đau bụng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 04 Dec 2018 03:04:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đau bụng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Đau bụng trong thai kỳ- khi nào nên lo lắng? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bung-trong-thai-ky-khi-nao-nen-lo-lang-17180/ Tue, 04 Dec 2018 03:04:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bung-trong-thai-ky-khi-nao-nen-lo-lang-17180/ [...]]]>

Đôi khi, đau ở bụng trên cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược axit dạ dày. Mặc dù tử cung chưa lớn nhiều trong 3 tháng đầu tiên nhưng bạn cũng có thể bị đau bụng dưới do giãn dây chằng tròn và đau có thể lan đến vùng háng. Tới cuối thai kỳ, đau có thể rõ nét khi bạn di chuyển hoặc có thể âm ỉ

Đau bụng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

Trong các giai đoạn sau của thai kỳ, bất cứ dấu hiệu nào gây khó chịu đều có thể là nghiêm trọng, đặc biệt nếu là đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng nhiều có thể do cơn gò Braxton Hicks hay cơn co giả gây khó chịu ở bụng.  Chủ yếu là sự giãn ra và co lại của cơ bụng dưới xảy ra tự phát và sẽ tự hết. Những cơn co này phổ biến hơn trong ba tháng cuối thai kỳ. Đau bụng trên kèm theo ợ nóng và trào ngược axit dạ dày có thể do tình trạng trào ngược axit trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, trào ngược axit nhiều có thể là dấu hiệu của huyết áp cao hoặc tiền sản giật. Tốt hơn là bạn nên đi kiểm tra huyết áp nếu bạn bị đau bụng trên do trào ngược axit quá thường xuyên.

Khi nào nên lo lắng?

Nếu bạn bị đau bụng giống như cơn đau quặn khi có kinh, kèm theo ra máu, đó có thể là dấu hiệu sảy thai

Nếu đau bụng liên quan với tiểu tiện thường xuyên kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu bạn bị các cơn gò trước tuần thứ 37 kèm theo đau bụng âm ỉ và đau lưng kéo dài, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Nếu đau bụng thường xuyên, nghiêm trọng và tăng dần, có thể bạn bị rau bong non.

Nếu đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu ở tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung.

Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào kèm theo đau bụng, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

BS Cẩm Tú/ Theo THS

]]>
Đau bụng trẻ nhũ nhi và đáp ứng viêm http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bung-tre-nhu-nhi-va-dap-ung-viem-16959/ Mon, 19 Nov 2018 14:37:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bung-tre-nhu-nhi-va-dap-ung-viem-16959/ [...]]]>

Mặc dù tiên lượng là lành tính, colic là một vấn đề quan trọng ở trẻ và gánh nặng tâm lý và thể chất đối với bố mẹ. Nó có liên quan với các hậu quả sau này như các tình trạng rối loạn chức năng dạ dày- ruột, dị ứng, giận dữ, đau đầu migrain, rối loạn hành vi và giấc ngủ.

Vai trò của probiotic trong việc giảm colic cho trẻ em đã có bằng chứng ngày càng tăng trong một số thử nghiệm lâm sàng. Trẻ nhũ nhi bị colic gia tăng nồng độ IL-8, MCP-1 và MIP-1b trong huyết thanh so với trẻ khỏe mạnh. Colic trẻ nhũ nhi có liên quan đến đáp ứng viêm cấp độ thấp (LGI) có thể do biến đổi thành phần vi khuẩn chí đường ruột (VKCĐR). Một lời khuyên chung trước tiên tập trung trấn an và tư vấn cho tất cả các gia đình. Probiotics có thể có vai trò trong colic bỡi sự thay đổi VKCĐR, giảm viêm ruột và do đó làm giảm khóc.

Đau bụng trẻ nhũ nhi và đáp ứng viêmHội chứng quấy khóc trẻ nhũ nhi (colic) là mối quan tâm chung của cha mẹ

Đau bụng colic

Hội chứng quấy khóc trẻ nhũ nhi (colic) là mối quan tâm chung của cha mẹ, một lý do để tìm kiếm sự giúp đỡ và lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ. Nó có thể gây nhầm lẫn và khởi đầu cho sự lạm dụng chấn thương đầu. Từ năm 1994, hơn 12 nghiên cứu bệnh chứng chỉ ra rằng có sự khác biệt hệ vi khuẩn đường ruột giữa trẻ nhũ nhi có colic và không có colic. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ colic ít có vi khuẩn thường trú tại ruột hoặc có sự khác nhau về thành phần Lactobacillus so với trẻ không có đau bụng colic.

