chống viêm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 23 Jul 2018 17:22:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chống viêm – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Rau dấp cá giảm sốt, chống viêm http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-dap-ca-giam-sot-chong-viem-2310/ Wed, 18 Jul 2018 04:51:34 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/rau-dap-ca-giam-sot-chong-viem-2310/ [...]]]>

Dấp cá là cây gia vị được nhiều người yêu thích. Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu, chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật. Nhân dân dùng rau dấp cá chữa các bệnh chốc đầu ghẻ lở, trĩ, đau răng, sốt rét, đái buốt, trẻ em sốt cao co giật, phụ nữ bị đau vú tắc sữa, rắn cắn, sởi, thủy đậu, ho, viêm họng… Liều dùng: 2 – 12g/ngày (loại khô), 20 – 40g/ngày (loại tươi).

Rau dấp cá được dùng làm thuốc chữa các bệnh:

Đau nhức răng: rau dấp cá 30g, thương nhĩ 20g, kinh giới 20g, vỏ cây gạo 20g. Đổ bát nước, nấu sôi kỹ. Dùng nước thuốc này ngậm nhiều lần trong ngày.

Đái buốt đái dắt: rau dấp cá 20g, lá tre 20g, đinh lăng 20g, mã đề thảo 20g, râu ngô 10g, hương nhu 16g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát nấu sôi 10 phút, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

Bệnh trĩ: rau dấp cá 30g, nhân hạt gấc 2 cái. Cách làm: Nhân hạt gấc sao vàng cùng với rau dấp cá giã nhỏ mịn, đem đắp vào nơi trĩ, băng lại. Nên thực hiện vào buổi tối lúc đi ngủ. Làm như vậy từ 2 – 3 đêm liền cho kết quả tốt.

Trẻ em sốt cao co giật: rau dấp cá 30g, lá hương nhu 30g. Hai thứ rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho trẻ uống 1 chén, cơn sốt thuyên giảm ngay.

Chữa viêm đại tràng: dấp cá loại khô 20g, tất bát 20g, cao lương khương 12g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, bạch linh 10g, trần bì 10g, ngũ gia bì 12g. Đổ 1.400ml nước sắc lấy 350ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Kiêng chất tanh và chất cay nóng.

Bàng quang bị thấp nhiệt gây tiểu buốt tiểu đỏ: rau dấp cá 30g, đinh lăng 20g, huyền sâm 12g, hoàng kì 12g, bạch mao căn 16g, chi tử 10g, hoàng đằng 10g, cát căn 16g, xa tiền 10g, thương nhĩ 16g, rễ bí đỏ 16g. Lần 1: Đổ 1.000ml nước, sắc lấy 200ml. Lần 2: Đổ 800ml nước, sắc lấy 200ml. Chung 2 lần nước lại hâm sôi. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Phụ nữ đau vú tắc tia sữa: rau dấp cá 20g, đinh lăng 20g, xương bồ 16g, kim ngân 16g, bồ công anh 16g. Đổ 800ml sắc còn 350ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống khi nước thuốc còn đang nóng.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

]]>
Cây qua lâu: Thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-qua-lau-thanh-nhiet-chong-viem-cam-mau-1194/ Wed, 18 Jul 2018 03:06:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-qua-lau-thanh-nhiet-chong-viem-cam-mau-1194/ [...]]]>

Qua lâu có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc) dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ quả, nhân hạt và rễ. Việc thu hái tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Muốn lấy quả và hạt thì rễ củ sẽ nhỏ. Còn nếu cho rễ củ to mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ.

Vỏ quả

Vỏ quả qua lâu được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là qua lâu bì. Dược liệu có vị ngọt, hơi chua, mùi hơi giống mùi đường sao cháy, tính hàn, không độc, có tác dụng: thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, chữa sốt nóng, ho, thổ huyết, thủy thũng, vàng da. Liều dùng hàng ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa viêm họng, khản tiếng: Qua lâu bì 10g, bạch cương tằm 10g, cam thảo 10g, gừng tươi 4g. Tất cả sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Qua lâu bì 12g, bồ công anh 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, sài đất 8g, thanh bì 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đau thắt ngực: Qua lâu bì 12g, đan sâm, xuyên khung, trầm hương, uất kim (mỗi vị 20g), hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ (mỗi vị 12g), xuyên quy vĩ 10g. Sắc uống trong ngày.

 

Cây qua lâuCây qua lâu cho vị thuốc thiên hoa phấn thanh nhiệt, giải độc.

 

Nhân hạt

Hạt lấy ở quả già, chắc, mập, phơi hoặc sấy khô. Tên thuốc là qua lâu nhân. Khi dùng đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt. Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để khỏi rát cổ (dùng chín). Qua lâu nhân có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, vào các kinh phế, vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa viêm tắc động mạch: Qua lâu nhân 16g, đương quy, cam thảo (mỗi vị 20g), kim ngân hoa, xích thược, ngưu tất (mỗi vị 16g), huyền sâm, đào nhân, đan bì (mỗi vị 12g). Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa lao phổi: Qua lâu nhân 8g, sài hồ, hạ khô thảo, huyền sâm (mỗi vị 16g), bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì (mỗi vị 8g). Sắc uống trong ngày.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn không dùng qua lâu nhân. Dùng nhiều sinh tiêu chảy.

Rễ cây

Rễ qua lâu đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô lấy tên thuốc là thiên hoa phấn.

Liều dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4-8g.

Vị thuốc thiên hoa phấn dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa mụn nhọt lâu ngày: Thiên hoa phấn 8g, ý dĩ 12g, bạch chỉ 10g. Sắc hoặc tán bột uống.

Chữa sốt nóng do viêm họng, da vàng, miệng khô khát: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây ké lớn đầu 8g, sắc uống trong ngày.

Chữa viêm amidan mạn tính: Thiên hoa phấn 8g, sinh địa 16g, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất (mỗi vị 12g), sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì (mỗi vị 8g), xạ can 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa tắc tia sữa: Thiên hoa phấn 8g, bạch thược 12g, sài hồ, đương quy xuyên sơn giáp (mỗi vị 8g), thanh bì, cát cánh, thông thảo (mỗi vị 6g). Sắc uống trong ngày.

DS. Mai Thu Thủy

]]>