da khô – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 20 Sep 2018 04:46:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png da khô – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thực phẩm cần kiêng khi viêm đa khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-kieng-khi-viem-da-khop-16037/ Thu, 20 Sep 2018 04:46:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-can-kieng-khi-viem-da-khop-16037/ [...]]]>

Trần An (Hải Dương)

Viêm, thoái hóa xương khớp mà điển hình là viêm đa khớp dạng thấp, gout (gút) là bệnh rất phổ biến. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng đôi khi trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Viêm đa khớp là một bệnh hệ thống, trong đó tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp, thường là những khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân, có khi ảnh hưởng đến khớp gối và khớp háng. Bệnh thường khởi phát âm thầm, gây phù nề, đau đớn, cứng khớp lúc buổi sáng thức dậy, gây hạn chế vận động và biến dạng khớp. Ngoài ra, bệnh còn gây mệt mỏi, đau cơ và khó chịu. Bệnh thường không thể chữa khỏi triệt để, dễ tái phát nên chế độ ăn là rất quan trọng. Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp hoặc gút cao, vì vậy cần giảm cân theo chế độ ăn kiêng từ từ, nhằm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp, cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn. Nên ăn thịt heo, thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò… ăn nhiều rau và trái cây tươi; với bệnh nhân gút, cần hạn chế đạm để giảm lượng axit uric trong máu và tinh thể uric trong khớp. Nên hạn chế ăn các loại thịt, nội tạng, cá, trứng, xúc xích, các loại đậu, măng tây, nấm, súp lơ. Đặc biệt phải tránh rượu, thuốc lá, cà phê, trà. Để giảm đau và viêm khớp, nên sử dụng các loại dầu chứa nhiều axit béo omega-3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân. Hạn chế ăn mỡ động vật, thức ăn giàu cholesterol. Người bị bệnh gút mạn tính cần nghiêm túc thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.

BS. Văn Hào

]]>
Viêm đa khớp dạng thấp – dễ chủ quan, gây tàn phế http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-khop-dang-thap-de-chu-quan-gay-tan-phe-14048/ Sun, 05 Aug 2018 06:11:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-khop-dang-thap-de-chu-quan-gay-tan-phe-14048/ [...]]]>

Đây là căn bệnh phổ biên mà rất nhiều người mắc phải đặc biệt là những người lớn tuổi. Phục hồi chức năng vận động cho người viêm khớp dạng thấp có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, giảm tối đa các biến chứng như teo cơ, cứng khớp. Chúng tôi đã phỏng vấn Th.s.BS Thái Thị Xuân, Giám đốc BV Phục hồi chức năng Nghệ An về nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, cũng như cách phục hồi chức năng cho những người không may mắc phải căn bệnh này.

PV: Thưa bác sĩ, bệnh viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện như thế nào? Vì sao trong xã hội hiện đại ngày này, viêm khớp dạng thấp lại xuất hiện nhiều?

Th.s Thái Thị Xuân: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp mãn tính. Chúng ta có thể hiểu nó như sau. Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm,… Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, bạch cầu sẽ thâm nhập vào các bao hoạt dịch (ở giữa các khớp) đồng thời làm rỉ hoạt dịch và gây viêm. Bạn có hỏi vì sao, hiện nay viêm khớp dạng thấp lại xuất hiện nhiều, tôi cho rằng không hẳn như thế. Như tôi đã nói ở trên, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính. Hiện nay, con người rất bận rộn trong cả guồng quay liên miên từ sáng tới đêm khuya, ít thời gian dành cho vận động, thể dục thể thao, ăn uống chưa điều độ…nên cơ xương khớp không còn đợi tuổi mới lão hoá mà người trẻ cũng mắc bệnh về cơ xương khớp nhiều hơn.

Trong một buổi sáng đẹp trời, khi tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, người bệnh có thể phát hiện mình bị viêm khớp dạng thấp qua các biểu hiện như vận động khó khăn, cứng khớp, các khớp có biểu hiện sưng đau ở khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu gối, cổ chân, ngón chân,… đồng thời người bệnh cũng hay cảm thấy mệt mỏi, giảm cân và có triệu chứng như cảm cúm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, khi các khớp viêm tiến triển nặng và tăng dần có thể gây teo cơ, biến dạng khớp.

