cho con bú – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 30 Nov 2018 12:49:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cho con bú – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những lưu ý khi bà mẹ cho con bú mà có thai http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-ba-me-cho-con-bu-ma-co-thai-17139/ Fri, 30 Nov 2018 12:49:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-ba-me-cho-con-bu-ma-co-thai-17139/ [...]]]>

Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ đang bú mà người mẹ mang thai thì người mẹ gặp khó khăn gì khi nuôi con và cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ, trẻ và thai nhi?

Trong thời gian cho con bú mà người mẹ mang thai thì cần làm gì?

Sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú, người mẹ nếu có quan hệ vợ chồng thì khả năng mang thai là rất cao. Thông thường sau 6 tuần hậu sản, người phụ nữ đã phục hồi về cơ quan sinh dục và có thể quan hệ vợ chồng trở lại. Người mẹ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sau khoảng từ 4-6 tháng, những mẹ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn khoảng từ 6-10 tuần. Trong khi bà mẹ cho con bú mà có thai thì người mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú, thậm chí một số bà mẹ vẫn cho con bú đến khi sinh trẻ thứ hai (cho con bú song song). Do đó, người mẹ cần phải ăn uống nhiều hơn, tốt hơn vì phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ, cho con và cho thai nhi.

Giai đoạn đầu có thai, bà mẹ thường bị nghén, thời gian nghén mất từ 1-3 tháng, những tháng sau thai to gây chèn ép cho nên bà mẹ ăn uống nhiều và ngày càng tăng lên là khó khăn và khiến cơ thể mẹ quá mệt mỏi. Vì vậy, thời gian cho con bú đến khi nào thì cai sữa tốt nhất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tốt cho sức khỏe của mẹ, cho con và cho thai nhi.

Những lưu ý khi bà mẹ cho con bú mà có thaiBà mẹ cho con bú song song cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Việc mang thai khiến người mẹ mệt mỏi, nhất là giai đoạn nghén, thay đổi hormon, ăn uống kém có thể dẫn đến mất sữa mà nếu chưa mất thì đôi khi cũng phải cai sữa (cần tư vấn của bác sĩ sản khoa khi khám thai) vì động tác cho con bú sẽ tạo ra các kích thích, làm co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Người thiệt thòi nhất ở đây rõ ràng là đứa con đầu lòng bởi vai trò của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ. Việc mang thai lại quá sớm còn gây ra một số vấn đề như tăng khả năng sẩy thai, sinh non, làm người mẹ mệt mỏi nhiều. Những người đã trải qua thai kỳ có bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ (tiền sản giật), đái tháo đường thai kỳ… sẽ có nguy cơ tái phát và diễn tiến nặng hơn.

Việc cai sữa sớm là rất nguy hiểm cho trẻ, vì vậy nếu mẹ đang mang thai vẫn nên tiếp tục cho con bú kéo dài ít nhất là đến thời kỳ trẻ ăn bổ sung tốt. Nếu mẹ cần phải cai sữa trẻ thì nên cai sữa từ từ. Giảm số lần bú trong ngày. Cai sữa đột ngột có thể gây ra sang chấn tinh thần làm cho trẻ không chịu ăn và dễ mắc bệnh.

Bà mẹ cho con bú song song gặp khó khăn gì?

Ảnh hưởng đến thai nhi: Mỗi khi mẹ cho con bú cơ thể sẽ tiết ra prolactin. Lúc này sữa sẽ được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa, nếu hàm lượng prolactin quá thấp, nguồn sữa mẹ sẽ giảm. Oxytocin được giải phóng khi em bé bắt đầu hút và kéo núm vú vào miệng; nó làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống dẫn sữa và di chuyển tới núm vú rồi vào miệng bé; làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp cơ quan này thu nhỏ lại về kích thước ban đầu, hạn chế xuất huyết sau sinh. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ có tiền sử chuyển dạ sớm hay sẩy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.

