đái tháo đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 18 Nov 2018 03:00:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png đái tháo đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ http://tapchisuckhoedoisong.com/chu-dong-phong-ngua-dai-thao-duong-thai-ky-16945/ Sun, 18 Nov 2018 03:00:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chu-dong-phong-ngua-dai-thao-duong-thai-ky-16945/ [...]]]>

Vậy phụ nữ mang thai cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào, cần áp dụng cách gì để ứng phó với tình trạng này…

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Đái tháo đường thai kỳ chính là một thể bệnh của đái thái đường, chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai (khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh). Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ đái tháo đường thai kỳ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh đái tháo đường týp 1, týp 2, đái tháo đường do dinh dưỡng hoặc đái tháo đường triệu chứng. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ một cách chắc chắn nhất là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần.

Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳPhụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống lành mạnh phòng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Khi mang thai, một số hormon như cortisol, estrogen, lactogen… tăng lên, làm giảm hoạt động của insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Đôi khi, tuyến tụy phải sản sinh lượng insulin tăng gấp 3 lần so với trước khi mang thai để chống lại hiện tượng này. Trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, lượng glucose trong máu sẽ không thể chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó hay những người sinh một hay nhiều con có cân nặng sơ sinh trên 4kg. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao. Ngoài ra, những nhóm phụ nữ cũng có nguy cơ như các bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường do tuổi tác), phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp, phụ nữ có cha/mẹ hay anh/chị em ruột từng phải tiêm insulin.

Những nguy cơ…

Tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên tiền sản giật (tăng huyết áp, phù…) nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ de dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nồng độ ceton máu của người mẹ, bởi vậy thai nhi cũng bị tăng ceton máu – một yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai còn làm tổn hại đến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết cũng gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn đang ở trong tử cung của mẹ nữa, sự dư thừa insulin sẽ làm cho đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu ở trẻ rất dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ nếu không được điều trị kịp thời.

Thai của những người mẹ đái tháo đường có xu hướng to hơn bình thường nên rất dễ có nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non nên trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Một vài lưu ý khi bị đái tháo đường thai kỳ

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh đái tháo đường không mang thai, với ba biện pháp chính bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc.

Việc đầu tiên, người bệnh phải thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai và tùy thuộc vào việc đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, thầy thuốc mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng người bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳĐái tháo đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đối với đái tháo đường thai kỳ thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ đái tháo đường thai kỳ có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.

Đái tháo đường thai kỳ là một thể bệnh của đái thái đường, chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai (khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh).

 

Khi bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ cần chú ý đến thực phẩm và thời điểm ăn. Nên thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ba bữa ăn chính trong ngày, bạn cần ăn thêm 2 đến 3 bữa ăn vặt vào cùng thời điểm mỗi ngày. Nên dùng các loại carbohydrat (tinh bột) hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…. Hạn chế hoặc không dùng thực phẩm chứa chất béo bão hòa như bơ, mỡ, nội tạng động vật. Bạn không cần ăn kiêng, ngược lại cần đảm bảo nguồn thực phẩm đa dạng đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, bạn nhớ tập thể dục đều đặn để giúp cơ thể điều hòa glucose trong máu. Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết, bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc. Người bệnh đái tháo đường thai kỳ phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác.

Và phòng tránh

Giữ đường huyết ổn định: Cách tốt nhất để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai. Bước đầu tiên để ngăn chặn đái tháo đường thai kỳ là cần tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tình trạng béo phì, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường…

Giữ thói quen vận động: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn thực phẩm đa dạng với nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Giảm cân hợp lý trước khi mang thai chứ không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Khi có thai cần đi khám thai đúng lịch, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra đường máu để có thể có các biện pháp can thiệp kịp thời.

 

BS. Nguyễn Mai Hương

]]>
Phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-13781/ Sun, 05 Aug 2018 05:38:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-13781/ [...]]]>

Dù là ĐTĐ týp 2 hay týp 1 chúng đều làm tăng nguy cơ biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều rủi ro khác.

Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt đường huyết, điều trị tích cực các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đồng thời phát hiện sớm và  điều tri kịp thời biến chứng là có thể ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng để chung sống với căn bệnh này.

Bệnh ĐTĐ gây ra biến chứng mạn tính là điều tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, nhất là ở những người không kiểm soát tốt đường huyết. Bên cạnh đó, ở người ĐTĐ còn có hiện tượng oxy hóa và khi nó kết hợp với viêm mạn tính thì trở thành tác nhân chính làm tổn thương hệ thống mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, từ đó sinh ra các biến chứng mạn tính và cấp tính.

Phòng ngừa  biến chứng của bệnh đái  tháo đườngBiến chứng trên mắt người bệnh đái tháo đường

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mắt:

Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt và gây ra bệnh võng mạc do ĐTĐ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì dần dà người bệnh bị suy giảm thị lực theo thời gian và có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó, ĐTĐ còn làm tăng nguy cơ một số bệnh khác về mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Người bệnh phải điều trị tốt để kiểm soát được đường huyết và thường xuyên khám mắt, ít nhất mỗi năm một lần. Do đó, khi thấy thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt và ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức… người bệnh phải ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.

Các biến chứng về tim mạch:

Theo thống kê của các chuyên gia về ĐTĐ, có trên 65% số trường hợp tử vong ở người bệnh ĐTĐ là do bệnh tim và đột quỵ. Bởi vì biến chứng tim mạch là khó tránh khỏi với người bệnh ĐTĐ, thường gặp các bệnh như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Cách phòng ngừa tốt nhất là phải điều trị tốt để kiểm soát tốt các chỉ số như đường máu, mỡ máu và huyết áp cùng với việc đảm bảo chế độ ăn phù hợp và vận động, tập luyện thể dục thể thao.

Biến chứng thần kinh: đây là biến chứng phổ biến và nó thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh ĐTĐ, bao gồm:

– Biến chứng trên thần kinh ngoại biên: trong bệnh ĐTĐ luôn làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh cho nên người bệnh luôn cảm nhận được các cảm giác như đau, nóng.

