dầu cá – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 16 Oct 2018 14:25:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png dầu cá – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mắc tay chân miệng, bé càng đau càng dễ biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-tay-chan-mieng-be-cang-dau-cang-de-bien-chung-16423/ Tue, 16 Oct 2018 14:25:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mac-tay-chan-mieng-be-cang-dau-cang-de-bien-chung-16423/ [...]]]>

Bé Trần Vĩnh H, 3 tuổi, nhà ở xã Long Bình Điền, Chợ Gạo, Tiền Giang vào bệnh viện khám bệnh vì quấy khóc, không chịu ăn đã ba ngày nay. Bác sĩ khám thấy em sốt nhẹ, nước miếng chảy nhiều, quấy khóc liên tục, lưỡi em có một vét loét to gần đầu lưỡi, lòng bàn tay và bàn chân em cũng có nhiều bóng nước. Bác sĩ chẩn đoán em H bị bệnh tay chân miệng độ hai, nên cho em nhập viện theo dõi.

Mẹ em nói mấy hôm nay H bỏ ăn, mỗi lần đút thức ăn vào miệng H đều la khóc, kêu đau nên không biết phải làm sao. Bác sĩ nói sẽ cho thuốc bôi vào miệng bé trước khi cho ăn để tránh đau, và khuyên mẹ nên cho cháu ăn thức ăn lỏng, mềm, không cay, không mặn, không nóng, không chua… để thức ăn không kích thích miệng của cháu làm cháu đau, rát vì bé càng đau thì càng dễ biến chứng nặng như viêm não, phù phổi, suy tim, sốc…

Hình bé H lưỡi bị loétHình ảnh bé H lưỡi bị loét

 

Về chuyên môn, các vết phồng nước trong miệng bé khi vỡ ra, các đầu dây thần kinh cảm giác và vị giác bị kích thích mạnh sẽ làm bé rất đau, nhất là khi cho bé ăn thức ăn quá nóng, chua, cay, mặn… Các luồng thần kinh được dẫn lên hệ thần kinh trung ương vốn đang bị vius tay chân miệng tấn công, gây nên tình trạng kích thích hệ thần kinh nội tiết, sản sinh các chất hóa học thần kinh trung gian, tạo nên một tình trạng phản ứng bảo vệ bù trừ ban đầu như co mạch, phân phối lại máu tuần hoàn, lập lại áp lực thẩm thấu,tim đập nhanh, thở nhanh và cuối cùng khi phản ứng bảo vệ quá sức bù trừ của cơ thể làm bệnh nhân suy sụp tuần hoàn, ngừng tim, ngừng thở!.

Để tránh bé bị kích thích đau, bà con nên để bé nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh nhiều tiếng động mạnh, không cho ăn những món quá nóng (làm bé phỏng miệng), vị chua (làm miệng bé rát), vị cay (làm miệng bé đau). Khi bé khóc phải vỗ về, an ủi, không la rầy, nhất là không được cạo gió, cắt lể, rơ miệng… làm bé bị đau thì bệnh của bé dễ bị biến chứng hơn. Hãy cho trẻ được ăn những món mà bé thích.

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, thức ăn thật mềm, chế biến dưới dạng chất lỏng mềm như súp, nước ép, cháo, mì…Chỉ cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội để tránh thức ăn nóng chạm vào vết thương trong miệng khiến trẻ bị đau, chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa chỉ nên cho trẻ ăn vừa no, không ép con ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ sợ ăn, quấy khóc.

Trong quá trình cho con ăn, cha mẹ hãy bảo vệ bé khỏi những đụng chạm vào vết loét nơi đầu lưỡi bằng cách chọn các loại muỗng không có cạnh sắc để dễ đút. Bổ sung thêm sữa bột, sữa chua, nước trái cây ngọt, bột dinh dưỡng. Súc miệng cho bé bằng nước muối sạch sau khi ăn và nghỉ ngơi khoảng 3- 4h thì ăn bữa khác.

Sau 4 – 5 ngày trẻ đã giảm bệnh và khỏi các triệu chứng ban đầu (nôn, sốt, đau họng…), bà con cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng bình thường, ăn trả bữa thêm vài cử trong ngày để giúp bé lấy lại sức khỏe như trước khi bị bệnh.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

]]>
Đau đầu: cảnh giác với dị dạng mạch máu não http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-canh-giac-voi-di-dang-mach-mau-nao-11300/ Wed, 25 Jul 2018 09:42:18 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-dau-canh-giac-voi-di-dang-mach-mau-nao-11300/ [...]]]>

Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Tuy nhiên, nhiều người đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bị đau đầu dữ dội, bất ngờ  nên chủ quan khiến cho việc nhập viện điều trị muộn.

