dầu gội – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 16:14:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dầu gội – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những điều nên và không nên làm để bảo vệ đầu gối http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-nen-va-khong-nen-lam-de-bao-ve-dau-goi-14779/ Wed, 08 Aug 2018 16:14:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-nen-va-khong-nen-lam-de-bao-ve-dau-goi-14779/ [...]]]>

Những điều nên làm

1. Đi bộ nhanh

Đi bộ nhanh thường xuyên có thể giúp đầu gối khỏe mạnh. Bạn không cần bỏ ra hàng giờ để kéo giãn, chỉ cần chạy 15 phút mỗi ngày hoặc đi bộ nhanh sẽ giúp bôi trơn đầu gối, do vậy, giúp bạn chạy nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối, hãy lựa chọn thời gian thích hợp và thực hiện thường xuyên. Việc đi bộ còn có thể giúp kiểm soát cân nặng.

2. Quấn băng giữ nhiệt

Trước khi tập luyện hoặc chuẩn bị chạy, quấn băng giữ nhiệt quanh đầu gối ít nhất 20-25 phút. Cách này sẽ giúp khớp gối mềm mại vì không giống các loại gel nóng khác, sức nóng này sẽ thấm sâu vào các khớp và tăng cường lưu thông máu xung quanh đầu gối.

khop goi

3. Làm dịu viêm bằng cách chườm đá

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc nhận thấy bị viêm hoặc sưng xung quanh khớp, chườm đá là cách tốt nhất. Tất cả những gì bạn cần làm là thư giãn khớp gối bằng cách chườm đá sau khi tập luyện vì nó không chỉ có tác dụng làm giảm đau mà còn giảm co cơ.

4. Co duỗi chân mỗi vài giờ

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi nhiều, bạn sẽ có nguy cơ đau đầu gối sau này vì ngồi nhiều gây nhiều áp lực lên đầu gối. Để phòng tránh, tốt nhất là bạn nên duỗi chân sau mỗi vài giờ để giảm bớt căng thẳng trên đầu gối.

Những điều không nên làm

1. Tập gắng sức

Không bao giờ tập luyện quá sức trong những ngày đầu vì như vậy sẽ khiến bạn kiệt sức và bạn phải từ bỏ tập luyện thậm chí trước khi bạn kịp thấy kết quả. Việc lựa chọn sai thiết bị hoặc tập bài tập mà không có người hướng dẫn có thể ảnh hưởng tới đầu gối và chân về lâu về dài.

2. Bỏ các chế phẩm bổ sung

Phần lớn mọi người đều không theo đơn thuốc của bác sĩ dùng các chế phẩm bổ sung để duy trì sức khỏe xương. Hãy nhớ, khi bạn già đi, khả năng hoạt động của xương cũng chậm lại. Và để giữ cho xương chắc, khỏe, cần bổ sung hàng ngày canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Việc bổ sung có thể qua chế độ ăn hoặc dùng các chế phẩm bổ sung canxi hay vitamin tổng hợp.

3. Chỉ ăn thực phẩm giàu canxi

Canxi đúng là khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe xương, nhưng ngoài ra còn nhiều các khoáng chất và vitamin khác giúp ngăn ngừa đau khớp. Thiếu vitamin C, D và K trong chế độ ăn có thể tăng nguy cơ đau đầu gối. Vì vitamin D cần thiết để hấp thu canxi trong cơ thể và vitamin D và C hỗ trợ sản sinh sụn và mô xương, nên cần đảm bảo liều vitamin khuyến nghị hàng ngày bên cạnh việc bổ sung canxi.

4. Chọn bài tập sai

Nếu xương của bạn yếu thì không nên chạy, nhảy. Ngoài ra cũng cần tránh chạy trên vỉa hè hay đường bê tông vì nó có thể gây tổn thương đầu gối do áp lực đề lên chân khi chạy. Bạn có thể thử bơi và đi xe đạp để giữ cho cơ thể hoạt động, cơ bắp linh hoạt và phòng ngừa đau khớp gối. Ngoài ra, bạn có thể thử leo cầu thang, học khiêu vũ, tập aerobic cường độ thấp và thậm chí là làm vườn.