– Biến chứng trên thần kinh tự chủ: làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến mồ hôi, dịch tiết…

Kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách hàng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng. Sử dụng chế phẩm có chứa axít alpha lipoic (ALA) – chất chống oxy hóa mạnh, có lợi thế thấm tốt vào mô thần kinh để hỗ trợ điều trị, cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Bệnh thận: khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới mạch máu nhỏ tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Phải điều trị tốt để duy trì đường huyết ở mức bình thường đồng thời điều trị để duy trì huyết áp nếu có bệnh tăng huyết áp đi kèm và đưa huyết áp về ngưỡng bình thường, kết hợp với chế độ ăn giảm muối, giảm đạm. Người bệnh ĐTĐ nói chung (cả týp 2 và týp 1) bị bệnh trên 5 năm nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

Biến chứng nhiễm trùng:

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng, nướu, tiết niệu hay sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Phải kiểm soát đường huyết tốt đưa chỉ số đường huyết về trong giới hạn bình thường, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là một số vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục hay tiết niệu.

Người bệnh ĐTĐ cần lưu ý khi có những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như sốt, dịch âm đạo có mùi khó chịu, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hay mùi hôi hoặc khi có các vết thương hay xây xước nhỏ lâu lành… phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài các biến chứng kể trên, khi đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều cơ quan khác như: cơ xương khớp, não bộ…

Phòng ngừa  biến chứng của bệnh đái  tháo đườngBiến chứng trên bàn chân

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời, bao gồm:

Hạ đường huyết:

Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l (65mg/dl), nguyên nhân có thể là sử dụng quá liều các loại thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu…

Dấu hiệu nhận biết là người bệnh cảm giác đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.

Khi có dấu hiệu hạ đường huyết thì người bệnh phải nhanh chóng ăn tạm những món nhẹ như: cháo loãng, súp hoặc uống một ly nước đường, hay ăn 1 viên kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Hôn mê do tăng đường huyết:

Khi đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng và rất dễ tử vong, cho nên cần phải đưa cấp cứu ngay lập tức tại bệnh viện.

 

Lời khuyên của thầy thuốc


Người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết bằng cách uống hoặc tiêm thuốc đều đặn, đầy đủ liều lượng mỗi ngày. Phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

 

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Một số bệnh cấp và mạn thường gặp trong dịp tết http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-cap-va-man-thuong-gap-trong-dip-tet-13766/ Sun, 05 Aug 2018 05:35:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mot-so-benh-cap-va-man-thuong-gap-trong-dip-tet-13766/ [...]]]>

Do thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, và lo lắng nhiều hơn nữa vì sẽ khó khăn hơn để sử dụng các dịch vụ y tế nếu cần thiết trong thời gian này do đang trong thời gian nghỉ lễ, đang đi về quê, du lịch xa…

Tăng huyết áp

Cần được điều trị lâu dài và ổn định bằng thuốc, nghĩa là cần uống thuốc liên tục và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Vào dịp tết, huyết áp thường dao động do thay đổi thời tiết (từ đông sang xuân), sử dụng chất kích thích (rượu, bia, trà, cà phê…) trong bữa ăn hay tiếp khách, do cảm xúc (vui buồn khi gặp lại người thân, hồi tưởng chuyện xưa…) mặc dù bệnh nhân vẫn dùng thuốc đều. Một cách đơn giản để ổn định huyết áp như sau: phương pháp xoa bóp vùng tai: bệnh nhân nằm hoặc ngồi, tư thế thoải mái, ở nơi yên tĩnh thoáng mát, mặc quần áo rộng. Người bệnh có thể tự làm hoặc nhờ người khác làm giúp. Rãnh hạ áp sau tai: nằm ở mặt sau của tai, từ trên đỉnh của rãnh xiên xuống có một hõm sâu ở phía dưới.Dùng ngón cái và ngón trỏ, cầm hai vành tai và vuốt từ trên xuống dưới tại vị trí rãnh hạ áp. Thời gian miết khoảng 5 – 6 phút sao cho tai ửng đỏ là được, hoặc lâu hơn nếu bệnh nặng. Sau đó cho bệnh nhân nghỉ ngơi huyết áp hạ 10 – 20mmHg trong thời gian 30 phút, tiếp tục theo dõi huyết áp. Nếu thấy huyết áp khó hạ, nên đến cơ sở y tế gần nhất.

Một số bệnh cấp và mãn thường gặp trong dịp tếtHuyết áp thường dao động mặc dù bệnh nhân vẫn dùng thuốc đều

 

Tăng đường huyết

Thường do thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều hơn ngày thường, ăn nhiều đồ ngọt. Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc liên tục theo chỉ định. Cần chuẩn bị thuốc men chu đáo từ trước tết để sử dụng trong tết, cần sử dụng thuốc đúng liều, không nên quên thuốc, bỏ thuốc. Đối với vấn đề về đường huyết nên kiểm soát và phòng ngừa từ trước thì tốt hơn là để đường huyết tăng rồi tìm cách hạ.

Trước khi vào bữa ăn, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn không làm tăng đường huyết nhiều để tạo cảm giác no như rau xanh. Điều này giúp người bệnh khi vào bữa chính với các món không có lợi cho người đái tháo đường như: bánh chưng, canh măng… sẽ không ăn quá nhiều. Cần duy trì chế độ ăn đúng bữa, các bữa ăn nên chia nhỏ với các bữa chính và bữa phụ, tránh ham vui mà dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát.

Tập luyện cơ thể: người bệnh đái tháo đường việc ít vận động cơ thể sẽ khiến chochỉ số đường huyết tăng lên. Vì vậy, duy trì luyện tập ngay cả vào dịp lễ tết là điều các bác sĩ khuyên bệnh nhân đái tah1o đường thực hiện. Có thể lựa chọn những môn thể thao cần hoạt động tay chân nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội… đều đặn mỗi tuần ít nhất 3 – 4 lần, mỗi lần chừng nửa giờ. Ngoài ra, người bệnh có thể thay tập luyện ngoài trời bằng luyện tập trong nhà như đi lại và tập những bài tập cơ bản.

Sử dụng thảo dược: các nghiên cứu đã chỉ ra các loại thảo dược có tác dụng tốt trong viêc kiểm soát đường huyết như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, hoài sơn… Các thảo dược này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường… Các sản phẩm từ thảo dược này được bán sẵn dạng thành phẩm khá nhiều, thường dùng dưới dạng trà. Nên chuẩn bị từ trước để dùng trong dịp tết. Dùng lâu dài càng tốt.

Điều quan trọng nữa là thường xuyên kiểm tra đường huyết trong dịp tết để biết được sự ổn định của đường huyết.