Giai đoạn đau bụng colic ở trẻ nhũ nhi là từ 2 tuần tuổi – 4 tháng, khóc kéo dài ít nhất 3 giờ/ngày và xuất hiện ít nhất 3 ngày một tuần trong ít nhất 1 tuần

 

Đã có nhiều nghiên cứu kết luận trẻ nhũ nhi colic có nhiều vi khuẩn Gram âm giống E.Coli hơn những trẻ không colic. Một nghiên cứu cắt ngang và 2 nghiên cứu bệnh chứng cho thấy Bifidobacterium có thể bảo vệ không bị colic. Helicobacter pylori và Clostridium difficile cũng được tìm thấy ở trẻ nhũ nhi bị colic so với những trẻ không có colic. Cơ chế của colic cho đến nay vẫn chưa được chứng minh, nhưng có thể có con đường thông qua sự viêm ruột.

Calprotectin là một marker đã được chứng minh có sự gia tăng trong viêm ruột, dị ứng protein sữa bò, Celiac, viêm ruột hoại tử và xơ nang ruột. Nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ nhũ nhi colic có Calprotectin/phân gấp đôi so với những trẻ không có colic, mặc dù một nghiên cứu qui mô lớn hơn khác đã không tìm thấy có sự khác biệt nào về Calprotectin/phân ở trẻ nhũ nhi có và không có colic. Giống như những nghiên cứu trước đây, E.Coli là thường gặp nhất trong trẻ nhũ nhi bị colic, thêm vào các bằng chứng cho thấy sự hiện diện các chủng vi khuẩn gram âm trong ruột có thể gây colic. Tuy nhiên tỉ lệ E.Coli không liên quan với thời gian khóc, và trên thực tế làm biến mất colic ở đại đa số trẻ nhũ nhi.

Tiêu chuẩn chẩn đoán colic

Các định nghĩa về colic rất khác nhau, từ các triệu chứng về tiêu hóa đến khóc khó cầm nín được nên tỉ lệ hiện mắc dao động 1,5% – 11,9% tùy theo áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán. Colic là tình trạng khóc quá mức, nhiều hơn bình thường thể hiện qua các điểm sau. Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày, thường là khóc về chiều, tối và khuya. Giấc ngủ không sâu và trẻ thường khóc ré lên khi đang ngủ. Việc ăn uống cũng bị gián đoạn bởi những cơn khóc quấy.

Đau bụng trẻ nhũ nhi và đáp ứng viêm

Một số nghiên cứu khác ước tính ảnh hưởng đến 43% trẻ dưới 3 tháng tuổi, một đánh giá hệ thống gần đây tỷ lệ hiện mắc là từ 2 – 73%, với trung bình 17,7%. Ngày càng có nhiều colic được định nghĩa về tổng số thời gian và khóc. Định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất cho colic là “Quy tắc số ba”: tức là trẻ nhũ nhi được cho là colic nếu trẻ đó khóc> 3 giờ/ngày, > 3 ngày mỗi tuần và trong> 3 tuần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán gần đây của Rome III do một nhóm chuyên gia Tiêu hóa Nhi xác định giai đoạn đau bụng colic ở trẻ nhũ nhi là từ 2 tuần tuổi – 4 tháng, khóc kéo dài ít nhất 3 giờ/ngày và xuất hiện ít nhất 3 ngày một tuần trong ít nhất 1 tuần.

Colic và những ảnh hưởng của nó

Ngoài những ảnh hưởng gây phiền hà cho gia đình, làm cho gia đình gánh nặng thêm về mặt tâm lý, lo lắng, mất thời gian đưa trẻ đi khám bệnh. Bên cạnh đó một số nghiên cứu đã cố gắng tìm mối liên quan giữa colic và các bệnh khác có thể xuất hiện về sau. Có nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa colic và các rối loạn dị ứng, đau bụng tái diễn và Migrain về sau.

Đau bụng trẻ nhũ nhi và đáp ứng viêmViệc sử dụng probiotics làm giảm tình trạng viêm do colic gây ra

Korja R (2014), nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa colic và thay đổi hành vi trong thời thơ ấu như cơn giận dữ, rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm thần. Nghiên cứu Cohort kết luận rằng trẻ sơ sinh khóc kéo dài trong cơn colic cho thấy chỉ số thông minh thấp hơn lúc 5 tuổi so với nhóm chứng, và một nghiên cứu khác cũng cho thấy có kết quả học tập thấp hơn trong thời thơ ấu Wolke D (2009).