Trẻ bú cả sữa non

Khi thai được 5-6 tháng (quý 2 của thai kỳ) tuyến vú bắt đầu tạo sữa non. Sữa này có màu vàng, đặc dính, rất giàu chất dinh dưỡng và các kháng thể. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Trẻ được bú mẹ sẽ bú sữa non, mẹ không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa non cho đến khi em bé ở trong bụng mẹ chào đời.

Chất lượng, số lượng sữa có thể thay đổi

Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể khiến nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon làm trẻ không thích thú. Đồng thời, khi mang thai mẹ nào bị ốm nghén sẽ thường ăn ít, chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Sữa không còn ngon ngọt như ban đầu khiến trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Vì vậy, trong thời gian cho con bú người mẹ cần ăn uống đầy đủ, hợp lý, thực hiện duy trì nguồn sữa mẹ và chất lượng nguồn sữa cho con bú.

Biện pháp khắc phục thế nào?

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, với bà mẹ khỏe mạnh bình thường, sau cuộc sinh đẻ lần thứ nhất nếu muốn mang thai lần thứ hai thì nên cách thời gian ít nhất 2 năm, nhằm đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt cho người mẹ, đồng thời có thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho đứa con của mình. Là người phụ nữ, ai chẳng muốn con mình phát triển tốt cả thể thể lực, tầm vóc và trí tuệ.

Để đạt được điều đó, mỗi người mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng… Từ kiến thức đó, khi bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ mới có thực hành tốt trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Nguyễn Trung Oanh

]]>
Có thể chữa trĩ khi đang cho con bú? http://tapchisuckhoedoisong.com/co-the-chua-tri-khi-dang-cho-con-bu-16313/ Mon, 08 Oct 2018 14:25:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-the-chua-tri-khi-dang-cho-con-bu-16313/ [...]]]>

Cháu sinh em bé đến nay được hơn 7 tháng. Sau khi sinh con, đã hai lần cháu đại tiện ra máu tươi và thấy đau rát, khó chịu ở hậu môn. Khoảng 1 tuần nay cháu thấy ở hậu môn lồi ra bằng hạt đậu tương, đôi lúc thấy ngứa, nóng và rát; những lần đi vệ sinh không rặn nhưng vẫn thấy nó sa ra. Hiện tại cháu đang cho con bú, xin bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của cháu có thể điều trị thế nào?

Thùy Phan ([email protected])

Theo thư bạn viết thì các biểu hiện đại tiện ra máu tươi, đau rát hậu môn đó là do bệnh trĩ. Bệnh trĩ có 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại và có 4 mức độ, từ độ 1 đến độ 4. Bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cần biết cách phòng ngừa để bệnh không xảy ra, nếu đã xảy ra thì cần biết cách để bệnh không nặng thêm.Trường hợp của bạn khi đi ngoài búi trĩ sa ra bằng hạt đậu tương và tự co lên thì thường là trĩ độ 2, nếu sa ra mà không tự co lên được là đã ở độ 3. Để biết chính xác bệnh và mức độ bệnh, bạn nên đi khám ở bệnh viện gần nhà, tùy mức độ bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ hiệu quả.

Nếu trĩ ở mức độ nhẹ (độ 1, 2) thì chỉ cần điều trị bằng nội khoa (bằng thuốc Đông y hoặc Tây y). Nếu mức độ nặng (độ 3, 4), có thể thắt hoặc tiêm xơ búi trĩ hoặc cắt trĩ. Hiện tại, bạn vừa trải qua thời gian mang thai và đang cho con, bú đó là yếu tố để bệnh trĩ phát sinh. Vì vậy, bạn nên chú ý chế độ ăn: không ăn chất cay nóng như tiêu ớt, ăn nhiều rau tươi, quả chín và nhớ uống đủ nước (2 lít/ngày) để không bị táo bón thì sẽ hạn chế chảy máu.

