chiều cao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 04:57:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chiều cao – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Trẻ cao nhờ ngủ đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-cao-nho-ngu-du-10021/ Wed, 25 Jul 2018 04:57:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-cao-nho-ngu-du-10021/ [...]]]>

Con trai tôi 2 tuổi, cháu ăn tốt nhưng mới cao 80cm, thấp hơn so với chuẩn dinh dưỡng (87cm). Xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để thúc đẩy chiều cao cho bé?

Lê Thị Hương (Hải Dương)

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11 – 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say. Vì vậy hãy quan tâm đến vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ vì giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao của con bạn. Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao đó là môi trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực

Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn quan trọng nhất: Giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai:13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi), ở giai đoạn này, trẻ có thể tăng 10 -15cm/năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như: Chạy, bơi lội, tập xà… thì có thể cải thiện được chiều cao tốt hơn nữa. Vì vậy chị không nên quá lo lắng.

Bác sĩ Kim Mai

 

 

]]>
Các thực phẩm có thể giúp tăng chiều cao cho trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-thuc-pham-co-the-giup-tang-chieu-cao-cho-tre-5996/ Sat, 21 Jul 2018 02:54:40 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cac-thuc-pham-co-the-giup-tang-chieu-cao-cho-tre-5996/ [...]]]>

Theo phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và chiều cao gồm: suy dinh dưỡng lúc nhỏ và thiếu vi chất dinh dưỡng. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cho thấy chỉ 23% là di truyền, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%; còn lại tâm lý và môi trường sống, rèn luyện thể lực. 

Suy dinh dưỡng

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn ở mức cao trong khu vực. Ước tính cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một bé bị thấp còi. Cả nước có khoảng hàng triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, hàng nghìn trẻ tử vong do những nguyên nhân liên quan đến suy dinh dưỡng.

Trẻ bị thấp còi lúc 3 tuổi, khi đến 18 tuổi sẽ có chiều cao thấp hơn so với chiều cao bình thường có thể đạt đến. Ước tính, nếu lúc 3 tuổi trẻ bị thấp còi vừa, chỉ đạt chiều cao là 85,3 cm thì khi 18 tuổi trẻ chỉ có thể đạt được chiều cao 1,62 m. Trong khi nếu trẻ phát triển tốt, 3 tuổi cao 94,5 cm thì chiều cao khi 18 tuổi sẽ là hơn 1,7 m.

chieucao11-2523-1442021300.jpg

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Vitamin A:

Tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp ngay cả ở trẻ dưới 6 tháng tuổi- giai đoạn bú sữa mẹ chứng tỏ sữa mẹ cũng thiếu vitamin A. Nguyên nhân do bà mẹ khi cho con bú chế độ ăn không tốt, thấp A trong sữa, vì thế phụ nữ mang thai bổ sung vi chất này.

Thiếu vi chất này làm giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ, làm trẻ chậm lớn cả cân nặng và chiều cao, làm thoái hóa, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, gây bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn. Thiếu vitamin AA làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ tăng tỷ lệ mắc các bệnh và tử vong ở trẻ.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A:

Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vi chất này hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A nên gan có thành phần retinol cao nhất, chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A, cartotenoid thường là từ một số sản phẩm động vật như: sữa, kem, bơ và trứng.

Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Khi vào cơ thể, tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24:1 đối với rau xanh.

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của thiếu sắt trong cơ thể. Hậu quả giảm phát triển cơ thể cả cân nặng và chiều cao, giảm khả năng nhận thức và phát triển tinh thần, vận động. Trẻ bị thiếu máu khi một tuổi làm giảm IQ 5 điểm.

Thiếu máu, thiếu sắt cũng làm giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, giảm nội tiết, giảm sản xuất và chuyển hóa catecholamin và các chất trung gian truyền dẫn thần kinh.

Nguồn thức ăn giàu sắt:

Sắt trong thực phẩm ở hai loại: dạng sắt heme hoặc không heme. Dạng heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật; dạng sắt này có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột, trong khi hấu thu sắt không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng cường hay cản trở hấp thu sắt. Vitamin C, protit động vật và các axít hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme.