 

Th.s Thái Thị Xuân ( ngoài cùng bên trái) trực tiếp hướng dẫn thầy thuốc bệnh viện

Th.s Thái Thị Xuân ( ngoài cùng bên trái) trực tiếp hướng dẫn thầy thuốc bệnh viện

 

PV: Thưa bác sĩ, có thể coi viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tiến triển âm ỉ, không gây ra những cơn đau đột ngột, bất ngờ, nên nhều người có tâm lý chủ quan dẫn đến di chứng nặng nề?

Th.s Thái Thị Xuân: Hiện nay, viêm khớp dạng thấp đang là căn bệnh được cho là thủ phạm gây tàn phế nhiều nhất. Ngoài ảnh hưởng tại khớp như đau, teo cơ, biến dạng khớp bệnh còn gây hậu quả nặng nề đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.

Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao. Do sự rối loạn của hệ miễn dịch nên cơ thể tự sinh kháng thể tấn công vào các cơ quan, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp.

Ở giai đoạn toàn phát, khi có sự “bào mòn” sụn khớp, đầu xương thì khớp bị tổn thương và khó phục hồi. Hậu quả là người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày, mà còn có thể bị biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế suốt đời.

Theo thống kê sau 10 năm mắc viêm khớp dạng thấp, 40 – 60% bệnh nhân mất khả năng làm việc, khớp có thể biến dạng, gây tàn phế và cần đến sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác. Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể tim, phổi,…kèm theo các triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da…

Bệnh cần được điều trị đúng cách, tuyệt đối bệnh nhân không được tự dùng thuốc để điều trị bệnh vì có thể đang làm tăng mức độ của bệnh.

PV: Đối với BV Phục hồi chức năng Nghệ An, thưa bác sĩ, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp như thế nào?

Th.s Thái Thị Xuân: Ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp được điều trị theo nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, chỉnh hình, lao động liệu pháp, đông y châm cứu. Tùy theo từng giai đoạn bệnh để điều trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng, đông – tây y kết hợp.

Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm một vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả, khớp viêm và tràn dịch; thường mổ cắt bỏ màng hoạt dịch. Ngoài ra, điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm.

Trong viêm khớp dạng thấp điều trị bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. Sau khi dùng thuốc điều trị bệnh nhân giảm đau thì phải kết hợp vật lý trị liệu và vận động liệu pháp. Bao gồm: Tắm nước nóng, nước ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu vào khớp viêm, tắm bùn…, biện pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng tiết mồ hôi, giãn cơ và giảm đau tại chỗ. Dùng dòng điện một chiều, xoay chiều, điện cao tần, siêu âm với cường độ và bước sóng khác nhau là biện pháp dùng năng lượng để điều trị.

Xoa bóp và bấm huyệt, thầy thuốc làm và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện, xoa bóp có tác dụng làm lưu thông máu, giảm đau, tăng tính đàn hồi của da, giảm xơ hoá da và dây chằng. Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng: hướng dẫn bệnh nhân vận động thích hợp: Tập vận động bằng tay không, tập với các dụng cụ phục hồi chức năng: tập bằng gậy, tập tạ, tập trèo thang, co, kéo, bàn đạp. Ngoài ra còn kết hợp nước suối khoáng, nước biển và bùn trong trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ hiệu quả hơn.

PV: Lời khuyên của bác sĩ dành cho người dân phòng bệnh viêm đa khớp dạng thấp như thế nào, thưa bà?

Th.s Thái Thị Xuân: Để phòng bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả chúng ta cần uống đủ nước vì nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Cần uống nước đầy đủ, nhất là về mùa đông không nên ngại uống nước. Thường xuyên vận động, bởi việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp. Một số môn thể thao được khuyến khích tập luyện giúp hạn chế bệnh viêm khớp là: bơi lội, đi xe đạp, đi bộ.

Chế độ ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý, nếu bạn đang thừa cân thì cần phải giảm cân, giảm cân chính là cách giảm trọng lượng chèn lên các xương, khớp điều này giúp các xương, các khớp không phải gánh chịu một áp lực quá lớn, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Hạn chế mang vác những vật nặng. Hạn chế căng thẳng, không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormon sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp.

PV: Cảm ơn bác sĩ

Lê Huyền

]]>