Đau đầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 18 Dec 2018 15:17:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Đau đầu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đau đầu khi tập thể hình, vì sao? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-khi-tap-the-hinh-vi-sao-17406/ Tue, 18 Dec 2018 15:17:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-khi-tap-the-hinh-vi-sao-17406/ [...]]]>

Tập thể hình (tập gym) là để tăng cường sức khỏe, vậy mà không ít trường hợp bị đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình, khiến trạng thái tinh thần họ thêm căng thẳng, lo sợ. Hội chứng đau đầu khi tập thể hình cần được hiểu đúng và có biện pháp phòng ngừa để không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Biểu hiện đa dạng của đau đầu khi tập luyện

Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tập thì bị đau khắp vùng đầu nửa trên, bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau kiểu giật giật theo nhịp của tim đập, ngồi nghỉ 5 phút đỡ dần nhưng tập lại đau hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái.

 

tap the hinh, cac buoc tap the hinh

Người tập thể hình cần có giáo án tập phù hợp sức khỏe (ảnh minh họa).

 

Tập thể hình cũng như các hình thức tập luyện khác mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Về cơ bản, thể dục giúp giảm tần suất và cường độ đau đầu nhờ việc giải phóng endorphin và tăng cường lượng máu lưu thông trên não. Tập luyện đều đặn còn tăng chất lượng giấc ngủ và giảm stress – đây là những yếu tố cơ bản cho một trí tuệ sảng khoái và minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Việc đau đầu khi tập thể hình có thể do nhiều nguyên nhân như: tăng lượng máu và ứ trệ máu ở não, tăng CO2 trong máu, tăng acid lactic trong máu, căng cơ ở vùng đầu mặt nhiều, mạch tăng quá nhanh…Trước hết, các bạn cần biết về hai loại đau đầu khi tập luyện:

Đau đầu tiên phát: Thường ít nguy hiểm, nguyên nhân trực tiếp do vận động quá sức. Thường chỉ kéo dài trong 5 phút đến tối đa là 2 ngày.

Đau đầu thứ phát: Rất nguy hiểm, bởi do ảnh hưởng của nguyên nhân bệnh lý khác như: chảy máu, u,… Biểu hiện: giảm thị lực, nhìn mờ, chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, cổ cứng, trạng thái đau kéo dài rất lâu… Đau đầu thứ phát cần được khám và chữa trị khẩn cấp.

Hội chứng đau đầu khi tập luyện gắng sức có nguy hiểm không?

Đối với những bệnh nhân của chứng đau đầu khi tập luyện gắng sức cần chụp cộng hưởng từ để loại bỏ dị thường, thương tích và xuất huyết vỏ não.

Để xác định nguyên nhân gây đau đầu khi tập thể hình, bước đầu tiên là nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra các bệnh lý. Nếu không phải, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn có ăn hay uống trước buổi tập để tăng lượng đường trong máu hay tránh tình trạng mất nước không? Sau khi loại trừ các nguyên nhân trên thì nhiều khả năng nguyên nhân thực tại đa phần chứng đau đầu khi tập thể hình đều do đau đầu tiên phát, tập luyện quá sức, tập các bài tập không phù hợp thể lực hoặc do giáo án tập luyện quá nặng, gây áp lực cho chính người tập…

Chứng đau đầu do tập luyện gắng sức thường xảy ra trong hoặc sau khi tập những động tác đòi hỏi sử dụng sức lực rất lớn từ nhiều cơ bắp như: tập tạ nặng, hít xà, nâng đẩy… thực hiện động tác khi gần đến ngưỡng thất bại hoặc thất bại. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng não phía sau đầu. Điều này có thể hiểu như sau: khi tập luyện gắng sức quá độ, nhịp tim sẽ rất nhanh, đi cùng với đó là huyết áp tăng. Các mạch máu trong não bị giãn nở hơn mức bình thường và gây áp lực lên màng não, vỏ não, tạo nên các cơn đau đầu. Khi nghỉ ngơi, nhịp tim và huyết áp giảm làm cơn đau giảm theo, nhưng vẫn còn đau âm ỉ do não rất nhạy cảm. Nếu bạn lại tiếp tục tập luyện ngay sau đó, cơn đau sẽ lại ập đến và có thể nặng hơn. Cũng có trường hợp đau đầu không phải do tập quá sức mà nguyên nhân chính là việc hít thở quá nhanh dẫn đến co thắt mạch máu – là nguyên nhân gây sự phản ứng giãn nở của mạch máu và kết quả là các cơn đau tiền đình. Loại đau đầu này đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội ở một bên đầu và kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thêm vào đó, chứng này thường xuất hiện sau các hoạt động ưa khí và tần suất sẽ cao hơn nữa khi thời tiết nóng.