Các bệnh về khớp

Những biến đổi về nhiệt độ, độ ẩm là những ảnh hưởng không tốt đến dịch bao khớp và các thành phần quanh khớp. Thông thường mùa đông với nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh và khô chuyển sang mùa xuân thì nhiệt độ tăng dần, độ ẩm cao, cái lạnh của mùa đông không chấm dứt hẳn mà kéo sang mùa xuân, kết hợp với mưa xuân làm cho độ ẩm không khí cao. Thủy thấp tích tụ và hình thành xâm nhập vào các khớp kích hoạt phản ứng viêm gây ra đau nhức khớp nặng hơn (dân gian thường gọi là bệnh phong thấp hay thấp khớp). Ngoài ra, việc đi du xuân, lễ chùa đầu năm, đi trẩy hội,… di chuyển nhiều, leo núi, leo bậc thang nhiều làm gia tăng áp lực lên các khớp và làm nặng hơn tình trạngviêm ở khớp. Các bệnh về khớp vào mùa xuân thường dễ tái phát và tăng nặng như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, gút…

Một số bệnh cấp và mãn thường gặp trong dịp tếtCác bệnh về khớp vào mùa xuân thường dễ tái phát và tăng nặng

Giảm đau bằng chườm ấm: đơn giản nhất là dùng túi chườm nước nóng, loại cho nước sôi vào túi, bọc khăn rồi chườm lên khớp đau. Các loại túi chườm khá đa dạng có bán sẵn trên thị trường. Nếu có thời gian hơn thì rang muối hột cho nóng, bọc khăn lại cho vừa đủ ấm rồi chườm lên vùng đau. Nếu trong nhà có sẵn ngải cứu hoặc lá lốt thì rang muối hột cho nóng xong, cho lá vào xào nóng, bọc lại chườm lên càng tốt. Hoặc cho muối hột vào tô, phủ lên lớp dược liệu là lá lốt hoặc ngải cứu đưa vào lò vi sóng 4 phút sẽ đủ nóng cho vào túi vải hoặc bọc trong khăn chườm nơi khớp bị đau, sẽ giảm đau giãn cơ hiệu quả.

Một số nguyên tắc cần nhớ: giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, không nên ra ngoài vào lúc trời mưa và độ ẩm không khí cao. Đi bộ vừa phải, không nên leo bậc thang nhiều đặc biệt với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.

Cảm mạo

Thường gặp do nguyên nhân thay đổi thời tiết. Triệu chứng thường gặp: mệt mỏi toàn thân, đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi, ớn gió sợ lạnh.

Một số bệnh cấp và mãn thường gặp trong dịp tết

Nên cho người bị cảm lạnh ăn cháo giải cảm: cháo nấu nhuyễn, cho thêm lá tía tô, hành răm, gừng (nếu cần cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà càng tốt). Khi ăn, nên cúi đầu xuống để mũi hít hơi nóng và mùi tinh dầu của tía tô, hành, gừng. Ăn xong trùm chăn kín từ 10 – 15 phút cho cơ thể thoát mồ hôi là được. Cháo này còn chống xung huyết vùng mũi.

Đánh gió: dùng bất cứ vật gì có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như lược, thìa canh, miệng chén. Khi đánh gió người bệnh để lộ da chỗ cần đánh gió. Người đánh gió bôi dầu lên mặt da người bệnh,taycầm vật đánh gió để góc 900 hoặc 450 tiến hành vùng cổ, lưng, bụng, chân vàtayđánh gió từ trên xuống dưới; ngực đánh gió từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận đánh gió khoảng từ 3 – 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ hồng là được. Nhiều nhất cũng không nên đánh gió quá 10 phút, cũng không nên dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Đánh gió xong chỗ này mới sang chỗ khác, lần đánh gió sau cách lần trước từ 3 – 6 ngày để vết đánh gió lần trước kịp tan đi. Khi đánh gió tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh. Sau khi nổi vết đánh gió trong khoảng 30 phút cấm tắm rửa bằng nước lạnh. Đánh gió xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng (có pha thêm chút muối thì càng tốt). Phải khử trùng vật đánh gió trước và sau khi thao tác. Cấm đánh gió chỗ có vết lở loét, phần bụng người cóthai, mà da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da.

Xông lá: nếu cảm lạnh nặng, có thể dùng nồi xông. Lá xông nấu từ các loại lá thơm chứa tinh dầu, có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… gồm: lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu. Các thứ lá trên rửa sạch cho vào nồi đổ vừa nước. Dùng lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong phòng kín, tránh gió lùa. Bệnh nhân trùm kín chăn, ngồi xông từ 15 – 20 phút.

Súc miệng nước muối: súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

Bổ sung vitamin C: hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

Rối loạn tiêu hóa

Thường do ăn uống không điều độ. Rối loạn tiêu hóa là một cụm từ dùng để chỉ sự thay đổi hoặc xuất hiện một số triệu chứng ở đường tiêu hóa ví dụ như: nôn, buồn nôn; đau bụng có khi âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn; đi lỏng, phân lúc nhão, lúc rắn; bí trung tiện, bí đại tiện… Chỉ cần sử dụng một số nguyên liệu sẵn có trong bếp cũng giúp được khá nhiều các triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa.

Buồn nôn:

– Gừng đã được sử dụng ít nhất cách đây hơn 2.000 năm và là một trong các loại thảo dược tốt nhất để trị chứng buồn nôn. Có thể dùng trà gừng, kẹo gừng hoặc dùng gừng tươi để giảm buồn nôn, giảm sốt ở trẻ em, phòng chống cảm lạnh, cúm…

– Bạc hà: trà, kẹo bạc hà cũng giúp chống buồn nôn.

– Gừng và vỏ quýt đun sôi, sau đó uống hỗn hợp này khi nóng để có công dụng tốt nhất. Gừng làm ấm bụng, hương thơm từ tinh dầu quýt sẽ làm bạn dễ chịu hơn và từ đó cơn buồn nôn sẽ chấm dứt.

Tiêu chảy: khi bị tiêu chảy, nôn ói (do ngộ độc thức ăn), lấy một củ gừng khoản một lóng tay, rửa sạch, nướng lên. Sau đó, cạo vỏ gừng, rửa lại một lần nữa cho sạch vết cháy. Cắt gừng thành từng miếng bỏ vào ly hãm uống như trà. Gừng sẽ có tác dụng ôn ấm lại tỳ vị giúp cầm tiêu chảy rất tốt. có thể dùng phương pháp xoa bóp: đặt 2 bàn tay lên bụng xoa bóp theo ngược chiều kim đồng hồ (theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích tiêu chảy nhiều hơn). Hoặc chườm ấm vùng bụng cũng làm giảm tiêu chảy và các cơn đau bụng.

Đầy hơi: dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng.

Táo bón: cần chú ý ăn nhiều trái cây chuối, đu đủ, rau, uống nhiều nước…

Xoa bóp vùng bụng: theo chiều kim đồng hồ, kích thích nhu động ruột.

