cholesterol – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 19 Jan 2019 15:18:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cholesterol – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắt http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-va-phong-ngua-cholesterol-tich-tu-quanh-mat-17874/ Sat, 19 Jan 2019 15:18:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-ly-va-phong-ngua-cholesterol-tich-tu-quanh-mat-17874/ [...]]]>

U vàng quanh mắt xuất hiện có thể không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể cho thấy tình trạng cholesterol cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan… Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị tích tụ cholesterol trên mắt.

Nhận diện cholesterol tích tụ quanh mắt

Cholesterol tích tụ có khuynh hướng xuất hiện trên mi mắt trên và dưới, gần góc trong của mắt và thường phát triển cân đối quanh mắt. Đó là những u mềm, phẳng, có màu hơi vàng, lành tính. Những tổn thương này có thể giữ nguyên kích thước hoặc phát triển rất chậm theo thời gian. Đôi khi các mảng u vàng nhỏ kết hợp với nhau để hình thành khối u lớn hơn. Xanthelasmata thường không đau hoặc ngứa. Nó ít khi ảnh hưởng đến thị lực hoặc mí mắt nhưng đôi khi làm mí mắt bị sụp.

Vì sao u vàng xuất hiện?

Cholesterol dư thừa tích tụ quanh mắt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp và có nhiều khả năng phát triển ở tuổi trung niên. Hiện tượng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Giới y khoa không chắc chắn về nguyên nhân chính xác của các u vàng quanh mắt này. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy xanthelasma có liên quan đến rối loạn lipid trong máu.

Xử lý và phòng ngừa cholesterol tích tụ quanh mắtU vàng mí mắt có thể loại bỏ nhưng quan trọng là tìm căn nguyên và điều trị rối loạn lipid.

 

Một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lipid máu nếu có các triệu chứng sau: cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) cao – cholesterol “xấu”; mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp – cholesterol “tốt”; mức cholesterol toàn phần cao (cả LDL và HDL); mức triglycerid cao.

Rối loạn lipid làm tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol trên thành động mạch (xơ vữa động mạch). Sự tích tụ này có thể hạn chế lưu lượng máu đến tim, não và các vùng khác của cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và bệnh mạch vành. Chứng rối loạn lipid máu liên quan đến rối loạn di truyền, bao gồm: tăng cholesterol trong máu, tăng triglycerid máu gia đình, thiếu lipase lipoprotein. Một người có một trong những điều kiện này có thể có mức lipid cao bất thường. Vì thế, các tình trạng này được biết đến như là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lipid máu. Nguyên nhân thứ phát bao gồm các yếu tố về lối sống, như: chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và cholesterol, bị thừa cân béo phì, không tập thể dục hoặc hoạt động thể chất đủ thích hợp, uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác cho rối loạn lipid máu bao gồm: bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, tăng huyết áp, xơ gan mật và một số bệnh gan khác, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hoặc bệnh tim…

Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy cholesterol tích tụ trên mí mắt có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ, ngay cả những người có mức lipid bình thường.

Những người có u vàng quanh mắt nên đến bác sĩ để kiểm tra mức lipid. Xanthelasmata thường được chẩn đoán đơn giản bằng khám trực quan. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra đường huyết, chức năng gan và nguy cơ bệnh tim mạch.

Nên điều trị và phòng ngừa thế nào?

Cholesterol tích tụ quanh mắt hình thành u vàng thường không gây đau, nhưng nhiều người muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Phương pháp loại bỏ sẽ phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí và đặc điểm của các u. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ, laser CO2, đốt điện, hóa chất, liệu pháp cryotherapy. Sau thủ thuật, có thể có sưng và bầm tím quanh mí mắt trong vài tuần. Rủi ro của phẫu thuật bao gồm sẹo và sự thay đổi màu da. Tuy nhiên, u vàng có thể sẽ tái phát, đặc biệt ở những người có cholesterol cao.

Điều trị rối loạn lipid sẽ không khiến u vàng biến mất. Tuy nhiên, điều trị này là cần thiết, bởi vì có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim. Điều trị rối loạn lipid cũng có thể ngăn không cho u vàng phát triển nhiều hơn. Điều trị chứng rối loạn lipid máu nhiều khi chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn kiêng phù hợp. Các khuyến cáo gồm: giảm cân, ăn uống lành mạnh. Một người mắc bệnh béo phì nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng ít chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol. Nên ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này ít chất béo và không chứa cholesterol. Thực phẩm cần tránh bao gồm: sữa nguyên chất, bơ, pho mát và kem, thịt mỡ, bánh nướng, bánh quy, thực phẩm có chứa dừa hoặc dầu cọ.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol như: các loại đậu, yến mạch, gạo lức, cam, quýt, bưởi…

Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyê n cũng rất cần thiết trong điều trị chứng rối loạn lipid máu. Nó có thể giúp nâng cao mức cholesterol HDL và mức cholesterol LDL thấp hơn và triglycerid. Các hoạt động như đi bộ nhanh, đi xe đạp, bơi lội và chạy bộ cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp người khác duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức cholesterol và triglycerid. Vì thế hãy giảm lượng rượu. Hút thuốc lá có thể làm tăng cholesterol LDL và ức chế những ảnh hưởng tích cực của cholesterol HDL. Một người bị rối loạn lipid nên bỏ thuốc lá.