Sự liên quan ảnh hưởng giữa colic trẻ nhũ nhi và sự phát triển dị ứng ở trẻ em giống như một chuỗi các nguyên nhân và hậu quả lẫn nhau, do đó nhiều nghiên cứu đã cố gắng liên kết giữa hai tình trạng này, và cho rằng trẻ nhũ nhi colic là yếu tố sớm tạo thành khò khè, hen suyễn. Một nghiên cứu khác của Kalliomki M cũng cho kết quả tương tự là có mối liên quan giữa colic và bệnh dị ứng.

Đau bụng trẻ nhũ nhi và đáp ứng viêmCó nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa colic và các rối loạn dị ứng, đau bụng tái diễn và Migrain về sau

Các nguyên nhân tiềm ẩn của colic

– Dị ứng protein sữa bò.

– Bất dung nạp lactose thoáng qua.

– Đau co thắt ruột.

– Tăng nồng độ hoóc-môn ruột (Motilin và Ghrelin) gây tăng nhu động ruột.

– Mẹ hút thuốc làm tăng Motilin.

– Sự mất cân bằng vi khuẩn chí đường ruột theo hướng nhiều trực khuẩn ruột (coliforms).

– Các vấn đề về hành vi làm cho ít có sự tương tác mẹ và con.

– Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).

Colic và đáp ứng viêm cấp độ thấp

Sự hình thành vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ nhũ nhi

Khi một đứa trẻ được sinh tự nhiên (sinh thường) và không bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ cư trú trong đường ruột của đứa trẻ đó theo một cấu trúc nhất định trong những tuần đầu sau khi chào đời. Sự tiếp xúc vi khuẩn khởi đầu sau sinh, hệ vi khuẩn chí đường ruột (VKCĐR) ở con người bắt đầu hình thành trong và sau khi sinh, có khuynh hướng giống như hệ VKCĐR ở người lớn vào cuối năm thứ 2 của trẻ. Walker chỉ ra rằng vi khuẩn đầu tiên có thể có nguồn gốc từ phân và âm đạo của người mẹ. Thêm vào nữa, nguồn vi khuẩn khác bao gồm tuyến vú thông qua cho con bú, da, miệng của mẹ và môi trường thông qua việc tiếp xúc ban đầu với trẻ.

Các vi khuẩn ban đầu thường là kị khí bao gồm Enterobacteria, Coliforms, Lactobacilli và Streptococci; sau đó được thay thế bởi Bifidobacterium, Bacteroides, Clostridium và Eubacterium vào cuối tuần đầu tiên của trẻ. Trẻ sinh thường có hệ vi khuẩn tương tự như trong âm đạo và da của bà mẹ, trong khi trẻ sinh mổ lấy thai có hệ vi khuẩn khác và ít đa dạng hơn, nó giống hệ vi khuẩn của nhân viên hỗ trợ và môi trường sinh đẻ. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của VKCĐR bao gồm tuổi thai khi sinh, việc sử dụng kháng sinh của mẹ, của trẻ trong thời gian đầu và khi nhập viện.

Người ta cho rằng colic bị ảnh hưởng bởi yếu tố hoại tử khối u (TNF) tiết ra trong sữa mẹ làm tăng nồng độ melatonin và serotonin của trẻ, dẫn đến đau bụng, nhưng điều này không giải thích sự hiện diện của đau bụng ở trẻ bú sữa công thức. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên gần đây, Baldassarre ME (2016) sử dụng probiotic đa chủng liều cao trong suốt thai kỳ, nhận xét có ảnh hưởng đến cytokine và sản xuất IgA trong sữa mẹ, và cải thiện triệu chứng colic.

Tình trạng mất cân bằng thành phần VKCĐR xảy ra trong giai đoạn phát triển, nếu đi kèm một phản ứng viêm, có thể gây ra sự thay đổi về kiểu hình miễn dịch và chuyển hóa ở trẻ colic. Do sự thay đổi hệ VKCĐR và việc điều trị thành công bằng probiotics ở những trường hợp colic, chúng tôi giả thuyết rằng các trẻ colic có thể có phản ứng viêm cấp độ thấp. Theo đó, việc thay đổi thành phần hệ VKCĐR, tình trạng colic ở trẻ em còn có mối liên quan với LGI. Các chủng vi khuẩn đặc biệt dùng để tạo probiotics có thể có chức năng kháng viêm, giúp điều hòa hệ VKCCĐR và làm giảm tình trạng viêm do colic gây ra.

Hơn nữa, việc sử dụng probiotics, những chủng vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe, có kết quả điều trị đầy hứa hẹn cho cả hai trường hợp trên. Các cơ chế hoạt động của probiotic bao gồm tác động vào sự tăng trưởng và hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, và tăng cường hàng rào bảo vệ miễn dịch của niêm mạc ruột.