Bạn hoàn toàn có thể khám và điều trị trĩ ở bệnh viện hoặc phòng khám Đông y gần nơi bạn ở. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị trĩ không ảnh hưởng đến việc nuôi con bú nên bạn cứ yên tâm.

BS. Trần kim Anh

]]>
Cho con bú giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-giam-nguy-co-dot-tu-o-tre-so-sinh-12968/ Sun, 29 Jul 2018 12:13:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-giam-nguy-co-dot-tu-o-tre-so-sinh-12968/ [...]]]>

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy lợi ích của việc cho con bú đối với cả mẹ và bé. Một nghiên cứu gồm 4.700 phụ nữ Hàn Quốc đã chỉ ra mối liên quan giữa cho con bú trong thời gian dài và giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa ở mẹ.

 

Trong nghiên cứu này, các tác giả từ Trường Y Đại học Virginia (UVA) đã phân tích 8 nghiên cứu quốc tế gồm 2.259 trường hợp SIDS và 6.894 trường hợp đối chứng.

Bác sĩ Fern Hauck thuộc Trường Y UVA và Bệnh viện nhi UVA nói: “Cho con bú trong ít nhất 2 tháng giúp giảm khoảng 50% nguy cơ SIDS, trẻ được bú mẹ càng lâu, tác dụng bảo vệ càng lớn. Một kết quả quan trọng khác từ nghiên cứu này là bất kể việc cho con bú một phần hoặc hoàn toàn dường như đều mang lại lợi ích như nhau trong việc giảm nguy cơ SIDS”.

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu kêu gọi nỗ lực để tăng tỉ lệ trẻ được bú mẹ trên toàn thế giới. Bác sĩ Rachel Moon thuộc Trường Y UVA nói: “Các bà mẹ cần biết rằng, cho con bú trong ít nhất 2 tháng mang lại tác dụng bảo vệ mạnh mẽ chống SIDS. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực để tăng tỉ lệ cho con bú”.

Nghiên cứu được đăng trên tờ Pediatrics số ra tháng 10.

BS P.Liên

(Theo UPI)

]]>
Mẹ bị cúm có nên cho con bú? http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bi-cum-co-nen-cho-con-bu-11617/ Wed, 25 Jul 2018 11:56:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/me-bi-cum-co-nen-cho-con-bu-11617/ [...]]]>

Bà mẹ cho con bú giống như mọi giai đoạn khác của cơ thể, không có khả năng phòng chống đặc hiệu đủ mạnh để không bị nhiễm cúm. Việc bà mẹ bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi bà mẹ bị cúm, có nên tiếp tục cho con bú hay không?

Cúm dễ lây truyền

Vốn là một bệnh do virut gây ra, bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và tiến triển thành vụ dịch. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, virut cúm có thể lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra hay qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virut. Bằng những phương thức này mà từ một người bị nhiễm, virut cúm nhanh chóng lan ra cả cộng đồng dân cư.

Cơ quan đích của virut cúm là bộ phận đường hô hấp trên mà ở đó tế bào biểu mô đường hô hấp nhạy cảm nhất. Đây là những tế bào đầu tiên virut cúm bám dính, xâm nhập và nhân bản. Đây cũng là những tế bào đầu tiên gây ra bệnh cúm cho cơ thể. Một khi virut xâm nhập và gây bệnh thì cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình: ho, hắt hơi, sổ mũi, khạc đờm trong, sốt cao, mệt mỏi. Ở một điều kiện bình thường cúm có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần, nhưng ở một số đối tượng mẫn cảm thì cúm lại gây những biến thể nặng như viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Một trong số các đối tượng này là phụ nữ mang thai và trẻ em trong thời kỳ bú mẹ.

Việc bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi bà mẹ bị cúm, liệu virut cúm vào được sữa hay không.

 

Cúm qua sữa mẹ, có hay không?

