu tiện

Khi lượng nước tiểu ít hơn, đó có thể là dấu hiệu thận đang gặp rắc rối. Mặt khác, nếu bạn đi tiểu nhiều vào đêm, bạn cũng có nguy cơ bị bệnh thận vì tình trạng này thường xuất hiện khi bộ lọc thận bị tổn thương.

Tiểu ra máu

Nếu bạn bị tiểu đau, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu có lẫn máu trong nước tiểu, tốt nhất là nên đi kiểm tra vì có thể đây là dấu hiệu suy thận.

 

dau-hieu-suy-than

 

Phù chân

Khi bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù như quả bóng, bạn cần đi kiểm tra. Phù chân là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm, trong đó tình trạng giữ natri khiến chân bị phù lên.

Không muốn ăn

Ăn không ngon, kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn là dấu hiệu đáng báo động khác. Tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ độc tố trong cơ thể, cuối cùng có thể dẫn tới suy thận.

Mắt sưng

Khi thận bị rò rỉ lượng lớn protein trong nước tiểu, mắt có thể bị sưng, phù. Khi tình trạng này xảy ra, bạn nên đi xét nghiệm máu hoặc kiểm tra thận.

Co rút cơ

Mất cân bằng điện giải có thể do chức năng thận suy giảm. Vì vậy, nếu bạn bị co rút cơ cả ngày, đây có thể là dấu hiệu thận có vấn đề.

Nước tiểu có bọt

Nước tiểu có bọt là dấu hiệu rõ ràng của suy thận. Bạn cũng sẽ thấy nước tiểu có mùi lạ và không nên bỏ qua dấu hiệu này.

Ngứa da

Khi thận không thể duy trì được sự cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng trong máu hợp lý, da sẽ trở nên ngứa. Nếu các loại kem và thuốc không giúp giảm tình trạng ngứa da, bạn cần đi khám bác sĩ.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo Boldsky)

]]>
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-nhan-biet-benh-viem-gan-14032/ Sun, 05 Aug 2018 06:09:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-dau-hieu-nhan-biet-benh-viem-gan-14032/ [...]]]>

Viêm gân bao gồm : viêm gân bám tận, viêm bao hoạt dịch gân hay gọi là viêm bao gân, hội chứng đường hầm cổ tay và ngón tay lò xo.

Tại sao viêm gân?

Người ta bị viêm gân trong các trường hợp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa; Thoái hóa gân do tuổi già; Các hoạt động quá mức do nghề nghiệp, chấn thương trực tiếp, co cơ quá mức, đột ngột, cử động sai tư thế, vi chấn thương…

Mắc bệnh viêm gân khi

Đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng khi cử động. Vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân làm đau tăng lên. Một số viêm gân cụ thể, được nhận biết tùy theo triệu chứng mà viêm gân gây ra như sau:

Viêm gân bám tận của cơ bám vào đầu xương: Một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch, với nhiệm vụ làm đệm, ngăn cách gân với nền xương và các gân lân cận khác. Tổn thương ở phần màng ngoài xương, gọi là viêm cốt mạc ngoài gân, tổn thương ở phần thanh dịch thì gọi là viêm túi thanh dịch, thực tế khó phân biệt hai loại viêm này nên gọi chung là viêm gân bám tận.

Viêm bao gân: Một số gân dài khi đi qua các vị trí đặc biệt, nhất là khi gân đổi hướng, có một bao hoạt dịch bọc lấy, đóng vai trò như một ròng rọc cố định đường đi của gân. Bao gân có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, ở giữa có dịch nhầy, nếu bị tổn thương sẽ gây cản trở hoạt động của gân.

 

viem-gan-banh-che

Viêm gân bánh chè.

Viêm bao gân vùng mỏm châm quay: (hay) còn gọi là bệnh De Quervain: Về giải phẫu, vùng mỏm châm quay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài và dạng ngắn ngón tay cái. Bệnh gây sưng và đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau tăng khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi. Khám thấy vùng mỏm châm quay hơi nề, ấn vào đau, chống lại động tác duỗi ngón cái. Bệnh hay gặp ở phụ nữ làm việc bằng tay nhiều như giặt, xách, dệt, đan…