TS.BS. HÀ VĂN THIÊU

]]>
Đau bụng vùng thượng vị – Bệnh gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bu%cc%a3ng-vung-thuo%cc%a3ng-vi%cc%a3-benh-gi-14029/ Sun, 05 Aug 2018 06:08:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bu%cc%a3ng-vung-thuo%cc%a3ng-vi%cc%a3-benh-gi-14029/ [...]]]>

Em thường xuyên bị đau bụng ở trên bên phải và ở giữa trên rốn. Khi đau thì buồn nôn. Buổi tối thì bị sốt cao. Vậy em bị bệnh gì ạ?Em nên đi khám ở đâu?

Trần Ngọc Minh Tâm ([email protected])

Theo thư em viết thì em bị đau bụng vùng thượng vị – thường gặp trong bệnh dạ dày nhưng cũng có thể do đau lan từ nơi khác như đau do thần kinh liên sườn, đau do tim (nhồi máu cơ tim…). Vùng bụng được chia làm 9 vùng (vùng trên bên phải, vùng thượng vị, vùng trên bên trái; vùng giữa bụng (mạng sườn phải, vùng giữa rốn, vùng mạng sườn trái); vùng bụng dưới: vùng hố chậu phải (vùng bụng dưới bên phải, vùng hạ vị (vùng dưới rốn), vùng hố chậu trái (bụng dưới bên trái). Khi đau ở mỗi vùng có thể gợi ý các bệnh liên quan với vùng giải phẫu này. Vùng trên bên phải là vùng tương ứng với tạng gan, túi mật, đầu tụy, phổi phải; do đó có thể gặp trong viêm đường mật, viêm túi mật, đặc biệt sỏi mật có thể liên quan tới viêm tụy. Biểu hiện sau khi ăn, bạn cảm thấy dạ dày căng lên một cách bất thường, có khi tưng tức. Sau đó thấy đau nhức âm ỉ phần bụng trên, thấy vị đắng trong miệng và thấy khó chịu ở đường ruột; còn vùng giữa trên rốn còn gọi vùng thượng vị (có dạ dày, tá tràng…) đau vùng này thường gặp trong hội chứng dạ dày (đau rát vùng thượng vị, trướng hơi, ợ chua…); hoặc viêm dạ dày cấp hay ngộ độc thức ăn thì cũng có biểu hiện đau, buồn nôn và sốt. Vì vậy, em nên đi khám nội tiêu hóa, có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu và sinh hóa, kiểm tra đường huyết, siêu âm ổ bụng, hoặc nội soi dạ dày… kết hợp thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác, từ đó kê đơn điều trị cụ thể.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Xử lý khi đau bụng cấp http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-khi-dau-bung-cap-13246/ Tue, 31 Jul 2018 14:41:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-khi-dau-bung-cap-13246/ [...]]]>

Các cơ quan nằm trong ổ bụng nếu gặp vấn đề sẽ biểu hiện ra bằng đau bụng với những tính chất khác nhau. Thậm chí một số cơ quan ngoài ổ bụng như tim, màng phổi, động mạch chủ… khi tổn thương cũng biểu hiện bằng đau bụng do thần kinh dẫn truyền.

Vị trí đau có thể gợi ý nguyên nhân đau bụng: đau hạ sườn phải là áp-xe gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp… Đau thượng vị: viêm dạ dày, viêm tụy, giun chui ống mật, nhồi máu cơ tim… Đau hạ sườn trái: viêm đại tràng, viêm thận, sỏi thận… Đau hạ vị: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tử cung phần phụ, chửa ngoài tử cung ở phụ nữ… Đau quanh rốn: viêm dạ dày ruột, đau bụng giun, ngộ độc thức ăn… Đau hố chậu phải: viêm ruột thừa, sỏi niệu quản… Đau hố chậu trái: sỏi niệu quản trái, xoắn đại tràng…

Xử lý khi đau bụng cấp

Đau không có vị trí cụ thể, chẳng hạn đau quặn bụng có thể do co thắt từ ruột, viêm nhiễm trong ổ bụng…

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh: ăn uống không vệ sinh, thức ăn thiu; uống rượu bia; uống ít nước tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận…

Để xử trí khi đau bụng cấp, cần phải cấp cứu kịp thời, do đó mọi trường hợp đau bụng cấp cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để khám xác định bệnh. Trên thực tế, rất khó để phân biệt các cơn đau bụng thông thường với các cơn đau bụng nguy hiểm nếu không do bác sĩ khám, chẩn đoán. Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý, không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau, vì sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh đau bụng nguy hiểm.

