chung cư | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 27 Jan 2019 16:56:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chung cư | Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Tê bì chân tay, cảnh báo sớm biến chứng của bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/te-bi-chan-tay-canh-bao-som-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-17967/ Sun, 27 Jan 2019 16:56:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/te-bi-chan-tay-canh-bao-som-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-17967/ Tại Mỹ, trên 50% ca cắt cụt chi dưới không do chấn thương mà là do bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam, chưa có [...]

The post Tê bì chân tay, cảnh báo sớm biến chứng của bệnh đái tháo đường first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Tại Mỹ, trên 50% ca cắt cụt chi dưới không do chấn thương mà là do bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam, chưa có thống kê về con số này, nhưng có tới 10% người khi phát hiện ra mình bị đái tháo đường thì đã có chứng tê bì chân tay và tới 70% người bệnh đã bị chứng tê bì chân tay gây hậu quả nghiêm trọng mới biết mình bị bệnh.

Hậu quả của việc lơ là chứng tê bì chân tay

Theo PGS, TS Trần Đình Ngạn, Nguyên trưởng khoa Tim thận khớp Nội tiết, Nguyên phó Giám đốc Quân y Viện 103, đã bị đái tháo đường trước tiên, nhất thiết phải đưa đường máu về ngưỡng cho phép bằng uống hoặc tiêm thuốc, nhưng cũng không thể lơ là biến chứng sớm nhất của bệnh đó là biến chứng thần kinh và mạch máu, với biểu hiện sớm là chứng tê bì chân tay.

Bản chất của đái tháo đường là tổn thương các vi mạch, làm thiếu hụt các máu dinh dưỡng đến các dây thần kinh và làm dây thần kinh bị tê bì. Biểu hiện tê bì chân tay ở người đái tháo đường cũng khác với biểu hiện ở các bệnh lý khác là bắt đầu từ nơi xa nhất là các đầu ngón chân, tay và thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi, nhưng lại đỡ khi người bệnh vận động.

Những triệu chứng sớm nhất có thể nhận biết đó là tê chân, tê tay, đôi khi cảm giác như có kiến bò ở tay. Đôi khi buốt như kim châm ở đầu chi. Những lúc co mạch thì chân tay hơi tím lại. Người bệnh nhân bì ra thì không có cảm giác đau hay nóng lạnh, giả dụ như sờ vào hạt gạo, hạt sạn trên bàn thì không nhận biết được.

Hậu quả đầu tiên của biến chứng thần kinh và mạch máu sớm nhất ở đái tháo đường đó là người bệnh phải chịu thiệt thòi, đau đớn, tê buốt, giảm chất lượng cuộc sống.

Nếu không để ý điều trị chứng tê bì chân tay từ sớm khi đó sẽ nặng dần lên khiến người bệnh mất dần cảm giác, người bệnh không may va quệt vào vật gì đó sắc nhọn gây xước, rách da thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, đó là do đái tháo đường làm giảm dòng máu tới các chi. Khi nhiễm khuẩn lan rộng tới xương dẫn đến hoại tử, nếu không chữa được sẽ phải cắt cụt chi dẫn tới tàn phế.

Nếu phải cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường, vết thương sau cắt rất khó lành mà còn có thể bị hoại tử tiếp và sẽ phải cắt cụt nhiều hơn, tháo khớp cao hơn. Có thể ban đầu chỉ là cắt cụt ngón chân, tiếp theo là cắt cụt bàn chân, rồi đến tháo khớp gối,… Như vậy, để bảo đảm sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân đái tháo đường, không bao giờ được quên việc điều trị sớm và dự phòng sớm các biến chứng thần kinh và mạch máu.

Trị chứng tê bì chân tay bệnh đái tháo đường

BS Ngạn nhấn mạnh, phải luôn nhớ rằng đái tháo đường là một bệnh làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, bởi cơ quan nào cũng cần năng lượng, bất kỳ tổ chức nào cũng cần chuyển hóa.  Và tất cả các chuyển hóa đều cần đốt trong ngọn lửa cung cấp năng lượng của đường. Nên điều đầu tiên phải điều trị tích cực để đưa được lượng đường máu về mức bình thường bằng thuốc, chế độ ăn kiêng và luyện tập.

3 chân kiềng không thể thiếu trong điều trị đái tháo đường là ổn định đường huyết bằng thuốc, chế độ ăn uống , quy đổi ra ra tinh bột là dùng không quá 350g gạo/ngày và nhất thiết phải tập thể dục. Nhưng do cơ thể vẫn cần năng lượng để vận động thì cần ăn thêm thịt nạc, rau xanh, vừng, lạc và đặc biệt là đậu tương.

Còn đối với biến chứng thần kinh với biểu hiện sớm là tê bì chân tay thì cũng cần phải điều trị tích cực và hiệu quả bằng bổ sung các tiền vitamin nhóm B là B1, B2, B6 và luôn quan tâm tới Chondroitin sulphat để giúp sinh các collagen cần thiết để tái tạo lại thành mạch máu, các melamin của các vỏ rễ thần kinh, và phải dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân, các thuốc chống đông máu cho bệnh nhân.

BS Ngạn giải giải thích, đối với các tiền vitamin nhóm B sẽ giúp giảm đau trong dây thần kinh, chống rối loạn thần kinh ngoại vi, đồng thời giúp tăng khả năng sản sinh các tế bào thần kinh và cơ. Còn Chondroitin sulphat sẽ giúp điều trị các bệnh về xương khớp và thoái hóa cột sống – một trong những nguyên nhân gây chèn ép các dây thần kinh dẫn tới biến chứng tê bì chân tay ở người đái tháo đường. Bên cạnh đó, các hoạt chất tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan như Ginkgo biloba hay có các thảo dược giúp ngăn ngừa ô xy hóa, chống gốc tự do như cao Blueberry rất tốt cho điều trị biến chứng sớm ở bệnh mãn tính này. Bởi vậy, sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Bluebrry có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, nhờ đó sẽ nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát..

nữ vương new

The post Tê bì chân tay, cảnh báo sớm biến chứng của bệnh đái tháo đường first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Những biến chứng của nhồi máu cơ tim và cách ngăn ngừa http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-cua-nhoi-mau-co-tim-va-cach-ngan-ngua-16872/ Tue, 13 Nov 2018 15:22:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-cua-nhoi-mau-co-tim-va-cach-ngan-ngua-16872/ Huyết khối này rất ít khi do cục máu đông thuyên tắc từ xa đến mà thường là hậu quả của hiện tượng viêm tại [...]