BS Cẩm Tú/univadis

(Theo THS)

]]>
Thủ phạm khiến bạn đau đầu gối http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-khien-ban-dau-dau-goi-14087/ Sun, 05 Aug 2018 06:18:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-khien-ban-dau-dau-goi-14087/ [...]]]>

Đau đầu gối là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi. Cần có sự nhận biết cần thiết về bệnh để có hướng điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng xảy ra, nhất là đối với những người để đau lâu ngày.

Nguồn cơn khiến đầu gối của bạn bị đau

Tình trạng bong gân: Do đầu gối bị bẻ hoặc gập nhẹ, một số mô xung quanh đầu gối bị co lại. Cơn đau bong gân thường giảm xuống trong khoảng vài ngày đến 1 tuần, vì thế, nếu như cơn đau kéo dài hơn một vài tuần hoặc kèm theo sưng tấy xung quanh đầu gối, cần đi khám bác sĩ ngay, bác sĩ có thể khuyên người bệnh bó bột để cố định trong khoảng vài tuần.

Khớp gối thoái hoá sẽ bị sưng, đau nhức.

Tổn thương lớp sụn bán nguyệt: Sụn bán nguyệt nằm ở lớp bên trong thường bị thương hơn các sụn nằm bên ngoài. Những chiếc sụn này có thể gãy nếu chúng bị va chạm. Sụn gãy là một nguyên nhân gây ra đau ở đầu gối, đặc biệt là với những người hoạt động thể chất. Mặc dù tổn thương sụn có thể khó nhận biết nếu nhìn bên ngoài nhưng chúng có thể gây ra tổn thương đáng kể đến các cấu trúc bên trong đầu gối. Nếu cơn đau ở đầu gối không giảm sau vài ngày thì nên phải được kiểm tra sụn.

Tổn thương dây chằng đầu gối: Dây chằng ở giữa phía trước thường bị thương trong các hoạt động thể thao nếu đột nhiên bị vật nặng va vào đầu gối hoặc khi nhảy xuống từ trên cao. Khi dây chằng bị tổn thương, một vài thứ trong đầu gối có thể bị gãy, vỡ. Đầu gối sưng lên nhanh chóng do máu tụ ở khớp. Nếu dây chằng nhỏ bị rạn, nó có thể tự lành lại như bị bong gân nhưng nếu bị đứt nhiều hơn một dây chằng một lúc thì phải có sự can thiệp ngoại khoa mới có thể phục hồi được.

Gãy xương và trật khớp: Xương bánh chè là xương ở đầu gối, nó dễ bị trật nếu có một cử động mạnh không được chuẩn bị trước, hay gặp ở người ít tuổi do hiếu động, ở người già thường là bị trẹo chân bất ngờ. Chụp Xquang đầu gối rất cần thiết để chẩn đoán vùng xương bị tổn thương do gãy. Trong hầu hết các trường hợp gãy xương đầu gối, việc cần thiết là ghép các mảnh gãy trở lại vị trí bình thường bằng đinh ốc và kim loại, đồng thời cần cố định trong vài tuần.

Viêm khớp: Có thể là cấp tính hoặc mạn tính, tình trạng này có thể gặp ở cả người trẻ và người già, thường thấy nhiều ở người cao tuổi. Khi viêm khớp sẽ bị sưng, đau nhức, nhất là khi thay đổi thời tiết, khó khăn cho sự vận động.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Tất cả những trường hợp có biểu hiện đau đầu gối dù là tổn thương vì lý do gì cũng cần được thăm khám cẩn thận. Nếu để tình trạng bệnh xảy ra lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử đầu gối hoặc khó điều trị. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh những vận động va đập quá mạnh ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng cũng cần tập luyện thường xuyên để cơ thể không bị quá sức với những vận động bất ngờ. Đối với người viêm khớp gối, cần phải giảm cân nếu béo phì, thừa cân, biện pháp luyện tập có thể là bơi, tập các bài tập trên ghế… và không nên có những vận động ảnh hưởng mạnh đến khớp gối.