Hội chứng đường hầm cổ tay: Vùng cổ tay phía trước có các gân gấp chung các ngón tay và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ. Bao bọc hai gân là hai bao hoạt dịch, ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm bị viêm sẽ chèn ép dây thần kinh giữa gây ra hội chứng đường hầm cổ tay rất giống với những dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh ở lỗ tiếp hợp cột sống cổ. Hội chứng gồm các triệu chứng: dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay trong khu vực chi phối của thần kinh giữa như tê và đau buốt ở đầu các ngón tay 1,2,3. Tê và đau gan bàn tay, đau tăng lên về ban đêm. Khám có thể thấy vùng cổ tay hơi sưng. Cảm giác nông các ngón tay 1,2,3 giảm rõ rệt. Nếu duỗi bàn tay hết cỡ, dùng búa phản xạ gõ vào cổ tay thấy tê và đau các ngón 1,2,3. Dùng dây garo quấn phía trên cổ tay, sau thời gian ngắn thấy đau và tê các ngón tay 1,2,3. Bệnh thường xảy ra sau viêm khớp dạng thấp (thường thấy cả hai bên), chấn thương vùng cổ tay, một số nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cổ tay như ép, vặn, quay…

Ngón tay lò xo: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu là gân gấp các ngón tay đi từ bàn tay vào ngón thường chui qua các vòng dây chằng để cố định đường đi. Nếu các dây chằng này bị viêm hay gân gấp bị viêm nổi cục thì di động của gân gấp bị cản trở, làm khó duỗi ngón tay, lúc đầu phải cố gắng mới bật ra được giống như lò xo, về sau không tự bật ra được mà phải cần có trợ giúp.

Viêm gân gót Achille: Thường xảy ra sau khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, phần lớn là do vận động quá mức bàn chân. Triệu chứng sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì đau tăng.

 

Viêm gân Achilles.

Các phương pháp điều trị:

Điều trị nội khoa: Tại chỗ đau xoa các loại thuốc mỡ nhóm non-steroid như methyl salicilat, profenid, voltaren. Trường hợp nặng có thể tiêm vào bao gân hydrocortisol. Các thuốc dùng đường uống ít có hiệu quả.

Phẫu thuật nếu gân bị dính gây cản trở vận động, giải phóng dính trong hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo.

Các phương pháp vật lý trị liệu: Nhiệt nóng như dùng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, điện di novocain hay salicilat tại chỗ.

Để phòng bệnh cần điều trị tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp. Khởi động tốt các khớp trước khi vận động. Hạn chế các chấn thương tác động lên vùng cổ tay, gót chân, xử lý tốt các trường hợp bong gân do chấn thương, do lao động…

ThS. Trần Ngọc Hương

 

]]>
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-be%cc%a3nh-thuy-da%cc%a3u-13179/ Sun, 29 Jul 2018 15:03:47 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-be%cc%a3nh-thuy-da%cc%a3u-13179/ [...]]]>

Nguyễn Thùy Liên ([email protected])

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virut Varicella zoster gây ra, thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và có thể gặp ở bất cứ ai chưa mắc hoặc chưa tiêm vắc-xin thuỷ đậu. Bệnh thường lây chủ yếu qua đường hô hấp, hoặc khi tiếp xúc với dịch từ bọng nước khi vỡ ra của người bệnh. Bệnh biểu hiện: khi khởi phát người bệnh có thể sốt, đau đầu, đau cơ. Sau đó xuất hiện những “nốt phỏng”, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt thủy đậu có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng vài chục đến vài trăm nốt. Trong trường hợp bình thường, những mụn nước khô, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn… Điều trị bệnh thủy đậu: quan trọng nhất là làm sạch da và vệ sinh thân thể, tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, tránh gãi, cọ xát làm các bọng nước bị vỡ. Khi bị thủy đậu, thuốc acyclovir là thuốc lựa chọn hàng đầu, dùng ngay trong 24 giờ đầu hiệu quả rất cao, khống chế bệnh nhanh và khống chế được biến chứng. Ngoài ra, khi bị sốt cao, cần hạ sốt. Bôi hồ nước để làm dịu da khi nốt phỏng chưa vỡ. Khi nốt phỏng vỡ, chỉ bôi các thuốc như xanh metthylen, tím gentna (dung dịch milian) có tác dụng làm khô mặt các tổn thương trên da. Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể. Điều lưu ý là bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm phổi. Vì vậy, bạn có thể điều trị theo dõi tại nhà nếu bệnh nặng cần đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Dấu hiệu nhận biết thiếu kali http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-thieu-kali-11467/ Wed, 25 Jul 2018 10:00:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-thieu-kali-11467/ [...]]]>

Mẹ em 50 tuổi, gần đây mẹ em thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, hay đau đầu chóng mặt và hay tê các đầu ngón tay chân và hay bị chuột rút. Vậy có phải mẹ em bị thiếu kali không? Cần khắc phục thế nào?

