Cholesterol tốt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 15 Aug 2018 16:04:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Cholesterol tốt – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Làm gì khi thừa hưởng gene “tăng cholesterol”? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-thua-huong-gene-tang-cholesterol-15284/ Wed, 15 Aug 2018 16:04:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-thua-huong-gene-tang-cholesterol-15284/ [...]]]>

Tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc tăng cholesterol máu gia đình là tình trạng mà một người có mức cholesterol cao do bất thường di truyền. Trong khi cholesterol cao thường là kết quả của một chế độ ăn nhiều chất béo, tăng cholesterol nguyên phát không liên quan gì đến lối sống và chế độ ăn uống. Tăng cholesterol máu nguyên phát gây nguy cơ cho sức khỏe không khác gì tăng cholesterol máu thứ phát và nguy hiểm hơn là thường phát hiện muộn.

Nguyên nhân

Cholesterol máu nguyên phát  được di truyền từ cha hoặc  mẹ bởi đột biến gene trên nhiễm sắc thể 19. Đột biến này ảnh hưởng đến gan khiến gan không thể điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể. Kết quả là, lượng cholesterol tăng cao, dư thừa và tích tụ trong cơ thể.

Có hai trường hợp: cholesterol máu gia đình dị hợp tử (HeFH) và cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (HoFH).

Trường hợp đầu xảy ra khi một người thừa hưởng tăng cholesterol máu nguyên phát từ một phụ huynh.

Trường hợp sau xảy ra khi một người thừa hưởng tăng cholesterol máu từ cả bố mẹ. Trường hợp này rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/160.000 – 1 triệu người trên thế giới và thường gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn trường hợp cholesterol máu gia đình dị hợp tử.

Nếu cha mẹ có tăng cholesterol máu nguyên phát, có 50% cơ hội họ sẽ di truyền bệnh này cho con mình.Xét nghiệm máu để biết chỉ số cholesterol.

Xét nghiệm máu để biết chỉ số cholesterol.

Triệu chứng

Theo nghiên cứu, một người có cholesterol cao thường có một lối sống ít lành mạnh trong nhiều năm. Tuy nhiên, tăng cholesterol máu nguyên phát xảy ra từ khi sinh ra và không may là triệu chứng của nó thường không xuất hiện nhiều trong giai đoạn đầu.

Xét nghiệm máu thường cho thấy mức lipoprotein mật độ thấp (LDL), thường được gọi là cholesterol “xấu”, trong máu cao: có thể đến 190mg/dl  hoặc cao hơn ở người lớn và 160mg/dl hoặc cao hơn ở trẻ em.

Mặc dù các triệu chứng hiếm khi “lộ diện”, tuy nhiên ở một số trường hợp bị tăng cholesterol huyết có thể gặp vài biểu hiện như đau ngực; xuất hiện các vết xanthomas (còn gọi là u vàng là những sang thương có hình thể là các nốt sần màu vàng nhạt) trên da, thường là trên tay, khuỷu tay, đầu gối, hoặc quanh mắt.

Khi một người nhận được đột biến gene gây tăng cholesterol máu nguyên phát từ cả cha lẫn mẹ, các xanthomas càng có xu hướng phát triển từ khi còn trẻ. Đôi khi thậm chí sẽ xuất hiện các  xanthomas từ giai đoạn sơ sinh.

Biến chứng

Sự dư thừa cholesterol gây tình trạng lắng đọng và tích tụ trong lòng động mạch (xơ vữa động mạch), làm cho chúng trở nên hẹp hơn gây cản trở máu lưu thông trong cơ thể và khiến tim phải làm việc vất vả hơn. Nếu một phần mảng xơ vữa vỡ ra, có thể gây ra cơn đau tim, thậm chí đột quỵ.

Theo nghiên cứu, những người đàn ông có tăng cholesterol máu gia đình dễ có các cơn đau tim ở tuổi 40-50. Ước tính có 85% nam giới mắc bệnh này bị đau tim và mắc bệnh mạch vành vào năm 60 tuổi.

Phụ nữ tăng cholesterol nguyên phát cũng có nguy cơ bị đau tim ở tuổi 50-60.