 

BS. Nguyễn Văn Đức

]]>
Ðiều trị giãn dây chằng đầu gối http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-gian-day-chang-dau-goi-12645/ Sun, 29 Jul 2018 11:41:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-tri-gian-day-chang-dau-goi-12645/ [...]]]>

Thu Vân (Hà Nội)

Khi vận động mạnh, đầu gối dễ bị chấn thương với các tổn thương như giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm đầu gối. Ở đầu gối có các dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên… Khi bị đứt hoặc giãn dây chằng này bệnh nhân rất đau. Sau một thời gian hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Bình thường, mặt sụn chêm nhẵn, có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà còn ma sát mạnh gây đau. Chụp Xquang có thể thấy có rạn nứt xương. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy mức độ giãn dây chằng, đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm.

Khi bị chấn thương dây chằng hay bong gân, không nên dùng các loại cao chườm nóng, vì sẽ làm sưng hơn và đau tăng do dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường. Nên chườm đá lạnh ngay khi bị chấn thương. Nếu giãn dây chằng nhẹ thì sẽ tự hồi phục sau 1 – 2 tháng nhưng hay bị tái phát, nếu tập luyện phục hồi không đúng cách, sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co về trạng thái bình thường. Tổn thương phức tạp và kéo dài có thể phải dùng cả phương pháp nội khoa và phẫu thuật để điều trị mới khỏi được. Bạn nên đưa em đi khám và điều trị ở khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng.

BS. Trần Văn

]]>
Dầu gội có khiến trẻ bị tróc da đầu hay không? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-goi-co-khien-tre-bi-troc-da-dau-hay-khong-12187/ Thu, 26 Jul 2018 12:06:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-goi-co-khien-tre-bi-troc-da-dau-hay-khong-12187/ [...]]]>

Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Bộ Y tế, ở cả trẻ nhỏ và người lớn, khi dùng loại dầu gội không phù hợp đều có thể gây nên các hiện tượng như: đầu nhiều gàu, rụng tóc, gẫy tóc, xơ tóc,….

Ngoài ra, các bệnh lý có thể gây ngứa và bong tróc da đầu như: nấm da, viêm da,… Vì vậy, cách làm đơn giản là đổi loại dầu gội cho trẻ. Khi đã đổi loại dầu gội mà tình trạng không tiến triển thì mới nghĩ đến các bệnh lý gây nên tình trạng đó. Khi đó nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa da liễu có phương pháp điều trị phù hợp.

 

dau-goi-co-khien-tre-bi-troc-da-dau-hay-khong

 

Ngoài ra, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai cho biết thêm:

‘Cho dù nấm da hay viêm da đều là những bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nên phụ huynh không nên lo lắng quá.

Nếu bị nấm thì sẽ phải dùng thuốc đặc trị nấm, dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với loại thuốc phù hợp và liều lượng chính xác. Nếu sử dụng thuốc không phù hợp rất dễ dẫn tới suy gan, suy thận và ảnh hưởng tới sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của trẻ. Bởi vậy, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc để điều trị bất kì bệnh gì cho trẻ nhỏ’.

]]>
Đau đầu gối ở tuổi thiếu niên http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-goi-o-tuoi-thieu-nien-11605/ Wed, 25 Jul 2018 11:55:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-goi-o-tuoi-thieu-nien-11605/ [...]]]>

(suckhoedoisong.vn) – Đau đầu gối ở tuổi thiếu niên còn gọi là bệnh Osgood-Schlatter, là tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ mà dây chằng rộng gắn vào. Thường gặp ở các trẻ trai từ 10 – 14 tuổi với những biểu hiện căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động.

