chữa thế nào – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 04 Jan 2019 04:46:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chữa thế nào – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Lẹo mắt, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/leo-mat-chua-the-nao-17661/ Fri, 04 Jan 2019 04:46:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/leo-mat-chua-the-nao-17661/ [...]]]>

Đỗ Thị Thắm (Hòa Bình)

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Không trang điểm mắt hoặc soi gương cho đến khi chiếc mụn lẹo ở mí mắt đã lành hẳn. Áp dụng nén ấm cho mắt ngày 3-6 lần/ngày và để giúp chữa lành nhanh hơn những chiếc lẹo mắt. Rửa tay sạch sẽ trước khi bạn áp dụng nén ấm cho mắt. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc làm ẩm với nước rất ấm. Đặt miếng nén trên mắt sau khi đã nhắm mắt cho đến khi miếng nén bắt đầu mát (thường là 5-10 phút). Để tăng tốc độ quá trình chữa bệnh, cũng có thể sử dụng dung dịch muối loãng thay vì nước ấm. Nên để cho những lẹo trên mí mắt tự vỡ, tuyệt đối không được ép hoặc nặn chúng.

Sử dụng thuốc mỡ điều trị lẹo mí mắt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn rửa tay trước khi tra thuốc mỡ cho mắt hay tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc này phải được giữ gìn sạch sẽ, lọ thuốc mới sử dụng (không dùng thuốc dùng dở và để lâu), không để thuốc chạm vào mắt, mí mắt. Không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây mi quặp, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

BS. Hiền Thu

]]>
Lang ben, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/lang-ben-chua-the-nao-17636/ Thu, 03 Jan 2019 04:46:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lang-ben-chua-the-nao-17636/ [...]]]>

Nguyễn Thị Liên (Yên Bái)

Lang ben là một bệnh ngoài da phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm; gặp chủ yếu ở người trẻ. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn; Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết); do suy giảm miễn dịch; suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh.

Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực, ngứa ít hoặc không ngứa. Do đó, người bệnh ít khi chữa trị sớm, nhất là khi tổn thương ở vùng da khó nhìn thấy (vùng lưng). Nếu không ngứa, thương tổn chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.

Nhiều bệnh cũng có thương tổn tương tự như lang ben. Do đó, để tránh nhầm lẫn bạn cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Thường bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng là đủ. Một số trường hợp phải làm thêm xét nghiệm tìm vi nấm.

Để phòng và trị lang ben, loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh là vấn đề quan trọng nhất. Bạn nên mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng; tắm rửa, thay đồ hằng ngày. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo… Quần áo và chăn màn phải phơi nắng cho khô, tránh dùng đồ ẩm mốc.

BS. Lan Anh

]]>
Bạch biến chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-bien-chu%cc%83a-the-nao-16855/ Tue, 13 Nov 2018 04:49:32 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bach-bien-chu%cc%83a-the-nao-16855/ [...]]]>

Phạm Thị Mai ([email protected])

Bạch biến

Phải khẳng định ngay với bạn là bạch biến không ảnh hưởng tới sức khỏe trừ ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1-2% dân số. Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu trắng, kích thước của các đốm thay đổi từ 1cm đến nhiều cm. Ðốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, có giới hạn rõ ràng với da lành. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường…

Tuy hiếm nhưng cũng có một vài trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người. Các đốm trắng có thể tồn tại lâu dài không có thay đổi gì. Có một tỉ lệ nhỏ (từ 15-25%) trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số tồn tại kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra thì không có biến chứng gì, trừ gây mất thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng sức khỏe. Có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng các thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ…

Tuy nhiên, bạch biến là một bệnh khó điều trị và khi đã quyết định điều trị thì phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài và có thể bị một số tai biến do điều trị. Bạn nên đến khám ở chuyên khoa da liễu, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.

BS. Vũ Lan Anh

]]>
Viêm sung huyết hang vị dạ dày, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-sung-huyet-hang-vi%cc%a3-da%cc%a3-day-chua-the-nao-16414/ Tue, 16 Oct 2018 04:47:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-sung-huyet-hang-vi%cc%a3-da%cc%a3-day-chua-the-nao-16414/ [...]]]>

Hoàng Văn Mạnh ([email protected] )

Viêm sung huyết hang vị dạ dày

Viêm hang vị sung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trước kia bệnh dạ dày được coi là bệnh nan y và nguy hiểm nhưng mấy chục năm gần đây nhờ nội soi phát triển nên bệnh đã được điều trị hiệu quả. Để điều trị dứt điểm bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày, trước hết, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa, nội soi dạ dày để tìm nguyên nhân, đánh giá mức độ bệnh. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Không được bỏ thuốc giữa chừng cũng như không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, người bị viêm sung huyết hang vị dạ dày có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như nghệ, mật ong… để hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Nên kiêng ăn các thức ăn có vị chua, cay, nóng và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Không uống rượu, bia, nước có ga. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế uống cà phê… Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống điều độ đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no hoặc để quá đói. Và cần có chế độ tập luyện phù hợp.

