côn trùng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 14:48:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png côn trùng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, thuốc gì? http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-thuoc-gi-13076/ Sun, 29 Jul 2018 14:48:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-thuoc-gi-13076/ [...]]]>

Mỗi lần như vậy tôi chỉ lấy nước mát rửa qua, nhưng cũng không hết cảm giác ngứa. Có thuốc nào trị được triệu chứng này không? Xin bác sĩ tư vấn giùm.

Lê Thi Hoa (Hoài Đức, Hà Nội)

Theo thư chị mô tả thì chị đang gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Bệnh xảy ra do phản ứng dị ứng của da với các thành phần của côn trùng như phấn, chất bài tiết, nọc độc… Tổn thương ngoài da mới đầu là nổi ban đỏ, hơi nề và ngứa tại vùng tiếp xúc, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước, bọng nước và nóng, đau rát. Nếu không điều trị đúng có thể nhiễm trùng lan rộng, loét da…

Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm trùng thứ phát. Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương để dùng thuốc phù hợp.

Ngay khi bị viêm da do côn trùng, nên dùng nước muối sinh lý rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên, nên tránh kì cọ gây xước da, làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát có thể dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như các loại hồ (hồ nước, hồ tetra-pred) hoặc các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp có bọng nước, bọng mủ thì nên chấm dung dịch màu milian, castellani hoặc dùng nước thuốc tím pha loãng… bôi 1-2 lần/ngày.

Với trường hợp có ngứa nhiều thì nên dùng thuốc kháng histamin H1 gồm chlorpheniramine, hydroxyzine, cetirrizin, levocetirizin… Nên hạn chế dùng các thuốc này vào ban ngày, khi cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây buồn ngủ. Trường hợp tổn thương lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân thì phải dùng kháng sinh uống (nhóm cephalosporin, beta lactam…), uống 1 liều để tránh bội nhiễm.

Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị cụ thể, không nên chần chừ, tổn thương dễ lan rộng. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể phòng tránh bằng cách: Nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Giữ gìn quần áo, đồ dùng không để côn trùng bám đậu…

DS. Yến Trang

]]>
Xử trí khi bị côn trùng cắn http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-con-trung-can-2377/ Wed, 18 Jul 2018 13:49:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-con-trung-can-2377/ [...]]]>

Mùa hè là mùa của rất nhiều loại côn trùng sinh sôi, nảy nở. Theo BS. Hoàng Xuân Đại, nếu không may bạn bị côn trùng cắn mà không được cứu chữa kịp thời sẽ dễ gây thương tổn cho sức khỏe nhiều khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.

Trị ong đốt:

Ong ở nước ta có nhiều loại như ong muỗi, ong vàng, ong bò vẽ, ong đất, ong bò nâu, ong mật… Nhiều khi đang phát nương rẫy chạm vào tổ ong, nhất là có thêm mùi rượu càng làm ong tấn công mạnh. Do vậy khi bị ong tấn công cần tìm mọi cách để thoát khỏi khu vực có tổ ong. Nếu vẫn bị ong đốt có thể sử dụng một trong các cách sau đây.

– Dùng vôi tôi (vôi ăn trầu) bôi vào nơi ong đốt. Hoặc lấy hạt và lá quất hồng bì giã nhuyễn đắp vào vết ong đốt. Cũng có thể lấy củ ráy dại cắt ngang một lát mỏng xát vào chỗ ong đốt hoặc lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn đắp vào nơi ong đốt.

Rết cắn:

Dùng một trong các cách sau: lấy tỏi giã nát đắp vào nơi rết cắn rất nhanh khỏi đau nhức; Lấy rau sam rửa sạch giã nhỏ đắp vào vết thương. Lấy hạt vừng (mè) giã nhỏ đắp vào. Lấy củ cỏ gấu giã nhỏ đắp vào. Lấy lá bạc hà 1 nắm giã nhỏ đắp vào rất tốt. Lấy quả ngô ở ngọn cây giã nát đắp vào. Lấy hột mướp đắng (khổ qua) giã nhỏ cho vào mồm nuốt nước từ từ, sau đó bã đắp vào nơi rết cắn; hoặc dùng mướp đắng giã nát tẩm giấm đem đắp vào, cũng có thể ngậm nuốt nước từ từ rồi lấy bã đắp vào càng hiệu nghiệm. Dùng cọng khoai môn, tước bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào rất nhanh khỏi.

Ngoài ra lấy rau húng chanh (rau tần dày lá) rửa sạch giã nhuyễn trộn ít muối ăn đắp vào.

 

Tỏi chữa rết cắn rất hiệu quả.

Tỏi chữa rết cắn rất hiệu quả.

 

Ve cắn:

Không tự ý rứt nó ra vì như vậy răng ve sẽ gãy còn lại gây đau buốt thậm chí còn kéo theo rách xước cả da thịt. Vậy cần dùng một trong các cách sau nhằm làm con ve tự nhả ra. Đó là lấy nước điếu đặc chấm vào miệng ve, nó sẽ nhả ra rơi xuống. Cũng có thể lấy que thép nung nóng dí vào con ve nó cũng nhả ra và rơi xuống, sau đó lấy vôi tôi xát vào nơi ve cắn.

Trường hợp trót rứt con ve ra, răng ve gãy còn lại trong da thịt gây đau nhức phát sốt. Như vậy cần lấy thuốc lào tẩm nước điếu đặc rồi đắp vào nơi ve cắn băng giữ. Đồng thời dùng bài thuốc gồm ké đầu ngựa 20g, vòi voi 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 40g, rửa sạch, sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày và dùng như vậy đến khi khỏi hẳn mới thôi.

Bọ nẹt và sâu róm:

Không may chạm da vào bọ nẹt hay sâu róm làm đau có thể sinh ngứa và tấy đỏ. Cần lấy ngay tóc rối xát vào nơi sâu róm chạm, hoặc lấy một nắm xôi hay cơm lăn đi lăn lại nhiều lần nơi da chạm vào nhằm làm lông của chúng dính hết vào cơm mà hết đau. Sau đó lấy rau má, rau khoai lang, khoai sọ mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ mà xát vào chỗ ngứa. Cũng có thể bắt con bọ nẹt mổ lấy ruột xát vào nơi đau cũng khỏi.

Giời leo:

Viêm da do loại côn trùng này cần phân biệt với zona (là do virut). Biểu hiện thường thấy trên da có những mụn nhỏ li ti và đau rát. Kinh nghiệm dân gian lấy gạo sống 1 nắm giã nhỏ trộn ít nước vừa nhão đắp vào nơi đau. Khi gạo nơi đắp khô lại nhỏ them chút nước vo gạo vào. Cũng có thể lấy đậu xanh một nắm giã nhỏ trộn với nước cơm đắp vào, khi khô lại lấy nước cơm nhỏ vào cho đậu đắp không bị khô. Hoặc lấy lá xoan leo một nắm rửa sạch giã nhỏ đắp vào, khi khô cũng cần lấy nước cốt lá xoan leo nhỏ vào để thuốc luôn được ẩm.

BS. Hoàng Xuân Đại

]]>