Tóm lại, u vàng quanh mắt đôi khi là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, xơ gan, bệnh tim thiếu máu cục bộ, một số bệnh ung thư…Vì thế, nếu thấy xuất hiện tích tụ cholesterol xung quanh mắt, biểu hiện bằng các u vàng nhạt, nên đi khám bác sĩ để tìm ra căn nguyên bệnh hoặc các tình trạng sức khỏe khác.

BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Cholesterol tốt và xấu http://tapchisuckhoedoisong.com/cholesterol-tot-va-xau-13740/ Sun, 05 Aug 2018 05:32:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cholesterol-tot-va-xau-13740/ [...]]]>

Cholesterol tốt, cholesterol xấu:

Cholesterol thuộc nhóm chất béo, được vận chuyển trong máu nhờ kết hợp với lipoprotein. Trong sự chuyển hóa cholesterol, lipoprotein có mật độ thấp (LDL-C: low density lipoprotein-cholesterol) cung cấp cholesterol cho tế bào và thành mạch máu, trong khi lipoprotein có mật độ cao (HDL-C: high density lipoprotein-cholesterol) vận chuyển ngược cholesterol từ tế bào trở lại gan để được thải ra ngoài. Quá trình vận chuyển ngược này được thực hiện nhờ tác dụng của một số men và một chất trung gian gọi là CETP (cholesteryl esterase transfer protein). Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, HDL-C còn có tác dụng bảo vệ thành mạch, ức chế sự hoạt hóa tiểu cầu, tăng cường sự tạo thành  nitric oxid, do đó giúp giảm nguy cơ của bệnh mạch vành. Vì thế, người ta thường dùng từ “cholesterol tốt” để chỉ HDL-C, và “cholesterol xấu” để chỉ LDL-C.

Tuy lượng HDL-C thấp, LDL-C và cholesterol toàn phần cao được coi là các yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tim mạch; nhưng trong thực tế, sự điều trị chứng tăng lipid máu lại chú trọng nhiều vào việc giảm cholesterol toàn phần và giảm LDL-C mà chưa chú ý đến tình trạng HDL-C thấp.

 

Cholesterol

 

Giảm cholesterol máu:

Không nên để tỉ lệ cholesterol máu vượt 2,5g/lít đối với cholesterol toàn phần và nhất là vượt 1,9g/lít cho LDL-C. Nếu còn có các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, hút thuốc lá, thừa cân thì LDL-C không nên vượt 1,6g/lít. Để giảm cholesterol máu, cần thực hiện những điều sau :

Hoạt động cơ thể vừa phải: với thời gian 30 phút/ngày như đi nhanh, bơi lội, đạp xe đạp tốc độ vừa phải theo sức mình. Hoặc tập 1 giờ/ 3 lần/ tuần.

Giảm cân: tác động nhanh đến LDL-C. Nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể, có thể giảm đến 10% cholesterol toàn phần trong 2 tháng tiếp theo.

Ăn sữa chua: theo nghiên cứu Mona Lía-Nut (2013) thực hiện ở 3 vùng của nước Pháp cho thấy các sản phẩm từ sữa ít béo (trừ phô mai) đã làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, có thể giảm đến 30% ở những người dùng nhiều sữa chua. Các sữa chua giảm lượng LDL-C.

Nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể, có thể giảm đến 10% cholesterol toàn phần trong 2 tháng tiếp theo

 

Các quả đỏ giàu chất kháng Oxy hóa: vào đầu năm 2014, các nhà nghiên cứu xác định các quả đỏ như: dâu tây, anh đào, hồng… giàu các chất anthocyanin (kháng oxy hóa). Nếu dùng 500g quả đỏ/ngày liên tục trong 1 tháng sẽ giảm tỉ lệ LDL-C đến 14%.

Ăn táo: theo một nghiên cứu trên tạp chí y học nổi tiếng British Medical Journal 2013 thì nếu dùng 1 quả táo/ngày có tác động tương tự “statin”(nhóm thuốc trị tăng cholesterol máu ). Đó là nhờ các chất pectin, là các chất xơ hòa tan của quả táo đã giảm lượng cholesterol máu. Khi ăn táo nên ăn cả vỏ để có nhiều chất xơ.