Chứng đau đầu khi tập luyện gắng sức còn có thể bị cộng hưởng bởi các yếu tố như:

Cổ đang ở tư thế không thuận lợi: điều này dễ xảy ra ở các trường hợp bị đau khi đang thực hiện động tác hít xà, cổ ngửa ra sau quá nhiều, dẫn đến chèn ép động mạch máu lên não, kết hợp với những động tác gắng sức quá nên cơn đau xuất hiện.

Cơ thể bị thiếu nước khi tập luyện: làm máu đặc hơn, lưu thông kém hơn, máu khó đưa lên não nên dễ gây ra các cơn đau đầu.

Giữ hơi quá lâu khi tập: như ở động tác đẩy ngực, bạn để tạ đi xuống, hít vào và bắt đầu giữ hơi từ điểm thấp nhất của tạ. Khi đẩy tạ lên đến điểm cao nhất mới bắt đầu thở ra. Đây gọi là giữ hơi, khi giữ hơi lâu dễ làm huyết áp tăng đột biến gây đau đầu. Đặc biệt, huyết áp tăng vọt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, nên khi tập thể hình mọi người cần lưu ý điều chỉnh trạng thái cơ thể cho phù hợp.

Tập luyện ở nơi nóng bức, không thoáng khí, thiếu ôxy, ẩm thấp: cũng là một nguyên nhân thúc đẩy hội chứng đau đầu do các hoạt động thể chất.

Cách phòng tránh cơn đau đầu khi tập luyện

Khi bị đau đầu do tập luyện, dù nguyên nhân nào đi nữa, điều đó cũng cho thấy cách tập hiện giờ của bạn là không đúng và không an toàn. Bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn bạn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn. Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Đây cũng là lý do vì sao khi tập tạ hay hít xà không nên để đầu ngẩng lên quá cao. Không để nhịp tim tăng nhanh đột biến và vượt quá mức mình có thể cảm nhận được là an toàn. Luôn uống đủ nước khi tập luyện, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất. Đừng quên cả việc uống nước trong cả ngày, tuyệt đối không để cảm thấy khát. Không giữ hơi khi tập: co cơ thì thở ra, giãn cơ thì hít vào. Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ. Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều ôxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu ôxy. Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị cơn đau đầu do gắng sức hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 1 tuần. Việc vội vàng lao vào tập luyện có thể làm các cơn đau đầu trầm trọng thêm. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu đau ngày một tăng dần.

BS. Nguyễn Đức Hùng

]]>
Thường xuyên bị đau đầu chóng mặt, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/thuong-xuyen-bi-dau-dau-chong-mat-benh-gi-16268/ Fri, 05 Oct 2018 04:46:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuong-xuyen-bi-dau-dau-chong-mat-benh-gi-16268/ [...]]]>

Nguyễn Hoài Phương (Thanh Hóa)

Qua miêu tả của bạn, có thể bạn bị thiểu năng tuần hoàn não. Đây là bệnh lý do lưu lượng máu tưới lên não không đủ khiến cho lượng ôxy và các dưỡng chất cung cấp cho sự hoạt động bình thường của não cũng bị giảm. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do xơ vữa động mạch,  thoái hóa đốt sống cổ, do các cục máu đông hay các bệnh về tim và thiếu máu… Thiểu năng tuần hoàn não có triệu chứng chủ yếu là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn; mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, rối loạn giấc ngủ; cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, dễ cáu bẳn; khả năng tư duy giảm sút, trí nhớ suy giảm…

Để xác định bệnh, bạn nên đi khám sức khỏe toàn thể bao gồm xét nghiệm sinh hóa máu, siêu âm ổ bụng, làm điện não đồ… và thường xuyên kiểm tra huyết áp. Nếu có tăng huyết áp, phải được điều trị sớm tránh biến chứng đáng tiếc. Chú ý, nên ăn nhiều rau tươi và quả chín, hạn chế bia rượu, tránh làm việc căng thẳng, ngủ đủ 8 giờ/ngày, tăng cường hoạt động thể lực, giữ cân nặng hợp lý.