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể phải cho bệnh nhân làm các xét nghiệm máu và thăm dò chức năng như siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng, chụp Xquang… để tìm ra nguyên nhân đau bụng.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

]]>
Giải pháp nào khi đau bụng kinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-nao-khi-dau-bung-kinh-13241/ Tue, 31 Jul 2018 13:25:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-nao-khi-dau-bung-kinh-13241/ [...]]]>

Thống kê độ tuổi hay bị đau bụng kinh là từ 15 – 25 tuổi, đặc biệt trầm trọng ở thời kỳ 3 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh. Cảm giác đau đớn khi sắp hoặc đang xảy ra kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến học tập, khiến các em phải nghỉ học, thậm chí cản trở các sinh hoạt bình thường khác. Đối với một số phụ nữ đã có gia đình, tình trạng này cũng có thể xảy ra có liên quan đến việc đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ vẫn bị đau bụng kinh ngay cả khi đã có gia đình, có con, có liên quan đến những bệnh phụ nữ khác như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Hội chứng đau bụng kinh có nguyên nhân được cho là do mức độ sản xuất prolandin tăng cao dẫn đến tăng co bóp tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây ra đau bụng âm ỉ cho phụ nữ khi sắp hoặc đang có kinh nguyệt.

Có thể dùng túi chườm nóng để giảm đau bụng kinh.

Các thuốc hay dùng khi bị đau bụng kinh

Paracetamol: Vì đây là một tình trạng đau, đôi khi kèm theo co thắt nên nhóm thuốc đầu bảng là các thuốc giảm đau và chống co thắt. Khi bị đau bụng kinh, có thể dùng ngay thuốc paracetamol như một lựa chọn đầu tiên vì thuốc này khá an toàn, không gây nghiện và làm giảm đau nhanh trong vài giờ. Nên lựa chọn các dạng bào chế dễ uống như viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột để pha uống. Nếu đau nặng và kéo dài, có thể dùng dạng kết hợp giảm đau paracetamol và ibuprofen có bán với rất nhiều tên thương mại trên thị trường. Tuy nhiên, không nên lạm dụng paracetamol hoặc dùng liều cao vì dễ gây tổn thương tế bào gan không hồi phục. Đặc biệt, hiện nay, trên thị trường, paracetamol có rất nhiều biệt dược, vì vậy, người bệnh dễ sử dụng quá liều do việc dùng nhiều loại thuốc khác nhau có cùng thành phần.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Hay dùng các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, indometacin, ketoprofen, piroxicam, meloxicam… Đây là nhóm thuốc cũng rất hay dùng để giảm đau trong đau bụng kinh vì các thuốc kể trên có tác dụng ức chế enzym prostaglandin – chất được cho là nguyên nhân khởi phát gây đau bụng khi có kinh. Một số hãng dược đã bào chế những sản phẩm với công thức riêng để giảm đau bụng kinh có hiệu quả mặc dù các thuốc này còn có thể dùng trong nhiều bệnh khác nữa. Đây cũng là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, ù tai… Vì vậy, không nên lạm dụng và phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đáng tiếc. Hiện nay, nhóm NSAID ức chế chọn lọc COX-2 cũng hay được dùng như celecoxib, parecoxib, etoricoxib… trong điều trị đau cho phụ nữ khi có kinh nguyệt.

Các thuốc chống co thắt: Thường dùng nhất phải kể đến alverine hay drotaverine (no-spa) và nhiều chất kháng cùng nhóm. Các thuốc chống co thắt có tác dụng tốt đặc biệt trong những trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt. Các thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng ngoại ý như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu… nhưng thường nhẹ.

Các nội tiết tố như oestrogen và progesterone đôi khi cũng được chọn lựa như các dạng thuốc uống ngừa thai với mục đích để giảm đau do kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh kéo dài… Tuy nhiên, cần xem xét kỹ và tùy theo đối tượng, độ tuổi để sử dụng có hiệu quả giảm đau và an toàn nhất, có cân nhắc cả những ảnh hưởng sau này của thuốc nội tiết tố đối với người sử dụng.

Các thuốc hỗ trợ: Đôi khi tình trạng đau bụng kinh có ảnh hưởng bởi tâm lý và chỉ đau nhẹ, thoáng qua, không kéo dài, nhất là ở trẻ gái mới lớn nên việc dùng thuốc cần chọn lựa loại an toàn và ít tác dụng phụ nhất. Có thể dùng các thuốc hỗ trợ phối hợp vitamin và chất khoáng, chất bổ sung canxi, các vitamin nhóm B, một số thực phẩm chức năng phù hợp.