Vì sao trẻ dễ mắc bệnh?

Ở độ tuổi thiếu niên, cơ thể đang phát triển, xương của trẻ mới được hình thành từ sụn tiếp hợp nằm ở đầu xương. Khi cùng chịu một lực tác dụng, xương không tổn thương, còn sụn không chắc khỏe như xương nên bị sưng và đau nhức. Tình trạng đau đầu gối kiểu này là hậu quả của các chấn thương liên tục do vận động, tác động lên đầu trên của xương chày tại vị trí gắn kết của gân xương bánh chè. Những hoạt động của trẻ như chạy nhảy, gập gối nhiều khi tập luyện các môn điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ… làm cho cơ tứ đầu đùi co kéo nhiều, tác động lên gân xương bánh chè. Khi gân xương bánh chè bị kéo rút, thậm chí bị bóc tách khỏi vùng nó bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau.

 

Tổn thương trong bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày.

Biểu hiện của bệnh

 

Trẻ ở độ tuổi thiếu niên sau những buổi tập luyện hoặc chạy nhảy nhiều trẻ kêu đau ở đầu gối, nhìn thấy sưng và đau ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Tính chất đau là đau tăng khi vận động, nhất là lúc chạy nhảy, giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tùy theo tổn thương mà mức độ đau ít hay nhiều: trẻ chỉ cảm thấy đau nhẹ khi chạy nhảy nếu tổn thương lần đầu hoặc nhẹ.

Trái lại, tổn thương nặng hoặc tái phát nhiều lần thì trẻ lại bị đau nhiều, đau liên tục. Đau kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, đau tái phát mỗi khi trẻ vận động hay tập luyện. Đau cho đến khi trẻ ngừng tăng trưởng. Bệnh thường xảy ra ở một bên gối hoặc cả hai bên. Các cơ liên quan, nhất là cơ tứ đầu đùi bị co thắt. Việc chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các triệu chứng: khớp gối sưng, đỏ, đau; chụp X-quang thấy tổn thương gân và xương. Đó chính là dấu hiệu trẻ đã mắc bệnh Osgood – Schlatter.

Điều trị thế nào?

 

Khi trẻ bị đau đầu gối, gia đình và trẻ có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm viêm và đau bằng nhiều biện pháp như: Để cho khớp gối được nghỉ ngơi; Dùng nước đá chườm lên vùng tổn thương để giảm sưng và đau. Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, cần băng thêm một miếng đệm trên vùng đau ở đầu gối để bảo vệ khớp gối. Giảm sức ép lên đầu gối bằng cách đeo một đai bảo vệ trên gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày. Nếu có thể, cho trẻ chuyển sang các hoạt động không liên quan đến đầu gối như bơi lội… cho đến khi hết đau.

Bên cạnh đó, cần chăm sóc vùng chung quanh gối như tập gấp duỗi cơ tứ đầu đùi. Hạn chế những động tác làm ảnh hưởng đến vùng đầu gối như quỳ, chạy, nhảy… Nếu trẻ đau nhiều, cần phải ngừng hoàn toàn các động tác ảnh hưởng đến khớp gối một thời gian cho đến khi trẻ hết đau. Cần cho trẻ dùng nạng đến khi khớp gối lành hẳn, thường từ 2 – 3 tháng.

Thuốc có thể dùng để điều trị là: thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Tuy nhiên, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chỉ có một số rất ít trường hợp cần phải tiến hành phẫu thuật khi các mảnh xương gãy không lành ở thời kỳ các xương đã ngừng tăng trưởng.

Nếu cơn đau trở nên trầm trọng và kéo dài trên một tháng, cần cho trẻ nghỉ ngơi, không được hoạt động thể chất năng động, và phải cố định trong khung nhựa từ 6 – 8 tuần. Phương pháp chữa trị này rất có hiệu quả. Nếu trẻ tiếp tục thực hiện nhẹ nhàng các động tác thì sẽ có nhiều khả năng bệnh không tái phát cho đến khi trưởng thành.

