cúm A – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 11:56:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cúm A – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách phòng cúm A/H7N9 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-cum-a-h7n9-11614/ Wed, 25 Jul 2018 11:56:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-cum-a-h7n9-11614/ [...]]]>

Tôi theo dõi thông tin thấy lại xuất hiện bệnh cúm A/H7N9. Vậy xin bác sĩ cho biết triệu chứng của bệnh và cách phòng ngừa thế nào?

Nguyễn Thanh Hà (TP. Sơn La)

Bệnh cúm A/H7N9 ở người là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do virut cúm A/H7N9 trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cúm A/H7N9 tương tự như các chủng cúm khác. Cụ thể: Sốt: Sốt cao 39 – 400C. Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng… Ho, tức ngực, khó thở tăng dần. Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp. Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê… Chụp Xquang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được virut từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do vậy mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa bằng cách: Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Cảm cúm, ai dễ mắc, khắc phục thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/cam-cum-ai-de-mac-khac-phuc-the-nao-10461/ Wed, 25 Jul 2018 07:06:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cam-cum-ai-de-mac-khac-phuc-the-nao-10461/ [...]]]>

Cảm cúm là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng do virut gây ra (có tới hơn 200 loại virut gây bệnh này). Cảm cúm thông thường không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, nhất là trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính lại là vấn đề không thể chủ quan.

Ai dễ bị cảm cúm?

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan virut. Những người có hệ miễn dịch kém có khả năng mắc bệnh rất cao. Thiếu ngủ và suy dinh dưỡng cũng dễ bị cảm cúm vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Ở trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản, gây nên triệu chứng viêm thanh quản do kích thước đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể… giúp phòng ngừa cảm cúm.

Biểu hiện khi bị cảm cúm

Cảm cúm thông thường bắt đầu với sự mệt mỏi, toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân, hắt hơi, đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy mũi và ho. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau 16 giờ mắc bệnh, đỉnh điểm 2-4 ngày sau khi khởi phát. Các triệu chứng thường chấm dứt sau 7-10 ngày nhưng một số có thể kéo dài tới 3 tuần. Kinh nghiệm cho thấy trong những ngày lạnh và mưa, nhất là thời tiết ẩm ướt kèm theo mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virut phát triển nên có nhiều người bị bệnh… Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm làm hệ thống hô hấp của con người nhạy cảm hơn. Đặc biệt, mùa xuân là mùa gia tăng các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, các bệnh phổi tắc nghẽn… nên số người cảm cúm cũng gia tăng.

Phân biệt cảm lạnh thông thường và cảm cúm

Các triệu chứng điển hình ban đầu của cảm lạnh thông thường là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng… Ở người lớn, sốt thường ít gặp nhưng nó lại phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơn ho do cảm lạnh nhẹ hơn ho do cúm. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc cúm cao hơn, lưu ý giữa cảm lạnh thông thường và cúm khó phân biệt giữa các triệu chứng. Một số virut gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng lại không xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn… Đặc biệt, những người có bệnh tim mạch cần chú ý nếu bị lạnh có thể gây co mạch làm huyết áp tăng đột ngột, nhất là người có bệnh mạch vành thì rất dễ bị co thắt làm hẹp dẫn tới thiếu máu cơ tim, thậm chí xảy ra nhồi máu cơ tim.

Cảm cúm cũng có triệu chứng tương tự: bắt đầu bị cảm, hiện tượng tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa. Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục. 1-2 ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực, đi tiểu ít, đờm, nước mũi nhiều có thể lỏng hoặc đặc. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Bệnh cảm lạnh không gây thành dịch nhưng nếu bị cúm thì dễ lây lan thành dịch. Lưu ý: trước kia, cúm mùa thường lành tính và tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày, nhưng hiện nay, do có nhiều chủng virut cúm khác nhau và một số chủng có sự biến thể nên có thể gây biến chứng. Vì vậy, khi mắc cảm cúm, không nên chủ quan, đặc biệt những người cao tuổi có bệnh mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Nếu có điều kiện, nên tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi mùa cúm đến.

Khi bị cảm cúm nên uống nhiều nước.

Điều trị thế nào?

Để điều trị cảm cúm, hiện tại không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Khi bị bệnh, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý uống nhiều nước (nước quả tươi giúp tăng cường vitamin sẽ tăng sức đề kháng cũng như đỡ khô háo cổ họng). Súc miệng bằng nước muối là phương pháp đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra, các loại thuốc nhỏ mũi 0giúp thông mũi cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm cúm.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>