The post Những biến chứng của nhồi máu cơ tim và cách ngăn ngừa first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Huyết khối này rất ít khi do cục máu đông thuyên tắc từ xa đến mà thường là hậu quả của hiện tượng viêm tại chỗ gây rạn, nứt, vỡ, gãy ở mảng xơ vữa khiến chúng đứt rời rồi kết vón tiểu cầu xung quanh tạo ra một huyết khối “trắng”, rồi sẽ thêm cả huyết cầu khác quấn trong tơ huyết tạo thành huyết khối “đỏ” hoàn chỉnh di động theo dòng máu, tới đoạn mạch vành hẹp hơn nên bít tịt nó lại nhưng thường gặp hơn là cục máu đông hình thành tại chỗ mới nứt vỡ mảng xơ vữa.

Dấu hiệu nhận biết NMCT

Khi bị NMCT cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin. Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp). Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, tái nhợt da, lạnh đầu chi… phản ánh tình trạng tụt áp hay trụy tim mạch.

Suy thất trái là biến chứng quan trọng của nhồi máu cơ tim.

Suy thất trái là biến chứng quan trọng của nhồi máu cơ tim.

Các biến chứng của NMCT

Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể nhanh, chậm so với tốc độ trung bình nhưng nặng nhất là rung thất rồi đến nhịp nhanh thất. Cũng coi là rất nặng nếu những rối loạn nhịp tim khác, nhất là rung nhĩ và bloc nhĩ thất cấp 3 kéo dài làm biến đổi huyết động, tụt huyết áp, suy tim. Các loạn nhịp tim thường gặp là loạn nhịp trên thất bao gồm nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ… và các loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất, rung thất…

Các bloc nhĩ thất: Biến chứng này thường gặp ở NMCT sau – dưới, được chia thành 3 mức độ khác nhau với độ 3 là bloc tim hoàn toàn, nhịp tim rất chậm kiểu nhịp thoát thất, có thể xảy ra rất đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.

Các biến chứng suy bơm: Biến chứng quan trọng của NMCT (nhất là khi khối hoại tử càng lớn) là suy thất trái, suy tâm thu và cả suy tâm trương (loạn chức năng tâm trương với “thất cứng” tức là giảm giãn năng – compliance). Mức nặng nhất của suy bơm là “sốc do tim”. Sốc là giảm tưới máu mô, mà biểu hiện không chỉ là trụy mạch (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg), mà còn có thiểu niệu, vô niệu, rối loạn ý thức, đầu chi nhợt, lạnh ẩm, toan huyết (có khi biểu hiện bằng thở chu kỳ).

Các biến chứng cơ học: Thường xảy ra trong tuần lễ đầu với các nguy cơ vỡ thành tự do thất trái; vỡ (thủng, rách) vách liên thất tạo ra một “thông liên thất mắc phải cấp” làm xuất hiện một âm thổi tâm thu mới; đứt rách cơ nhú như đứt rời hoặc chỉ rách hoặc chỉ rối loạn chức năng cơ nhú ở cột cơ của một trong hai lá van, tạo nên sa van, sinh ra hở hai lá cấp, với triệu chứng phụt ngược rất rõ, xuất hiện một âm thổi tâm thu mới.

Các biến chứng huyết khối, thuyên tắc: Biến chứng này gây nguy cơ tái phát NMCT khiến hoại tử lan rộng hoặc thêm hoại tử cơ tim mới thuyên tắc đại tuần hoàn. Thuyên tắc đại tuần hoàn thường xuất hiện sau 1-3 tuần, cục huyết khối xuất phát từ mặt trong thành thất trái, di chuyển theo dòng máu tới não, mạc treo, các chi, hiếm khi chui vào mạch vành. Thuyên tắc động mạch phổi, nếu người bị nhồi máu cơ tim đã nằm bất động quá dài hay lạm dụng thuốc lợi tiểu khiến máu cô đặc hơn thì biến chứng càng dễ xảy ra.

Các biến chứng sớm khác: Viêm màng ngoài tim cấp, xảy ra ngay sau mấy ngày đầu với biểu hiện đau dữ dội ngay phía sau xương ức lan ra sau lưng. Trong các biến chứng này thì đột tử là nặng nề nhất. Đột tử được tim mạch học trước kia xếp làm 1 trong 5 “đại biến chứng” NMCT. Nhưng ngày nay, với đơn vị hồi sức bám sát bệnh nhân, tử vong này được xếp vào mục các nguyên nhân cụ thể như: vỡ tim (thường gặp hơn cả), các rối loạn nhịp tim, sốc do tim, thuyên tắc phổi khối lớn, thuyên tắc mạch vành ngay ở đoạn thân chung động mạch vành trái.

Các biến chứng muộn của NMCT: Hội chứng Dressler xảy ra muộn (ở tuần thứ 3 – 10) vì hiện tượng tự miễn nhưng biến chứng này ít hẳn đi ở thời đại nong mạch vành và tiêu sợi huyết. Sốt, đau ngực khi hít vào sâu. Tăng bạch cầu, tăng tốc độ máu lắng và tăng hiệu giá “kháng thể kháng cơ tim”, đoạn ST chênh lên kiểu đồng vận nhiều chuyển đạo. Rất hiếm khi biến chứng về sau thành viêm màng ngoài tim co thắt. Phình thất. Đau thắt ngực sau NMCT chiếm tới 20 – 30% bệnh nhân. NMCT tái phát chiếm 5 – 20% bệnh nhân. Suy tim nhưng lý do cụ thể rất khác nhau, cần xem xét để điều trị. Đột tử vẫn có thể xảy ra ở thời kỳ muộn này, do rung thất, nhịp nhanh thất. Viêm quanh khớp vai sau NMCT với biểu hiện đau, cứng, thay đổi vận mạch da.