Dị dạng mạch máu là gì?

Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch, không cung cấp máu cho nhu mô não. Các dị dạng mạch máu này khi vỡ gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm. Dị dạng mạch máu nào là những bất thường bẩm sinh phát triển từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của thai kỳ khiến động mạch thông nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua mạng lưới mao mạch trung gian vì vậy, đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà không có bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nguyên nhân của dị dạng mạch máu não vẫn còn nhiều bàn cãi, có thể liên quan với nhiều yếu tố bao gồm cả tính di truyền và hoạt động kích thích sinh mạch (đây là một quá trình sinh lý, ở đó, những mạch máu mới hình thành từ những mạch máu sẵn có trước) có thể đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của dị dạng mạch máu.

Đau đầu: cảnh giác với dị dạng mạch máu nãoCó triệu chứng đau đầu mạn tính điều trị nội khoa không khỏi, xuất hiện co giật và những cơn động kinh

Thường biểu hiện ở giai đoạn muộn

Thường thì bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi đang điều trị  một bệnh lý không liên quan khác. Nhiều bệnh nhân nhập viện với biểu hiện biến chứng có chảy máu. Bệnh nhân mắc bệnh dị dạng mạch máu não thuộc nhóm 45 tuổi trở xuống và phát hiện khi bị chảy máu não, đau đầu, động kinh, hoặc tình cờ khi đi khám tầm soát. Ngày nay tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán dị dạng mạch máu não tăng lên nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật ghi hình không xâm nhập. Dị dạng mạch máu não có thể kích thích mô não chung quanh và gây ra số triệu chứng chủ yếu là cơn co giật mới khởi phát, yếu hoặc liệt cơ, mất phối hợp, khó khăn khi thực hiện những động tác phức tạp, chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về ngôn ngữ, các cảm giác bất thường như: tê, ngứa, đau tự phát…

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy dị dạng mạch máu não ở giai đoạn trước khi vỡ mạch máu thường có triệu chứng đau đầu mạn tính điều trị nội khoa không khỏi, xuất hiện co giật và những cơn động kinh. Trường hợp dị dạng lớn gây chèn ép não thì người bệnh có thể bị bại liệt tay chân. Một số trường hợp có thể không có triệu chứng gì, mà được phát hiện thông qua tầm soát sức khỏe. Ở giai đoạn vỡ mạch máubệnh nhân bị đột quỵ do chảy máu não, với các triệu chứng: đau đầu dữ dội, huyết áp tăng, buồn nôn/ nôn, liệt nửa người, loạn ngôn hoặc không nói được, nhiều trường hợp ý thức bình thường hoặc mơ màng, cũng có thể bị hôn mê…

Chẩn đoán sớm giảm biến chứng

Dị dạng mạch máu não thường được chẩn đoán nhờ kết hợp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và chụp mạch. Dị dạng mạch máu não não không điều trị có thể lớn lên và vỡ gây xuất huyết não hoặc xuất huyết khoang dưới nhện, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Ảnh hưởng của thương tổn xuất huyết trên tình trạng thần kinh liên quan với vị trí của tổn thương. Nhiều trường hợp bị đau đầu tự mua thuốc điều trị, thậm chí có một số trường hợp chỉ điều trị qua loa các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoặc có nhập viện nhưng để điều trị về thần kinh, kết quả là một số trường hợp bị tử vong đáng tiếc. Vì vậy, việc tầm soát sớm để phát hiện bệnh dị dạng mạch máu não là điều cấp thiết.

Về điều trị

Mục tiêu của điều trị dị dạng mạch máu não là dự phòng xuất huyết do vỡ và tái vỡ. Có nhiều chọn lựa, bao gồm theo dõi hoặc sử dụng các kỹ thuật điều trị khác nhau như: can thiệp nội mạch gây tắc búi dị dạng, phẫu thuật lấy dị dạng, xạ trị Gamma knife. Kế hoạch điều trị được vạch ra nhằm đạt được cơ hội tốt nhất để hủy tổn thương với nguy cơ thấp nhất. Vị trí của dị dạng mạch máu não là một yếu tố quan trọng khi cân nhắc nguy cơ giữa điều trị phẫu thuật với không phẫu thuật. Dự phòng vỡ hoặc tái vỡ là một trong những lý do chủ yếu để khuyến cáo điều trị can thiệp sớm đối với dị dạng mạch máu não.

ThS.BS. NGÔ MẠNH HÙNG

]]>