côn đồ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:04:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png côn đồ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bạn biết gì về cơn đột quỵ im lặng? http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-biet-gi-ve-con-dot-quy-im-lang-10729/ Wed, 25 Jul 2018 08:04:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ban-biet-gi-ve-con-dot-quy-im-lang-10729/ [...]]]>

Đột quỵ là một biến cố nghiêm trọng về sức khỏe, thật khó tin rằng một số cơn đột quỵ đã xảy ra thực sự nhưng không ai chú ý. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân có thể hoàn toàn bị mất cảnh giác và bị sốc, khi biết rằng họ đang sống với một cơn đột quỵ cũ mà không gây ra bất kỳ khuyết tật nào cả, được gọi là “đột quỵ im lặng” (silent stroke).

Làm thế nào bạn có thể biết bạn đã có một cơn đột quỵ im lặng?

Nếu bạn đã bị đột quỵ, nhưng không nhận ra nó – được gọi là đột quỵ im lặng (ĐQIL). Thông thường ĐQIL được phát hiện tình cờ hoặc khám kiểm tra sức khỏe hoặc đang tầm soát một bệnh lý nào đó, dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não. Những kiểm tra chẩn đoán hình ảnh này có thể dễ dàng phân biệt đột quỵ gần đây và đột quỵ diễn ra trong quá khứ. Các cơn đột quỵ gần đây thường được đặc trưng bởi một số tính chất không được nhìn thấy ở các cơn đột quỵ trong quá khứ, chẳng hạn như sưng, viêm, cục máu đông và chảy máu. Ngoài ra, các cơn đột quỵ ở người lớn tuổi có những đặc điểm đặc biệt nhất định do sự calci hóa, teo và các hậu quả khác của tổn thương đột quỵ.

Phải làm gì nếu bạn có ĐQIL?

Khi được thông báo rằng bạn đã có một cơn ĐQIL, hàng loạt suy nghĩ ập đến và bạn bắt đầu đặt câu hỏi: Bình tĩnh hay hoảng hốt? Những gì nên làm tiếp theo? Có chấp nhận điều trị cho đột quỵ? Tìm chuyên gia điều trị đột quỵ? Đi đến cơ sở phục hồi chức năng?… Nếu bạn đã có một ĐQIL có nghĩa đã đến lúc phải có chiến lược mới để chăm sóc sức khỏe của bạn.

Bạn biết gì về cơn đột quỵ im lặng?
Đột quỵ im lặng thường được phát hiện tình cờ dựa trên kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT não.      Ảnh: Trần Minh

Những “tin tốt” khi bị ĐQIL

1. ĐQIL thường dễ bị bỏ qua vì chúng là những đột quỵ quy mô nhỏ.

2. ĐQIL xảy ra ở một vùng của não có nhiệm vụ kiểm soát các chức năng, nhưng các chức năng này cũng được kiểm soát bởi các vùng khác của não. Những kiểm soát chức năng trùng lặp của não làm cho một số đột quỵ xảy ra mà không có bất kỳ hậu quả nào.

3. “Tin tốt” lớn nhất là đột quỵ mà không có những hậu quả đáng chú ý, chỉ ra rằng bạn đang có sức khỏe tốt. Thông thường, nếu não của bạn đã có thể bù đắp cho một cơn đột quỵ nhỏ, điều này có nghĩa là bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một bộ não đang hoạt động hiệu quả. Trên thực tế, người ta có thể thấy rằng những người có đủ sức khỏe về tinh thần và thể chất đều có “sức khỏe bộ não tốt” và có thể hồi phục tốt hơn sau một đột quỵ với ít hoặc không có triệu chứng và khuyết tật xảy ra.

Những “tin xấu” về ĐQIL

1. Đã có một cơn ĐQIL chỉ ra rằng bạn hiện đang có hoặc đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm bệnh mạch não, tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, cholesterol máu cao, rối loạn đông máu, hút thuốc hoặc sử dụng ma túy. Quản lý tốt các yếu tố nguy cơ thông qua thuốc men, chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát stress là rất quan trọng.