Điều trị và phòng bệnh

Nhồi máu cơ tim cấp cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. Với các điều trị ban đầu, người bệnh được nằm bất động tại giường, thở ôxy, dùng các thuốc cần thiết như thuốc giảm đau, thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, nitroglycerin, thuốc chống đông. Bên cạnh đó, người bệnh còn được thực hiện các biện pháp tiêu huyết khối, can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành cấp cứu để tái tưới máu cơ tim. Sau khi được cấp cứu thành công, người bệnh tiếp tục được theo dõi, dùng thuốc là bắt buộc cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp, luyện tập đều đặn dựa vào ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

TS. Tạ Tiến Phước

The post Những biến chứng của nhồi máu cơ tim và cách ngăn ngừa first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ðề phòng biến chứng của viêm phế quản mạn tính http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-bien-chung-cua-viem-phe-quan-man-tinh-15402/ Sun, 19 Aug 2018 16:21:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/de-phong-bien-chung-cua-viem-phe-quan-man-tinh-15402/ Viêm phế quản mạn tính là một bệnh hay gặp và rất dễ tái phát, nhất là khi khí hậu thay đổi đột ngột như [...]

The post Ðề phòng biến chứng của viêm phế quản mạn tính first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Viêm phế quản mạn tính là một bệnh hay gặp và rất dễ tái phát, nhất là khi khí hậu thay đổi đột ngột như hiện nay. Viêm phế quản mạn tính nếu không được chữa trị đúng có thể dẫn đến biến chứng, đặc biệt là gây tắc nghẽn phế quản.

Đặc điểm của phế quản

Phế quản là một phần của hệ hô hấp được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia ngang mức đốt sống ngực 4, 5. Hai phế quản chính tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường to hơn, ngắn hơn, dốc hơn nên thường dị vật lọt vào phổi phải và dễ bị nhiễm trùng hơn. Sau các phế quản chính là các tiểu phế quản, phế quản tận cùng nối với phế nang. Phế quản có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi vừa là đường ra của khí thải từ phổi tức là đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Đặc điểm của phế nang là có vô số mao mạch nhỏ li ti tạo thành một mạng lưới dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí. Cùng với các mạch máu là các dây thần kinh song hành có chức năng điều khiển các cơ trơn phế quản làm cho phế quản co lại hoặc giãn ra. Toàn bộ mặt trong của phế nang và các phế quản có niêm mạc được bao phủ bằng lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển nhằm đưa các dị vật khi lọt vào đi ra ngoài.

Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể đóng vai trò khá quan trọng. Khi sức khỏe bị sa sút, vi sinh vật gây bệnh rất dễ xâm nhập, thêm vào đó có một số yếu tố thuận lợi gây nên viêm phế quản mạn tính, đó là nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bởi vì  đường hô hấp trên của người nghiện thuốc luôn luôn bị viêm, dần dần lây lan thành viêm phế quản. Các tổng kết cho thấy có tới 90% bệnh nhân viêm phế quản mạn có hút thuốc lá hoặc thuốc lào, bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi do sự tích tụ của thuốc lá. Nếu hút thuốc nhiều từ khi còn trẻ, tỉ lệ viêm phế quản mạn tăng lên gấp đôi so với nhóm không hút thuốc. Hậu quả của nghiện thuốc lá là gây tắc nghẽn đường hô hấp. Viêm phế quản mạn có thể do sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi, khói (khói công nghiệp, khói bếp, nhất là bếp than, bếp đun rơm, rạ, củi). Hoặc người có cơ địa bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng đường hô hấp (viêm mũi, xoang dị ứng, hen suyễn) hoặc dị ứng với thời tiết, nhất là thời tiết ẩm, ướt, lạnh, khô hanh. Hoặc gặp ở người bị viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài, hen phế quản (viêm phế quản co thắt) ngay từ lúc còn nhỏ tuổi hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống (gù vẹo cột sống…). Một số trường hợp viêm phế quản mạn tính do bị viêm phế quản cấp không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm (thông thường do tự mua thuốc để điều trị).

 

Viêm phế quản mạn tính (phải) không được điều trị đúng cách dễ dẫn đến viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...

Viêm phế quản mạn tính (phải) không được điều trị đúng cách dễ dẫn đến viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…

Khi nào được gọi là viêm phế quản mạn tính?

Khi người bệnh có biểu hiện ho, khó thở và khạc ra đờm (nhày, mủ) tối thiểu 3 tháng liên tục trong 1 năm, kéo dài trong 2 năm liên tiếp, người bệnh đó có thể bị viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, còn dựa vào kết quả  đo chức năng đường hô hấp (thông khí phổi), chụp Xquang phổi…

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính thường có 3 triệu chứng chính, đó là ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh, ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho, khạc đờm nhày đến 5 – 6 lần. Đờm của người viêm phế quản mạn tính thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài, gây ho càng nhiều và đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau, ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần đồng thời bệnh cũng càng nặng hơn (mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể) và khó thở nhiều hơn. Lúc đầu, người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực (giống như hen suyễn), dần dần là khó thở thực sự.

Biến chứng của viêm phế quản mạn tính

Bệnh viêm phế quản mạn tính xảy ra càng lâu, bệnh càng nặng gây nên sự thiếu hụt không khí càng nhiều, từ đó gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (mệt mỏi, buồn ngủ, tim đập nhanh…). Nếu không được điều trị đúng, dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn, khí phế thũng, giãn phế quản.

Khi bị viêm phế quản cấp, cần được khám và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự chẩn đoán và tự điều trị, nhất là dùng kháng sinh không theo đơn thuốc của bác sĩ bệnh càng dễ thành mạn tính và làm cho vi khuẩn kháng thuốc rất khó điều trị.