Nếu một người bị di truyền đột biến gene gây tăng cholesterol máu nguyên phát từ cả hai bố mẹ, họ có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong cao hơn đáng kể trước khi đạt đến 30 tuổi.

Điều trị

Hầu như tất cả những người tăng cholesterol máu đều cần dùng thuốc để giảm mức cholesterol toàn phần. Và thuốc phải do bác sĩ kê đơn sau khi đã khám và làm các xét nghiệm.

Người có mức cholesterol cao nghiêm trọng cũng có thể được áp dụng một thủ thuật được gọi là LDL-apheresis. Quá trình này liên quan đến việc loại bỏ lượng cholesterol dư thừa trong máu. Nó được thực hiện hàng tuần hoặc hai lần mỗi tuần.

Ghép gan cũng là một biện pháp cực đoan mà thế giới áp dụng, tuy nhiên chỉ định này là rất hiếm.

Thay đổi lối sống cũng có thể giúp giữ mức cholesterol thấp nhất có thể. Ví dụ về các biện pháp lối sống lành mạnh bao gồm:

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác làm cho mức cholesterol xấu đi. Ví dụ quản lý tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Ăn ít nhất 10-20g chất xơ hòa tan mỗi ngày.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có chất béo bão hòa và trans fat thấp, thường bằng cách hạn chế lượng chất béo không quá 30% tổng lượng calo hàng ngày của một người. Hạn chế lượng thực phẩm giàu chất béo trong khẩu phần. Bao gồm bơ, sữa nguyên chất, pho mát chất béo cao, thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có hàm lượng chất béo cao.

Tập thể dục thường xuyên.

Ngừng hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống quan trọng nhất mà một người có thể thực hiện.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Yếu tố nguy cơ chính cho việc phát triển tăng cholesterol máu nguyên phát là có một hoặc cả hai cha mẹ có tiền sử mắc bệnh này. Nếu trong gia đình có một người có tăng cholesterol máu nguyên phát, điều trước tiên là phải kiểm tra mức cholesterol cho các thành viên, kể cả trẻ nhỏ trong nhà. Xét nghiệm này có thể làm từ khi trẻ 2 tuổi. Phát hiện sớm tình trạng tăng cholesterol máu nguyên phát sẽ giúp cho việc điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.

BS. Nguyễn Thông Tuyết

]]>
Điều gì sẽ xảy ra khi hàm lượng cholesterol không được kiểm soát? http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-gi-se-xay-ra-khi-ham-luong-cholesterol-khong-duoc-kiem-soat-15086/ Sun, 12 Aug 2018 15:37:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dieu-gi-se-xay-ra-khi-ham-luong-cholesterol-khong-duoc-kiem-soat-15086/ [...]]]>

Nếu cholesterol không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến tích tụ cholesterol trong động mạch dẫn đến tắc nghẽn động mạch, ảnh hưởng tới hoạt động của não, mắt, tim, thận và các chi dưới. Dưới đây là những điều có thể xảy ra khi hàm lượng cholesterol không được kiểm soát.

1. Mất thị lực

Tích tụ cholesterol trong các mạch máu có thể khiến cho việc lưu thông máu tới mắt bị cản trở. Điều này có thể dẫn tới mất thị lực hoặc mù dần nhưng không thể khôi phục được. Do vậy, điều quan trọng là cần kiểm soát hàm lượng cholesterol.

2. Đột quỵ não

Hàm lượng cholesterol dư thừa bị tích tụ trong mạch máu của não có thể dẫn tới giảm lưu thông máu tới não và gây đột quỵ não.

 

cholesterol cao

 

3. Suy thận

Cholesterol dư thừa có thể cản trở hoạt động của thận. Điều này là do cholesterol có thể gây tắc động mạch thận và giảm lưu thông máu tới thận, gây suy giảm chức năng thận.

4. Đau tim

Dư thừa cholesterol còn có thể gây ảnh hưởng lên tim. Điều này là vì cholesterol tích tụ trong động mạch và mạch máu cung cấp máu tới các bộ phận khác từ tim. Theo thời gian sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, làm tăng áp lực lên tim và có thể dẫn tới đau tim.