2. Ngoài ra, nếu có một hoặc nhiều đột quỵ im lặng trong quá khứ, bạn có thể bắt đầu có các triệu chứng thiếu sót thần kinh, nếu bạn có đột qụy khác trong tương lai.

3. Các cơn đột quỵ nhỏ thường xuyên có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ như chứng mất trí do bệnh Parkinson hoặc do nguyên nhân mạch máu, thường là do ảnh hưởng tích lũy của các tổn thương ở nhiều vùng của não, ngay cả tổn thương là những khu vực nhỏ của não. Sự bù trừ của não để kiểm soát một số chức năng xảy ra sau các đột quỵ, nhưng nếu có nhiều vùng não bị tổn thương thì sự bù trừ có thể “cạn kiệt”.

Nên làm gì nếu phát hiện bạn đã có ĐQIL?

Nếu bác sĩ của bạn thông báo cho bạn rằng, bạn đã có ĐQIL trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sàng lọc để đánh giá các yếu tố nguy cơ của bạn. Bước tiếp theo là đề xuất các giải pháp để kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ:

1. Chữa các bệnh mạch máu: Sự tiến triển từ từ của các tổn thương mạch máu trong não, cổ hoặc tim là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các đột quỵ. Bạn cần đến các cơ sở y tế  tầm soát, chẩn đoán xác định và điều trị.

2. Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Cần kiểm soát tốt đường máu và bệnh đái tháo đường, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ.

3. Duy trì huyết áp lành mạnh: Rất nhiều người không biết rằng họ bị tăng huyết áp. Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên, nếu huyết áp cao, điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm cho huyết áp về mức bình thường. Tăng huyết áp không kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương lớp áo trong và hạn chế độ đàn hồi của mạch máu, làm dễ bị đột quỵ do huyết khối.

4. Điều trị tích cực các bệnh tim hiện có: Nếu bạn bị nhịp tim bất thường hoặc bị suy tim, bệnh van tim hoặc bệnh tim mạch khác, cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Ngừng dùng thuốc gây nghiện: Các loại thuốc như cocain và methamphetamine gây nghiện nặng và rất khó để cai nghiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể gây đột quỵ đột ngột, ngay cả khi bạn đã sử dụng các loại thuốc này mà không bị bệnh.

6. Ngừng hút thuốc lá: Nếu bạn ngừng hút thuốc, những ảnh hưởng gây tổn hại của hút thuốc thực sự đảo ngược. Các mạch máu của bạn cần được chữa lành sau nhiều năm bị thương tổn do hút thuốc.

7. Điều chỉnh triglyceride và cholesterol máu về giới hạn bình thường: Thay đổi chế độ ăn uống là đủ để hạ thấp triglyceride và cholesterol ở một số người, trong khi một số khác cần phải dùng thuốc. Giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu là một mục tiêu quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ.

8. Áp dụng chế độ ăn phòng ngừa đột quỵ: Khuyến cáo ăn cá, trái cây tươi và rau cải, chất đạm và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

9. Tăng cường vận động: Tăng cường vận động và tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đột quỵ.

10. Quản lý stress: Stress do cuộc sống hằng ngày làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Cần quản lý tốt stress để phòng ngừa đột quỵ.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Giúp con đối phó vấn nạn học quá tải http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-con-doi-pho-van-nan-hoc-qua-tai-9997/ Wed, 25 Jul 2018 04:46:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-con-doi-pho-van-nan-hoc-qua-tai-9997/ [...]]]>

Học quá tải là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà sư phạm, các bác sĩ, và trước hết là các bậc phụ huynh. Bởi sự quá tải về trí lực sẽ dẫn đến stress, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của các em.

trẻ học quá tải có nhiều hệ lụy

Trẻ học quá tải có nhiều hệ lụy

Các chuyên gia nhận thấy, một trong những nguyên nhân làm suy yếu sức khỏe của học sinh – đó là sự căng thẳng vì thiếu thời gian học. 50 năm gần đây khối lượng học tập của các em đã tăng hơn hai lần. Tương ứng với khối lượng học tập ở trường là việc gia tăng khối lượng bài tập về nhà. Thêm vào đó rất nhiều em còn tham gia các khóa âm nhạc, thể thao, hội họa, các giờ thực hành khác. Cuối cùng để kịp làm tất cả các việc đó các em buộc phải thường xuyên vội vàng, các em thực sự không còn thời gian để nghỉ ngơi. Một vấn đề nữa là áp lực tâm lý lên các em từ phía thầy cô giáo và cha mẹ. Không hiếm trường hợp nguyên nhân của stress là đòi hỏi cao về điểm số, thành tích trong thi đấu thể thao, âm nhạc…