Các biện pháp không dùng thuốc

Dùng các biện pháp vật lý như túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn.

Có thể massage, thiền hoặc yoga theo hướng dẫn để ngăn ngừa cơn đau bụng kinh.

Chú ý chế độ ăn có nhiều sắt, bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ, tránh học tập rèn luyện quá mức, đi xe đạp hay chạy nhảy nhiều…

Trẻ gái vào tuổi có kinh cần được tư vấn và quan tâm tình cảm gia đình để giúp các em phòng tránh những tác động xấu về tâm lý góp phần hạn chế những cơn đau của tuổi mới lớn.

 

DS. Nga Quỳnh Anh

]]>
Những đồ uống giúp giảm đau bụng và mất nước http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-do-uong-giup-giam-dau-bung-va-mat-nuoc-10814/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-do-uong-giup-giam-dau-bung-va-mat-nuoc-10814/ [...]]]>

Khi bị đau bụng, bạn thường không muốn ăn bất cứ thứ gì, điều này sẽ làm tình trạng thêm trầm trọng vì cân bằng điện giải bị phá vỡ. Để ngăn ngừa mất nước và giảm các triệu chứng đau bụng, nên tăng cường bổ sung những đồ uống lành mạnh dưới đây

Nước đường và muối

Uống một cốc nước đường và muối không chỉ giúp duy trì cân bằng dịch mà còn cung cấp năng lượng để chống lại mệt mỏi do tiêu chảy.

Sữa bơ

Một cốc sữa bơ làm từ sữa đông tươi với một nhúm muối có thể khiến bạn thư giãn hơn. Nó không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày mà còn trung hòa axit dạ dày và cải thiện hoạt động ruột vì đây là một loại men tiêu hóa tự nhiên.

Nước dừa

Nước dừa không chỉ giúp bổ sung điện giải và khoáng chất bị mất mà còn làm dịu đường tiêu hóa nhờ giảm độ pH trong dạ dày.

Nước Kokum

Pha loãng một thìa nước Kokum vào một cốc nước với một nhúm muối và đường. Thức uống này sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu trong dạ dày vì nó có chứa garcinol – một chất có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể đối phó với dấu hiệu gây hại đường tiêu hóa.

Nước chanh

Uống nước chanh pha cùng chút muối, đường, hạt tiêu đen… sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Loại đồ uống này chứa nhiều vitamin C và các hợp chất chống viêm nhằm hỗ trợ chống đau dạ dày và cũng giúp duy trì cân bằng nước và điện giải, do đó ngăn ngừa mất nước.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

]]>
Nhận diện bệnh qua triệu chứng đau bụng http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-benh-qua-trieu-chung-dau-bung-10751/ Wed, 25 Jul 2018 08:06:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhan-dien-benh-qua-trieu-chung-dau-bung-10751/ [...]]]>

Như thế nào là đau bụng?

Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Danh từ thay thế (đau dạ dày, đau vùng bụng, bụng đau, đau quặn bụng).

Đau bụng rất đa dạng như đau quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài… Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Không phải lúc nào đau bụng cũng là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm cần được điều trị, có những dạng đau bụng có thể tự khỏi như rối loạn tiêu hóa… Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.

Phân loại đau bụng

Đau bụng thường chia làm hai dạng: đau bụng cấp tính và đau bụng mạn tính.

Đau bụng cấp tính: Là các dạng đau bụng xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 2 tuần. Đau bụng cấp tính sẽ nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng sốt cao, tiêu chảy có máu vì đó có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu đau bụng dữ dội kèm với tình trạng trướng bụng, nôn, không thể đi ngoài, không thể đánh hơi là những dấu hiệu thường gặp trong các trường hợp thủng tạng rỗng như dạ dày nên bệnh nhân cần đến bác sĩ khám ngay.

Đau bụng cấp tính do ngộ độc thức ăn thường có các biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, sốt và đau bụng quặn từng cơn. Biểu hiện nhiều hay ít tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và loại vi trùng. Đa số các trường hợp ngộ độc thức ăn có thể tự khỏi, chỉ cần bệnh nhân ăn uống đủ chất dinh dưỡng và bù nước đầy đủ, trừ trường hợp sốt cao, phân có máu là biểu hiện của nhiễm vi khuẩn, cần gặp bác sĩ để dùng kháng sinh đúng chỉ định.