Nguyên tắc phòng bệnh

Do bệnh viêm phế quản mạn tính rất dễ tái phát, nhất là ẩm ướt, mưa nhiều, lạnh đột ngột. Vì vậy, cần tránh lạnh đột ngột như tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió. Không uống nước lạnh, nước đá, bia lạnh. Mùa hè, khi ở trong phòng điều hòa nên để nhiệt độ khoảng 26 – 27 độ là vừa để khi ra khỏi phòng máy lạnh không bị thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói bụi, nếu vì nghề nghiệp, cần phải đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn. Nên tập thể dục đều đặn hằng ngày, lưu ý tập hít thở (hít sâu, thở ra nhịp nhàng).

BS. Việt Anh

The post Ðề phòng biến chứng của viêm phế quản mạn tính first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Ngứa là một triệu chứng của bệnh gan http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-la-mot-trieu-chung-cua-benh-gan-14559/ Wed, 08 Aug 2018 15:43:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-la-mot-trieu-chung-cua-benh-gan-14559/ Tắc mật Mật di chuyển qua ống mật vào ruột non. Nghẽn ở bất cứ vị trí nào trong đường mật có thể ảnh hưởng [...]

The post Ngứa là một triệu chứng của bệnh gan first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Tắc mật

Mật di chuyển qua ống mật vào ruột non. Nghẽn ở bất cứ vị trí nào trong đường mật có thể ảnh hưởng tới việc lưu thông, gây tắc nghẽn. Điều này sẽ làm mật tăng lưu thông, thường có biểu hiện là ngứa.

Xơ gan

Xơ gan sẽ có phần lớn các triệu chứng ở giai đoạn muộn hơn. Nhưng ngứa là một triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện ngay ở trong giai đoạn sớm. Điều này chủ yếu do ứ mật, dẫn đến mật lưu thông trong máu.

 

Ngứa là một triệu chứng của bệnh gan

 

Mang thai

Ứ mật và ngứa thường gặp hơn trong thai kỳ. Nguyên nhân là do sự lắng đọng muối mật trên da. Có thể phân biệt với ngứa do khô da bằng cách quan sát khu vực bị ngứa.

Sử dụng thuốc

Sử dụng một số thuốc ảnh hưởng tới chức năng gan cũng là nguyên nhân chính gây ngứa. Gan là cơ quan chính diễn ra quá trình thải độc. Một số thuốc thường dùng để trị bệnh ở cơ quan khác có thể gây hại cho gan. Trong những trường hợp này, tắc nghẽn đường mật có thể gây ngứa.

Hình thành autotaxin

Một nghiên cứu gần đây tập trung vào sự hình thành protein autotaxin. Nghiên cứu này cho rằng có mối liên quan tiềm ẩn giữa bệnh gan và ngứa. Hiện nay, các nhà khoa học đang cố gắng bào chế các thuốc trị bệnh gan liên quan tới ngứa dựa trên loại protein này.

Biểu hiện lâm sàng

Vị trí ngứa có thể giúp phân biệt ngứa do bệnh gan hay ngứa vì nguyên nhân khác. Có thể ngứa trên khắp cơ thể nhưng sẽ ngứa dữ dội ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. So với thời điểm buổi sáng, ngứa sẽ nặng hơn vào cuối buổi tối hoặc đêm. Ngứa do bệnh gan sẽ không có ban đỏ hoặc tổn thương khác trên da.

Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán bệnh gan bằng kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và tiền sử, xét nghiệm máu về các chỉ số chức năng gan. Nồng bộ bilirubin và muối mật là một chỉ báo tốt của ngứa liên quan đến bệnh gan.

BS Tuyết Mai

(Theo Boldsky/Univadis)

The post Ngứa là một triệu chứng của bệnh gan first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Hội chứng Cushing – bệnh lý thường gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-cushing-benh-ly-thuong-gap-13810/ Sun, 05 Aug 2018 05:41:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-cushing-benh-ly-thuong-gap-13810/ Các nguyên nhân thường gặp Ngày nay, với sự hiểu biết nhiều về bệnh hội chứng Cushing được phân nhiều loại, mỗi loại lại có [...]

The post Hội chứng Cushing – bệnh lý thường gặp first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Các nguyên nhân thường gặp

Ngày nay, với sự hiểu biết nhiều về bệnh hội chứng Cushing được phân nhiều loại, mỗi loại lại có nguyên nhân khác nhau.

Bệnh Cushing: là bệnh do u tuyến yên tăng tiết ACTH (là tên viết tắt của hormone kích vỏ thượng thận adrenocorticotropic hormone) gây quá sản thượng thận 2 bên. U tuyến yên thường là dạng adenoma chiếm  hơn 90%, kích thước thường nhỏ 1cm. Có thể có triệu chứng đau đầu, bán manh, nhìn mờ khi khối u to gây chèn ép giao thoa thị giác. Xét nghiệm Cortiosol huyết tăng và mất nhịp tiết ngày đêm. ACTH tăng.

Hội chứng Cushing (hội chứng không phụ thuộc ACTH): nguyên nhân do u tế bào lớp bó vỏ thượng thận tăng tiết cortisol, thường là lành tính, u một bên thượng thận, ung thư thượng thận thường ít gặp hơn nhưng rất nặng và tiến triển nhanh với các triệu chứng rầm rộ, quá sản nốt thượng thận ít gặp chỉ phát hiện được khi chụp MRI thượng thận. Xét nghiệm Cortisol huyết thanh lúc đói tăng và mất nhịp tiết ngày đêm, ACTH giảm.