Hoặc dùng củ cải trắng 100g, mật ong lượng vừa đủ. Củ cải rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt rồi hòa với mật ong uống trong ngày (nếu có máy ép thì càng tốt). Dầu vừng đen dùng để chữa táo bón rất hiệu quả: uống 1 muỗng canh dầu vừng hoặc mỗi buổi sáng ăn một nắm hạt vừng, hoặc có thể nấu cháo vừng ăn cho dễ (gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau, cùng đem nấu cháo, thêm đường hoặc muối. Ăn nóng hoặc nguội vào các bữa điểm tâm, bữa phụ).

Trên đây là những phương pháp không dùng thuốc hoặc chỉ dùng các loại thực phẩm đơn giản có sẵn trong nhà để đối phó với một số sự cố sức khỏe trong dịp tết. Người bệnh cần tuân thủ y lệnh điều trị của bác sĩ, đi khám bệnh và chuẩn bị thuốc men đầy đủ trước tết, chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống cũng như sinh hoạt trong và sau tết. Nếu có vấn đề về sức khỏe mà cảm thấy không an tâm người bệnh có thể đến các bệnh viện trong khu vực nhờ hỗ trợ giúp đỡ vì luôn có bác sĩ trực.

BS.TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH

]]>
Giải cứu bàn chân đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-cuu-ban-chan-dai-thao-duong-13564/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-cuu-ban-chan-dai-thao-duong-13564/ [...]]]>

TS.BS.Trần Quang Nam – Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD) cho biết biến chứng loét chân do đái tháo đường là một biến chứng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người bị đái tháo đường. Ước tính hàng năm có khoảng 1 – 4% người bệnh đái tháo đường bị loét chân và 10 – 15% người bệnh đái tháo đường có ít nhất 1 lần loét chân trong đời từ khi được chẩn đoán mắc bệnh. Tất cả người bệnh đái tháo đường đều có khả năng bị loét chân. Tuy nhiên, tỉ lệ loét chân cao hơn ở những người có thời gian mắc bệnh kéo dài trên 10 năm, người bệnh kiểm soát đường huyết kém hoặc người bệnh có những biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng mạch máu ngoại biên và biến dạng bàn chân.

Ca bệnh điển hình

BV. ĐHYD vừa tiếp nhận trường hợp bác N.T.L, 65 tuổi, quê ở Vĩnh Long, bị đái tháo đường týp 2 đến nay đã 18 năm. Ban đầu, người bệnh xuất hiện những triệu chứng mỏi chân, nặng chân, châm chích chân, đau bắp chân khi đi bộ khoảng 400m. Sau đó 2 tuần, ngón thứ 5 bàn chân phải của bác L. diễn biến hoại tử nặngvà được chỉ định cắt bỏ khi nhập viện địa phương. Tuy nhiên, sau khi đoạn chi, tình trạng hoại tử chân của người bệnh không chấm dứt mà còn lan sang ngón chân 3 và 4. Bác L. được chuyển lên điều trị tại BV. ĐHYD. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng hoại tử mỏm cụt kèm theo tắc động mạch vùng cẳng chân do xơ vữa động mạch. Các bác sĩ BV. ĐHYD đã thực hiện can thiệp tái thông động mạch bị tắc đưa máu tới nuôi bàn chân, sau đó cắt lọc mô và ngón chân hoại tử. Sau 12 tuần chăm sóc và theo dõi, vết thương của bác L. đã lành hoàn toàn.

Giải cứu bàn chân  đái tháo đườngNgười bệnh đái tháo đường bị loét chân

Quy trình phối hợp liên chuyên khoa

TS.BS. Trần Quang Nam nhận định trong trường hợp này, bác L. có biến chứng tắc mạch máu kèm theo vết loét, nhưng ban đầu tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán đầy đủ và thiếu sự phối hợp điều trị từ các chuyên khoa nên việc cắt lọc ngón chân cũng không chấm dứt hoại tử. BV. ĐHYD đã triển khai quy trình điều trị phối hợp liên chuyên khoa đối với vấn đề bàn chân đái tháo đường. Đây là phương thức điều trị đã được nghiên cứu trên thế giới cho thấy làm giảm tỉ lệ phải đoạn chi tới trên 50%. Cụ thể, xử trí vấn đề hẹp tắc mạch máu luôn cần phải xem xét đầu tiên trước khi thực hiện các phẫu thuật cắt lọc vết loét. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ chỉ định can thiệp tái thông mạch máu giúp vết thương lành nhanh hơn, tiếp theo bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình hoặc tạo hình có vai trò quan trọng để cắt lọc mô hoại tử, ghép da và chỉnh hình biến dạng bàn chân. Chuyên khoa nội tiết đái tháo đường giúp người bệnh điều trị ổn định đường huyết, dùng kháng sinh, chăm sóc vết loét trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, điều dưỡng sẽ tích cực thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, hướng dẫn người bệnh tập vận động để tránh loét tái phát, loét tì đè sau cắt lọc. Sự phối hợp toàn diện, chặt chẽ và liên tục của các chuyên khoa trong phương pháp điều trị loét chân do đái tháo đường, cùng những tiến bộ y học cho ra đời nhiều loại kháng sinh thế hệ mới để kiểm soát nhiễm trùng đã giúp tỉ lệ cứu sống chi cao gấp 3 lần so với trước đây.

Kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể giúp phục hồi đến 90% các động mạch bị tắc nghẽn

 

ThS.BS. Lê Thanh Phong – Khoa Lồng ngực Mạch máu BV. ĐHYD cho biết cứ 2 người bị loét bàn chân đái tháo đường thì có 1 người cần tái thông động mạch để làm lành vết loét. Có 2 cách tái thông bao gồm can thiệp nội mạch và phẫu thuật bắc cầu. Những người bệnh loét chân do đái tháo đường thường có nhiều bệnh nặng kèm theo, nên không phù hợp để phẫu thuật. Do đó, hiện nay can thiệp nội mạch là sự lựa chọn đầu tiên cho dạng bệnh này. Chỉ tê tại chỗ và qua một vết đâm kim qua da, không gây đau đớn và mất máu, kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể giúp phục hồi đến 90% các động mạch bị tắc nghẽn, giúp làm lành nhanh chóng vết thương bàn chân đái tháo đường.

Giải cứu bàn chân  đái tháo đườngCó thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

ThS.BS. Nguyễn Phúc Thịnh – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV. ĐHYD chia sẻ, cắt lọc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các nhiễm trùng sâu của bàn chân đái tháo đường, giúp loại bỏ mô hoại tử, thoát lưu mủ, giảm thiểu nguy cơ lan rộng, giải phóng áp lực các khoang nhiễm trùng. Với các trường hợp nhiễm trùng sâu bàn chân, người bệnh cần được cắt lọc sớm.