Uống trà: trà xanh giàu chất epigalo catechin maleat(EPGC) có tính kháng oxy hóa. Khi phân tích 14 nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy: những người dùng trà xanh trong 3 tuần (với lượng EPGC từ 150 – 2.500mg/ngày), tỉ lệ cholesterol của họ rất thấp so với người không dùng trà. Một tách trà chứa từ 50 – 150mg EPGC, thông thường chúng ta uống 2 – 3 tách trà/ ngày. Nên uống trà xa các bữa ăn, để khỏi ức chế sự hấp thụ chất sắt ở ruột.

Tăng cholesterol tốt (HDL-C):

Phương pháp không dùng thuốc: thay đổi lối sống. Ăn quá nhiều chất bột đường, mập phì, hút thuốc lá sẽ làm giảm cholesterol tốt. Tập luyện, ăn nhiều rau quả tươi sẽ làm tăng cholesterol tốt.

Dùng thuốc: các chất statin(ức chế men HMG-CoA reductase) tuy chủ yếu làm giảm cholesterol xấu nhưng cũng làm tăng cholesterol tốt từ 5 – 8%. Dầu cá chứa nhiều axít béo omega-3 có thể tăng HDL-C.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

]]>
Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-cholesterol-mau-cao-nen-an-gi-5888/ Sat, 21 Jul 2018 02:41:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-bi-cholesterol-mau-cao-nen-an-gi-5888/ [...]]]>

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nguyên tắc là giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một

Mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.

Giảm lượng chất béo

Tuỳ theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo. Dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều axít béo không no. Loại bỏ các thức ăn nhiều axít béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt.

Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250 mg/ngày

Không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như óc, bầu dục lợn, trứng gà toàn phần, gan lợn, gan gà. Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều lecithin là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol máu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1-2 lần mỗi tuần.

Tăng lượng đạm (protein)

Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… Thực phẩm làm từ đậu tương chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid.

Bớt lượng đạm giàu mỡ như thịt nửa nạc nửa mỡ, thịt chân giò… Lượng protein chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.

Hạn chế đường, mật

Tối đa chỉ nên 10-20 g mỗi ngày.

Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ

Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

Ăn nhiều rau quả

500 mỗi ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Các thực phẩm chính chọn lựa đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng ôxy hoá độc hại của các gốc tự do như thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc; thức ăn giàu beta-caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong…; thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp…

Một số thành phần đặc biệt của thức ăn cũng có tác dụng chống ôxy hoá như uống nước chè xanh hàng ngày có thể giảm 44-58% nguy cơ bệnh mạch vành tim. Tác dụng có lợi cho sức khoẻ do flvonoid, một loại chất chống ôxy hoá có trong các loại chè.

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm
Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
Thực phẩm nhiều cholesterol gây ung thư gấp 100 lần http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nhieu-cholesterol-gay-ung-thu-gap-100-lan-5010/ Thu, 19 Jul 2018 13:18:12 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-pham-nhieu-cholesterol-gay-ung-thu-gap-100-lan-5010/ [...]]]>

Nghiên cứu cho thấy, để đáp ứng với hàm lượng cholesterol cao được tiêu thụ, các tế bào gốc trong ruột của chuột thí nghiệm phân chia và nhân lên nhanh chóng, làm tăng diện tích mô ruột và khiến ruột dài hơn. Cơ chế này tác động mạnh mẽ đến các tế bào ung thư khiến khối u tăng trưởng nhanh hơn 100 lần so với những con chuột có chế độ ăn lành mạnh. Các nhà khoa học cho rằng cholesterol cao gần như một liều thuốc tử thần cho bệnh nhân ung thư đại tràng.

Qua nghiên cứu này, các nhà  khoa học đã đưa ra lời cảnh báo về một số thực phẩm làm tăng nhanh hàm lượng cholesterol toàn phần, nhất là cholesterol xấu như xúc xích, thịt mỡ, bơ, kem, phô mai, bánh ngọt, bánh quy, thực phẩm chứa dầu dừa hoặc dầu cọ…

Lê Anh

((Theo Cell Stem Cell))

]]>
Ăn óc động vật có tốt cho sức khỏe? http://tapchisuckhoedoisong.com/an-oc-dong-vat-co-tot-cho-suc-khoe-4431/ Thu, 19 Jul 2018 11:53:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-oc-dong-vat-co-tot-cho-suc-khoe-4431/ [...]]]>

 

à Thị Nhã (Bắc Kạn)

Khi ăn óc của một số động vật như lợn, bò, trâu…, chúng ta sẽ hấp thụ một lượng phospholipid và cholesterol đáng kể. Do đó, việc ăn óc động vật có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên muốn chế biến thành món ăn bổ dưỡng thì cần phải biết cách lựa chọn, chế biến để đảm bảo vệ sinh, tránh được những hiểm họa tiềm ẩn từ món ăn này.

Hầu hết óc động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, ăn thường xuyên sẽ làm xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Không dùng óc làm món ăn cho người đang có bệnh thuộc nhiệt chứng, phát sốt, vì dễ gây phát phong, sinh nhiệt.

Khi chế biến các loại óc, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm.

Bác sĩ Thanh Thủy

]]>