5. Đau ở chân

Cholesterol cao cũng ảnh hưởng tới chân. Vì sự tích tụ cholesterol trong các động mạch của chân có thể cản trở lưu thông máu và do vậy dẫn tới đau nặng và khó chịu ở chân.

BS Thu Vân

(theo Univadis/ THS)

]]>
Hàm lượng cholesterol cao ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/ham-luong-cholesterol-cao-anh-huong-toi-co-the-nhu-the-nao-14321/ Tue, 07 Aug 2018 15:16:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ham-luong-cholesterol-cao-anh-huong-toi-co-the-nhu-the-nao-14321/ [...]]]>

Hàm lượng cholesterol cao ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

 

Có 2 loại cholesterol là cholesterol xấu (LDL) và cholesterol tốt (HDL).

Cholesterol xấu LDL tích trữ trong động mạch gây cản trở lưu thông máu. Cholesterol tốt HDL có chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các động mạch tới gan để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Cholesterol tốt hỗ trợ hoạt động chức năng của một số cơ quan quan trọng, giúp tạo ra các loại hormone, vitamin D và các dịch có lợi cho quá trình tiêu hóa. Vậy cholesterol tăng cao có ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

 

Vấn đề về tim

Hàm lượng cholesterol tăng cao có thể gây ra các bệnh về tim mạch. Các động mạch là những mạch máu chịu trách nhiệm đưa máu giàu oxy từ tim đến các mô của cơ thể.

 

Vấn đề về tim

 

Hàm lượng cholesterol xấu trong động mạch cao, tích tụ trên thành động mạch khiến động mạch bị xơ cứng, giảm tính linh hoạt của động mạch. Tim khó bơm máu qua các động mạch xơ cứng do đó gây ra nhiều bệnh tim khác nhau.

 

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Hàm lượng cholesterol tăng có thể gây tổn thương lớn lên não như gây đột quỵ, Alzheimer và các chứng rối loạn nguy hiểm khác.

 

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

 

Hàm lượng cholesterol cao có thể làm gián đoạn dòng máu tới não, cản trở các chức năng của não. Điều này có thể dẫn đến mất trí nhớ và gián đoạn một số chức năng tâm thần.

 

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Hàm lượng cholesterol tối ưu luôn là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất mật. Mật đảm nhận vai trò phá vỡ thức ăn và sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

 

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

 

Khi hàm lượng cholesterol tăng lên có thể dẫn đến hình thành sỏi mật trong túi mật, gây đau.

 

Đau ngực

Để hiểu được nguyên nhân gây đau ngực, chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng về các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa là sự tích tụ quá nhiều cholesterol trong động mạch gây cản trở tim thực hiện chức năng đẩy máu đi khắp cơ thể.

 

Đau ngực

 

Các mảng xơ vữa làm gián đoạn lưu thông máu trong động mạch vành gây ra đau ngực (hay còn gọi là đau thắt ngực). Duy trì hàm lượng cholesterol tối ưu thông qua chế độ ăn và tập thể dục luôn là cách tốt nhất để ngăn ngừa tất cả các bệnh liên quan đến cholesterol.

BS.Tuyết Mai

(theo Boldsky/Univadis)

]]>
10 loại thực phẩm làm giảm cholesterol máu http://tapchisuckhoedoisong.com/10-loai-thuc-pham-lam-giam-cholesterol-mau-14284/ Tue, 07 Aug 2018 05:40:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/10-loai-thuc-pham-lam-giam-cholesterol-mau-14284/ [...]]]>

Các loại thực phẩm khác nhau làm giảm lượng cholesterol trong nhiều cách khác nhau. Một số cung cấp chất xơ hòa tan, kết gắn với cholesterol và tiền chất của nó trong hệ thống tiêu hóa và kéo chúng ra khỏi cơ thể trước khi được hấp thu vào máu và lưu thông trong hệ thống tuần hoàn. Một số thực phẩm cung cấp cho bạn chất béo không bão hòa trực tiếp làm giảm LDL – Cholesterol (là một loại mỡ gây xơ vữa động mạch). Và một số thực phẩm chứa các gốc sterol và stanol thực vật làm ngăn chặn cơ thể hấp thu cholesterol.

