cô gái khóc ra máu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 04:53:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cô gái khóc ra máu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Thiếu nữ khóc ra máu http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-nu-khoc-ra-mau-3472/ Thu, 19 Jul 2018 04:53:37 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thieu-nu-khoc-ra-mau-3472/ [...]]]>

Cô là trường hợp mới nhất được cho rằng mắc bệnh Haemolacria. Đây là một bệnh hiếm gặp ở người, những ai mắc phải sẽ có hiện tượng máu trong cơ thể trào ra ngoài thông qua tuyến lệ. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân chính xác cũng như liệu pháp hiệu quả nhất để điều trị chứng này. 

Theo báo cáo của địa phương, Oliva, sống tại Puranque, Chile bắt đầu thấy máu chảy ra từ mắt mình hồi đầu tháng này. Thời điểm đó, các bác sĩ rất ngạc nhiên trước triệu chứng trên và chỉ định cho cô thuốc nhỏ mắt để giảm đau nhưng Oliva nói cô cảm thấy khó chịu “không thể tả được”.

Yaritza-Oliva-1372233638_500x0.jpg

Yaritza Oliva – Cô gái khóc ra máu ở Chile. Ảnh minh họa: Odiditycentral.com.

Nhiễm trùng mắt thông thường và viêm kết mạc, viêm mắt được loại trừ khi Oliva tiếp tục chảy ra máu từ mắt vài lần mỗi ngày. Gia đình cô không có đủ tiền để đi khám chữa, vì vậy họ kêu gọi mọi người hỗ trợ chi phí để chuyên gia có thể xác định nguyên nhân chảy máu mắt và điều trị cho Oliva. Đến nay bác sĩ vẫn chưa có chẩn đoán chính thức cho cô gái 20 tuổi này, mà chỉ phỏng đoán.

Năm 2009, một nam thiếu niên cũng phát hiện có các triệu chứng tương tự, khóc ra máu 3 lần mỗi ngày. Các bác sĩ dự đoán đây là bệnh haemolacria nhưng họ cho biết phải xác định điều này qua việc xem xét nhiều triệu chứng khác nữa ở bệnh nhân.

Chẳng hạn, vào tháng 3 vừa qua, một người đàn ông Canada cũng khóc ra máu. Từ những triệu chứng khác của ông, bao gồm máu chảy ra từ nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, một nhóm chuyên gia y tế khẳng định thủ phạm là một vết rắn cắn có nọc độc và bệnh nhân trên được điều trị bằng một chất chống nọc độc.

Mặc dù các nghiên cứu về Haemolacria bắt đầu từ những năm 1970, đến nay vẫn có rất ít kiến thức về căn bệnh này cũng như nguyên nhân của nó.

Vương Linh (theo Huffingtonpost.com)

]]>