 

 

Như đã nói ở trên, virut cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virut dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên không phải cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh. Chúng sẽ vấp phải một loạt hàng rào phòng ngự bảo vệ như các kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các tế bào  lympho, các đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận. Những thành phần này sẽ làm giảm phần lớn khả năng xâm nhập tế bào của virut cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virut lách được thành công, chúng chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu… bắt những tế bào này tổng hợp nên các virut mới và hủy tế bào để giải phóng ra các thế hệ virut con cháu. Những virut này tiếp tục xâm nhập các tế bào liền kề gây ra hủy hoại mang tính đồng loạt ở đường hô hấp trên.

Nếu virut cúm vượt qua được mọi hàng rào bảo vệ ở trên thì virut sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virut huyết. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, người ta thấy rằng, tình trạng nhiễm virut huyết là rất khó xảy ra. Chúng chỉ xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu hay ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Và thậm chí, ngay cả những trường hợp nhiễm virut huyết thì dù có bị tổn thương các cơ quan khác như não, tim, thận thì hiện tượng virut sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm nếu như không muốn nói là không có. Nồng độ virut trong máu là rất thấp. Người ta đã nghiên cứu nhiều và chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virut cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virut cúm không lây qua đường sữa mẹ.

Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virut cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virut nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Mà những hiện tượng này rất dễ gặp khi bà mẹ cho con bú. Vì vậy khi người mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần giữ gìn để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may bị nhiễm cúm cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.

Lời khuyên với bà mẹ cho con bú bị cúm

Không có gì phàn nàn về sữa mẹ nếu bạn vừa mới sinh nở. Vì sữa mẹ là một thực phẩm lý tưởng nhất mà không một thực phẩm nào có thể sánh được. Vì thế ngay cả khi bà mẹ bị cúm, lời khuyên tốt nhất là tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, vì những nguy cơ lây lan có thể gặp phải, các bà mẹ nên thực hiện những hướng dẫn sau:

Các trường hợp bị cúm nặng, hắt hơi liên tục, ho liên tục, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian. Tạm ngừng việc cho con bú lại trong 2-3 ngày tính từ khi xuất hiện bệnh. Những ngày sau đó có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay trước khi bế con, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để tiêu diệt hoàn toàn virut.

Bà mẹ nên tự mình cách ly với con, cho con nằm trong một buồng riêng biệt và nhờ người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị hỗ trợ chăm sóc bé các thay tã lót, thay bỉm, rửa mặt mũi… Bà mẹ cũng nên đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người thân để hạn chế lây virut sang người xung quanh vì những người này có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh cho bé. Mọi việc chỉ có thể bình thường sau 2 tuần tính từ khi bà mẹ giảm triệu chứng.

Các trường hợp sau thì ngừng bú mẹ hoàn toàn: bà mẹ bị nhiễm cúm đồng nhiễm với viêm gan virut, với nhiễm virut hecpet, đồng nhiễm với HIV, bị tổn thương điển hình ở đầu vú. Các trường hợp nghi ngờ nên đi kiểm tra lại tại các cơ sở y tế và được bác sĩ hướng dẫn chi tiết.

BS. Trang Khánh

]]>
Những sai lầm của bà mẹ khi cho con bú http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-sai-lam-cua-ba-me-khi-cho-con-bu-10477/ Wed, 25 Jul 2018 07:07:57 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-sai-lam-cua-ba-me-khi-cho-con-bu-10477/ [...]]]>

Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng và ít mắc bệnh hơn.

Mặc dù sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là 6 tháng đầu đời của trẻ, nhưng chỉ có 19% bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong giai đoạn quan trọng này. Không cho con bú sớm, không cho con bú hoàn toàn và không tiếp tục cho con bú đến 24 tháng tuổi và lâu hơn, đồng thời chế độ ăn bổ sung thiếu cả về số lượng và chất lượng đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ. Hiện nay, tỷ lệ suy dinh trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam thấp còi khoảng 24% và thể nhẹ cân dưới 14%.