1. Yến mạch: Bước đầu tiên dễ dàng để cải thiện cholesterol của bạn là có một bát bột yến mạch hoặc ngũ cốc yến mạch cho bữa ăn sáng. Nó cung cấp cho bạn 1-2 gram chất xơ hòa tan. Thêm một quả chuối hay một số dâu tây. Khuyến cáo dinh dưỡng hiện nay khuyên bạn nên nhận 20-35 gam chất xơ mỗi ngày, có ít nhất 5-10 gram đến từ chất xơ hòa tan.

2. Lúa mạch và ngũ cốc khác: Giống như yến mạch và yến mạch cám, lúa mạch và ngũ cốc khác có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, chủ yếu là thông qua các chất xơ hòa tan mà chúng cung cấp.

3. Đậu: Đậu rất giàu chất xơ hòa tan. Chúng cũng mất một thời gian để cơ thể tiêu hóa, có nghĩa là bạn cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn. Đó là một lý do đậu là một loại thực phẩm hữu ích khi đang cố gắng để giảm cân.

4. Cà tím và đậu bắp: Hai loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ hòa tan.

 

10-thuc-pham-ha-cholesterol-mau

 

5. Các quả hạt: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng và các loại hạt khác là tốt cho tim. Ăn 2 ounce quả hạt một ngày có thể làm hạ thấp nhẹ của LDL – Cholesterol. Quả hạt có chất dinh dưỡng bổ sung bảo vệ tim bằng những cách khác nhau.

6. Dầu thực vật: Sử dụng các loại dầu thực vật lỏng như dầu canola, dầu hướng dương, dầu cây rum thay cho bơ, mỡ heo giúp LDL – Cholesterol hạ thấp hơn.

7. Táo, nho, dâu tây, trái cây họ cam quýt: Những loại trái cây rất giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan làm giảm LDL – Cholesterol máu.

8. Thực phẩm tăng cường chất sterol và stanol: Sterols và stanols chiết xuất từ ​​nhựa cây làm tăng khả năng hấp thu của cơ thể đối với cholesterol từ thức ăn. Chúng được cho bổ sung vào các thực phẩm khác nhau. Sử dụng 2 gam sterol hoặc stanol thực vật một ngày có thể làm giảm cholesterol LDL khoảng 10%.

9. Đậu nành: Ăn đậu nành và các thực phẩm làm từ chúng, giống như đậu hũ và sữa đậu nành để giảm Cholesterol. Các phân tích cho thấy tiêu thụ 25 gram protein đậu nành mỗi ngày (10 ounces đậu hũ hoặc 2 ly 1/2 sữa đậu nành) có thể làm giảm LDL từ 5% đến 6%.

10. Cá béo: Ăn cá hai hoặc ba lần một tuần có thể làm giảm LDL trong hai cách: bằng cách thay thế thịt, trong đó có chất béo bão hòa làm giảm LDL và bằng cách cung cấp chất béo omega-3 làm hạ LDL. Omega-3 làm giảm triglycerides trong máu và cũng bảo vệ tim mạch bằng cách giúp ngăn ngừa sự khởi phát của nhịp tim bất thường.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Harvard Health Publications)

]]>
Vì sao nên kiểm tra cholesterol thường xuyên sau cơn đau tim? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-nen-kiem-tra-cholesterol-thuong-xuyen-sau-con-dau-tim-13913/ Sun, 05 Aug 2018 05:51:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-sao-nen-kiem-tra-cholesterol-thuong-xuyen-sau-con-dau-tim-13913/ [...]]]>

Vì sao nên kiểm tra cholesterol thường xuyên sau cơn đau tim

 

Nếu bạn đã từng bị đau tim hoặc đột qụy hãy theo dõi hàm lượng cholesterol thường xuyên. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người không kiểm tra, theo dõi hàm lượng cholesterol sau khi bị một cơn đau tim hoặc đột quỵ có nhiều nguy cơ bị một biến cố tim mạch nghiêm trọng khác.

Các bác sĩ đề nghị rằng nếu bạn đã bị một cơn đau tim, hoặc đột quỵ, bạn cần được đo hàm lượng cholesterol mật độ thấp hay còn gọi là cholesterol xấu vì đây là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn động mạch, do vậy khiến các cơn đau tim và đột quỵ dễ xảy ra hơn.