Nếu tình trạng đau đầu, chóng mặt vẫn còn kéo dài, bạn nên đi khám chuyên khoa thần kinh. Các bác sĩ sẽ khám, chụp phim đốt sống cổ, làm doppler mạch máu não, xét nghiệm sinh hóa máu… để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

BS. Nguyễn Thông

]]>
Những điều cần biết về đau đầu trong kỳ kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-dau-dau-trong-ky-kinh-16163/ Thu, 27 Sep 2018 12:47:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-dieu-can-biet-ve-dau-dau-trong-ky-kinh-16163/ [...]]]>

Các hormon progesterone và estrogen điều chỉnh chu kỳ kinh hàng tháng và chúng cũng có thể là lý do đằng sau những cơn nhức đầu trong các kỳ kinh.

Nói chung, khi mức estrogen giảm mạnh, tình trạng đau đầu của bạn sẽ nặng lên. Thay đổi hormon có thể gây đau đầu trong thời gian này. Dưới đây là những điều cần biết về đau nửa đầu trong kỳ kinh.

Tình trạng này có phổ biến không?

Có khoảng 40% phụ nữ bị đau nửa đầu trong kỳ kinh. 60% còn lại có thể bị đau  đầu ít nhất một lần trong toàn bộ các kỳ kinh trong đời.

Theo dõi cơn đau đầu

Tốt nhất là bạn nên duy trì nhật kí theo dõi tình trạng đau đầu. Điều quan trọng là cần kiểm tra xem đau đầu bắt đầu vào ngày thứ nhất của kỳ kinh, thời gian giữa kì kinh hay ngày cuối cùng của kì kinh. Bác sĩ sau đó có thể tìm ra nguyên nhân và chỉ định thuốc chữa đau đầu.

 

Biện pháp phòng ngừa

Nếu chu kỳ kinh của bạn bình thường và nhức đầu xuất hiện cùng thời điểm trong chu kỳ kinh hàng tháng, bác sĩ cũng có thể gợi ý một biện pháp dự phòng hoặc thuốc có thể ngăn chặn các cơn nhức đầu trong tương lai.

Biện pháp khắc phục

Một bài thuốc đơn giản nên thử thực hiện là chườm đá. Gói một ít đá lạnh trong khăn tay và đặt nó lên trán trong vài phút.

Dùng các thuốc chống viêm không steroid

Nếu sử dụng các thuốc không kê đơn không hiệu quả, hãy tư vấn bác sĩ về sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

Cần làm gì để tránh đau đầu

Nếu bạn bị đau đầu trong kì kinh, tốt nhất là bạn cần tránh uống rượu, hấp thu gluten và đường. Ngoài ra, cũng cần tránh thịt, cá chế biến sắn, thực phẩm lên men chứa các chất hóa học gây đau đầu. Bên cạnh đó, uống nhiều nước và tránh các hoạt động căng thẳng ít nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

]]>
Đau đầu, khởi nguồn của nhiều bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-khoi-nguon-cua-nhieu-benh-15909/ Tue, 11 Sep 2018 15:33:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-khoi-nguon-cua-nhieu-benh-15909/ [...]]]>

Đau đầu hay nhức đầu làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho rằng đau rồi hết vì nó không gây nguy hiểm tức thì, nhưng thực tế nó tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm.

Dễ nhầm lẫn

Đau đầu đi kèm với sổ mũi, ho khan, ho có đàm, thường gặp trong viêm xoang hoặc cảm cúm và cũng có thể là báo hiệu có khối u trong não nhưng ít khi được nghĩ tới mà chỉ tập trung chữa viêm xoang, cảm cúm cho nên đã làm lu mờ các dấu hiệu khác, vì vậy khi tìm ra được bệnh thường đã muộn. Do đó, khi có biểu hiện đau đầu thì người bệnh nên cẩn thận xem các dấu hiệu đi kèm, nếu đau đầu đi kèm buồn nôn, chóng mặt, nói khó khăn, các chi cử động yếu ớt, mắt nhìn không rõ… thì nên báo rõ để bác sĩ xem xét và tìm ra bệnh cho chính xác để được điều trị đúng hướng và kịp thời.

Đau đầu, khởi nguồn của nhiều bệnh

Bên cạnh đó, do chủ quan nên khi bị đau đầu thì hầu hết người bệnh tự xác định bệnh cho là mình bị viêm xoang, máu huyết không lên đến não…đã tự tiện mua thuốc giảm đau về trị. Đây là điều hết sức sai lầm vì đối với các khối u, việc chậm trễ trong điều trị dễ đưa đến việc khó trị và hiệu quả không cao, vì thế, khi bị đau đầu. Người bệnh nên đến ngay bác sĩ để được khám tổng quát tìm bệnh trước khi điều trị.