Nguyễn Thị Giang ([email protected])

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kali rất quan trọng với sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh và hệ thống tim mạch khỏe mạnh. Nhưng ngay cả khi chúng ta bổ sung đủ 4.700mg kali mỗi ngày theo khuyến cáo, vẫn có thể thiếu dưỡng chất quan trọng này. Nguyên nhân bởi càng ăn nhiều natri thì càng nhiều kali thải ra ngoài cơ thể.

Nếu mẹ bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì rất có thể đang thiếu kali: mệt mỏi thường xuyên, chóng mặt, yếu và đau cơ bắp; tăng huyết áp: kali giúp giãn các mạch máu.

Nếu thiếu kali, các mạch máu có thể bị co thắt, gây ra huyết áp tăng cao; tim đập nhanh: thường xuyên bị chuột rút; ngứa ran và tê tay chân: vì kali giúp giữ cho dây thần kinh khỏe mạnh và nếu không có nó, có thể gặp phải những cảm giác khó chịu và cảm giác tê cứng chân tay.

Mẹ bạn nên khám chuyên khoa nội, làm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị phù hợp. Để phòng ngừa thiếu kali, hằng ngày nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, đây là những nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều kali nhất cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều thịt, các loại tinh bột tinh chế sẽ không cung cấp đủ kali cho cơ thể.

Kali có nhiều trong các thực phẩm như quả bơ, chuối, các loại hạt, khoai tây, măng, đu đủ,… Những người ít ăn những thực phẩm tươi thường có nồng độ kali trong cơ thể thấp nhất.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Dấu hiệu nhận biết thiên đầu thống http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-thien-dau-thong-11355/ Wed, 25 Jul 2018 09:47:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-thien-dau-thong-11355/ [...]]]>

Tôi 38 tuổi. Mấy tháng nay mắt tôi cứ bị mờ dần và đau đầu. Có lúc nhìn cứ như có sương mù. Có phải tôi bị thiên đầu thống? Mong bác sĩ tư vấn.

Dương Thị Lụa (Thái Bình)

Thiên đầu thống hay là bệnh glôcôm là một trong những nguyên nhân gây mù lòa vì bệnh khó phát hiện, dễ bị bỏ qua. Bệnh glôcôm được chia làm hai thể, thể glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Biểu hiện của bệnh tùy theo thể loại. Các thể bệnh góc đóng biểu hiện thường cấp tính với các triệu chứng rất điển hình, các thể góc mở thường khó nhận biết nên thường bị bỏ qua đến giai đoạn rất muộn. Bệnh glôcôm góc đóng thường có cơn cấp điển hình như: Bệnh khởi phát đột ngột buổi chiều tối hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. Với biểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ. Có những trường hợp mắc bệnh glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua một màn sương rồi tự hết, những triệu chứng này thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý đến. Như đã nói, thiên đầu thống là bệnh dễ bị bỏ qua, phát hiện muộn thì dẫn tới mù lòa. Vì thế, khi có những biểu hiện như trên, bệnh nhân nên tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn hướng dẫn điều trị kịp thời. Những người đã mắc bệnh thì phải khám định kỳ, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

BS. Nguyễn Thu Hiền

]]>
Dấu hiệu nhận biết viêm màng não http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-viem-mang-nao-11221/ Wed, 25 Jul 2018 09:11:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-viem-mang-nao-11221/ [...]]]>

Dưới đây là những dấu hiệu viêm màng não bạn nên biết:

– Sốt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt như nhiễm trùng hoặc chấn thương. Tuy nhiên, nếu sốt đi kèm với đau đầu dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu viêm màng não hoặc nhiễm trùng trong não.

– Nhức đầu

Mặc dù sốt và nhức đầu có liên quan với đau nửa đầu, nếu đau đầu dữ dội kéo dài vài ngày kèm theo sốt cao, có thể là do viêm màng não. Do đó nếu bị đau đầu và sốt trên 3 ngày, cần đi khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng.

– Nôn

Vì nhiễm trùng ảnh hưởng tới não và gây áp lực nên chức năng bình thường của não, trong phần lớn các trường hợp, có hiện tượng nôn và buồn nôn. Nếu tình trạng này đi kèm cảm giác chán ăn thì đó là biểu hiện nghiêm trọng.

– Buồn ngủ

Nếu phần vỏ não kiểm soát ý thức và sự tỉnh táo bị nhiễm trùng, có thể dẫn tới mất tỉnh táo hoặc rất mệt mỏi, gây buồn ngủ hoặc cảm giác buồn ngủ mọi lúc.