Phòng tránh và chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các biến chứng của đái tháo đường nói chung và biến chứng bàn chân nói riêng tuy rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ và không nên bỏ qua dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá;  chọn giày vớ thích hợp, mang giày và vớ ngay cả khi ở trong nhà; giữ chân sạch và ẩm: lau chân bằng nước ấm, không ngâm chân, giữ ẩm bằng vaselin – tránh thoa vào vòng kẽ ngón; cắt móng chân cẩn thận bằng kìm chuyên dụng mỗi tuần 1 lần, dũa tròn các góc và khóe móng; dùng đá bọt để mài vết chai và dùng thuốc tiêu sừng; tập vận động để tăng cường máu nuôi, kê chân cao khi ngồi và tránh bắt chéo chân lâu.

 

Loét chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương. Nếu vết loét có tình trạng lan rộng nhanh, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử thì các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Phương pháp điều trị bàn chân đái tháo đường mới hiện nay có sự phối hợp nhiều liên chuyên khoa như nội tiết, chấn thương chỉnh hình, can thiệp mạch máu, phục hồi chức năng… sẽ giúp giảm thiểu đến mức tối đa tỉ lệ người bệnh phải đoạn chi do đái tháo đường.

 

NGUYỄN HƯNG

]]>
Insulin thông minh: Triển vọng trong điều trị đái tháo đường týp 1 http://tapchisuckhoedoisong.com/insulin-thong-minh-trien-vong-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-typ-1-13529/ Sun, 05 Aug 2018 05:09:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/insulin-thong-minh-trien-vong-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-typ-1-13529/ [...]]]>

Việc bảo quản insulin cũng yêu cầu điều kiện về nhiệt độ phù hợp và do đó không thể mang theo xa được. Những vấn đề này gây rất nhiều khó khăn trong điều trị và khiến chúng không có được một tuổi thơ “đầy đủ” một cách đúng nghĩa. Việc tìm ra insulin chỉ tiêm 1 lần/ngày, các nhà khoa học đã mang lại hy vọng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1.

Insulin đáp ứng glucose – Phép lạ trong điều trị

Bệnh ĐTĐ týp 1 thường gặp chủ yếu trên trẻ em và hiện nay chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu ngoài sử dụng insulin. Mục tiêu lớn của các nhà khoa học là tạo ra một loại insulin chỉ cần tiêm với liều 1 lần mỗi ngày và chỉ hoạt động khi nồng độ đường huyết tăng cao. Bằng cách này, chế phẩm được gọi là “insulin thông minh” hay “insulin đáp ứng glucose” mới được xem như thay thế hoàn chỉnh chức năng của các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy của một cơ thể khỏe mạnh. Và đây được coi là một phép lạ trong điều trị bệnh ĐTĐ týp 1.

Cho tới nay, đã và đang có nhiều dự án phát triển insulin thông minh, trong đó có nhiều dự án tiềm năng, đạt được những thành công ban đầu nhất định và cũng có những dự án đã thất bại.

Những thành công ban đầu

Năm 2010 tưởng chừng đã là một mốc lịch sử của bệnh ĐTĐ khi SmartCells – một công ty mới thành lập của Hoa Kỳ – công bố phát minh ra một loại “insulin thông minh”. Sau đó, hãng dược phẩm Merck & Co mua lại phát minh này để đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Công nghệ này sử dụng kỹ thuật phân tử nano để tạo ra insulin sinh học. Tuy nhiên, sau khi phát triển thuốc thử MK-2640 và được đưa vào tiến hành thử nghiệm lâm sàng, kết thúc thử nghiệm vào cuối năm 2016, thuốc không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn nên công ty đã chấm dứt sự phát triển của MK-2640 nhưng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những nhược điểm của MK-2640.

Insulin thông minhViệc tìm ra insulin chỉ tiêm 1 lần/ ngày mang lại hy vọng cho bệnh nhân ĐTĐ týp 1.

Năm 2014, Công ty dược phẩm Sanofi cũng có một dự án ứng dụng nghiên cứu cơ bản để phát triển “insulin đáp ứng glucose”. Theo dự án này, các nhà khoa học có thể sửa đổi phân tử insulin để nó tự động kích hoạt đáp ứng với glucose hoặc kết hợp insulin với một polyme giúp giải phóng nó khi phát hiện glucose.

Tại Trường đại học Utah (Mỹ), PGS.TS. Danny Chou cũng đưa ra một chiến lược là thay đổi insulin để nó liên kết với albumin huyết thanh. Insulin sẽ được tách ra và hoạt động chỉ khi nồng độ glucose trong máu tăng cao. Để nhận biết nồng độ glucose trong máu, nhóm nghiên cứu sử dụng axit phenylboronic – một phức hợp phân tử qua cảm biến giúp nhận diện sự tăng glucose – yếu tố gây tăng đường huyết sẽ gây ra sự giải phóng insulin. Biện pháp này đã được thử nghiệm trên những con chuột bị đái tháo đường và cho hiệu quả trong 13 giờ. Đây là kết quả tốt nhất từ trước tới nay được ghi nhận trên các dẫn chất insulin và tốt hơn nhiều so với insulin tự nhiên. Đây cũng là lần đầu tiên một phân tử insulin cải tiến cho thấy phản ứng tốt với glucose trong cơ thể sống. Hiện nay, phương pháp này đang được tiếp tục nghiên cứu trước khi đưa vào ứng dụng lâm sàng.

Cần một insulin  an toàn cho bệnh nhân

Với những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc dùng quá liều insulin, sự an toàn cho bệnh nhân luôn được đặt làm nền tảng. Điều đó có nghĩa là đưa ra được nguyên tắc và chứng minh được hiệu quả không phải là tất cả mà trong điều trị, “insulin đáp ứng glucose” phải phản ứng một cách có chọn lọc với glucose và chỉ ở nồng độ mong muốn mà không gây tác dụng phụ như hạ đường huyết cho người sử dụng.

Các nhà khoa học đang cố gắng để xác định chất polyme đáp ứng glucose tốt nhất và cũng như chất liệu chứa insulin an toàn nhất. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà khoa học là tìm ra cách kết hợp các cảm biến glucose cụ thể vào các cấu trúc hóa học lớn có thể hấp thụ insulin.

Giải thích cho việc đầu tư dàn trải giữa các chiến lược tìm ra insulin thông minh khác nhau, các nhà khoa học cho biết: Kết quả hoàn hảo nhất là thu được một phân tử có thể kiểm soát được sự tăng giảm của nồng độ glucose trong máu.