Hội chứng tăng tiết ACTH ngoại sinh: đây là một biểu hiện nội tiết của bệnh lý ác tính thường là ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư gan nguyên phát, ung thư dạ dày…

Hội chứng giả Cushing (Cushing do thuốc): đây là hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc corticoid kéo dài không có kiểm soát. Thường gặp trong các bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý về máu, hen phế quản… đặc biệt, trong thời gian gần đây, 1 số bệnh nhân sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, tên chế phẩm corticoid tại phòng khám tư nhân nhằm giảm đau, chống dị ứng nhưng lạm dụng liều lượng. xét nghiệm Cortisol huyết thanh giảm, có tiền sử dùng Corticoid. (Prednisolon, dexamethasone, K-Cord, Medrol…). Đây là hội chứng thường gặp nhất trong lâm sàng và biến chứng nặng nề như suy thượng thập cấp, suy kiệt rối loạn điện giải nặng, nhiễm trùng cơ hội…đa số là do người bệnh bỏ thuốc đột ngột dẫn tới nồng độ cortisol huyết thanh giảm trong khi đó vỏ thượng thận bị ức chế bởi glucocorticoid ngoại lai chưa kịp hồi phục.

Biểu hiện lâm sàng

Cushing là bệnh lý được đặt tên theo nhà khoa học đã tìm ra bệnh. Ông đã mô tả một hội chứng đặc trưng béo trung tâm (béo thân), mặt tròn đỏ, u mỡ sau gáy; rậm lông mi, tóc mai, râu, ria mép ở nữ, tóc sau gáy; tăng huyết áp, trứng cá ở mặt, lưng; rạn da màu tím đỏ, sờ vào thấy mịn như lụa và lõm dưới mặt da. Vị trí thường gặp ở vùng bụng dưới hai bên, mặt trong của đùi 2 bên, khoeo chân, nếp lằn nách, lưng; tăng cân, mệt mỏi, mất kinh ở nữ, âm vật to; rối loạn tâm lý, yếu cơ gốc chi, loãng xương, sỏi thận, đái tháo đường.

Hội chứng giả Cushing do sử dụng cortoicoid tổng hợp, có các biểu hiện lâm sàng tương tự với u thượng thận vỏ nhưng có thể phân biệt nhờ khai thác tiền sử và xét nghiệm. Hội chứng này cũng có các biểu hiện yếu cơ, teo cơ, nhanh mệt, loãng xương các vết rạm da màu tím và dễ bầm tím. Loãng xương có thể gây xẹp đốt sống và gẫy  xương hệ thống. Giảm chất khoáng trong xương.

Tăng sản xuất glucose ở gan và đề kháng insulin gây rối loạn Glucose máu. ĐTĐ lâm sàng gặp ở hơn 20% bệnh nhân. Tăng glucocorticoid gây tích tụ mỡ ở những vị trí đặc biệt như ở mặt, hay còn gọi là “mặt tròn như mặt trăng”; ở giữa 2 xương bả vai; tích tụ mỡ trên xương đòn và ở mạc treo ruột gây béo thân. Hiếm khi có tụ mỡ ở trung thất và ở xương ức. Lý do tích tụ mỡ ở các vị trí đặc biệt còn chưa rõ nhưng liên quan đến đề kháng insulin và tăng insulin máu. Tăng huyết áp thường gặp, thay đổi về tâm thần có thể nặng từ dễ kích thích, tính tình không ổn định đến trầm cảm nặng, rối loạn hành vi thậm trí biểu hiện tâm thần rõ. Ở nữ, tăng androgen có thể gây trứng cá, rậm lông, thưa kinh hoặc mất kinh. Một số biểu hiện do tăng glucocorticoid như: béo phì, tăng huyết áp, loãng xương và ĐTĐ nhưng không đặc hiệu, nên ít có giá trị trong chẩn đoán. Các biều hiện như: dễ bầm tím, vết rạm da mầu tím, yếu – teo cơ (mặc dù ít gặp) là các biểu hiện khá đặc trưng gợi ý hội chứng Cushing.

Ngoại trừ hội chứng Cushing do thuốc, nồng độ cortisol máu và nước tiểu tăng, đôi khi có hạ K, Cl máu và nhiễm kiềm chuyển hóa, đặc biệt ở bệnh nhân cường tiết ACTH lạc chỗ.

Phân biệt hội chứng Cushing với các bệnh khác

Cần phân biệt với béo phì, trầm cảm và bệnh cấp tính: béo phì nặng ít gặp trong hội chứng Cushing; béo phì thường ở toàn thân chứ không phải béo thân. Bài tiết cortisol niệu bình thường hoặc tăng nhẹ, nồng độ cortisol máu bình thường. Bệnh nhân trầm cảm thường có cortisol niệu tăng nhẹ, rối loạn nhịp ngày đêm, không có biểu hiện lâm sàng của hội chứng Cushing. Bệnh nhân có bệnh cấp tính thường có bất thường về xét nghiệm và không ức chế được bằng dexxamethasone vì các stress chính (như sốt, đau) đã phá vỡ điều chỉnh bài tiết ACTH.

Hội chứng Cushing do thuốc do sử dụng corticoid: Nồng độ cortisol máu ở thấp do trục tuyến yên – thượng thận bị ức chế. Cushing do thuốc thường liên quan đến: tổng liều corticoid sử dụng, thời gian bán hủy của thuốc, thời gian điều trị và thời gian sử dụng thuốc trong ngày. Bệnh nhân sử dụng cortisoid buổi chiều hoặc buổi tối dễ bị Cushing hơn chỉ dùng corticoid chỉ 1 lần buổi sáng.

Điều trị bệnh

Điều trị Cushing hiệu quả cần xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Hội chứng cushing: (u thượng thận) phẫu thuật nội soi lấy u đã thành thường quy. Trước và sau điều trị phải điều trị tích cực huyết áp, kiểm tra chặt chẽ nồng độ cortisol huyết và điện giải đồ để bồi phụ kịp thời tránh suy thượng thận cấp.

Bệnh Cushing: đối với trường hợp phát hiện khối u, đa số trường hợp phẫu thuật thành công. Những khối u nhỏ khó phát hiện thì bước đầu điều trị nội khoa để giảm triệu chứng cho bệnh nhân và triển khai các kỹ thuật cao hơn nhằm phát hiện chính xác khối u.