Nghiên cứu này được thực hiện trên hơn 60.000 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 66 tuổi mắc bệnh tim, bệnh mạch não hoặc động mạch ngoại biên, và kết quả cho thấy tỷ lệ mắc các biến cố lâm sàng lớn thấp hơn ở cả những người dùng thuốc hạ cholesterol và những người không dùng thuốc nếu đã được đo hàm lượng cholesterol xấu

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra, Giáo sư Kirk U. Knowlton, phụ trách nghiên cứu tim mạch tại Viện Tim Trung tâm Y Intermountain cho biết: “Rõ ràng là bất cứ ai có vấn đề về tim trước đây do tắc động mạch đều nên dùng thuốc hạ cholesterol”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ bệnh nhân có biến cố thứ phát hoặc tử vong giảm đi ở những người có kiểm tra theo dõi LDL trước khi có kết cục bất lợi hoặc trước khi kết thúc đợt theo dõi. “Sự khác biệt lớn là đáng ngạc nhiên. Nguy cơ tử vong sau ba năm không theo dõi LDL là 21% so với 5,9%  đối với những bệnh nhân có theo dõi LDL “, Knowlton nói thêm.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Viện tim Intermountain Medical Center và kết quả lần đầu tiên được trình bày tại Hội nghị Khoa học Mỹ năm 2017 tại Anaheim.

BS Thu Vân

(theo Univadis/THS)

]]>
Cholesterol tốt và xấu http://tapchisuckhoedoisong.com/cholesterol-tot-va-xau-13740/ Sun, 05 Aug 2018 05:32:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cholesterol-tot-va-xau-13740/ [...]]]>

Cholesterol tốt, cholesterol xấu:

Cholesterol thuộc nhóm chất béo, được vận chuyển trong máu nhờ kết hợp với lipoprotein. Trong sự chuyển hóa cholesterol, lipoprotein có mật độ thấp (LDL-C: low density lipoprotein-cholesterol) cung cấp cholesterol cho tế bào và thành mạch máu, trong khi lipoprotein có mật độ cao (HDL-C: high density lipoprotein-cholesterol) vận chuyển ngược cholesterol từ tế bào trở lại gan để được thải ra ngoài. Quá trình vận chuyển ngược này được thực hiện nhờ tác dụng của một số men và một chất trung gian gọi là CETP (cholesteryl esterase transfer protein). Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, HDL-C còn có tác dụng bảo vệ thành mạch, ức chế sự hoạt hóa tiểu cầu, tăng cường sự tạo thành  nitric oxid, do đó giúp giảm nguy cơ của bệnh mạch vành. Vì thế, người ta thường dùng từ “cholesterol tốt” để chỉ HDL-C, và “cholesterol xấu” để chỉ LDL-C.

Tuy lượng HDL-C thấp, LDL-C và cholesterol toàn phần cao được coi là các yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh tim mạch; nhưng trong thực tế, sự điều trị chứng tăng lipid máu lại chú trọng nhiều vào việc giảm cholesterol toàn phần và giảm LDL-C mà chưa chú ý đến tình trạng HDL-C thấp.

 

Cholesterol

 

Giảm cholesterol máu:

Không nên để tỉ lệ cholesterol máu vượt 2,5g/lít đối với cholesterol toàn phần và nhất là vượt 1,9g/lít cho LDL-C. Nếu còn có các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, hút thuốc lá, thừa cân thì LDL-C không nên vượt 1,6g/lít. Để giảm cholesterol máu, cần thực hiện những điều sau :

Hoạt động cơ thể vừa phải: với thời gian 30 phút/ngày như đi nhanh, bơi lội, đạp xe đạp tốc độ vừa phải theo sức mình. Hoặc tập 1 giờ/ 3 lần/ tuần.

Giảm cân: tác động nhanh đến LDL-C. Nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể, có thể giảm đến 10% cholesterol toàn phần trong 2 tháng tiếp theo.

Ăn sữa chua: theo nghiên cứu Mona Lía-Nut (2013) thực hiện ở 3 vùng của nước Pháp cho thấy các sản phẩm từ sữa ít béo (trừ phô mai) đã làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, có thể giảm đến 30% ở những người dùng nhiều sữa chua. Các sữa chua giảm lượng LDL-C.

