con – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:04:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png con – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bạn biết gì về cơn đột quỵ im lặng? http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-biet-gi-ve-con-dot-quy-im-lang-10729/ Wed, 25 Jul 2018 08:04:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-biet-gi-ve-con-dot-quy-im-lang-10729/ [...]]]>

Đột quỵ là một biến cố nghiêm trọng về sức khỏe, thật khó tin rằng một số cơn đột quỵ đã xảy ra thực sự nhưng không ai chú ý. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân có thể hoàn toàn bị mất cảnh giác và bị sốc, khi biết rằng họ đang sống với một cơn đột quỵ cũ mà không gây ra bất kỳ khuyết tật nào cả, được gọi là “đột quỵ im lặng” (silent stroke).

Làm thế nào bạn có thể biết bạn đã có một cơn đột quỵ im lặng?

Nếu bạn đã bị đột quỵ, nhưng không nhận ra nó – được gọi là đột quỵ im lặng (ĐQIL). Thông thường ĐQIL được phát hiện tình cờ hoặc khám kiểm tra sức khỏe hoặc đang tầm soát một bệnh lý nào đó, dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não. Những kiểm tra chẩn đoán hình ảnh này có thể dễ dàng phân biệt đột quỵ gần đây và đột quỵ diễn ra trong quá khứ. Các cơn đột quỵ gần đây thường được đặc trưng bởi một số tính chất không được nhìn thấy ở các cơn đột quỵ trong quá khứ, chẳng hạn như sưng, viêm, cục máu đông và chảy máu. Ngoài ra, các cơn đột quỵ ở người lớn tuổi có những đặc điểm đặc biệt nhất định do sự calci hóa, teo và các hậu quả khác của tổn thương đột quỵ.

Phải làm gì nếu bạn có ĐQIL?

Khi được thông báo rằng bạn đã có một cơn ĐQIL, hàng loạt suy nghĩ ập đến và bạn bắt đầu đặt câu hỏi: Bình tĩnh hay hoảng hốt? Những gì nên làm tiếp theo? Có chấp nhận điều trị cho đột quỵ? Tìm chuyên gia điều trị đột quỵ? Đi đến cơ sở phục hồi chức năng?… Nếu bạn đã có một ĐQIL có nghĩa đã đến lúc phải có chiến lược mới để chăm sóc sức khỏe của bạn.

Bạn biết gì về cơn đột quỵ im lặng?
Đột quỵ im lặng thường được phát hiện tình cờ dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não.      Ảnh: Trần Minh

Những “tin tốt” khi bị ĐQIL

1. ĐQIL thường dễ bị bỏ qua vì chúng là những đột quỵ quy mô nhỏ.

2. ĐQIL xảy ra ở một vùng của não có nhiệm vụ kiểm soát các chức năng, nhưng các chức năng này cũng được kiểm soát bởi các vùng khác của não. Những kiểm soát chức năng trùng lặp của não làm cho một số đột quỵ xảy ra mà không có bất kỳ hậu quả nào.

3. “Tin tốt” lớn nhất là đột quỵ mà không có những hậu quả đáng chú ý, chỉ ra rằng bạn đang có sức khỏe tốt. Thông thường, nếu não của bạn đã có thể bù đắp cho một cơn đột quỵ nhỏ, điều này có nghĩa là bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một bộ não đang hoạt động hiệu quả. Trên thực tế, người ta có thể thấy rằng những người có đủ sức khỏe về tinh thần và thể chất đều có “sức khỏe bộ não tốt” và có thể hồi phục tốt hơn sau một đột quỵ với ít hoặc không có triệu chứng và khuyết tật xảy ra.

Những “tin xấu” về ĐQIL

1. Đã có một cơn ĐQIL chỉ ra rằng bạn hiện đang có hoặc đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm bệnh mạch não, tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, cholesterol máu cao, rối loạn đông máu, hút thuốc hoặc sử dụng ma túy. Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ thông qua thuốc men, chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát stress là rất quan trọng.

2. Ngoài ra, nếu có một hoặc nhiều đột quỵ im lặng trong quá khứ, bạn có thể bắt đầu có các triệu chứng thiếu sót thần kinh, nếu bạn có đột qụy khác trong tương lai.

3. Các cơn đột quỵ nhỏ thường xuyên có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ như chứng mất trí do bệnh Parkinson hoặc do nguyên nhân mạch máu, thường là do ảnh hưởng tích lũy của các tổn thương ở nhiều vùng của não, ngay cả tổn thương là những khu vực nhỏ của não. Sự bù trừ của não để kiểm soát một số chức năng xảy ra sau các đột quỵ, nhưng nếu có nhiều vùng não bị tổn thương thì sự bù trừ có thể “cạn kiệt”.

Nên làm gì nếu phát hiện bạn đã có ĐQIL?

Nếu bác sĩ của bạn thông báo cho bạn rằng, bạn đã có ĐQIL trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sàng lọc để đánh giá các yếu tố nguy cơ của bạn. Bước tiếp theo là đề xuất các giải pháp để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ:

1. Chữa các bệnh mạch máu: Sự tiến triển từ từ của các tổn thương mạch máu trong não, cổ hoặc tim là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các đột quỵ. Bạn cần đến các cơ sở y tế  tầm soát, chẩn đoán xác định và điều trị.

2. Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Cần kiểm soát tốt đường máu và bệnh đái tháo đường, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.

3. Duy trì huyết áp lành mạnh: Rất nhiều người không biết rằng họ bị tăng huyết áp. Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, nếu huyết áp cao, điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm cho huyết áp về mức bình thường. Tăng huyết áp không kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương lớp áo trong và hạn chế độ đàn hồi của mạch máu, làm dễ bị đột quỵ do huyết khối.