Hội chứng Cushing do thuốc: phải điều trị nguyên nhân và sử dụng thuốc không có nguồn gốc corticoid thay thế. Trong trường hợp phải dùng glucocorticoid, phải dùng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, khi phát hiện mắc hội chứng Cushing do thuốc phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để áp dụng biện phải giải độc glucocorticoid, tránh suy thượng thận cấp gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh.

PGS.TS. Đỗ Trung Quân (Chủ tịch Hội Nội tiết – ĐTĐ Hà Nội)

The post Hội chứng Cushing – bệnh lý thường gặp first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
5 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/5-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-benh-tang-nhan-ap-o-tre-em-11626/ Wed, 25 Jul 2018 11:57:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-benh-tang-nhan-ap-o-tre-em-11626/   Tăng nhãn áp (glôcôm) không phổ biến ở trẻ em. Chỉ có khoảng 1/10.000 trẻ có thể bị tăng nhãn áp. Các triệu chứng [...]

The post 5 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

nhận biết tăng nhãn áp ở trẻ

 

Tăng nhãn áp (glôcôm) không phổ biến ở trẻ em. Chỉ có khoảng 1/10.000 trẻ có thể bị tăng nhãn áp. Các triệu chứng của bệnh này ở trẻ rất khác với các triệu chứng ở người lớn. Không có cách nào để phòng ngừa tăng nhãn áp bẩm sinh (xảy ra trong 3 tháng đầu sau sinh) hoặc tăng nhãn áp vị thành niên (xuất hiện khi 16 tuổi) . Nhưng biết về các triệu chứng sớm của bệnh có thể giúp can thiệp sớm và ngăn ngừa mù lòa ở trẻ.

Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ:

Chảy nước mắt

Tình trạng chảy nước mắt thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ nhỏ. Nếu bé bị chảy nước mắt liên tục, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)

Một triệu chứng phổ biến của tăng nhãn áp ở trẻ nhỏ là quá nhạy cảm với ánh sáng hoặc thậm chí là ánh sáng mặt trời. Nếu bé than phiền rằng ánh sáng quá sáng, hãy đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán phát hiện kịp thời.

Co giật mí mắt

Trẻ nhỏ bị tăng nhãn áp cũng bị các cơn co thắt tự nguyện và bất thường ở mí mắt. Mặc dù hiếm nhưng tình trạng co thắt cơ quanh mắt cũng thường gây đau. Đây là một dấu hiệu báo động không nên bỏ qua.

Tăng kích thước giác mạc

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng áp lực nội nhãn dẫn tới sưng mắt, điều này cũng có thể làm tăng kích thước giác mạc. Vì vậy nếu trẻ bị nặng mắt hoặc nếu bạn phát hiện thấy bất cứ sự thay đổi nào trong mắt  trẻ, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Củng mạc xanh

Củng mạc mắt thường có màu trắng, nếu củng mạc chuyển sang màu hơi xanh hoặc xám nhạt, hãy đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tăng nhãn áp ở trẻ.

BS Thu Vân

(theo Univadis / THS)

The post 5 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Bệnh nhi bị hội chứng Cushing hiếm gặp http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-nhi-bi-hoi-chung-cushing-hiem-gap-11076/ Wed, 25 Jul 2018 08:53:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-nhi-bi-hoi-chung-cushing-hiem-gap-11076/ Bệnh nhi mới 11 tuổi (Buôn Mê Thuột), mắc bệnh béo phì hơn 3 năm qua, và được nhiều bác sĩ điều trị theo góc [...]

The post Bệnh nhi bị hội chứng Cushing hiếm gặp first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Bệnh nhi mới 11 tuổi (Buôn Mê Thuột), mắc bệnh béo phì hơn 3 năm qua, và được nhiều bác sĩ điều trị theo góc độ béo phì. Tuy nhiên, bệnh ngày càng nặng. Tại BV. Nguyễn Tri Phương, Tp.hcm, các bác sĩ phát hiện bé bị cao huyết áp, kèm theo nhiều triệu chứng khác như béo phì, rậm lông, nên đã cho bé xét nghiệm chuyên sâu về nội tiết. Kết quả, bé mắc phải hội chứng Cushing do tổn thương cùng lúc cả hai tuyến thượng thận.

Ngày 19/9, theo ThS.BS. Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc BV. Nhi Đồng 1, do BV. Nguyễn Tri Phương chuyên về điều trị người lớn, nên sau khi hội chẩn với BV. Nhi Đồng 1, bệnh nhi này đã được chuyển về BV. Nhi Đồng 1. Bé nhập viện trong tình trạng béo phì, rậm lông, rạn da.

Bệnh nhi bị hội chứng Cushing hiếm gặpCác bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi bị hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing trên bệnh nhi 11 tuổi

BS. Hiếu cho biết: “Đây là một ca bệnh vô cùng hiếm gặp, theo y văn ghi nhận thế giới có khoảng hơn 20 ca như vậy. Hội chứng Cushing là một hội chứng khá thường gặp ở BV. Nhi Đồng 1, nhưng ca này lại có những biểu hiện của hội chứng khá đặc biệt trên một bệnh nhi còn quá nhỏ tuổi khi vừa mắc bệnh, 8 tuổi”.

Nói thêm về bệnh sử của bệnh nhi này, theo BS.CKI. Trần Thị Hương, Phó khoa Thận – Nội tiết (BV. Nhi Đồng 1), cách đây 3 năm, bé lên cân rất nhiều, cha mẹ mới đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi, sau khi các xét nghiệm bình thường, bác sĩ chẩn đoán và điều trị béo phì. Nhưng tình trạng béo phì diễn tiến ngày càng nặng, nên gia đình tiếp tục đi một vài nơi nữa cho đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết và vào BV. Nguyễn Tri Phương.

“Bé gái 11 tuổi có tình trạng tăng cân bất thường trong một thời gian khá dài, đã điều trị qua nhiều nơi. Trong một lần tình cờ, bé than mệt. Chính vì chữ “mệt” nên người nhà cảm thấy lo lắng rất nhiều nên đã đưa con đến bệnh viện. Tại đây, bệnh nhi đã được thăm khám, và đo huyết áp. Huyết áp vào thời điểm đó tăng cao đến nổi các bác sĩ phải dùng thuốc để kiểm soát huyết áp.