Nghiên cứu của các nhà sinh lý học cho thấy 40% học sinh tiểu học có các dấu hiệu của chứng loạn thần kinh chức năng âm thầm hoặc rõ rệt. Trong số trẻ vị thành niên con số này đạt tới 70%. Những trường càng “mạnh”, chương trình học tập càng căng thẳng, tỉ lệ này càng cao. Ở những học sinh học ở các trường chuyên đến cuối tuần hoặc cuối kỳ, cuối năm khả năng học tập của học sinh bị giảm sút rõ rệt.

Nguy cơ của sự quá tải còn nằm ở chỗ ít hoạt động thể chất. Ngày nay các em ít khi nghỉ ngơi bằng đi dạo ngoài trời mà thường là ngồi trước màn hình tivi hay máy tính. Theo tổng kết của các nhà sinh lý học và sư phạm, ở bậc tiểu học và trung học cơ sở có 30-40% học sinh thiếu vận động, ở bậc trung học phổ thông tỉ lệ này lên tới 80%. Thiếu vận động ảnh hưởng xấu không chỉ tới thể chất mà cả tâm lý, khi chạy, nhảy, chơi các trò chơi vận động, thậm chí chỉ là đi dạo ngoài trời cũng khiến các em được giải tỏa những căng thẳng tâm lý.

Cha mẹ cần lưu ý những điều gì?

Có những dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang bị quá tải hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng mạn tính:

Trẻ không tập trung. Ngồi làm bài tập về nhà trong thời gian dài do trẻ không tập trung làm. Ở lớp cô giáo than phiền trẻ không chịu nghe giảng, thường hay mất tập trung.

Buổi tối trẻ rất khó ngủ, thậm chí có thể đi ngủ sau 12 giờ đêm. Ban ngày chúng lại luôn cảm thấy buồn ngủ.

Trẻ ăn không ngon miệng, người gầy yếu. Theo thống kê ở Matxcơva đến giữa kỳ một 60% học sinh lớp 1 bị sụt cân, mặc dù trẻ đang ở độ tuổi tăng cân.

Trẻ thường bị kích động, hay nói tục, có sự thay đổi tâm trạng một cách cá biệt.

Trẻ thường bị đau đầu, thỉnh thoảng tăng huyết áp. Đặc biệt sự thay đổi về huyết áp do căng thẳng trí óc thường thấy ở các trẻ gái.

Nếu những dấu hiệu trên không bị mất đi sau 1,5 – 2 tuần bạn cần đưa trẻ đi khám. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp hiện đại giúp trẻ phục hồi khỏi stress, cũng như nâng cao khả năng làm việc trí óc. Đi khám bác sĩ là cần thiết vì trong số các biểu hiện của mệt mỏi còn có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác trong cơ thể mà cần được chữa trị kịp thời.

SOS

Sự quá tải mạn tính khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm. Sự quá tải về trí tuệ làm suy giảm khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường, trong đó có hệ miễn dịch. Căng thẳng trong học tập tăng lên kéo theo rất nhiều bệnh mạn tính. Trong đó phải kể đến trước tiên là các bệnh thuộc hệ hô hấp và tiêu hóa, thứ nữa là sự suy giảm của các cơ quan tim mạch, cuối cùng là các bệnh thuộc hệ thần kinh, vận động. Theo thống kê sau một thời gian học số trẻ mắc bệnh mạn tính tăng gấp đôi.