Đau bụng mạn tính: Là các đau bụng biểu hiện tương đối nhẹ và kéo dài trên 2 tuần. Đau bụng mạn tính (kéo dài) thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện ở người trên 40 tuổi, trong gia đình có tiền sử ung thư đại tràng và kèm theo các biểu hiện: sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiêu ra máu, sốt nhẹ kéo dài, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc viêm loét đường tiêu hóa, cần gặp bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời. Một trong những bệnh lý hay gặp của đau bụng mạn tính là hội chứng dạ dày – ruột kích thích.

 

dau bungĐau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh.

Nguyên nhân thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng. Quan trọng nhất là phải hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Đa số các trường hợp bạn chỉ cần chờ đợi, dùng các thuốc đơn giản trong tủ thuốc gia đình.

Đau bụng do nguyên nhân từ các cơ quan của hệ tiêu hoá – dạ dày, phần cuối thực quản (tâm vị), ruột non và ruột già (đại tràng), gan, túi mật, tuỵến tuỵ. Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm: Trướng hơi hệ tiêu hoá; táo bón mạn tính; Không dung nạp đường lactose (không dung nạp sữa); Viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi); Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu; Trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng; Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp; Bệnh túi thừa Meckel, viêm túi thừa nhỏ ở ruột; Tắc ruột – ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn và bí trung tiện, đại tiện; Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella); Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí); Sỏi thận; Nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ; Lồng ruột, tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc; Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng…

Khi một cơ quan trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch, bệnh nhân không những bị đau dữ dội mà bụng còn cứng và thường kèm sốt. Đó là tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan toả ổ bụng.

Ở trẻ nhỏ, khóc lâu không rõ nguyên nhân thường do đau bụng và sẽ hết khi trẻ đánh hơi hoặc đi tiêu được. Một số bệnh lý nặng nhưng ít gặp hơn là ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá.

Cách xử trí khi bị đau bụng

Với các trường hợp đau nhẹ

Bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà và uống một ít nước lọc, tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn, nhịn ăn trong 6 giờ, sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ. Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay đầy hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có gaz. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine) được phép bán tự do. Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi, hãy đi khám bệnh sớm.

Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan, bạn có thể dùng paracetamol.

Với các trường hợp đau nặng, dồn dập

Cần đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng sau: Đau đột ngột và dữ dội ở bụng; Đau lan đến ngực, cổ và vai; Nôn ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen); Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau; Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn; Đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày; Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày; Khó chịu ở bụng lâu hơn 5 ngày; Đau kèm theo sốt trên 38 độ C; Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu; Đau vùng bả vai kèm buồn nôn; Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai); Biếng ăn kéo dài và sút cân không rõ nguyên nhân.

Lời khuyên thầy thuốc

Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ, ăn nhiều rau củ quả. Bên cạnh đó, giới hạn những thực phẩm sinh nhiều hơi; Uống  nước nhiều mỗi ngày; Tập luyện thường xuyên.

Để tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản, cần bỏ thuốc lá, giảm cân nếu cần thiết, ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, nâng cao đầu giường.

BS. Đồng Ngọc Khanh

]]>
Đau bụng dưới: Coi chừng trọng bệnh! http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bung-duoi-coi-chung-trong-benh-10497/ Wed, 25 Jul 2018 07:11:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-bung-duoi-coi-chung-trong-benh-10497/ [...]]]>

Bụng được phân chia một cách tương đối, dựa vào rốn làm mốc, thành bốn vị trí, đó là trên rốn (thượng vị), dưới rốn (hạ vị, bụng dưới), bên trái rốn là hố chậu trái, bên phải rốn là hố chậu phải. Như vậy, hạ vị hay dưới rốn hay bụng dưới chỉ là một vùng của bụng.

Những bệnh nào có thể gây đau bụng dưới?

Đau bụng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau của bụng. Bụng dưới chưa nhiều cơ quan trong đó đại tràng, trực tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, tiểu khung, phần phụ ở nữ (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo…), tiền liệt tuyến (nam giới). Vì vậy, khi bất kỳ một cơ quan nào ở trong bụng dưới lâm bệnh đều thể hiện bằng triệu chứng đau.