 

Cần thực hiện tốt các động tác khởi động trước khi luyện tập tập thể thao.

Bệnh có thể phòng tránh

 

Để giúp trẻ phòng tránh bệnh, cha mẹ và thầy cô giáo, các anh chị phụ trách thiếu niên cần hướng dẫn trẻ nhận biết được các triệu chứng của đau đầu gối và trẻ cần tự giới hạn động tác, cường độ tập luyện. Nếu cơ tứ đầu đùi co kéo sẽ tạo áp lực lên gân xương bánh chè ở vị trí bám dính của nó vào mỏm củ xương chày nên cần cho trẻ tập các bài tập thư giãn cơ tứ đầu đùi, gân khoeo và các cơ bắp chân để giảm thiểu tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày. Mỗi khi bước vào tập luyện, trẻ cần được hướng dẫn thực hiện các động tác khởi động tốt. Sau mỗi buổi tập, trẻ cần thực hiện các động tác thư giãn các cơ vùng đầu gối.

Nếu đã bị bệnh trẻ cần ngừng tất cả các hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn; trường hợp đau ít có thể tiếp tục vận động nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Cần giải thích cho trẻ hiểu rằng việc hạn chế hoạt động chỉ là tạm thời và sẽ cải thiện sau khi điều trị kết hợp với việc thay đổi các hoạt động thể lực. Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành.

Bác sĩ Trần Quốc Ninh

 

]]>
Trẻ đau đầu gối – Xử trí thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-dau-dau-goi-xu-tri-the-nao-11492/ Wed, 25 Jul 2018 10:02:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-dau-dau-goi-xu-tri-the-nao-11492/ [...]]]>

Đau đầu gối ở tuổi thiếu niên còn gọi là bệnh Osgood-Schlatter, là tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức.

Tổn thương đầu gối khi vận động

Ở độ tuổi thiếu niên, cơ thể đang phát triển, xương của trẻ mới được hình thành từ sụn tiếp hợp nằm ở đầu xương. Khi cùng chịu một lực tác dụng, xương không tổn thương, còn sụn không chắc khỏe như xương nên bị sưng và đau nhức. Tình trạng đau đầu gối kiểu này là hậu quả của các chấn thương liên tục do vận động, tác động lên đầu trên của xương chày tại vị trí gắn kết của gân xương bánh chè. Những hoạt động của trẻ như chạy nhảy, gập gối nhiều khi tập luyện các môn điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ… làm cho cơ tứ đầu đùi co kéo nhiều, tác động lên gân xương bánh chè. Khi gân xương bánh chè bị kéo rút, thậm chí bị bóc tách khỏi vùng nó bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau.

Biểu hiện của bệnh

Trẻ ở độ tuổi thiếu niên sau những buổi tập luyện hoặc chạy nhảy nhiều mà bị bệnh Osgood-Schlatter sẽ có những triệu chứng sau: trẻ kêu đau ở đầu gối, nhìn thấy sưng và đau ở lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Tính chất đau là đau tăng khi vận động, nhất là lúc chạy nhảy, giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tùy theo tổn thương mà mức độ đau ít hay nhiều: trẻ chỉ cảm thấy đau nhẹ khi chạy nhảy nếu tổn thương lần đầu hoặc nhẹ.

Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Trái lại, tổn thương nặng hoặc tái phát nhiều lần thì trẻ lại bị đau nhiều, đau liên tục. Đau kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, đau tái phát mỗi khi trẻ vận động hay tập luyện. Đau cho đến khi trẻ ngừng tăng trưởng. Bệnh thường xảy ra ở một bên gối hoặc cả hai bên. Các cơ liên quan, nhất là cơ tứ đầu đùi bị co thắt. Việc chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các triệu chứng: khớp gối sưng, đỏ, đau; chụp Xquang thấy tổn thương gân và xương.

