cường giáp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 12:50:29 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cường giáp – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dinh dưỡng sau điều trị cường giáp bằng phóng xạ http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-sau-dieu-tri-cuong-giap-bang-phong-xa-4779/ Thu, 19 Jul 2018 12:50:29 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-sau-dieu-tri-cuong-giap-bang-phong-xa-4779/ [...]]]>

Mẹ tôi bị cường giáp, đã điều trị bằng phóng xạ. Xin hỏi, mẹ tôi có phải kiêng gì không? Cần bổ sung dinh dưỡng gì để đảm bảo sức khỏe và bình phục nhanh trong thời gian điều trị bệnh?

Lê Thị Mai (hoakhongsacle)

Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bữa ăn đủ 4 nhóm (đường, đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) cho người bệnh sau điều trị cường giáp bằng phóng xạ. Hình: minh họa

Hiện có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh cường giáp, đó là dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (điều trị nội khoa), phẫu thuật và i-ốt phóng xạ. Điều trị bằng i-ốt phóng xạ thường được chỉ định rất rộng rãi: Tất cả bệnh nhân (thuộc mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em) được chẩn đoán xác định là có cường giáp trạng chưa qua bất kỳ phương pháp điều trị nào (như điều trị nội khoa, phẫu thuật); hoặc tái phát sau điều trị nội khoa, tái phát sau phẫu thuật; biến chứng sau điều trị nội khoa (dị ứng, nhiễm độc gan, giảm bạch cầu, suy tủy xương sau điều trị bằng thuốc kháng giáp) hoặc bệnh nhân không còn chỉ định phẫu thuật… Quy trình điều trị bằng I-131 (i-ốt phóng xạ) khá đơn giản.

Thông thường, mỗi bệnh nhân chỉ cần một lần uống thuốc (một liều I-131) là khỏi bệnh, tuy nhiên có những trường hợp phải uống 2 hoặc 3 lần do tình trạng bệnh quá nặng hoặc người thầy thuốc chủ động phân ra nhiều liều I-131 để người bệnh có thể dung nạp được thuốc hoặc nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Về dinh dưỡng: người bệnh sau điều trị phóng xạ không cần kiêng khem quá mức mà chú ý không nên ăn chất cay nóng, không uống rượu, không hút thuốc.

Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bữa ăn đủ 4 nhóm (đường, đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất); người bệnh lúc này thường bị giảm vị giác, dễ buồn nôn do đó nên ăn những thứ mình ưa thích. Ăn những thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng tránh táo bón; uống nhiều nước để thải nhanh chất phóng xạ. Ngoài ra, cần nghỉ ngơi và tập luyện thể dục phù hợp.

BS. Vũ Lan Anh

]]>