Cần lưu ý là một số trường hợp cùng một lúc có hơn một bộ phận trong bụng dưới bị đau, chúng tác động qua lại và gây nên đau bụng dưới (ví dụ, bệnh phụ khoa ở nữ giới tác động, chèn ép bàng quang gây viêm và cả hai bệnh đều gây đau bụng dưới).

dau bungĐáng lo ngại nhất là viêm ruột thừa gây đau bụng ở hố chậu phải

Trước hết phải kể đến là các bệnh về đường tiêu hóa, đáng lo ngại nhất là viêm ruột thừa gây đau bụng ở hố chậu phải. Đau ở hố chậu phải còn có thể là bệnh viêm đại tràng (viêm đại tràng xích ma, viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích), hoặc polyp đại tràng, polyp trực tràng, hoặc đau do sỏi niệu quản phải, nhất là khi sỏi niệu quản bị tắc ở chỗ ngoặt ở đoạn 1/3 dưới. Đôi khi sỏi bàng quang có thể gây đau âm ỉ ở hố chậu phải, nhất là sỏi gây nhiễm trùng bàng quang. Ở nữ giới, đau hố chậu phải còn có thể biểu hiện của viêm phần phụ, u nang buồng trứng xoắn, vỡ, chửa ngoài dạ con vỡ hoặc đau bụng kinh

Đau hố chậu trái có thể sỏi niệu quản trái (đoạn 1/3 dưới), bệnh của đại tràng xuống (viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng xích ma, viêm đại tràng co thắt, polyp đại tràng…), hoặc do bệnh của trực tràng (viêm, loét, polyp, phình tĩnh mạch, u chèn ép…), hoặc do viêm phần phụ, u nang buồn trứng xoắn, vỡ (nữ giới).

Bụng dưới gặp khá nhiều loại bệnh gây đau bụng, bệnh của bàng quang (viêm bàng quang, sỏi, u, lao, ung thư bàng quang…), bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh tiểu khung, phần phụ (nữ giới) như: viêm âm đạo, cổ tử cung, đau bụng kinh… Bất kỳ bệnh gì thuộc vùng bụng dưới khi lâm bệnh, ngoài triệu chứng đau còn có các triệu chứng khác kèm theo. Ví dụ, sốt, tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều, tiểu đục trong bệnh nhiễm trùng bàng quang; tiểu rắt, khó, buốt, tiểu són trong bệnh tăng sinh tiền liệt tuyến lành tính ở nam giới…

dau bung

Trong các bệnh ở bụng dưới gây đau cần hết sức đề phòng là các bệnh mang tính chất cấp cứu, bởi vì, có thể lẫn lộn giữa bệnh mạn tính và bệnh cấp cứu. Ở một người có bệnh mạn tính về đại tràng hoặc đường tiết niệu, nếu gặp phải bệnh viêm ruột thừa cấp hoặc bệnh u nang buồng trứng xoắn, vỡ hoặc chửa ngoài dạ con dọa vỡ hoặc vỡ (nữ giới), nếu chủ quan hoặc ít hiểu biết có thể dẫn đến bệnh tình cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng (viêm ruột thừa vỡ hay ung nang buồng trứng vỡ, chửa ngoài tử cung vỡ sẽ dẫn đến choáng nhiễm trùng, tính mạng người bệnh sẽ bị đa dọa), nếu cấp cứu không kịp thời. Viêm ruột thừa vỡ, cho dù cấp cứu kịp thời hạn chế tử vong nhưng hậu quả để lại rất nặng nề (tắc ruột, dính ruột xảy ra bất cứ lúc nào).

Khi bị đau bụng dưới nên làm gì?

Bụng dưới chứa đựng rất nhiều các cơ quan khác nhau. Vì vậy khi một trong các cơ quan đó bị bệnh đều gây đau, thậm chí làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác (chèn ép, lây lan mầm bệnh gây viêm nhiễm …) cũng gây đau, nếu không am hiểu kỹ về chuyên môn, tự chẩn đoán, tự điều trị sẽ rất nguy hiểm cho bản thân hoặc người nhà bị đau bụng dưới. Khi đau bụng dưới, cần bình tĩnh và khẩn trương đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và chữa trị, không phân biệt là nam hay nữ, trẻ em hay người lớn hay người có tuổi.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để đề phòng các bất trắc xảy ra khi đau bụng dưới, những người mắc các bệnh về tiêu hóa (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, polyp đại trực tràng…), bệnh về tiết niệu (viêm, sỏi, u…), bệnh về tiền liệt tuyến (nam giới), bệnh về phụ khoa, phần phụ (nữ giới), cần tích cực điều trị để bệnh chóng khỏi không nên để bệnh thành mạn tính. Bởi vì, các bệnh mạn tính này thỉnh thoảng gây dau bụng dưới và sẽ rất nguy hiểm nếu cùng xuất hiện các bệnh có tính chất cấp cứu như: viêm ruột thừa, u nang buồng trứng xoắn, vỡ, chửa ngoài tử cung… (nữ giới).

 

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

]]>