BS. Vũ Ngọc Anh

]]>
Ðại tiện phân mỡ, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/da%cc%a3i-tie%cc%a3n-phan-mo%cc%83-chua-the-nao-16336/ Wed, 10 Oct 2018 04:46:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/da%cc%a3i-tie%cc%a3n-phan-mo%cc%83-chua-the-nao-16336/ [...]]]>

Tôi đi ngoài có váng mỡ trong bồn cầu, đó có phải là hiện tượng bệnh lý không? Tôi nên khám ở đâu để xác định bệnh. Hiện tượng này có nguy hiểm không?

V.G. (Thanh Hóa)

Đi ngoài có váng mỡ hay đại tiện phân mỡ là hiện tượng cơ thể không dung nạp gluten gây phản ứng viêm tại ruột. Các vi nhung mao trong lòng ruột trở nên bị viêm và dẹt lại (teo nhung mao) làm giảm bề mặt hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Khi đó, cơ thể không thể hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Vì thiếu các chất dinh dưỡng nên những bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy phân mỡ không được chẩn đoán có thể có rất nhiều các biểu hiện dạ dày – ruột và có thể bị thiếu các chất dinh dưỡng. Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm: đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, táo bón, đau đầu, sụt cân, rụng tóc, các vấn đề về da, đau xương khớp… Phân lỏng tương đối đặc trưng với mùi hôi và trông như có dầu mỡ. Một số triệu chứng có thể lẫn với các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Có mối liên quan giữa bệnh tiêu chảy phân mỡ và các bệnh tự miễn dịch khác, thường là đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin) và giảm năng tuyến giáp…Nếu không điều trị kịp thời, đây có thể là tiền đề cho ung thư, thường gặp nhất là ung thư biểu mô thực quản và ruột non, nhưng cũng có nguy cơ biến thành u lympho hoặc biến chứng viêm lan tỏa tá tràng – hồi tràng. Trường hợp của bác cần khám chuyên khoa tiêu hóa, xét nghiệm phân và các xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán bệnh và điều trị sớm. Rất may, điều trị bệnh này đơn giản là loại gluten ra khỏi thực đơn (bác sĩ dinh dưỡng sẽ giúp bác).

BS. Trần Quang Nhật

]]>
Sỏi mật, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/so%cc%89i-ma%cc%a3t-chua-the-nao-14149/ Sun, 05 Aug 2018 06:26:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/so%cc%89i-ma%cc%a3t-chua-the-nao-14149/ [...]]]>

Em bị đau bụng quằn quại, đi khám và siêu âm bị sỏi túi mật (kích thước 14mm), chỉ định phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, sau mấy ngày điều trị thì không đau nữa. Xin hỏi bác sĩ bệnh của em có cách nào điều trị mà không phải mổ?

([email protected])

Bệnh sỏi mật là bệnh được tạo nên do sự xuất hiện sỏi trong đường mật. Sỏi có thể nằm ở bất kỳ chỗ nào của đường mật. Tùy theo vị trí mà bệnh có tên gọi khác nhau: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi trong gan nhưng cũng có thể sỏi ở cả ba nơi (ống mật chủ, túi mật, trong gan). Về số lượng có thể chỉ một hòn duy nhất có thể nhiều, có khi rất nhiều lấp kín đường mật thậm chí hàng trăm hòn. Về kích thước có thể nhỏ li ti như hạt tấm, có thể to hơn như hạt đậu, như đầu ngón tay út, có khi to như quả trứng gà. Triệu chứng và diễn tiến cũng khác nhau. Sỏi ống mật chủ có 3 triệu chứng xuất hiện theo trình tự: đau, sốt, vàng da. Đau thường rất dữ dội, sốt cao, vàng da có khi rất đậm. Các triệu chứng này xuất hiện, mất đi, rồi lại tái diễn từng đợt nhưng cũng có khi không có triệu chứng gì. Trong khi đó rất nhiều bệnh nhân sỏi túi mật mà không có triệu chứng. Bệnh được siêu âm phát hiện hoặc có các triệu chứng: khó tiêu đầy bụng, nhất là khi ăn trứng, ăn mỡ; đau ở vùng dưới sườn phải, đau ê ẩm…