Một chứng đau đầu khác cũng dễ gây nhầm lẫn là thoát vị đĩa đệm vùng cổ,  đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây đau dai dẳng rất dễ nhầm lẫn với các loại đau đầu do công việc căng thẳng, do mỏi mắt…với dấu hiệu để nhận biết là các cơn đau đầu kèm theo đau vùng cổ-gáy, tê và giảm cảm giác các ngón tay và khi bệnh trở nên nặng thì đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn, hạn chế các hoạt động hàng ngày. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng phẫu thuật và tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh không bị tàn phế.

Có 2 loại đau đầu là cấp tính và mạn tính

Đau đầu cấp tính là đau trong vài ngày, đau dữ dội, có thể đau âm ỉ liên tục hoặc từng cơn. Khi đó, người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu đi kèm như: đau đầu có kèm sốt thường gặp trong bệnh viêm màng não, đau đầu kèm ói mửa sau khi bị chấn thương, tức là do máu tụ nội sọ, thường gặp trong chấn thương sọ não.

Với người bị cao huyết áp, đái tháo đường nếu bị nhức đầu thì cần phải nhập viện để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm và tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc giảm đau

Đau đầu mạn tính là đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng, nếu thấy đau ngày càng tăng dần và uống thuốc giảm đau không bớt thì cần phải nhập viện để tìm nguyên nhân. Trong trường hợp đau đầu kéo dài nhưng không liên tục, khi ẩn khi hiện, đau vài ngày thì hết, sau đó một vài tháng đau trở lại, là những cơn đau thường do nguyên nhân không nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng sống. Chứng đau đầu này thường dễ bị nhầm với đau đầu do căng thẳng, do viêm xoang, do mỏi mắt… và vì thế cho nên trị hoài theo hướng viêm xoang nhưng không hết bệnh. Ngoài ra, trường hợp bị dị dạng mạch máu não cũng gây ra đầu kéo dài.

Với mỗi chứng đau đầu luôn đi kèm một nguyên nhân, có thể do bệnh lý, do sinh hoạt, do làm việc như gập cổ trong đánh máy vi tính, khuân vác nặng trên vai một bên, nhìn sát màn hình, thiếu ngủ, áp lực công việc…Với những cơn đau đầu không do bệnh lý đều có thể điều trị dễ dàng bằng cách ngồi thẳng, mắt nhìn màn hình đúng khoảng cách, hạn chế khiêng đồ vật nặng trên vai,  nếu do căng thẳng, mỏi mệt, nên nghỉ ngơi. Còn lại các trường hợp đau đầu do bệnh lý thì nhất thiết phải tìm cho đúng nguyên nhân để điều trị mới có hiệu quả. Việc tự dùng thuốc sẽ làm mờ các dấu hiệu riêng biệt nên rất khó để tìm ra được bệnh.

Vì sao bị đau đầu?

Đau đầu nguyên phát là chứng đau đầu có nguyên nhân thường liên quan tới sự giãn nở của các mạch máu trong sọ vì khi cơn đau xuất hiện thì động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái dương bị giãn rộng ra, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó và các sợi thần kinh này sẽ tiết ra các hóa chất gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm giãn nở, càng làm cơn đau nặng thêm. Chứng đau đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, cho nên phần lớn người bệnh bị đau đầu không được điều trị đúng.

Đau đầu thứ phát thường bao gồm các dấu hiệu khác của các bệnh như: viêm xoang, tăng huyết áp. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác như nặng thì có các bệnh u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết não và nhẹ hơn thường gặp do đau đầu vì ngưng uống cà phê, đau đầu do tăng huyết áp, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng, thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực còn có thể gây đau đầu. Các nguyên nhân của đau đầu thứ phát còn có thể do ung thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến, máu tụ dưới màng cứng.

 

Làm sao để phòng ngừa?

Với đau đầu có thể chữa bằng cách không dùng thuốc như bấm mạnh vào điểm giữa hai cung lông mày và day thành những vòng tròn nhỏ, rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau đó, đặt 2 ngón tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp cổ gáy cũng có hiệu quả vì chúng làm giảm sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng vai, gáy. Đồng thời, cần tránh mất ngủ, giảm căng thẳng, tránh hút thuốc lá, nên ngủ điều độ và tập thể dục hằng ngày cũng có tác dụng rõ rệt trong việc điều trị chứng đau đầu. Ngoài ra, trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc thức dậy, nên dùng bàn tay xoa bóp vùng trán, hai bên thái dương và quanh hai hố mắt, đỉnh đầu… để hạn chế sự phát sinh của các cơn đau đầu.