Béo phì kèm với cao huyết áp bất thường, các bác sĩ đã phải làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn và phát hiện bé có bất thường tuyến thượng thận cả hai bên. Sau khi hội chẩn với BV. Nguyễn Tri Phương, các bác sĩ của cả hai bên nhận thấy bé nên chuyển về điều trị tại một bệnh viện nhi sẽ thích hợp hơn”, BS. Hiếu cho biết.

Theo BS. Hiếu, sau hàng loạt xét nghiệm, bệnh nhi bị tăng sản tuyến thượng thận hai bên. Qua CT-Scan, chúng tôi còn phát hiện rất nhiều các nốt kích thước không lớn, nằm rải cả hai bên tuyến thượng thận. Chính các nốt này làm tăng tiết nội tiết tố cortisol dẫn đến hội chứng Cushing: béo phì, rậm lông, loãng xương, cao huyết áp thậm chí là rối loạn tâm thần.

Đây là một bệnh lý khó, xử lý như thế nào, cắt bỏ hai bên hay tiếp tục điều trị bằng thuốc khống chế. Cuối cùng, các bác sĩ chọn con đường can thiệp phẫu thuật bằng nội soi để tránh đường mổ quá lớn. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi trên một em bé béo phì, cao huyết áp do hội chứng Cushing là một ca cực kỳ khó khăn.

Cắt bỏ cả hai tuyến thượng thận: một phẫu thuật nội soi không dễ dàng

BS.CKI. Hà Văn Lượng – Phó khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức (BV. Nhi Đồng 1) giải thích, mỗi người có hai tuyến thượng thận. Mỗi tuyến thượng thận gồm hai phần vỏ và tủy. Phần vỏ tiết ra ba loại nội tiết tố, gồm: 1 nội tiết tố điều hòa điện giải, 1 nội tiết tố chuyển hóa đường – mỡ – đạm, nội tiết tố sinh dục (chủ yếu là sinh dục nam). Phần tủy chủ yếu tiết ra nội tiết tố điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, đặc biệt trong trường hợp stress.

Bệnh nhi bị hội chứng Cushing hiếm gặp

“Chính vì vậy, tuyến thượng thận bị tổn thương, bên cạnh những biểu hiện bên ngoài như vừa mô tả phía trên, bệnh nhi còn bị những bất thường nội tiết tố. Tăng sinh tuyến thượng thận biểu hiện bằng béo phì của hội chứng Cushing, nhưng chủ yếu ở phần mặt (mặt tròn như mặt trăng), ngực, bụng, lưng. Còn những phần cơ thể khác như tay, chân có thể bị gầy đi. Bệnh nhi này có những biểu hiện rõ của tổn thương nội tiết, trong đó bệnh nhân cao huyết áp.

“Đặc biệt, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhất là cắt bỏ hai tuyến thượng thận, bắt đầu sẽ bị rối loạn về nhịp tim, huyết áp. Nên chúng tôi phải phối hợp rất nhiều khoa như Thận – Nội tiết, Tim mạch để ổn định huyết áp và nội tiết trước và trong khi mổ, chuẩn bị thuốc cao huyết áp hay corticoid. Sau khi cắt tuyến thượng thận, bệnh nhân lại gặp nguy cơ tụt huyết áp, suy thận cấp. Hơn thế nữa, phẫu thuật nội soi trên bệnh nhân 11 tuổi 50kg, rất mập, nên khi bơm CO2 vào ổ bụng căng ra để dễ can thiệp phẫu thuật, diễn biến sẽ vô cùng phức tạp, hô hấp có thể gặp vấn đề, một phần ảnh hưởng đến tim mạch …”, BS. Lượng cho biết.

Khi bệnh nhân vào phòng mổ, huyết áp tăng vọt lên 180mmHg gần 200mmHg. Các bác sĩ phải cho bệnh nhân uống corticoid và thuốc hạ áp trước mổ, điều chỉnh huyết động… Hơn thế nữa, em bé này có tích tụ mỡ bất thường ở vùng bụng, thành bụng rất dày, sự tiếp cận vô cùng khó khăn cho cả hai tuyến thượng thận nằm vừa cao vừa sâu trong cơ thể.

Hiện nay, bệnh nhi đã ổn định, ăn uống bình thường. Do mức độ phẫu thuật ít xâm lấn, và giảm đau tối thiểu sau 3 ngày, bệnh nhi đã có thể ngồi lên, vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt, em bé sau mổ, tình trạng huyết áp đã được kiểm soát tốt bằng thuốc uống. BS. Hương cho biết, cắt bỏ hai tuyến thượng thận sẽ giúp cơ thể không còn tăng sinh các nội tiết tố, dẫn đến rối loạn và hội chứng Cushing, nhưng cũng đưa đến nguy cơ sau mổ. Bệnh nhân phải theo dõi suốt cuộc đời, và bổ sung các nội tiết tố, đồng thời nếu bệnh nhân bị rối loạn điện giải, sẽ phải sử dụng các thuốc để hạ kali máu.

 

AN QUÝ

The post Bệnh nhi bị hội chứng Cushing hiếm gặp first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>
Biến chứng của bệnh polyp đại tràng http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-polyp-dai-trang-11018/ Wed, 25 Jul 2018 08:46:39 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-polyp-dai-trang-11018/ Polyp có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong đường tiêu hóa nhưng phổ biến nhất ở đại tràng. Nam giới và nữ giới [...]

The post Biến chứng của bệnh polyp đại tràng first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>

Polyp có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong đường tiêu hóa nhưng phổ biến nhất ở đại tràng. Nam giới và nữ giới đều có thể bị polyp đại tràng. Các polyp giống như một mụn thịt nhỏ phát triển từ lớp niêm mạc của ruột và nhô ra vào trong lòng ruột. Đôi khi chúng mọc trên “cuống” trông giống như cây nấm.