Về điều trị: có nhiều phương pháp nhưng cho đến nay chưa có loại thuốc uống nào tỏ ra hiệu quả làm tan sỏi. Các phương pháp can thiệp như: lấy sỏi qua nội soi dạ dày – tá tràng (khi sỏi ống mật chủ không quá to); Lấy sỏi qua da (kỹ thuật này dùng cho sỏi trong gan); phẫu thuật nội soi (trong sỏi túi mật và ống mật chủ). Trường hợp của cháu đã phát hiện sỏi túi mật kích thước 14 mm thì chỉ định mổ nội soi là hợp lý để tránh biến chứng do sỏi.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
Hắt hơi thành tràng, chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-thanh-trang-chua-the-nao-13686/ Sun, 05 Aug 2018 05:26:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-hoi-thanh-trang-chua-the-nao-13686/ [...]]]>

Sau khi hắt hơi, tình trạng của mũi có thể trở lại bình thường hoặc hắt hơi còn tiếp diễn sau đó có thể kèm theo sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng. Vậy hắt hơi báo hiệu điều gì và ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

Hắt hơi do đâu?

Ngày nay, bên cạnh  sự  biến  đổi nhiều mặt của khí hậu, cuộc sống nơi công sở khi làm việc trong phòng kính kín, sử dụng điều hoà nhiệt độ đã làm tăng số lượng người bị hắt hơi lên đáng kể. Đôi khi chỉ cần thời tiết sắp thay đổi là đã bị hắt hơi liên tục. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường hay sự nở rộ của các loài hoa cũng khiến những người bị dị ứng mũi họng rất ngại, họ biết trước được rằng cứ đến mùa đó họ lại bị hắt hơi thường xuyên nên rất khó chịu mà không thể phòng tránh được, trừ khi họ thay đổi môi trường sống.

Người bệnh có thể hắt hơi từng cái một hoặc hắt hơi từng tràng, vài chục cái một lúc rất khó chịu. Hắt hơi hay xuất hiện vào sáng khi vừa thức giấc hoặc đang từ ngoài bước vào phòng điều hoà. Khai thác tính chất của hắt hơi, người bác sĩ có thể phân loại một cách tương đối nguyên nhân gây hắt hơi là do viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi dị ứng. Hiện tượng hắt hơi thường kèm thêm dấu hiệu chảy mũi và ngạt tắc mũi, đau nhức đầu theo các vị trí khác nhau.

Các bệnh về mũi xoang gây hắt hơi.

Các bệnh về mũi xoang gây hắt hơi.

Phòng bệnh và điều trị

Như trên đã nói, hắt hơi là triệu chứng thường gặp ở những người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, hơn nữa bệnh lại có tính chất gia đình. Khi khám thấy niêm mạc mũi của những người này thường phù nề, nhợt nhạt hoặc có màu tím nhạt, có thể có những khối gọi là polip do sự thoái hoá của niêm mạc mũi trong tình trạng bị viêm lâu ngày gây nên. Cần tìm đúng nguyên nhân để cắt triệu chứng hắt hơi. Ở một số người bệnh, hắt hơi xuất hiện vào những mùa nhất định trong năm. Họ có thể phòng trước mùa bị bệnh khoảng 1 tháng bằng uống các thuốc kháng histamin H1(telfast, clarityne…) hoặc dùng các thuốc steroid dạng xịt tại mũi như rhinocort, budenase, nasonex…. Tránh những tác nhân mà khi tiếp xúc gây ngứa mũi và hắt hơi.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Những người hay bị hắt hơi như vậy phải biết tự bảo vệ mình bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa, khẩu trang khi đi đường, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng, trước khi vào phòng điều hoà nên hít một hơi thật sâu sau đó thở ra khi bước chân vào phòng để không khí ấm hơn ngay khi hít hơi lần 2 rồi quen dần với không khí đó… Nếu dấu hiệu đi cùng là ngạt mũi ngày càng tăng, dịch mũi chảy ra màu vàng xanh thì phải điều trị kết hợp với kháng sinh, chống viêm sớm vì lúc này có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn của viêm xoang. Việc điều trị không kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm thanh khí, phế quản làm cho thời gian uống thuốc kéo dài và người bệnh sẽ lâu phục hồi. Trường hợp cần thiết chỉ định phẫu thuật nội soi cũng được đặt ra để giải quyết tình trạng polip mũi…

Điều trị viêm mũi dị ứng hay viêm mũi vận mạch cần giải thích rõ ràng với người bị bệnh vì phải có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân và thầy thuốc do quá trình điều trị thường kéo dài 3 – 6 tháng. Điểm lưu ý khi điều trị những bệnh nhân này là các thuốc kháng histamin rất dễ gây quen thuốc, do đó, việc điều trị duy trì dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc rất quan trọng đối với bệnh nhân.