Đau đầu, khởi nguồn của nhiều bệnhMột chứng đau đầu khác cũng dễ gây nhầm lẫn là thoát vị đĩa đệm vùng cổ

 

Để phòng ngừa chứng đau đầu, cần phải hạn chế dùng rượu, cà phê, đồ ăn nhiều mỡ, dùng ít các gia vị cay nóng… Tránh ăn, uống các món dễ gây đau đầu như: xúc xích, đồ nguội, thịt chế biến sẵn, chocolate. Nên uống đủ nước và bổ sung chất đường bột và chất đạm để duy trì mức đường trong máu, giúp giảm các cơn đau đầu. Hàng ngày bổ sung đủ lượng calcium qua thực phẩm giàu canxi hoặc uống viên đa sinh tố có bổ sung ma-nhê, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Thủ phạm khiến bạn đau đầu gối http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-khien-ban-dau-dau-goi-14087/ Sun, 05 Aug 2018 06:18:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thu-pham-khien-ban-dau-dau-goi-14087/ [...]]]>

Đau đầu gối là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi. Cần có sự nhận biết cần thiết về bệnh để có hướng điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng xảy ra, nhất là đối với những người để đau lâu ngày.

Nguồn cơn khiến đầu gối của bạn bị đau

Tình trạng bong gân: Do đầu gối bị bẻ hoặc gập nhẹ, một số mô xung quanh đầu gối bị co lại. Cơn đau bong gân thường giảm xuống trong khoảng vài ngày đến 1 tuần, vì thế, nếu như cơn đau kéo dài hơn một vài tuần hoặc kèm theo sưng tấy xung quanh đầu gối, cần đi khám bác sĩ ngay, bác sĩ có thể khuyên người bệnh bó bột để cố định trong khoảng vài tuần.

Khớp gối thoái hoá sẽ bị sưng, đau nhức.

Tổn thương lớp sụn bán nguyệt: Sụn bán nguyệt nằm ở lớp bên trong thường bị thương hơn các sụn nằm bên ngoài. Những chiếc sụn này có thể gãy nếu chúng bị va chạm. Sụn gãy là một nguyên nhân gây ra đau ở đầu gối, đặc biệt là với những người hoạt động thể chất. Mặc dù tổn thương sụn có thể khó nhận biết nếu nhìn bên ngoài nhưng chúng có thể gây ra tổn thương đáng kể đến các cấu trúc bên trong đầu gối. Nếu cơn đau ở đầu gối không giảm sau vài ngày thì nên phải được kiểm tra sụn.

Tổn thương dây chằng đầu gối: Dây chằng ở giữa phía trước thường bị thương trong các hoạt động thể thao nếu đột nhiên bị vật nặng va vào đầu gối hoặc khi nhảy xuống từ trên cao. Khi dây chằng bị tổn thương, một vài thứ trong đầu gối có thể bị gãy, vỡ. Đầu gối sưng lên nhanh chóng do máu tụ ở khớp. Nếu dây chằng nhỏ bị rạn, nó có thể tự lành lại như bị bong gân nhưng nếu bị đứt nhiều hơn một dây chằng một lúc thì phải có sự can thiệp ngoại khoa mới có thể phục hồi được.

Gãy xương và trật khớp: Xương bánh chè là xương ở đầu gối, nó dễ bị trật nếu có một cử động mạnh không được chuẩn bị trước, hay gặp ở người ít tuổi do hiếu động, ở người già thường là bị trẹo chân bất ngờ. Chụp Xquang đầu gối rất cần thiết để chẩn đoán vùng xương bị tổn thương do gãy. Trong hầu hết các trường hợp gãy xương đầu gối, việc cần thiết là ghép các mảnh gãy trở lại vị trí bình thường bằng đinh ốc và kim loại, đồng thời cần cố định trong vài tuần.

Viêm khớp: Có thể là cấp tính hoặc mạn tính, tình trạng này có thể gặp ở cả người trẻ và người già, thường thấy nhiều ở người cao tuổi. Khi viêm khớp sẽ bị sưng, đau nhức, nhất là khi thay đổi thời tiết, khó khăn cho sự vận động.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Tất cả những trường hợp có biểu hiện đau đầu gối dù là tổn thương vì lý do gì cũng cần được thăm khám cẩn thận. Nếu để tình trạng bệnh xảy ra lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử đầu gối hoặc khó điều trị. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh những vận động va đập quá mạnh ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng cũng cần tập luyện thường xuyên để cơ thể không bị quá sức với những vận động bất ngờ. Đối với người viêm khớp gối, cần phải giảm cân nếu béo phì, thừa cân, biện pháp luyện tập có thể là bơi, tập các bài tập trên ghế… và không nên có những vận động ảnh hưởng mạnh đến khớp gối.