4. Điều trị tích cực các bệnh tim hiện có: Nếu bạn bị nhịp tim bất thường hoặc bị suy tim, bệnh van tim hoặc bệnh tim mạch khác, cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Ngừng dùng thuốc gây nghiện: Các loại thuốc như cocain và methamphetamine gây nghiện nặng và rất khó để cai nghiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể gây đột quỵ đột ngột, ngay cả khi bạn đã sử dụng các loại thuốc này mà không bị bệnh.

6. Ngừng hút thuốc lá: Nếu bạn ngừng hút thuốc, những ảnh hưởng gây tổn hại của hút thuốc thực sự đảo ngược. Các mạch máu của bạn cần được chữa lành sau nhiều năm bị thương tổn do hút thuốc.

7. Điều chỉnh triglyceride và cholesterol máu về giới hạn bình thường: Thay đổi chế độ ăn uống là đủ để hạ thấp triglyceride và cholesterol ở một số người, trong khi một số khác cần phải dùng thuốc. Giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu là một mục tiêu quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.

8. Áp dụng chế độ ăn phòng ngừa đột quỵ: Khuyến cáo ăn cá, trái cây tươi và rau cải, chất đạm và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

9. Tăng cường vận động: Tăng cường vận động và tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đột quỵ.

10. Quản lý stress: Stress do cuộc sống hằng ngày làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Cần quản lý tốt stress để phòng ngừa đột quỵ.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
9 công dụng tuyệt vời của cà chua http://tapchisuckhoedoisong.com/9-cong-dung-tuyet-voi-cua-ca-chua-5001/ Thu, 19 Jul 2018 13:17:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/9-cong-dung-tuyet-voi-cua-ca-chua-5001/ [...]]]>

Cà chua được mệnh danh là một nhà máy dinh dưỡng vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. ngay lập tức hãy cho cà chua vào thực đơn ăn uống của mình bạn nhé!

Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad, nước sốt, sinh tố, thậm chí nấu súp. Sau đây là 9 lợi ích của cà chua.

1. Cải thiện thị lực

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp  ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như  lycopene, lutein và zeaxanthin .

2. Phòng chống ung thư

Ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư  buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa,  đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua.  Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.

3. Làm sáng da

Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.

4. Giảm lượng đường trong máu

Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

5. Thúc đẩy giấc ngủ ngon

Với nguồn vitamin C  và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua.

6. Giữ xương chắc khỏe.

Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương-nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.

7. Chữa các bệnh mãn tính

Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF-alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.

8. Tốt cho mái tóc của bạn

Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Không sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.

9. Giúp giảm cân

Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol.Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng  xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.

Cho dù là cà chua  tươi, sấy khô, hầm, xay nhuyễn hoặc nước ép, thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn và gặt hái tất cả các lợi ích sức khỏe nó mang lại.

Mai Hương – Học viện Quân Y

]]>
15 công dụng ít biết của củ dền http://tapchisuckhoedoisong.com/15-cong-dung-it-biet-cua-cu-den-4941/ Thu, 19 Jul 2018 13:09:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/15-cong-dung-it-biet-cua-cu-den-4941/ [...]]]>

Giúp gan khỏe mạnh: sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ. Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu.

Ổn định trạng thái tinh thần: ngoài những hóa chất thực vật chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine. Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

Ổn định huyết áp: kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt. Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrate cao trong củ dền có thể góp phần giúp giảm huyết áp.

 

Củ dền đỏ

Chống đột quỵ ngừa bệnh đau tim: nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp. Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ. Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.

Chứng thiếu máu: hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao.

Xơ vữa động mạch: nước ép củ dền có màu đỏ thẫm này có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch.

Huyết áp: tất cả các tính năng chữa bệnh và dược tính của củ dền có hiệu quả làm cho huyết áp trở lại bình thường, chẳng hạn như giảm huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thấp.

Giãn tĩnh mạch: trong cách thức tương tự mà nước ép củ dền giúp giữ độ đàn hồi của động mạch, tiêu thụ thường xuyên nước ép củ dền còn giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch: các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.

Giúp bạn tươi trẻ hơn: củ dền đỏ chứa hợp chất betaine giúp thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Theo nghĩa đen, ăn củ dền đỏ (tươi) khiến tâm trạng bạn sảng khoái, dễ tươi cười.

 

Ngăn ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines – vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.

Chống nhiễm toan: độ kiềm của cây rau dền rất cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan.

Loét dạ dày: pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói (thường xuyên hơn nếu cơ thể bạn làm quen được với nước ép củ dền). Nó giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Táo bón: hàm lượng cellulose giúp bài tiết được dễ dàng. Uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính.

Bài độc: chất choline trong nước ép rau dền không chỉ là chất bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều, miễn là đã cai nghiện rượu.

Bệnh về túi mật và thận: cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

Gan hoặc mật: các tính năng làm sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vắt chanh vào nước ép củ dền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh này.

Bệnh gút: có thể được chữa trị rất hiệu quả bởi tính năng tẩy sạch của củ dền.

Cách lựa chọn và sử dụng củ dền:

Chọn những củ dền chắc và vỏ bên ngoài không bị nhăn. Củ dền với đáy tròn thì ngọt hơn củ dền với đáy phẳng. Không nên dùng lửa to khi nấu củ dền vì nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hãy gọt vỏ củ dền trước khi nấu. Đừng nên bỏ lá củ dền vì chúng có thể được nấu chín như rau bina và cũng giàu các chất, axít folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, và sắt.

 

Lương y HOÀNG DUY TÂN

]]>