3 sai lầm thường gặp khi cho trẻ bú

Chỉ cho con bú khi căng sữa: Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường quen gọi là xuống sữa, như vậy là không đúng, không cho con bú càng làm sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng một giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú, bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm, trẻ được bú sữa non có nhiều chất dinh dưỡng quý, có nhiều kháng thể sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu cho người mẹ sau đẻ và giúp mẹ bài tiết sữa sớm.

Những sai lầm của bà mẹ khi cho con búHướng dẫn bà mẹ cho con bú sớm sau sinh.

Cho trẻ uống sữa ngoài trước khi bú mẹ: Khi cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài (sữa bột) và không cho trẻ bú bình trước khi cho trẻ bú và khi sữa chưa về sẽ làm cho mẹ giảm tiết sữa dẫn đến không đủ sữa nuôi con. Bên cạnh đó, trẻ có thể chọn sữa công thức mà không chịu bú mẹ.

Cho con bú theo số cữ định sẵn: Điều này hoàn toàn không đúng. Số lần trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều lần để kích thích bài tiết sữa tốt hơn. Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của trẻ bú đủ. Nếu trẻ đi tiểu dưới 6 lần trong ngày cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc người mẹ cần xem lại kỹ thuật cho con bú có đúng hay không.

Cách cho con bú đúng

Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: Miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non, do sức khỏe yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mắc một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng cốc. Nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Phải bảo vệ nguồn sữa mẹ

Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái để tăng cân tốt (10-12kg) vì đây là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh. Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc và tinh thần thoải mái. Người mẹ nên ăn bổ dưỡng, khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu, ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú hàng ngày cần lượng thực phẩm bao gồm: ngũ cốc 450-500g, trứng 40-50g, đậu và chế phẩm từ đậu 50-100g, cá và thịt từ 80-100g, rau từ 300-400g, hoa quả từ 100-200g, dầu mỡ 20g. Một ngày ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, hạn chế ăn đồ nướng và rán. Người mẹ cần uống nhiều nước từ 2,0 -2,5 lít/ngày (8-10 cốc) để lượng sữa tiết ra nhiều hơn (trên 85g nước trong 100ml sữa mẹ) nên dùng sữa, nước trái cây, nước rau luộc, nước đun sôi để nguội.

Chú ý: Trong thời gian nuôi con bú hạn chế uống nước trà, nước ngọt có gas, uống rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,..). Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ. Khi cho con bú, nếu phải dùng thuốc phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, không được tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa.

 

Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến

((Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia))

]]>
Cho con bú giúp phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ. http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-o-phu-nu-8671/ Sun, 22 Jul 2018 03:25:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-con-bu-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-o-phu-nu-8671/ [...]]]>

Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng việc cho con bú giúp bà mẹ mang lại lợi ích sức khoẻ ngắn hạn sau sinh. Nghiên cứu mới này đã đánh giá tác động của việc cho con bú trong khoảng thời gian dài hơn, có tác động đến sức khoẻ tim mạch khoảng một thập kỷ sau khi sinh của phụ nữ trẻ và trung niên. Nghiên cứu này cũng củng cố các bằng chứng về lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ ở những phụ nữ có huyết áp bình thường trong thai kỳ và kiểm tra cụ thể xem liệu những lợi ích này cũng được thấy ở phụ nữ có huyết áp cao trong thời kỳ mang thai hay không.

BS. Malamo Countouris thuộc Đại học Pittsburgh, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng việc cho con bú không chỉ quan trọng cho trẻ mà còn mang lại lợi ích to lớn cho người mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ tim mạch cho bà mẹ thông qua cải thiện chỉ số cholesterol và các dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh tim mạch.