– Phát ban

Phát ban xuất hiện trong một số trường hợp, trong đó nhiễm trùng gây ra do vi-rút hoặc não mô cầu. Dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện ở người lớn, những người đã có hoạt động tình dục và xuất hiện chỉ ở 30% tổng số ca viêm màng não. Trong khi đó, nhiễm trùng do phế cầu khuẩn là khá phổ biến (khoảng 60%) không gây phát ban. Hơn nữa, dấu hiệu này ở những người có làn da sáng khá rõ hơn so với những người có da đen hơn.

– Nhạy cảm với ánh sáng

Những người bị viêm màng não không thích ánh sáng và thích ở trong bóng tối. Do vậy đây cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh.

– Lú lẫn

Nếu bạn khó tập trung và lú lẫn, đau đầu, thì đó có thể là dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng não hoặc màng não.

– Động kinh: Một số trường hợp viêm màng não có biểu hiện động kinh hoặc ngất xỉu. Nó chủ yếu do vi khuẩn hoặc vi-rút ảnh hưởng tới vùng kiểm soát ý thức.  Trên thực tế, bất tỉnh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm màng não thường bị bỏ qua.

BS Tuyết Mai

(Theo THS/Univadis)

]]>
Dấu hiệu nhận biết trẻ lệch lạc giới tính http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tre-lech-lac-gioi-tinh-11136/ Wed, 25 Jul 2018 09:00:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-tre-lech-lac-gioi-tinh-11136/ [...]]]>

Ngay từ khi sinh ra, không ai có thể tự quyết định giới tính của mình. Thế nhưng một dấu hiệu đáng ngại là trong giới trẻ hiện nay xuất hiện nhiều hơn các em không sống thật với giới tính của mình. Tình trạng này có nguyên nhân từ sự lệch lạc giới tính khi còn nhỏ.

Thông thường, từ 18 – 30 tháng tuổi, đa số bé trai biết mình sẽ trở thành con trai và bé gái trở thành con gái đồng thời bé muốn bắt chước bố hoặc mẹ – người đồng giới với mình. Ở độ tuổi mầm non, trẻ bắt đầu có những câu hỏi về giới tính. Khi đó, đa số phụ huynh đều có tâm lý trì hoãn nói chuyện giới tính với con. Việc trì hoãn hoặc chờ đợi trẻ lớn mới nói chuyện giới tính có mặt tốt là trẻ được phát triển tự nhiên theo sở thích. Nhưng có thể trong những sở thích đó có những ý thích lệch lạc với giới tính do trẻ không được chỉ dẫn.

Lệch lạc giới tính (LLGT) là một rối loạn phức tạp mà nguyên nhân chưa được tìm thấy rõ ràng. Ngoài bất thường về hormon hoặc nhiễm sắc thể, bất thường trong quá trình người mẹ mang thai… người ta nhận thấy có những vấn đề về gia đình như sự thiếu vắng vai trò của người cha hoặc mẹ trong gia đình, hoặc cha mẹ có vấn đề tâm lý. Ở trẻ nhỏ, chưa thể vội vã kết luận một đứa trẻ bị LLGT nếu chỉ dựa trên những biểu hiện bên ngoài. Đó chỉ nên gọi là dấu hiệu LLGT. Nhưng dấu hiệu này không được phát hiện và can thiệp sớm có thể đẩy trẻ phát triển giới tính lệch lạc khi lớn.

Dấu hiệu LLGT có thể nhận ra từ lúc 3 tuổi ở trẻ phát triển sinh dục bình thường với những dấu hiệu báo động cần lưu ý như: Trẻ không biết giới tính của mình khi sinh nhật tròn 3 tuổi. Trẻ luôn nói thích giới tính đối lập. Trẻ luôn phủ nhận bộ phận sinh dục của mình. Trẻ nghĩ là bộ phận sinh dục khác giới sẽ được phát triển trong cơ thể của mình.

Nếu thấy một trong các dấu hiệu trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra y khoa và khám tâm lý. Các bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, tìm hiểu nguyên nhân và có những chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Để phòng ngừa LLGT, cần giáo dục cho con về giới tính và những vấn đề về giới phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt là khi trẻ vào tuổi dậy thì. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để có thể truyền đạt tốt. Giúp con vượt qua những stress của đời sống, muốn như vậy hãy là bạn của con. Hơn thế, hãy giáo dục cho con bạn phương cách đối phó với những cạm bẫy về tình dục đồng giới.