Nếu giảm được 5% trọng lượng cơ thể, có thể giảm đến 10% cholesterol toàn phần trong 2 tháng tiếp theo

 

Các quả đỏ giàu chất kháng Oxy hóa: vào đầu năm 2014, các nhà nghiên cứu xác định các quả đỏ như: dâu tây, anh đào, hồng… giàu các chất anthocyanin (kháng oxy hóa). Nếu dùng 500g quả đỏ/ngày liên tục trong 1 tháng sẽ giảm tỉ lệ LDL-C đến 14%.

Ăn táo: theo một nghiên cứu trên tạp chí y học nổi tiếng British Medical Journal 2013 thì nếu dùng 1 quả táo/ngày có tác động tương tự “statin”(nhóm thuốc trị tăng cholesterol máu ). Đó là nhờ các chất pectin, là các chất xơ hòa tan của quả táo đã giảm lượng cholesterol máu. Khi ăn táo nên ăn cả vỏ để có nhiều chất xơ.

Uống trà: trà xanh giàu chất epigalo catechin maleat(EPGC) có tính kháng oxy hóa. Khi phân tích 14 nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy: những người dùng trà xanh trong 3 tuần (với lượng EPGC từ 150 – 2.500mg/ngày), tỉ lệ cholesterol của họ rất thấp so với người không dùng trà. Một tách trà chứa từ 50 – 150mg EPGC, thông thường chúng ta uống 2 – 3 tách trà/ ngày. Nên uống trà xa các bữa ăn, để khỏi ức chế sự hấp thụ chất sắt ở ruột.

Tăng cholesterol tốt (HDL-C):

Phương pháp không dùng thuốc: thay đổi lối sống. Ăn quá nhiều chất bột đường, mập phì, hút thuốc lá sẽ làm giảm cholesterol tốt. Tập luyện, ăn nhiều rau quả tươi sẽ làm tăng cholesterol tốt.

Dùng thuốc: các chất statin(ức chế men HMG-CoA reductase) tuy chủ yếu làm giảm cholesterol xấu nhưng cũng làm tăng cholesterol tốt từ 5 – 8%. Dầu cá chứa nhiều axít béo omega-3 có thể tăng HDL-C.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

]]>
Quả cà tím – Giải nhiệt, giảm cholesterol http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-ca-tim-giai-nhiet-giam-cholesterol-4892/ Thu, 19 Jul 2018 13:04:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/qua-ca-tim-giai-nhiet-giam-cholesterol-4892/ [...]]]>

Cà tím là loại cây được trồng ở nhiều nơi, được sử dụng chế biến thành các món ăn ngon hoặc muối, ăn sống… Trong mùa hè, cà tím có tác dụng giải nhiệt tiêu nóng rất tốt.

Theo đông y, cà tím có vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét… Cà tím còn tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Lấy rễ cà, cuống quả của cà sắc lấy nước uống còn chữa được đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lị ra máu. Hạt cà cũng có tác dụng lợi niệu.

Cà tím dài

Trong cà tím (cà dái dê) người ta còn thấy chứa hàm lượng vitamine PP khá cao (trong 1.000g cà tím chứa tới 72g vitamin P) nên có tác dụng tăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết.

Đặc biệt trong cà có chất nightshadesoda (chất kiềm long quì) có công hiệu chống ung thư trên thực nghiệm cho thấy có khả năng ức chế sự tăng sinh các tế bào trong khối u thuộc hệ thống tiêu hóa, nên còn được sử dụng trong điều trị phụ trợ cho các bệnh nhân bị ung thư hay u bướu. Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, cà tím có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vì trong nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra người ta còn thấy giống cà tím còn khả năng làm giảm thiểu cholesterol trong máu vì cà tím chứa nhiều nước và chất xơ. Mặt khác nó còn giúp không tăng cân nhờ nó chứa rất ít calo.

Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương  giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.

Cà tím tròn

Sau đây là vài cách tiêu biểu nhất được sử dụng trong trị liệu từ cà tím:

Dùng cho người bị u cục sưng to ở bụng, sốt rét, sốt ác hàn nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Lấy cà từ 100g – 250g nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày.