Nghiên cứu được tiến hành trên 678 phụ nữ mang thai tại hơn 52 phòng khám thuộc bang Michigan, Hoa Kỳ từ năm 1998 đến năm 2004. Các phụ nữ này tiếp tục tham gia đánh giá sức khoẻ trong giai đoạn tiếp theo từ 7 đến 15 năm sau (trung bình hơn 11 năm). Trong quá trình đánh giá tiếp theo, người tham gia đã báo cáo về thời gian mà họ cho con bú sau mỗi lần mang thai, các nhà nghiên cứu đã đo lường huyết áp, cholesterol, triglyceride, đường kính và độ dày của động mạch cảnh. Những yếu tố này thường được sử dụng để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vì chúng cảnh báo sớm những vấn đề tiềm ẩn ở những bệnh nhân chưa có bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu phân chia đối tượng nghiên cứu thành ba nhóm: những người không bao giờ cho con bú (157 phụ nữ), những người cho con bú ít hơn 6 tháng trong một lần mang thai (284 phụ nữ) và những người cho con bú từ 6 tháng trở lên mỗi lần mang thai (133 phụ nữ). Bên cạnh đó, họ phân tích riêng những phụ nữ bị huyết áp cao và huyết áp bình thường trong thời kỳ mang thai.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố về độ tuổi, kinh tế gia đình của phụ nữ mang thai và các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn khác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ có huyết áp bình thường trong thời kỳ mang thai và cho con bú ít nhất 6 tháng hoặc nhiều hơn thì có mức cholesterol “tốt” cao hơn, giảm triglyceride và độ dày động mạch cảnh so với những người chưa bao giờ cho con bú bằng sữa mẹ.

Những phát hiện này cho thấy rằng phụ nữ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách cho con bú ít nhất 6 tháng trong một thai kỳ. Mặc dù các cơ chế sinh lý cụ thể vẫn chưa được nghiên cứu sâu, BS. Countouris cho rằng là việc cho con bú làm tăng sự biểu hiện của hoóc môn oxytocin, có thể làm giảm huyết áp. Người ta cũng giả thuyết rằng lactation có thể chống lại một số thay đổi về chuyển hóa xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Đối với những phụ nữ bị huyết áp cao trong thời kỳ mang thai, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về lợi ích sức khỏe tim mạch từ việc cho con bú sữa mẹ. BS. Countouris giả thuyết rằng số người tham gia nghiên cứu có huyết áp cao trong thời kỳ mang thai có thể chưa đủ để đánh giá bất kỳ lợi ích tim mạch nào trong số những phụ nữ này. Các nhà nghiên cứu cho biết những nghiên cứu trong tương lai sẽ bao gồm nhiều người tham gia hơn, hoặc theo dõi phụ nữ trong thời gian dài hơn có thể giúp làm sáng tỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở những phụ nữ có huyết áp bình thường và cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.

Phan Hưng

((Theo Medicalxpress.com, 2018))

]]>
Chăm sóc vú khi mang thai và cho con bú http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-vu-khi-mang-thai-va-cho-con-bu-8607/ Sun, 22 Jul 2018 03:16:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-vu-khi-mang-thai-va-cho-con-bu-8607/ [...]]]>

Chăm sóc vú khi mang thai và khi cho con bú là việc làm rất cần thiết để bảo vệ nguồn sữa an toàn cho trẻ và tránh các nguy cơ mắc các bệnh như viêm tuyến vú, tắc tia sữa, nứt núm vú, áp – xe vú…

Chăm sóc vú khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi của thai phụ là vú căng to và lớn dần cùng với thời gian mang thai. Đó là do sự đồng kích thích của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra còn có biểu hiện núm vú to và chuyển sang màu đen, quầng vú có màu đậm, xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt, có thể tiết ra vài giọt thể dịch loãng màu vàng trong giai đoạn cuối thai kỳ,…

Cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách. Ảnh: TL

Trong giai đoạn này cần lưu ý chăm sóc vú như sau: Lựa chọn áo nịt ngực thích hợp, thoáng mát, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực. Tốt nhất nên sử dụng áo ngực dành riêng cho bà bầu. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú. Không nên dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh vú vì có thể khiến da bị khô và làm nứt núm vú.