Cha mẹ không thể tác động nhiều tới khối lượng học tập của trẻ ở trường bởi các giờ học đã có thời khóa biểu và được các thầy cô giáo ở trường ra yêu cầu. Song cha mẹ có thể theo dõi khối lượng bài tập về nhà của trẻ để phát hiện sự quá tải trong hoạt động trí óc, giải phóng cho trẻ khỏi những căng thẳng về trí óc bằng cách:

Theo dõi xem trẻ có dành quá nhiều thời gian khi ngồi máy vi tính không nếu những việc trên máy tính không liên quan đến yêu cầu học tập. Đối với trẻ tuổi vị thành niên không được ngồi máy tính quá 1,5 giờ. Đối với trẻ dưới 8 tuổi chỉ cho phép ngồi máy tính đến 40 phút, trẻ dưới 7 tuổi không quá 20 phút một ngày. Nếu trẻ phải ngồi học trên máy vi tính thì cứ nửa giờ cần được nghỉ 10 phút.

Trẻ ngồi lâu trước màn hình chịu nhiều tác hại tới sức khỏe

Trẻ ngồi lâu trước màn hình chịu nhiều tác hại tới sức khỏe

Hãy giúp con bạn tìm ra những giờ học cho tâm hồn. Thường trẻ không có hứng thú với các giờ học âm nhạc hay nghệ thuật, chúng sợ học, hoặc không thích các môn này. Trò chuyện với trẻ làm rõ thực sự trẻ thích môn gì để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo. Nếu môn học nào trẻ thực sự ham thích thì khả năng tải khối lượng học tập sẽ tăng lên, sự căng thẳng cũng giảm đi.

Trong bất kỳ trường hợp nào các giờ học thêm cũng không được kết thúc mộn hơn 19 giờ. Bởi nếu không trẻ sẽ không còn đủ thời gian để nghỉ ngơi.

Theo dõi xem trẻ có tuân thủ đúng giờ giấc sinh hoạt trong ngày: giờ ngủ trưa, giờ ăn, giờ đi ngủ tối vào một thời điểm cố định trong ngày. Mỗi đêm trẻ phải ngủ được 8 – 9 giờ.

Luôn cố gắng không tạo áp lực cho trẻ. Động viên khích lệ khi trẻ thành công, không mắng mỏ, chì chiết khi trẻ thất bại.

Cố gắng động viên trẻ vận động nhiều hơn. Nếu trẻ không học đủ thể thao ở trường thì hãy đưa trẻ đi dã ngoại, thăm quan. Hoạt động thể chất, thay đổi các hình thức hoạt động, ấn tượng mới mẻ sẽ tác động tích cực lên hệ thần kinh của trẻ.

Chú ý vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong thực đơn cần có đủ lượng đạm cần thiết (có trong thịt nạc, cá và pho mát), đường phức (thường có trong các loại ngũ cốc và bánh mỳ đen) cũng như vitamin (có trong các loại rau, củ, quả). Để não hoạt động tốt cần các loại mỡ béo có trong các loại cá béo, dầu thực vật chứa nhiều mỡ chưa no, các loại hạt…

Khuyến cáo

Để giúp trẻ không bị mệt mỏi vì bài tập về nhà cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Cố gắng ngồi làm bài tập về nhà vào lúc 15h – 16h hàng ngày. Thời điểm này khả năng làm việc của cơ thể đạt cao nhất.

Trước khi bắt đầu việc học cần lên kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như sách, vở, đồ dùng học tập…

Bắt đầu với các môn đòi hỏi nhiều thời gian trước. Rất tốt nếu cứ luân phiên học các môn tự nhiên và xã hội.

Trẻ cần phải ngồi vào bàn học, loại bỏ tất cả các yếu tố làm mất tập trung như đồ chơi, tivi, trò chơi vi tính…

Sau 40 – 50 phút học trẻ cần được nghỉ 10 phút, trong thời gian đó trẻ cần được uống nước, thư giãn, tập thể dục giữa giờ, tập thể dục cho mắt.

Trẻ học lớp 2 – 3 thời gian học bài ở nhà không quá 1,5 giờ, trẻ lớp 4 – 5 không quá 2 giờ, trẻ lớp 6 – 8 không quá 2,5 giờ, trẻ học lớp 9 – 11 không quá 3,5 giờ.

 

 

Hải Long

]]>