 

PGS.TS. Phạm Bích Đào

]]>
Đau thần kinh liên sườn chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-than-kinh-lien-suon-chua-the-nao-13424/ Fri, 03 Aug 2018 15:26:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-than-kinh-lien-suon-chua-the-nao-13424/ [...]]]>

Bùi Thế Tuyền ([email protected])

Đau thần kinh liên sườn là một bệnh rất thường gặp, triệu chứng điển hình của bệnh là đau tức ngực, đau mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn. Do thoái hóa cột sống; Do lao cột sống hay ung thư cột sống; Bệnh lý tổn thương tủy sống (củ rễ thần kinh, u ngoại tủy); Do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona. Do đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì, viêm đa dây thần kinh… Điều trị đau thần kinh liên sườn chủ yếu dùng các thuốc giảm đau, các vitamin liều cao. Bác nên đi khám ở chuyên khoa nội thần kinh từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp.

BS. Đinh Thị Thanh

]]>
Viêm da cơ địa chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-co-dia-chua-the-nao-13355/ Thu, 02 Aug 2018 15:05:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-da-co-dia-chua-the-nao-13355/ [...]]]>

Tôi đã đi khám bệnh viện da liễu bác sĩ bảo bị viêm da cơ địa cho đơn thuốc uống rồi nhưng không khỏi. Mong được các bác sĩ giúp đỡ.

pham tien duong ([email protected])

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa, Liken đơn dạng mạn tính… Bệnh có thể biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “ngứa – gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao. Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ… Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Điều trị bằng các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa; Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện; Điều trị viêm da cơ địa cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp kết hợp thuốc kháng histamin chống ngứa. Điều quan trọng là bệnh nhân không nên gãi nhiều vì càng gãi càng ngứa và dễ bội nhiễm. Hơn nữa, cần chú ý những nguyên nhân khởi phát bệnh kể cả một số thức ăn như đã nói trên. Tuy nhiên, sẩn ngứa diện rộng trên cơ thể cần phân biệt ngứa da do sắc tố mật (thường kèm theo vàng da vàng niêm mạc mắt); hoặc ngứa do ghẻ.

BS. Vũ Lan Anh

]]>
Hội chứng ống cổ tay chữa thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-ong-co-tay-chua-the-nao-13213/ Mon, 30 Jul 2018 14:58:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hoi-chung-ong-co-tay-chua-the-nao-13213/ [...]]]>

Tôi có đi khám được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và được cho dùng thuốc chống viêm nhưng ngừng thuốc bệnh lại tái phát. Xin bác sĩ tư vấn về bệnh và cách điều trị?

Đỗ Hoàng Anh (hoanganh2gmail.com)

Ống cổ tay là một đường hầm hẹp nằm trên cổ tay, về phía gan tay và được tạo bởi các xương và dây chằng. Thần kinh giữa chi phối cảm giác và vận động cho ngón cái, ngón 2, 3 và nửa ngón 4 đi trong ống cổ tay cùng với gân gấp của các ngón này. Khi tăng áp lực khoang hoặc thần kinh giữa bị chèn ép sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay với biểu hiện tay tê, dị cảm, yếu liệt hay đau tay. Lúc đầu, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay xuất hiện và tự nhiên biến mất, nhưng khi tình trạng xấu hơn, các triệu chứng sẽ không thuyên giảm. Đau có thể lan lên cánh tay rồi lan lên vai. Theo thời gian, nếu không được điều trị, hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến teo cơ ở mô cái bàn tay. Ngay cả khi được điều trị, sức mạnh của cơ và cảm giác không bao giờ có thể được hồi phục hoàn toàn. Về điều trị: trước tiên là điều trị các nguyên nhân nền như đái tháo đường hoặc viêm khớp nếu có; để bàn tay và cổ tay được nghỉ ngơi và đeo nẹp để hạn chế cử động. Đeo nẹp vào ban đêm rất quan trọng để dự phòng cổ tay uốn cong/gấp trong khi ngủ có thể làm bùng phát các triệu chứng. Các thuốc chống viêm không steroid, cùng với chườm lạnh có thể giúp giảm đau. Khi hội chứng ống cổ tay nặng nề hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc corticoid đường tiêm hoặc đường uống; và bổ sung vitamin B6. Cuối cùng là phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả. Bác nên đi khám và điều trị sớm tại chuyên khoa xương khớp.

BS. Đinh Thị Thanh

]]>