Nếu một số thai phụ có hiện tượng núm vú ở một bên hay cả hai bên bị lõm vào, nên có biện pháp xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sau sinh. Trước tiên nên rửa sạch đầu vú và bầu vú. Đầu tiên là kéo lên xuống, sau đó là sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi lần 5 phút.

Khi cho con bú

Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng. Cho trẻ bú đúng cách, bú đều hai bên vú. Nếu sữa nhiều mà bé bú ít, bạn nhớ nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa. Không nên cho con vừa ngủ vừa ngậm vú. Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú.

Sau khi sinh, ngực của bà mẹ thường căng, to và chảy xệ, do đó cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát.

Nếu vú có biểu hiện sưng đau, nhức bầu vú, nứt núm vú,… bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị nếu có viêm nhiễm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

]]>
Thực đơn tuần đủ chất cho phụ nữ mới sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-tuan-du-chat-cho-phu-nu-moi-sinh-5850/ Sat, 21 Jul 2018 02:37:55 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-tuan-du-chat-cho-phu-nu-moi-sinh-5850/ [...]]]>
Ngày Sáng Phụ sáng Trưa Phụ xế Chiều Tối Thứ hai

Xôi đậu đen một đĩa vừa.

Đu đủ một miếng vừa.

Sữa một ly 200 ml. Nên dùng sữa cho bà mẹ có thai và cho con bú.

Bột ngũ cốc 1 gói

Cơm 2 chén vừa.

Canh bắp cải dồn thịt: Bắp cải 150 g, thịt 30 g.

Gà kho gừng: Thịt gà 100 g, gừng 24 g.

Đậu rồng xào: Đậu 100 g, dầu 10 g.

Chuối xiêm một trái vừa.

Khoai môn luộc 
một củ vừa.

Cơm 2 chén vừa.

Canh cải ngọt thịt: Cải 150 g, thịt 15 g.

Sườn xào chua ngọt: Sườn 100 g, cà chua 50 g, đường 6 g, dầu 5 g.

Khổ qua xào trứng: Khổ qua 140 g, trứng một trái nhỏ, dầu 5 g.

Cam nửa trái vừa.

 Sữa

(uống trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ)

Thứ ba

Phở bò: Bánh phở 150 g, thịt bò 55 g, giá trụng, rau.

Bánh da lợn một miếng vừa.

 Sữa

Cơm 2 chén.

Canh cua rau dền mồng tơi: Cua đồng 100 g, rau dền, mồng tơi 100 g.

Thịt kho tiêu: Thịt 100 g.

Cà tím nướng mỡ hành: Cà tím 300 g, hành lá, dầu 10 g.

Xoài nửa trái vừa.

Yaourt một hũ

Cơm 2 chén vừa.

Canh đu đủ giò heo: Thịt giò heo 50 g, đu đủ 100 g.

Cá cơm lăn bột chiên: Cá 40 g, bột mì 25 g, dầu 15 g.

Bông cải xào tỏi: Bông cải 100 g, hành lá, dầu 5 g.

Táo một trái vừa.

 Sữa Thứ tư

Cơm tấm sườn một đĩa vừa.

Nước cam vắt một ly 200 ml.

Sữa 

Bánh canh cua: Bánh canh 170 g, thịt heo đùi 35 g, thịt cua 35 g, nấm rơm 12 g, hành ngò…

Chè bắp một chén: Bắp non bào 38 g, nếp 19 g, đường 30 g, dừa nạo 25 g, bột năng 2 g.

Ổi một trái vừa.

Chuối chiên
một miếng

Cơm 2 chén.

