chữa bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 01:40:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chữa bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Viêm mũi dị ứng và nguy cơ hen suyễn http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-di-ung-va-nguy-co-hen-suyen-2783/ Thu, 19 Jul 2018 01:40:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/viem-mui-di-ung-va-nguy-co-hen-suyen-2783/ [...]]]>

Trò chuyện với thầy thuốc do Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe TP HCM tổ chức mới đây, Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, viêm mũi dị ứng và hen suyễn là hai bệnh có mối liên quan mật thiết. Một số nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng và 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen suyễn.

viem-mui-di-ung-1370073740_500x0.jpg
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn người bình thường. Ảnh: redorbit

“Viêm mũi dị ứng là yếu tố gây khởi phát cơn hen, nguyên nhân 27% cơn hen ở trẻ em. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen gấp 3 lần người bình thường. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân hen và là yếu tố nguy cơ cho kiểm soát hen, làm gia tăng các triệu chứng hen”, bác sĩ Lan chia sẻ.

Theo bác sĩ Lan, viêm mũi dị ứng và hen có quá trình viêm giống nhau và xảy ra trên niêm mạc tương tự nhau. Viêm mũi dị ứng có thể tác động lên hen và ngược lại. Tuy nhiên cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên và dưới lại khác biệt nhau, ví dụ niêm mạc mũi có nhiều mạch máu hơn, trong khi phế quản lại có sự hiện diện của cơ trơn. Vì vậy biểu hiện của viêm mũi dị ứng và hen suyễn sẽ khác nhau. Ở bệnh nhân hen có sự co thắt phế quản trong phổi, còn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có sự giãn mạch gây nghẹt mũi.

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường chuyển từ thở mũi sang thở miệng, gây ảnh hưởng đường thở, từ đó dễ dẫn đến bệnh hen. Nhiều bệnh nhân phải điều trị song song, kết hợp cả hai bệnh rất vất vả. Vì vậy, cần gặp bác sĩ khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần. Cần đến bệnh viện khẩn cấp khi có dấu hiệu ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ. Khi bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm để tránh biến chứng, tránh chuyển sang hen, tránh làm nặng bệnh hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên khám tầm soát hen và ngược lại. Để phòng ngừa bệnh, cần được chích ngừa cúm và chích ngừa viêm mũi dị ứng.

Khi điều trị hen và viêm mũi dị ứng, cần tránh các tác nhân kích thích như khói bụi, phấn hoa, mạt nhà, thức ăn gây dị ứng, lông thú, nấm mốc… Nếu triệu chứng nặng, nhiều dị nguyên, phơi nhiễm kéo dài, khó kiểm soát môi trường cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân hen cần được điều trị bằng các thuốc ngừa cơn, cắt cơn. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần rửa mũi, sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc kháng dị ứng. Nếu triệu nặng, các cách điều trị đặc hiệu thất bại, có thể dùng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu bằng cách chích dưới da và nhỏ dưới lưỡi.

Khi điều trị hen suyễn, bệnh nhân cần lưu ý phải được theo dõi, hạ liều định kỳ mỗi 3 tháng một lần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trẻ con sau một thời gian điều trị có thể ngưng thuốc nhưng với người lớn, bệnh rất dễ tái phát nên cần được hạ liều đến khi dùng liều thấp nhất là 1 nhát thuốc mỗi tuần.

Bác sĩ Lan cho biết, nhiều bệnh nhân hen suyễn tử vong vì chủ quan, cứ tưởng bệnh đã hết nên không sử dụng thuốc ngừa cơn cũng như mang theo thuốc cắt cơn bên mình. Mới đây, một bà nội trợ tại TP HCM đã tử vong trong khi đang nấu ăn, cơn hen tái phát đột ngột, thuốc cắt cơn lại không mang bên mình mà để trên lầu nên không kịp lấy.

Theo bác sĩ Lan, sự chẩn đoán bệnh ban đầu là rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân không phải hen nhưng bị chẩn đoán thành hen, dùng nhiều corticoid trị bệnh rất nguy hiểm.

Một số biểu hiện của viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi, thường là trong và loãng, hắt hơi từng tràng dài, nghẹt mũi, ngứa mũi, có thể kèm viêm kết mạc mắt. Các triệu chứng này thường phối hợp với nhau và kéo dài trên 1 giờ sau khi gặp tác nhân gây dị ứng. Nếu bệnh kéo dài sẽ đưa đến nghẹt mũi kinh niên. Nghẹt mũi càng ngày càng nặng, dẫn đến việc thở bằng miệng, ngủ ngáy và có thể ngưng thở lúc ngủ. Có thể dẫn đến các rối loạn hành vi như mất ngủ, tiểu dầm, mộng du, có thể thay đổi  về hành vi như kém tập trung, cáu gắt, học kém và ngủ dục ban ngày. Trẻ dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa và khó lành hơn. Trẻ bị hít khói thuốc lá cũng làm triệu chứng dị ứng nặng hơn.

Biểu hiện của hen suyễn là ho, khò khè, khó thở. Khi thấy một trong các biểu hiện sau đây cần nghĩ đến hen và đến gặp bác sĩ, yêu cầu được  đo hô hấp ký để chẩn đoán bệnh:

– Ho khi gặp dị nguyên, chất ô nhiễm trong không khí.

– Ho, khò khè sau vận động.

– Ho về đêm làm khó chịu.

– Ho khi lạnh, thay đổi thời tiết, giao mùa.

– Khò khè tái đi tái lại nhiều lần.

– Bị cảm xâm nhiễm vào phổi hoặc cảm hơn 10 ngày mới khỏi.

– Ho, khò khè, khó thở vào một mùa nhất định trong năm.

– Dùng thuốc hen, suyễn thì giảm triệu chứng.

Lê Phương 

]]>