Phòng chống ung thư: Quả cà tươi 100 – 250g thái thành miếng, thịt ba chỉ 150g thái miếng, rau tía tô, mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành tăm thái khúc, tỏi thái lát, mắm muối, mì chính… vừa đủ. Riêng tỏi cần thái lát để trong không khí chừng 15 phút để tinh tỏi kết hợp với không khí sẽ tạo ra một chất có tác dụng kháng ung thư. Bởi vậy sau khi nấu cà cùng thịt lợn nhừ rồi mới cho các gia vị mắm muối, cuối cùng cho hành, tỏi, mùi tàu, tía tô, mì chính đảo đều bắc ra ngay, không được để lâu sẽ mất tác dụng của tỏi và rau thơm.

Chữa lở loét ngoài da: Lấy quả cà tươi rửa sạch lau khô đem thái và giã nát đắp vào nơi loét lở băng lại. Tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm.

Cần lưu ý: Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn, do vậy những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều nhất là người đang bị tiêu lỏng.

 

BS.  Hoàng Xuân Đại

]]>
9 nguyên tắc dinh dưỡng vàng khi sử dụng thuốc hạ cholesterol máu http://tapchisuckhoedoisong.com/9-nguyen-tac-dinh-duong-vang-khi-su-dung-thuoc-ha-cholesterol-mau-4727/ Thu, 19 Jul 2018 12:40:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/9-nguyen-tac-dinh-duong-vang-khi-su-dung-thuoc-ha-cholesterol-mau-4727/ [...]]]>

Khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu không đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn bất cứ thứ gì rồi uống thuốc là xong. Dưới đây là 9 nguyên tắc về dinh dưỡng cần ghi nhớ nếu bạn đang phải sử dụng các thuốc nhóm statin.

Khi nồng độ cholesterol máu của bạn tăng đến ngưỡng nguy hiểm, bác sỹ sẽ kê cho bạn những loại thuốc hạ lipid máu nhóm statin. Trên thực tế, khoảng 28% những người trên 40 tuổi hiện đang phải sử dụng loại thuốc này.

Hãy lựa chọn chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải

Theo giáo sư Erin Michos thuộc Đại học y Johns Hopkins, việc thêm hay bớt một thực phẩm nào đó trong chế độ ăn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ cholesterol máu, nếu thay đổi hoàn toàn chế độ dinh dưỡng thì hoàn toàn có thể.

Giáo sư Michos cũng khuyến khích việc áp dụng chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải bao gồm đa số là các loại rau, quả, ngũ cốc nguyên cám, dầu olive, các loại quả hạch, đậu đỗ và cá.

Chế độ dinh dưỡng này đã được chứng minh là có tác dụng giảm mỡ máu và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch – Thậm chí nó có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch tới 30% theo một nghiên cứu trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Lựa chọn chế độ ăn “Low carb”

Khi thay thế chất béo trong chế độ ăn bằng quá nhiều các loại carb tinh chế và đường, người bệnh sẽ rất dễ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường và tăng nồng độ triglyceride máu.

Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine đã chỉ ra rằng những người lựa chọn chế độ Low carb bao gồm các chất béo bão hòa sẽ giảm gần như gấp đôi số cân nặng so với những người áp dụng chế độ ăn ít chất béo và hạn chế năng lượng, trong khi vẫn duy trì ổn định được cholesterol máu.

Hạn chế các loại bánh ngọt và có thể cả sữa chua

Bạn đã biết rằng những loại bánh ngọt chứa nhiều đường là kẻ thù cho sức khỏe của bạn, nhưng cũng hãy cẩn thận với những loại thực phẩm cũng chứa đường như sữa chua có đường, trái cây khô, granola và đồ uống có đường khác.

Các nhà khoa học thuộc đại học Emory đã chứng minh tiêu thụ quá nhiều đường trong thực phẩm có thể tăng gấp ba lần nguy cơ giảm cholesterol có lợi HDL, trong khi những người sử dụng ít đường nhất có mức nồng độ HDL cao nhất và triglyceride thấp nhất.

Tránh ăn bưởi chùm

Ăn bưởi hay uống nước ép bưởi đều có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa của thuốc hạ mỡ máu. Nguyên nhân là do hợp chất furanocoumarin được tìm thấy trong quả bưởi chùm có thể ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ các statin trong máu và có thể gây ngộ độc.