Còn quá sớm để có thể hứa hẹn bất cứ điều gì. Nhưng thế giới vẫn đang ghi nhận những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học trong mọi phương diện và chiến lược để tìm ra phương thức tối ưu nhất kiểm soát bệnh ĐTĐ týp 1 với mục tiêu chung là đem lại cho các bệnh nhân phụ thuộc insulin một cuộc sống tốt đẹp hơn.

DS. Trần Trang

]]>
Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-kinh-ngoai-bien-do-dai-thao-duong-13492/ Sun, 05 Aug 2018 05:05:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-than-kinh-ngoai-bien-do-dai-thao-duong-13492/ [...]]]>

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có thể làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên của bạn, làm bạn cảm thấy đau, nóng và lạnh, Gọi tắt là DPN (Diabetic Peripheral Neuropathy). Tình trạng này thường ảnh hưởng nhất đến  bàn chân và cẳng chân của bạn.

Nó cũng có thể ảnh hưởng đến bàn tay và cánh tay của bạn. Nó gây ra cảm giác kỳ lạ trong da và các cơ của bạn, cũng như  bị tê mất cảm giác có thể dẫn đến chấn thương mà  bạn không nhận ra mình bị.

Nguyên nhân gì?

Những người bị bệnh ĐTĐ có nhiều khả năng có lượng glucose (đường) và triglycerides (một dạng chất béo) trong máu của họ. Theo thời gian, những tổn thương thần kinh gửi các tín hiệu đau đến não của bạn, cũng như tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấpchất dinh dưỡng đến các dây thần kinh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc trì hoãn DPN là kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp của bạn.

Người nào bị bệnh thần kinh ngoại biên?

Khoảng một nửa số người mắc bệnh ĐTĐ có một số loại tổn thương thần kinh. Hai trong số 10 người đã bị DPN khi họ được chẩn đoán, mặc dù phổ biến hơn là bạn càng mắc bệnh này lâu hơn. Người bị béo phì hoặc có tiền tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa (một sự kết hợp không lành mạnh của huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao và mỡ bụng)  cũng có cơ hội bị DPN.

Các triệu chứng

Chân và các ngón tay của bạn có thể bắt đầu có cảm giác bị châm hoặc bỏng rát, như “kim đâm”. Cái chạm nhẹ nhất, có thể từ tấm trải giường của bạn, có thể gây đau. Lúc đó,  các cơ của bạn có thể trở nên yếu, đặc biệt là xung quanh mắt cá chân của bạn. Bạn có thể thấy khó  giữ thăng bằnghơn  hoặc đi bộ bị đau.

Nhưng bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, mặc dù  đã có tổn thương thần kinh.

Hãy kiểm tra thường xuyên

Khi bạn bị ĐTĐ, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để  biết sớm có bị DPN không. Bao lâu thì khám? Mỗi năm nếu bạn bị týp 2. Đối với týp 1, bạn nên  xét nghiệm hàng năm, bắt đầu sau tuổi dậy thì hoặc sau 5 năm nếu bạn được chẩn đoán khi bạn lớn tuổi hơn.

Bệnh thần kinh  ngoại biên do đái tháo đường

Hãy yêu cầu bác sĩ về việc kiểm tra DPN nếu bạn chưa mắc bệnh ĐTĐ nhưng có nguy cơ mắc bệnh này.

Vì DPN thường bắt đầu ở bàn chân và cẳng chân, bác sĩ sẽ tìm kiếm ở đó để biết các vết cắt, vết loét và các vấn đề về lưu thông máu. Họ sẽ kiểm tra số thăng bằng của bạn và xem bạn đi bộ. Họ sẽ tìm hiểu xem bạn cảm nhận được những thay đổi về nhiệt độ và những va chạm tinh tế như  các dao động  như thế nào. Họ có thể đặt một sợi dây mỏng hoặc một cái âm thoa trên các ngón chân và bàn chân của bạn để xem bạn có cảm thấy nó không.

Kiểm tra máu và nước tiểu

Những kiểm tra này giúp bác sĩ theo dõi lượng đường huyết và triglyceride của bạn. Các xét nghiệm có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh thần kinh như bệnh thận, các vấn đề về tuyến giáp, mức B12 thấp, các nhiễm trùng, ung thư, HIV và lạm dụng rượu, có thể cần được điều trị khác.

Điều trị

Thuốc trị trầm cảm (citalopram, desipramine, nortriptyline, paroxetine) và co giật (gabapentin, pregabalin) có thể làm cho DPN của bạn ít đau hơn, nhưng thuốc giảm đau không kê toa có thể không giúp gì. Các thuốc bạn bôi trên da để làm tê nó, như lidocaine, cũng có thể hữu ích. Không có gì chữa được những hư hỏng thần kinh. Bác sĩ có thể đề nghị các bài tập đặc biệt (vật lý trị liệu) để giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giữ cho bạn di chuyển được.

Nhiễm trùng

Một tác dụng phụ của DPN là bạn có thể không nhận thấy các vết cắt nhỏ, mụn nước,  các vết bỏng hoặc các vết thương khác vì bạn đơn giản là không cảm thấy chúng. Vì bệnh ĐTĐ làm cho những vết thương này chậm chữa lành hơn, chúng có thể trở nên rất nghiêm trọng trước khi bạn tìm thấy chúng. Chúng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn. Nếu không có sự chăm sóc thích hợp, bạn có thể mất một ngón chân, bàn chân của bạn, hoặc thậm chí một phần  chân của bạn.

Bàn chân charcot

Bệnh thần kinh nặng có thể làm suy yếu  các xương ở bàn chân. Chúng có thể nứt hoặc vỡ, làm cho bàn chân của bạn bị đỏ, đau, sưng, hoặc chạm vào thấy ấm. Nhưng bởi vì bạn không thể cảm thấy nó, bạn có thể tiếp tục đi bộ trên bàn chân của mình và  làm biến dạng nó. Ví dụ, chỗ lõm bàn chân có thể sụp xuống và phình ra  hướng mặt đất. Biết sớm, bác sĩ có thể điều trị bàn chân Charcot với nghỉ ngơi, niền lại và sử dụng giày đặc biệt. Các trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật.