THỤC ANH

]]>
Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien-11088/ Wed, 25 Jul 2018 08:56:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-tien-dinh-ngoai-bien-11088/ [...]]]>

Rối loạn tiền đình là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Trong rối loạn tiền đình có hai loại là: rối loạn tiền đình trung tâm và rối loạn tiền đình ngoại biên. 90% trên tổng số những người mắc bệnh về tiền đình là mắc hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, có thể thấy con số này rất lớn và đáng lo ngại.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là một dạng rối loạn tiền đình phổ biến. Bệnh tiền đình ngoại biên được hiểu là hội chứng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong của tai, thuộc về dây thần kinh 8. Biểu hiện “không lẫn vào đâu được” của bệnh này là bị chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình ngoại biên tuy là bệnh lành tính nhưng nếu kéo dài vẫn sẽ gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: nặng đầu, chóng mặt, choáng váng, di chuyển khó khăn, sợ ánh sáng… gây ra những ảnh hưởng không tốt tới công việc và sinh hoạt hằng ngày. Nếu bệnh trở thành mạn tính sẽ gây ra rất nhiều bất tiện thậm chí cả nguy hiểm cho người bệnh. Thử tưởng tượng cơn chóng mặt ập đến khi bạn vừa tham gia giao thông hay đang đi thang cuốn trong trung tâm thương mại. Thật là nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên. Có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu, đối tượng “lý tưởng” của chứng bệnh tiền đình ngoại biên là: người bị các bệnh lý ở tai trong, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai. Người dùng bia rượu quá nhiều. Trường hợp bị tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,… dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8, gây tổn thương tiền đình – ốc tai… Người bị co thắt động mạch cột sống dẫn đến việc bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên (thường gặp ở dân văn phòng, ngồi làm việc với máy tính liên tục trong thời gian dài lại bật điều hòa liên tục dễ bị ảnh hưởng lên cột sống).Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Cấu tạo hệ thống tiền đình ở tai trong.

Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia ra làm hai dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng. Tùy theo triệu chứng của bệnh mà các nhà nghiên cứu đã chia ra làm hai dạng của bệnh. Biểu hiện đặc trưng của hai dạng rối loạn tiền đình ngoại biên này là:

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ: người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu; ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.

Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nặng: còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Lưu ý: Tình trạng chóng mặt, hoa mắt ở hội chứng tiền đình ngoại biên là điều mà bệnh nhân rất đáng ngại. Ở mức độ nhẹ thì những dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, còn ở mức độ nặng thì những dấu hiệu này thường tồn tại trong khoảng thời gian dài. Nặng hơn nữa là không thể di chuyển, luôn chỉ nằm hay ngồi một tư thế, hay bị nôn thốc nôn tháo và luôn cảm thấy mọi vật xung quanh mình luôn di chuyển mặc dù những vật ấy đang đứng yên. Cơ thể thường lao đao, choáng váng, mất tập trung, ngồi xuống đứng lên rất dễ bị ngã và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Làm gì khi bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?

Rối loạn tiền đình ngoại biên nói riêng hay rối loạn tiền đình nói chung, khi mắc phải sẽ gây cho người bệnh những hiện tượng không mấy thoải mái về mặt sức khỏe. Gây suy kiệt về tinh thần và sức lực, dẫn đến làm việc và học tập không hiệu quả, thậm chí gây nguy hiểm nếu phải đi lại nhiều. Có thể thấy những biểu hiện của hội chứng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, khiến cho bạn không muốn làm bất cứ một công việc gì dù là nhỏ nhất. Hãy biết cách phòng chống hội chứng đừng để hội chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Để phòng bệnh rối loạn tiền đình, mọi người cần tuân thủ những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không được để cho cơ thể ở trong tình trạng thiếu chất, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước, nói không với rượu bia và các chất kích thích khác, hạn chế ăn đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ, tuyệt đối không được bỏ bữa, nhịn ăn.

Vận động mỗi ngày: Điều này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với những ai làm việc 8 tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do quỹ thời gian vận động của nhóm người này rất ít nên cần phân bổ thời gian một cách hợp lý để có khoảng thời gian tập luyện thể dục mỗi ngày. Một số bài tập thể dục bạn có thể tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ cho hiệu quả rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.

Hơn nữa, cần giảm thiểu được những áp lực, stress, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần luôn được sảng khoái, thoải mái. Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, không được làm việc quá sức, điều này gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và rất dễ mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình.

Trong khi phải dùng thuốc điều trị các bệnh khác, nếu gặp phải các tác dụng phụ, gây ra các dấu hiệu của hội chứng tiền đình, thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có giải pháp hợp lý.

BS. Minh Hoàng

]]>