 

BS. Nguyễn Văn Đức

]]>
Đau đầu do căng thẳng, không tự ý dùng thuốc giảm đau http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-do-cang-thang-khong-tu-y-dung-thuoc-giam-dau-13222/ Mon, 30 Jul 2018 15:17:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-do-cang-thang-khong-tu-y-dung-thuoc-giam-dau-13222/ [...]]]>

Trần Thị Lan(Quảng Bình)

Theo thư chị mô tả thì đây là loại đau do co cứng cơ, là loại đau đầu hay gặp nhất khi gặp căng thẳng, stress về thể chất hoặc tinh thần với biểu hiện đau xuất phát từ phía sau của đầu và phía cổ trên thường được mô tả như một dải băng bó chặt đầu hoặc tạo một áp lực lên đầu, cơn đau có thể lan ra toàn bộ đầu. Khi bị dạng đau đầu này, người bệnh thường cảm thấy vị trí đau nhiều nhất ở vùng thái dương hoặc ở vùng trên lông mày. Cường độ của cơn đau có thể thay đổi nhưng người bệnh vẫn có thể làm việc hàng ngày được.

Tuy nhiên, trong trường hợp của chị, nếu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hay gặp khó khăn với việc hoàn thành công việc thì có thể kiểm soát cơn đau bằng những thuốc giảm đau bán không cần kê đơn ở hiệu thuốc như paracetamol, ibuprofen, aspirin… Mặc dù những loại thuốc này có thể an toàn nhưng khi dùng, chị cần chú ý một số điều cần thiết để việc dùng thuốc hiệu quả.

Trước tiên chị nên đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh những tương tác không tốt với các loại thuốc đang sử dụng khác hoặc tự gây nguy hiểm cho bản thân khi lái xe, làm việc như dùng thuốc giảm đau chứa thêm thành phần diphenhydramine có thể gây buồn ngủ. Bên cạnh đó, chị nên tuân thủ hướng dẫn về liều dùng và khoảng cách dùng thuốc để tránh quá liều có thể gây suy thận (với các thuốc aspirin, ibuprofen và naproxen), suy gan (với acetaminophen). Ngoài ra, cần chú ý, thuốc aspirin, ibuprofen và naproxen có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây chảy máu đường tiêu hóa nên cần phải sử dụng cẩn thận ở người có tiền sử loét dạ dày hoặc người dùng thuốc chống đông máu. Thuốc chứa acetaminophen cũng cần hết sức thận trọng khi sử dụng nếu chị đã từng mắc bệnh lý về gan trước đây.

Tốt nhất, chị nên đi khám bệnh để được xác định đúng dạng đau đầu và dùng thuốc hợp lý, an toàn. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc giảm đau.

BS. Nguyễn Văn Đức

]]>
Vì sao hay đau đầu? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-hay-dau-dau-10945/ Wed, 25 Jul 2018 08:26:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-hay-dau-dau-10945/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và nên khám ở đâu, làm những xét nghiệm gì? Xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Quang ([email protected])

Đau đầu là bệnh hay gặp ở nhiều người, đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: Bệnh lý thần kinh như đau thần kinh vận mạch, đau thần kinh cơ; cơn đau nửa đầu Migraine,… Bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp. Đau đầu có thể do nguyên nhân từ mắt, trong trường hợp mắt không đạt được mức hội tụ cần thiết để nhìn thật tốt bằng cả hai mắt cùng một lúc. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đầu do các cơ vận nhãn không thật khỏe… Bệnh lý tai mũi họng như viêm xoang hoặc có thể phối hợp các bệnh lý trên. Đau đầu còn gặp do ấu trùng sán não, do thiếu máu… Tìm được nguyên nhân gây triệu chứng đau đầu không dễ dàng vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng trên. Trước mắt bạn nên điều chỉnh thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, tập thể dục thể thao đều đặn, chú ý chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá; hạn chế uống cà phê và chè đặc vào buổi tối vì dễ dẫn đến mất ngủ. Vì mất ngủ thường là nguyên nhân gây khởi phát đau đầu. Tuy nhiên, bạn cũng nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh, cần thiết bác sĩ sẽ có chỉ định làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu xem có thiếu máu, điện não đồ và có thể chụp cộng hưởng từ nếu cần thiết… để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu đau đầu không nghiêm trọng do thay đổi thời tiết bạn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol và nghỉ ngơi đôi khi cũng hiệu quả.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Ðau đầu vùng trán, bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-vung-tran-benh-gi-10739/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-vung-tran-benh-gi-10739/ [...]]]>

Tôi 42 tuổi, hay bị đau đầu vùng trán, nhất là dọc 2 cung lông mày ra thái dương. Xin cho biết tôi bị bệnh gì? Điều trị thế nào?