Hãy chăm sóc bàn chân bạn

Mỗi ngày, tìm vết cắt, vết loét hoặc vết bỏng mà bạn có thể không cảm thấy. Một tấm gương có thể giúp đỡ nhìn thấy những nơi khó nhìn. Đừng quên kiểm tra giữa các ngón chân của bạn. Rửa chân hàng ngày trong nước ấm (sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ) Khi nghỉ ngơi, hãy lắc nhẹ ngón chân và đặt bàn chân lên để giúp máu của bạn luôn chuyển động. Gọi cho bác sĩ của bạn nếu sau vài ngày vẫn còn bất kỳ vấn đề nào không rõ ràng.

Hãy mang giày

Họ bảo vệ bàn chân của bạn khỏi mặt đất, cho dù  đất nóng, lạnh băng giá, hoặc gồ ghề. Hãy chắc chắn rằng đôi giày của bạn thoáng, dễ chịu và có nhiều chỗ cho các ngón chân của bạn. Mang theo  đôi giày bạn hay sử dụng nhất khi đi bác sĩ kiểm tra. Bạn có thể cần giày đặc biệt hoặc  các miếng đệm  khi bạn có vấn đề về chân.

Các dạng khác của bệnh lý thần kinh

Bệnh ĐTĐ cũng có thể gây ra các vấn đề về thần kinh ở những nơi khác trong cơ thể của bạn.

Các thần kinh  phó giao cảm bị tổn thương là thần kinh giúp kiểm soát bàng quang, dạ dày, mắt, mạch máu và các chức năng khác của cơ thể.

Tổn thương đầu gần (Proximal) ở hông, mông hoặc đùi của bạn (thường chỉ ở một bên), khiến bạn khó di chuyển.

Các điểm đau của các dây thần kinh đơn, thường ở chân, tay, đầu hoặc ngực và bụng.

TTƯT BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

(Theo web MD)

]]>
Làm gì khi mắc tiền đái tháo đường? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-mac-tien-dai-thao-duong-13079/ Sun, 29 Jul 2018 14:49:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-mac-tien-dai-thao-duong-13079/ [...]]]>

Nguyễn Hồng Lan (Ninh Bình)

Tiền đái tháo đường nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa tăng đủ để chẩn đoán đái tháo đường. Giai đoạn tiền đái tháo đường kéo dài âm thầm nhiều năm mới trở thành bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu phát hiện và kịp thời điều chỉnh lối sống, khả năng khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian trước khi chuyển thành đái tháo đường là rất lớn.

Theo đó, người mắc tiền đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại thức ăn, ăn nhiều món trong một bữa và các món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Các thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo… nên hạn chế. Những người tiền đái tháo đường cũng nên ăn chừng mực, không nên ăn quá no hoặc để quá đói. Nên ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả vì chúng giúp đường và mỡ hấp thụ vào máu chậm hơn. Đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn… cần được hạn chế vì nó chứa nhiều dầu mỡ, gia vị… không tốt cho những người đang có mức đường huyết cao.

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, nếu đang bị tiền đái tháo đường, nên dành thời gian luyện tập thể thao hàng ngày theo nguyên tắc: từ từ, dần dần và thích hợp, không cố gắng tập quá sức. Việc luyện tập này cần được duy trì ổn định, tránh ngắt quãng thời gian quá dài vì như thế sẽ không có tác dụng.

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm đái tháo đường, người bệnh cần khám,  xét nghiệm sàng lọc định kỳ là việc làm cần thiết.

ThS. Lê Ngọc

]]>
Cách chọn trái cây ít ngọt cho người tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chon-trai-cay-it-ngot-cho-nguoi-tieu-duong-5924/ Sat, 21 Jul 2018 02:49:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chon-trai-cay-it-ngot-cho-nguoi-tieu-duong-5924/ [...]]]>
cach-chon-trai-cay-it-ngot-cho-nguoi-tieu-duong

Ảnh: News.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trái cây là nguồn cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng, canxi, magie, kali… cần thiết cho cơ thể. Năng lượng từ trái cây chủ yếu đến từ lượng đường chứa trong đó. Chất đạm trong trái cây ít. Chất béo trong trái trái cây cũng ít, trừ bơ, sầu riêng. Chất xơ trong trái cây giúp chống táo bón và giảm mỡ máu. Vitamin C giúp tạo collagen nuôi dưỡng làn da và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Văn Chín, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn nhiều loại trái cây giống như người không bị bệnh. Song có điểm khác là không được ăn một cách thoải mái mà phải trong giới hạn cho phép về số lượng và số lần ăn để giữ cho đường huyết ổn định.

Bác sĩ khuyên người bệnh đái tháo đường trước khi lựa chọn thực phẩm cần chú ý đến lượng đường chứa trong đó. Tỷ lệ chất đường trong trái cây phụ thuộc vào giống cây, nơi trồng. Tùy mỗi loại quả mà lượng đường chứa trong đó khác nhau có thể làm tăng đường huyết ít hay nhiều. Nước thường chiếm từ 75 đến 95% trong trái cây. Thông thường loại quả nào đường nhiều thì ít nước và ngược lại. Lưu ý: Đường trong trái cây khô chiếm từ 40 đến 60%, cao hơn trong trái cây tươi cùng trọng lượng. 

Nguyên tắc chọn trái cây ở người đái tháo đường:

– Nên ăn thay đổi, không theo thói quen mà chỉ dùng một số loại trái cây nhất định.

– Chọn trái cây tươi. Hạn chế sử dụng các loại quả sấy hoặc phơi khô vì tỷ lệ đường cao, lượng chất dinh dưỡng đã bị thay đổi trong quá trình chế biến và nhiều chất phụ gia, chất bảo quản có hại cho sức khỏe.

– Chọn trái cây có nhiều chất xơ và nước.

– Các loại quả làm tăng đường huyết nhiều như sầu riêng, mít, vải, nhãn… nên ăn lượng ít. Quả ít ngọt như thanh long, bưởi, củ sắn, cóc, ổi, táo, lê… có thể ăn nhiều hơn.

– Theo khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa từ 2 đến 3 lần trái cây mỗi ngày. Có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho phù hợp nhu cầu năng lượng. Bệnh nhân có thể ăn trái cây tráng miệng nhưng nếu chỉ số đường huyết sau ăn cao quá thì nên ăn cách xa bữa ăn.

– Không ăn trái cây thay cho bữa chính.

Lưu ý: Mỗi bệnh nhân tiểu đường có cơ địa khác nhau nên thay đổi đường huyết khác nhau khi hấp thu cùng lượng và cùng loại trái cây. Do đó cần dựa trên kinh nghiệm của mỗi bệnh nhân mà chọn loại quả nào cho thích hợp. Tốt nhất với trái cây vỏ mềm thì ăn cả vỏ, xác, chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường và chống táo bón. Không nên dùng nước ép trái cây vì dễ làm đường huyết sau ăn tăng cao. Nước ép trái cây như cam, dứa (thơm) hay nước dừa, nước mía chỉ có thể dùng khi cấp cứu hạ đường huyết trong trường hợp không có sẵn thức ăn hay nước uống khác.