Canh cá hồi nấu ngót: Cá nạc 30 g, cà chua, rau cần 100 g, dầu 5 g.

Thịt kho trứng: Thịt đùi 70 g, trứng một trái.

Rau muống luộc: 
Rau 100 g.

Coctail trái cây một ly vừa.

Sữa  Thứ năm

Canh bún một tô: Bún tươi 150 g, mảng riêu 25 g, chả lụa 20 g, rau muống luộc…

Bánh khoai mì nướng một miếng vừa.

Lê một trái.

Sữa 

Cơm 2 chén.

Canh khổ qua:
Khổ qua 100 g, thịt nạc 55 g, nấm mèo, bún tàu.

Tôm kho tàu: Tôm 90 g, dầu 7 g.

Món xào: Su su 100 g, cà rốt 100 g, dầu 10 g.

Sa bô chê 2 trái vừa.

Yaourt một hũ

Cơm 2 chén vừa.

Canh đậu hũ: Đậu hũ 20 g, thịt nạc 20 g, hẹ 30 g.

Gà xào sả ớt: Thịt gà 50 g, dầu 6 g.

Cải thìa luộc: Cải 200 g.

Thơm một miếng vừa.

Sữa  Thứ sáu

Bánh mì cá hộp: Bánh mì một ổ vừa, cá hộp 35 g, dưa leo, cà chua…

Chôm chôm 5 trái.

Sữa.

Đậu hũ nước đường

Cơm 2 chén.

Canh xà lách xoong: xà lách 50 g, thịt bò 20 g, dầu 5 g.

Mực dồn thịt sốt cà: Mực 50 g, thịt 30 g, dầu 5 g, cà chua, nấm mèo, bún tàu…

Rau muống xào tỏi: Rau muống 100 g, dầu 15 g.

Mãng cầu ta 2 trái vừa.

Bánh flan một cái.


Khoai lang một củ vừa.

Cơm 2 chén.

Canh bí đỏ: Bí đỏ 240 g, thịt 15 g.

Bông cải, đậu Hà lan, thơm xào gan: Gan 30 g, bông cải, đậu Hà Lan, thơm 200 g, dầu 10 g.

Nho Mỹ 50 g.

Sữa  Thứ bảy

Hoành thánh một tô: Hoành thánh 30 g, thịt 26 g, giá hẹ, xà lách…

Bột ngũ cốc một gói.

Táo một trái vừa.

 Sữa

Bún thịt nướng chả giò một tô: Bún tươi 200 g, thịt heo nạc 50 g, chả giò 35 g, đậu phộng 15 g, mỡ hành, nước mắm, rau giá…

Nước mía một ly).

Chuối chưng một chén: Chuối xiêm 80 g, khoai mì 35 g, dừa 20 g, đường 20 g, bột bán 11 g, đậu phộng 3 g.

Cơm 2 chén vừa.

Canh thịt gà đậu trắng khoai môn: Thịt gà 30 g, đậu trắng tươi 30 g, khoai môn 100 g, dầu 5 g.

Cá hú kho thơm: Cá hú 90 g, bông cải, thơm 100 g.

Xà lách, giá 100 g.

Đu đủ một miếng vừa.

Sữa  Chủ nhật

Bánh há cảo một dĩa 10 cái nhỏ.

Lê một trái vừa.

 Sữa

Cháo gỏi vịt: Gạo 20 g, thịt vịt 130 g, bắp chuối, rau răm, nước mắm gừng…

Xôi một miếng vừa.

Nhãn 100 g.

Yaourt một hũ

Cơm 2 chén.

Canh cải bẹ xanh: Thịt 10 g, cải bẹ xanh 100 g.

Giò heo kho cải chua: Thịt giò heo 100 g, cải chua 70 g.

Thịt bò xào khoai tây: Thịt 50 g, khoai tây 100 g, dầu 11 g.

Nước cam vắt một ly.

Sữa 
]]>