Lê Thị Xuân([email protected])

Rất có thể chị bị viêm xoang trán. Khi bị viêm xoang trán sẽ có các dấu hiệu sau:

Chảy mũi: dịch mũi thường nhầy đặc, dính hoặc lẫn mủ xanh, vàng nâu. Đối với người bị viêm xoang quá lâu, dịch nhầy quá dính và nhiều đã lấp hết đường dẫn lưu từ xoang xuống khe mũi thì có thể chảy mũi rất ít, thậm chí không thấy chảy mũi; Đau nhức: người bị bệnh viêm xoang trán có biểu hiện đau nhức vùng giữa trán, đau dọc theo 2 bên lông mày lan ra vùng thái dương (viêm 1 bên xoang thì sẽ đau nhức 1 bên). Nếu bị viêm nặng nhiều mủ sẽ thấy đau tức vùng hốc mắt trên, ấn nhẹ vào thấy rất đau. Trường hợp bị viêm nhẹ thì có thể không thấy đau nhức hoặc chỉ khi thời tiết thay đổi mới thấy đau nhẹ. Bệnh không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng lan tỏa, bắt đầu từ mũi đến amidan, họng, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi. Người có sức đề kháng kém có thể bị biến chứng trong ổ mắt, gây áp-xe hậu nhãn cầu rất nguy hiểm. Đa số bệnh nhân viêm xoang đều bị mạn tính, vì vậy, chị nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng, chụp Xquang xoang để có chẩn đoán chính xác từ đó sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Làm gì khi đau đầu, mất ngủ? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-dau-dau-mat-ngu-10643/ Wed, 25 Jul 2018 07:54:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-dau-dau-mat-ngu-10643/ [...]]]>

Bùi Thanh Bình ([email protected])

Đau đầu, mất ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý thiếu máu lên não là xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ. Chúng gây hẹp lòng mạch máu nuôi não và đè ép vào mạch máu nuôi não làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não… gây ra các triệu chứng như: đau đầu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay… Ngoài ra, do chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến cơ thể bị thiếu máu nuôi dưỡng các mô, trong đó có não hoặc do một số bệnh mạn tính… Do đó, chị cần khám tìm nguyên nhân để điều trị thích hợp, việc dùng hoạt huyết dưỡng não chỉ là hỗ trợ chứ không giải quyết được nguyên nhân của bệnh. Cụ thể, nếu thiếu máu não do xơ vữa động mạch, cần có giải pháp điều trị giảm xơ vữa giúp tăng cường tuần hoàn máu não. Nếu cơ thể thiếu máu dinh dưỡng (còn gọi thiếu máu thiếu sắt) thì cần chế độ ăn giàu đạm và chất sắt. Những thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, sữa đậu nành… Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt và chất khoáng vi lượng (từ gan, tiết, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, hải sản như ngao, sò, hến, cá và các loại đậu); ngoài ra tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, C; tập luyện thể thao thường xuyên như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, luyện thở giúp cung cấp thêm dưỡng khí cho não; hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài, tránh những chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá… sẽ cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

]]>
Mật rắn chữa đau đầu kinh niên http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-ran-chua-dau-dau-kinh-nien-8471/ Sun, 22 Jul 2018 01:53:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mat-ran-chua-dau-dau-kinh-nien-8471/ [...]]]>

Đau đầu, Đông y gọi là chứng đầu thống. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu có Can – Thận âm hư, Can huyết hư, Can dương xung, huyết hư, khí uất, đàm thấp…

Trong quá trình khám chữa bệnh, chúng tôi gặp không ít ca người bệnh mắc chứng đau đầu với nhiều nguyên nhân như: huyết áp cao, viêm xoang, thiểu năng tuần hoàn não, khối u trong não, rối loạn tiền đình… Tùy nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi đã kê những bài thuốc khác nhau để trị liệu.

Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh đau đầu kinh niên, kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh đều không cho thấy rõ ràng nguyên nhân gây bệnh là do đâu, cho nên khi điều trị cũng chỉ biết trị theo triệu chứng biểu hiện, dùng thuốc theo kiểu “đánh bao vây”, chúng tôi thường nói là “điều trị mù”. Chính trong những trường hợp như vậy, chúng tôi đã ngộ ra một điều thú vị, đó chính là tác dụng trị đau đầu của mật rắn.

Dùng loại mật rắn nào?