Thi Trân

]]>
2 món ngon cho người đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/2-mon-ngon-cho-nguoi-dai-thao-duong-5878/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/2-mon-ngon-cho-nguoi-dai-thao-duong-5878/ [...]]]>

Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn cho biết tiểu đường là bệnh mạn tính, một khi đã mắc thì suốt đời không bao giờ khỏi. Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân là duy trì chế độ tập luyện và ăn uống hàng ngày sao cho thật khoa học, nhằm ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Dù vậy không nên kiêng khem quá mức, chỉ cần lưu ý chọn những món ăn chứa ít hoặc không có đường.

Kỹ sư Nhàn giới thiệu 2 món ăn dễ làm mà ngon miệng thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường như:

Canh cải soong nấu tôm

Nguyên liệu:
– Cải soong 200 g.
– Tép hoặc tôm tươi 100 g.
– Hành lá, nước mắm, tiêu, dầu… mỗi thứ một ít.

2-mon-ngon-cho-nguoi-dai-thao-duong

Canh cải soong nấu tôm tươi.

Cách làm:
– Cải soong lặt rửa thật sạch, để ráo.
– Hành lá lặt rửa sạch, đầu hành để riêng, lá hành cắt nhỏ
– Tép hoặc tôm lột vỏ giã nhuyễn với đầu hành, ướp với chút nước mắm, tiêu.
– Bắc nồi nước đủ dùng lên bếp nấu sôi. Dùng đũa gắp từng viên tôm vào, vớt bọt bỏ đi.
– Nước sôi lại cho cải soong vào nêm vừa ăn nhắc xuống, thêm dầu, hành, tiêu.

Khổ qua xào trứng

Nguyên liệu:
– Khổ qua 300 g.
– Trứng vịt 2 quả.
– Hành tím 3 củ.
– Tỏi 3 tép.
– Hành lá, dầu, nước mắm, đường, tiêu… mỗi thứ một ít.

2-mon-ngon-cho-nguoi-dai-thao-duong-1

Khổ qua xào trứng.

Cách làm:
– Khổ qua rửa thật sạch, cắt bỏ đầu đuôi, chẻ làm đôi, bỏ hột, rửa lại rồi xắt mỏng theo chiều ngang.
– Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ.
– Củ hành, tỏi lột vỏ, băm nhỏ
– Trứng vịt đập ra chén quậy đều thêm chút nước mắm, tiêu.
– Bắc chảo dầu nóng phi củ hành tỏi thơm cho khổ qua vào xào vừa chín, nêm vừa ăn.
– Trứng đánh tan rưới vào khổ qua, trộn đều thêm hành, đảo đều cho đến khi trứng chín là được.

Thi Trân

]]>
Thịt thỏ tốt cho người suy nhược, đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/thit-tho-tot-cho-nguoi-suy-nhuoc-dai-thao-duong-4621/ Thu, 19 Jul 2018 12:23:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thit-tho-tot-cho-nguoi-suy-nhuoc-dai-thao-duong-4621/ [...]]]>

Hàm lượng protein cao hơn thịt bò, thịt dê, thịt lợn; lipid, hàm lượng cholesterol thấp, có Ca, S, P, Na và các vitamin; có ovophospholipid có tác dụng bảo vệ thành mạch, chống xơ hoá.

Bộ phận dùng làm thuốc là thịt thỏ, gan thỏ, tiết thỏ, lông thỏ, xương thỏ.

Theo Đông y, xương thỏ vị ngọt chua, tính bình; có tác dụng trấn tĩnh, giải độc tiêu sưng. Gan thỏ vị ngọt mặn, tính hàn; tác dụng bổ gan, làm sáng mắt, chữa choáng váng, mắt mờ có màng mộng, đau mắt do gan yếu. Tiết thỏ vị mặn, tính hàn, không độc; tác dụng hoạt huyết lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Da lông thỏ đốt tồn tính rắc vết thương, vết bỏng…

Thịt thỏ vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị và đại tràng. Tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ chỉ khái, lương huyết, giải độc. Thích hợp cho người suy kiệt gầy sút, mới ốm dậy, nôn ói, táo bón, đại tiện xuất huyết và đái tháo đường. Liều dùng, cách dùng: 100 – 1.000g bằng cách nấu chín, bung, hầm nhừ, quay rán.

Thịt thỏ hầm đại táo chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu.

Thịt thỏ hầm đại táo chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu.

Món ăn thuốc có thịt thỏ:

Súp thịt thỏ: thịt thỏ 200g, sơn dược 30g, câu kỷ tử 15g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đại táo 30g. Nấu súp. Dùng cho người suy nhược cơ thể.

Thịt thỏ tiềm vỏ quít: thịt thỏ 200g, vỏ quít (trần bì) 8g. Thịt thỏ chặt miếng to, cho muối, dầu, rượu, hành, gừng trộn đều, ướp trong 30 phút; vỏ quít ngâm rửa, thái lát. Đun sôi dầu rán, cho thịt thỏ vào rán vừa chín; tiếp tục cho vỏ quít, ớt tươi, gừng, hành vào xào với thịt thỏ; sau đó cho mì chính, đường trắng, muối, mắm, dấm đảo đều, đun đến khi thịt khô chuyển màu đỏ nâu sậm, đổ ra đĩa, gắp bỏ gừng hành, đổ ít dầu vừng lên. Món này tốt cho người sau thời kỳ bệnh nặng dài ngày cơ thể suy nhược, người mỡ máu cao.

Thịt thỏ hầm đại táo: thịt thỏ 100 – 200g, đại táo 20g. Thịt thỏ chặt nhỏ, đại táo xé. Hấp cách thủy hay nấu chín. Ăn nóng, ngày 1 lần. Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, người gầy yếu.

Nước thịt thỏ: thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội. Uống khi khát. Dùng cho người ốm suy kiệt, đái tháo đường, tiểu không cầm hoặc di niệu.

Thịt thỏ hầm kỷ tử: thịt thỏ 100 – 200g, kỷ tử 15g. Thịt thỏ chặt nhỏ, cho cùng với kỷ tử vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm ít muối. Ngày ăn 1 lần; dùng nhiều ngày. Món ngon, thích hợp cho người đái tháo đường

Thịt thỏ nấu cari ăn thường ngày rất tốt cho người nôn ói trào ngược, táo bón.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không dùng.

Lương y Thảo Nguyên

]]>