Chăm sóc trẻ khi bị đau đầu gối

Khi trẻ bị đau đầu gối, gia đình và trẻ có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm viêm và đau bằng nhiều biện pháp như: để cho khớp gối được nghỉ ngơi. Dùng nước đá chườm lên vùng tổn thương để giảm sưng và đau. Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, cần băng thêm một miếng đệm trên vùng đau ở đầu gối để bảo vệ khớp gối. Giảm sức ép lên đầu gối bằng cách đeo một đai bảo vệ trên gân xương bánh chè để giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày. Nếu có thể, cho trẻ chuyển sang các hoạt động không liên quan đến đầu gối như bơi lội… cho đến khi hết đau.

Tổn thương sứt mẻ ở lồi củ trên xương chày trong bệnh Osgood-Schlatter.

Chăm sóc vùng chung quanh gối như tập gấp duỗi cơ tứ đầu đùi. Hạn chế những động tác làm ảnh hưởng đến vùng đầu gối như quỳ, chạy, nhảy… Nếu trẻ đau nhiều, cần phải ngưng hoàn toàn các động tác ảnh hưởng đến khớp gối một thời gian cho đến khi trẻ hết đau. Cần cho trẻ dùng nạng đến khi khớp gối lành hẳn, thường từ 2 – 3 tháng. Có thể cho trẻ sử dụng thuốc để giảm đau chống viêm bằng một hay phối hợp vài loại thuốc không steroid như paracetamol, aspirin, ibuprofen, analgin… Nếu trẻ bị những cơn đau nặng và kéo dài trên một tháng thì cần cho trẻ nghỉ ngơi, không hoạt động thể lực, đồng thời, cần cố định khớp gối trong khung nhựa từ 6 – 8 tuần.

Để giúp trẻ phòng tránh bệnh, cha mẹ và thầy cô giáo, các anh chị phụ trách thiếu niên cần hướng dẫn trẻ nhận biết được các triệu chứng của đau đầu gối và trẻ cần tự giới hạn động tác, cường độ tập luyện. Nếu cơ tứ đầu đùi co kéo sẽ tạo áp lực lên gân xương bánh chè ở vị trí bám dính của nó vào mỏm củ xương chày nên cần cho trẻ tập các bài tập thư giãn cơ tứ đầu đùi, gân khoeo và các cơ bắp chân để giảm thiểu tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày. Mỗi khi bước vào tập luyện, trẻ cần được hướng dẫn thực hiện các động tác khởi động tốt. Sau mỗi buổi tập, trẻ cần thực hiện các động tác thư giãn các cơ vùng đầu gối.

BS. Đỗ Thị Quyên

]]>
Sử dụng xà phòng và dầu gội đúng cách cho bé http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-xa-phong-va-dau-goi-dung-cach-cho-be-11438/ Wed, 25 Jul 2018 09:57:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/su-dung-xa-phong-va-dau-goi-dung-cach-cho-be-11438/ [...]]]>

Theo các chuyên gia, mặc dù không có giới hạn về độ tuổi khi sử dụng các sản phẩm công thức cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bạn không nên tắm gội cho trẻ bằng những sản phẩm này cho đến khi trẻ rụng rốn. Tắm với nước ấm được khuyến nghị trong thời gian này. Sau khi cuống rốn liền hoàn toàn, bạn có thể tắm xà phòng cho bé 2-3 lần/tuần. Sử dụng dầu gội và xà phòng dành riêng cho trẻ em cho đến khi trẻ 1 tuổi. Đọc các thành phần trước khi lựa chọn sản phẩm. Nên tránh các sản phẩm chứa quá nhiều thành phần lạ hoặc có nhiều màu và mùi thơm.