Mật rắn còn gọi là xà đảm. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, mật rắn có vị ngọt và đặc biệt không đắng, có tác dụng giảm ho giảm đau, thường dùng với nhiều vị thuốc khác để trị ho, đau lưng, nhức đầu khó chữa. Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập II) thì chép: mật rắn chứa cholesterin, các axít palmitic, stearic, cholic… Từ điển Động vật và Khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam của tiến sĩ Võ Văn Chi thì thống kê 19 loài rắn đã được dùng làm thuốc trong dân gian, có loài đã được ghi trong các thư tịch, có loài chỉ dừng ở mức độ truyền miệng, bộ phận dùng cũng khá phong phú, có loại chỉ dùng thịt, có loại chỉ dùng toàn thân bỏ nội tạng, có loại dùng thịt, da, mật… Sách Dược điển Việt Nam (in lần thứ nhất, tập II) ghi rõ: mật rắn (Fel serpentis, mã hiệu: TCVN 3440-80) là mật của ba loài rắn được dùng gồm: hổ mang (Naja naja L.), cạp nong (Bungarus fasciatus Schneid.), rắn ráo (Zamenis mucosus L.). Trên thực tế, chúng tôi có dùng thêm mật của một số loài rắn khác như: cạp nia (Bungarus candidus), hổ trâu (Plyas mucosus)… cũng có hiệu quả tương tự.

Về nguồn mật rắn, chúng ta có thể liên hệ với các cơ sở nuôi rắn được nhà nước cấp phép để đặt mua, vừa có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, lại góp phần bảo vệ loài động vật hoang dã đang bị khai thác mất kiểm soát này.

Sơ chế và công dụng mật rắn

Mật rắn sau khi thu lấy có thể dùng tươi hay dùng khô, thường thì người ta dùng mật rắn đã phơi khô để chế thuốc. Ở đây chúng tôi cũng xin nói sơ qua thế nào là mật rắn đạt chuẩn theo đúng dược điển Việt Nam cũng như kinh nghiệm sơ chế và sử dụng thực tế tại cơ sở. Mật rắn khô là những túi mật nhỏ, khô, rắn, có màu nâu xám hay đen xám, hình dạng khác nhau, dẹt, to bằng hạt đậu hay hạt ngô (trên thực tế có những cái mật to bằng đốt đầu ngón tay út em bé hoặc phụ nữ), khi cắt ngang thì trong ruột hơi dẻo, có màu nâu xám hay đen xám đồng nhất. Túi mật bao ngoài rất mỏng, vị có thể hơi đắng hoặc không đắng, ngọt, thơm.

Mật rắn khi dùng có nhiều cách bào chế khác nhau. Mật tươi có thể chích lấy dịch mật cho vào rượu rồi dùng. Đối với mật rắn khô, cần xắt nhỏ, cho vào rượu 45 độ cồn ngâm cho tan, sau đó lọc sạch lấy rượu dùng. Cách chế khác là cắt nhỏ mật khô, cho vào nồi nước, nấu cho tan hoàn toàn, thêm đường vào cô đặc thành sirô rồi dùng. Cần lưu ý là, cũng như mật hay tạng phủ của các loài động vật khác, mật rắn nhiều khi cũng chứa các thành phần không có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là ký sinh trùng, sỏi. Cho nên, khi dùng chúng ta tuyệt đối không nên nuốt mật tươi nguyên cái, hay nhai mật khô rồi nuốt. Vì như thế chúng ta dễ dàng bị nhiễm những loài ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm. Mật rắn dùng được cho cả trẻ em và người lớn, liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn tương đương. Trường hợp phụ nữ có thai, đang rong kinh, băng huyết không dùng.

Kinh nghiệm thực tế của chúng tôi cho thấy, chỉ cần người bệnh dùng mật rắn một vài lần là đã thấy có tác dụng giảm đau đầu, dễ ngủ, cơn đau ngắn lại. Ngoài trị đau đầu không rõ nguyên nhân, chúng tôi còn ứng dụng điều trị thêm các bệnh như: viêm phế quản mãn tính, đàm nhiều vào buổi sáng, đau mỏi các khớp cũng đều cho hiệu quả điều trị rất tốt. Thiết nghĩ đây là vị thuốc đơn giản, dễ bào chế, dễ sử dụng nhưng hiệu quả thiết thực, nên chúng tôi mạn phép chia sẻ ra đây để bạn đọc gần xa lưu tâm, ứng dụng những khi cần thiết.

Mật rắn Chứa cholesterin, các axít palmitic, stearic, cholic…

 

Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA

]]>