Tuy vậy, một số khối polyp cũng có thể phẳng. Một số có vài khối polyp nằm rải rác ở các phần khác nhau của đại tràng. Bản chất của polyp đại tràng không phải u, là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành.

Polyp đại tràng có thể lồi vào lòng đại tràng hoặc phẳng. Một người có thể bị nhiều polyp đại tràng và kích thước của chúng có khác nhau, có thể rất nhỏ bằng hạt đậu nhưng có trường hợp polyp đại tràng to hơn rất nhiều (chẳng hạn bằng quả bóng bàn). Đa số polyp đại tràng là lành tính nhưng một số có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, một người càng có nhiều polyp đại tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước càng lớn càng cần phải lưu tâm, cảnh giác, không được chủ quan, bởi vì, rất có thể trở thành ung thư bất cứ lúc nào.

 bệnh polyp đại tràngCó thể có đau bụng quặn do polyp có kích thước lớn

Nguyên nhân

Nguyên nhân của polyp đại tràng tuy chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về các nguyên nhân hình thành polyp đại tràng. Nguyên nhân được coi là chủ yếu dẫn tới hình thành bệnh polyp đại tràng là do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp, thậm chí dẫn tới ung thư. Bình thường quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen, đó là nhóm gen gây ung thư và nhóm gen ức chế khối u. Khi có sự đột biến ở bất kỳ gen nào trong số hai loại gen này đều có thể làm cho tế bào tăng sinh quá mức tạo thành u hoặc dạng u (polyp). Ở đại tràng sự tăng sinh này sẽ tạo thành những khối dạng u và đáng lo ngại nhất một số dạng u đó (polyp) có thể trở thành ung thư (về lâu dài, cần có nhiều năm). Ngoài ra, có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Khi chế độ ăn nhiều chất béo, thịt có màu đỏ (thịt bò, trâu, thịt chó…) hoặc ăn ít rau, quả, chất xơ, hoặc lười, ít vận động có thể là những yếu tố nguy cơ gây nên polyp đại tràng. Những người nghiện thuốc lá, béo phì hoặc do bị viêm đại trực tràng mạn tính… có thể được xem như một trong những yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được đề cập tới ở những trường hợp cùng huyết thống (ông bà, bố mẹ, anh, chị em ruột thịt) bị polyp đại tràng dẫn đến polyp mang tính chất gia đình.

Biểu hiện của bệnh

Người bị polyp đại tràng thường có diễn biến âm thầm, nhất là loại polyp nhỏ, chỉ phát hiện khi tình cờ chụp đại tràng hoặc nội soi đại tràng vì một lý do khác. Vì vậy, hầu hết người bệnh có polyp nhỏ không có một biểu hiện gì khác thường. Tuy vậy, ở một số người bệnh có biểu hiện đi ngoài ra máu. Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Có thể thấy máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân hoặc thấy máu ở giấy vệ sinh khi đi ngoài hoặc có trường hợp phân lẫn nhày với máu màu nâu, đen hoặc nhờ nhờ như máu cá (giống phân của người bị lỵ trực khuẩn). Đặc biệt là khi phân mềm hoặc nát nhưng có máu kèm theo. Hầu hết người bệnh bị chảy máu ở mức độ nhẹ và vừa, trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng xảy ra ít hơn. Có thể có đau bụng quặn do polyp có kích thước lớn, kích thích làm tăng nhu động ruột và gây đau, những trường hợp này rất dễ nhầm với bệnh kiết lỵ. Một số trường hợp đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn, bí trung tiện hoặc bí đại tiện rất dễ nhầm với tắc ruột hoặc bán tắc.

Biến chứng của bệnh polyp đại tràng

Để chẩn đoán polyp đại tràng cần chụp đại tràng có chuẩn bị (thụt tháo và thuốc cản quang), tốt nhất là nội soi đại tràng. Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và có thể sinh thiết để xét nghiệm tế bào phát hiện tế bào lạ (tế bào ác tính). Ngoài ra có thể chụp cộng hưởng từ.

Có nguy hiểm không?

Trong thực tế có hai loại polyp đại tràng phổ biến nhất, đó là polyp tăng sản và polyp u tuyến. Các polyp tăng sản không có nguy cơ bị ung thư. Các polyp u tuyến được cho là tiền thân cho hầu hết bệnh ung thư đại tràng, mặc dù cơ bản các u tuyến không phải bao giờ cũng trở thành ung thư, nhưng các khối polyp có kích thước lớn có nhiều khả năng trở thành ung thư và một số những polyp với kích thước rất lớn (hơn 2cm) có thể có những vùng nhỏ bị ung thư hóa.,vì vậy, người bệnh không được chủ quan với căn bệnh này.

Nguyên tắc điều trị như thế nào?

Trong trường hợp có nhiều polyp hoặc polyp có kích thước lớn hoặc đã gây biến chứng (đau bụng, chảy máu, nôn, buồn nôn…) cần được được hội chẩn sớm để chỉ định phẫu thuật cắt bỏ, nhằm ngăn ngừa xuất hiện ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng, hiện nay có nhiều kỹ thuật khác nhau, nếu khối u kích thước nhỏ có thể được cắt qua nội soi đại tràng. Trong các trường hợp khối u lớn có thể mổ nội soi hay mổ mở ổ bụng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh. Sau khi đã loại bỏ polyp có thể sử dụng một số thuốc nhằm hạn chế polyp tái phát.

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng bệnh, cần có chế độ ăn uống và lối sống hợp lý, nên hạn chế ăn nhiều chất béo, mỡ động vật (lòng động vật), các loại thịt đỏ. Cần tăng cường ăn rau, củ, quả và chất xơ. Hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Cần vận động cơ thể đều đặn, thường xuyên, đúng bài bản là điều rất bổ ích, nhằm làm cho khí huyết lưu thông, mọi cơ quan đều hoạt động đều đặn, trong đó có bộ máy tiêu hóa.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

The post Biến chứng của bệnh polyp đại tràng first appeared on Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống.]]>