Tuy nhiên, nếu bạn không đang dùng các thuốc hạ mỡ máu thì bưởi chùm lại là một thực phẩm khá tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Agriculture and Food Chemistry, những người ăn một trái bưởi chùm ngày có nồng độ cholesterol xấu giảm tới 15.5%.

Hạn chế bữa ăn nhiều mỡ nhưng không nên bỏ bữa sáng

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày. Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu, một nghiên cứu của Đại học y tế công cộng Harvard đã chỉ ra rằng nam giới thường xuyên bỏ qua bữa sáng sẽ có tỷ lệ bị đau tim và tử vong do các bệnh tim mạch cao hơn tới 27%.

Bạn cũng đừng lựa chọn những thực phẩm như thịt hun khói hay xúc xích và tốt nhất là hạn chế tối đa những thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, một quả trứng một ngày thì vẫn có thể được. Các nhà khoa học nhận thấy rằng ăn một quả trứng một ngày không hề làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chỉ nên uống 1-2 ly rượu chứ không nên uống cả chai

Bạn không cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn thói quen uống 1-2 ly rượu khai vị vào bữa tối. Theo giáo sư Michos, tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải có thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL, nhưng quá nhiều rượu lại có thể gây hại cho tim và gan.

Nên hạn chế uống những loại đồ uống chứa nhiều đường và chứa chất màu nhân tạo nếu bạn có mức nồng độ triglyceride máu cao.

Loại bỏ các chất béo chuyển hóa nhưng không nên cắt giảm toàn bộ chất béo

Chất béo đối với những người có mỡ máu cao là kẻ thù số một, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần tránh ăn tất cả các loại chất béo.

Bạn chỉ nên nói không với các loại chất béo chuyển hóa (chứa nhiều trong các loại bánh quy, kem cà phê, pizza…), các chất béo bão hòa nếu tiêu thụ với mức độ vừa phải vẫn có thể chấp nhận được, tuy nhiên các chất béo tốt nhất cho người mỡ máu cao vẫn là từ các loại hạt, quả hạch, dầu olive, trái bơ và cá.

Thậm chí các chất béo này còn có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol máu và làm giảm nồng độ triglyceride. Nói như vậy nhưng người bệnh vẫn cần theo dõi chặt chẽ tổng lượng calo nạp vào cơ thể để kiểm soát tốt được mức cholesterol máu ngay cả đó là các chất béo có lợi.

Nên duy trì thói quen ăn tráng miệng bằng sô cô la đen

Những tín đồ của sô cô la có thể vui mừng khi biết rằng: Sô cô la đen là một thực phẩm rất có lợi cho tim mạch.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học bang San Diego, những người tham gia được phát cho hoặc là một thanh sô cô la đen (chứa 70% ca cao) hoặc là một thanh sô cô la trắng (0% ca cao) một ngày, kết quả cho thấy những đối tượng tiêu thụ sô cô la đen có nồng độ cholesterol xấu giảm tới 20% và nồng độ cholesterol tốt tăng lên 20%.

Nguyên nhân có thể là do trong sô cô la đen chứa rất nhiều flavonoid, một chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức khỏe tim mạch. Do vậy, lời khuyên cho những người có cholesterol máu cao là nên ăn những loại sô cô la đen có hàm lượng ca cao trên 70%.

Bạn vẫn có thể ăn pho mát

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch, khi cho những người tham gia nghiên cứu tiêu thụ khoảng 140 gram pho mát mỗi ngày trong vòng 6 tuần, ngay cả khi lượng chất béo họ nạp vào cơ thể nhiều hơn bình thường thì nồng độ cholesterol xấu LDL vẫn không có dấu hiệu tăng vọt. Tuy nhiên, đây không phải là lý do để bạn thoải mái ăn bao nhiêu pho mát tùy thích. Tốt nhất là chỉ nên tiêu thụ tối đa khoảng 30 gram pho mát một ngày để không bị nạp quá nhiều calo cho cơ thể.

DS. Hồng Khánh – Viện y học ứng dụng Việt Nam

]]>