Các chất phụ gia như phthalate và paraben có thể gây kích thích cho da trẻ vì nó rất nhạy cảm, mặc dù cũng không có nhiều phàn nàn về vấn đề này. Dùng dầu gội đầu 1-2 lần/tuần cho bé là đủ. Sử dụng dầu tắm hoặc dầu gội quá nhiều có thể làm mất đi lớp dầu và độ ẩm tự nhiên của da trẻ, khiến da khô và ngứa.

Những lưu ý khi sử dụng xà phòng và dầu gội cho trẻ:

– Nếu bạn cho bé dùng xà phòng lần đầu tiên và cảm thấy e ngại, hãy thử lên một phần nhỏ da trẻ và đợi một vài giờ. Nếu không có dấu hiệu mẩn đỏ hoặc kích thích, sản phẩm này có thể dùng được.

– Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không được bôi xà phòng trực tiếp lên da. Hòa loãng và sử dụng một miếng bọt biển hoặc khăn vải mềm để làm sạch cho bé.

– Sử dụng xà phòng không mùi. Càng ít các thành phần và hóa chất trong xà phòng càng tốt cho trẻ.

– Không để xà phòng hoặc dầu gội đầu ở lại trên da bé lâu hơn 3-4 phút.

– Không cần thiết phải kì mạnh vì da trẻ không chứa nhiều bụi bẩn như người lớn. Sử dụng xà phòng, mát-xa nhẹ nhàng và rửa sạch.

– Nên tránh các chất làm cho nước tắm sủi bọt và thơm cho tới khi trẻ 3 tuổi vì khả năng nhiễm trùng dường tiết niệu là cao.

BS. Tuyết Mai

(Univadis/THS)

]]>
3 nguyên liệu trong bếp giúp giảm đau đầu gối nhanh chóng http://tapchisuckhoedoisong.com/3-nguyen-lieu-trong-bep-giup-giam-dau-dau-goi-nhanh-chong-11306/ Wed, 25 Jul 2018 09:42:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/3-nguyen-lieu-trong-bep-giup-giam-dau-dau-goi-nhanh-chong-11306/ [...]]]>

Đau đầu gối là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 50.

Đau đầu gối khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi vận động.

Trong những trường hợp nặng, những người bị đau đầu gối thậm chí không thể đi bộ được.

Một số nguyên nhân gây ra đau đầu gối là lão hóa, mật độ xương thấp, loãng xương, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục, thừa mỡ cơ thể, chấn thương, nhiễm trùng dây chằng,….

Bệnh nhân thường phụ thuộc nhiều vào thuốc giảm đau để giảm đau đầu gối. Tuy nhiên, dùng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây tổn thương nội tạng.

Dưới đây là một biện pháp tự nhiên giúp bạn giảm đau đầu gối:

Nguyên liệu:

–         1 thìa  hạt lanh

–         1 thìa hạt bí ngô

–         1 thìa nho khô

Cách thực hiện:

–         Cho các nguyên liệu vào bát và trộn đều.

–         Bạn có thể rang qua hạt lanh và hạt bí ngô trước khi sử dụng.

–         Có thể thêm mật ong vào hỗn hợp

–         Ăn hỗn hợp hạt lanh, hạt bí ngô và nho khô 1 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 15 ngày.

Sử dụng thường xuyên hỗn hợp trên giúp giảm đau đầu gối hiệu quả.

Lưu ý, nếu cơn đau đầu gối tệ hơn, bạn nên đi khám và kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Cùng với việc sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên này, bạn nên thực hiện các bài tập thể dục và mát-xa đầu gối thường xuyên.

Cả hạt lanh và hạt bí ngô đều chứa nhiều chất chống oxy hoá có thể làm giảm viêm cơ và gân vùng khớp do đó giúp giảm đau đầu gối.

Nho khô chứa các enzyme giúp tăng cường sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh trong cơ thể và làm tăng lưu lượng máu đến các khớp gối, do đó làm giảm viêm và đau.

BS. Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

]]>