Các chất ức chế hấp thu sắt: phytate trong gạo và các loại ngũ cốc, tannin trong một số loại rau, trà và cà phê.

Vitamin D

Vitamin này giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phosphor để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Tại ruột non nó giúp cho hấp thu canxi và phosphor từ khẩu phần ăn.

Người mẹ khi mang thai và khi cho con bú phải ăn uống đủ chất, tắm nắng hoặc uống vitamin  D liều 200.000 IU vào lúc mang thai tháng thứ 7. Trẻ sau khi sinh cần được tắm nắng trung bình 15 phút mỗi ngày trước 9h sáng. Mùa đông trẻ không được tắm nắng cần cho uống vitaminD 3 liều dự phòng.

Nguồn vitamin D có trong thực phẩm. Một số dầu gan cá, nhất là ở các loài các béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng Bắc cực). Hầu hết trong cá có từ 5mcg/100 g tới 15mcg/100 g, các trích có thể có tới 40 mcg/100 g.

Trứng gà được nuôi, dầu ăn có bổ sung vitamin D.

Canxi

Canxi cùng vitamin D giúp cơ thể hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Cần duy trì mức canxi trong máu hằng định, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và co cơ.

Nguồn thực phẩm giàu canxi:

Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa mẹ (34 mcg/100 ml), sữa bò (120 mg/100 ml), fomat (780 mg/100 g).

Cá con (60-70 mg/100 g), cá dầu (527 mg/100 g), cua (120 mg/100 g), lòng đỏ trứng gà (134 mg/100 g).

Rau dền (300 mg/100 g), rau ngót, mồng tơi (170 mg/100 g), rau muống (100 mg/100 g).

Hà An

]]>
Bí quyết giúp con bạn tăng chiều cao http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-giup-con-ban-tang-chieu-cao-3886/ Thu, 19 Jul 2018 08:01:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bi-quyet-giup-con-ban-tang-chieu-cao-3886/ [...]]]>

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM, để giúp con tăng trưởng tối đa, bố mẹ nên hiểu rõ các yếu tố có thể tác động đến chiều cao.

Di truyền

Chiều cao trưởng thành của chúng ta phần lớn được xác định bởi yếu tố di truyền nhưng vẫn có thể tăng cao hơn bình thường. Xác định hệ số di truyền của chiều cao bằng cách ước tính độ cao của bạn giống với người thân như thế nào.

Các báo cáo khoa học của Mỹ cho thấy các yếu tố di truyền quyết định khoảng 60-80% chênh lệch chiều cao giữa mỗi người. Một nghiên cứu khác cho thấy tính di truyền về chiều cao có thể lên đến 87-93% ở các nước phương Tây như Italy và Hà Lan.

Dinh dưỡng

Yếu tố dinh dưỡng đóng góp 20-40% chiều cao của một người. Trong những năm đầu đời, bệnh tật hoặc thiếu dinh dưỡng có thể gây suy giảm tăng trưởng. Lúc này có thể dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng để giúp cơ thể phát triển cao hơn. Lưu ý, bổ sung dinh dưỡng chỉ thúc đẩy tăng trưởng khi bạn còn nhỏ hoặc là trẻ vị thành niên, khi cơ thể vẫn còn phát triển.

Các thực phẩm bổ sung quan trọng cho sự tăng trưởng bao gồm vitamin A, B complex, C và quan trọng là vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, một thành phần thiết yếu kích thích sự phát triển của xương, cải thiện chiều cao.

Tập thể dục

Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Thể thao Y học cho thấy tập thể dục hỗ trợ phát triển chiều cao. Tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích sự phát triển xương, bởi cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để sửa mô thay vì tăng chiều cao. 

Hormone tăng trưởng

Tuyến yên sản xuất và tiết ra hormone tăng trưởng kích thích gan và các mô khác để sản sinh sụn. Cơ thể cần tế bào sụn để tăng trưởng xương.

Tuy nhiên sử dụng quá mức hormone tăng trưởng có thể gây đột biến gen thành “người khổng lồ”, một căn bệnh hiếm gặp bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Ngoài ra, lạm dụng hormone tăng trưởng ở người lớn có thể dẫn đến nguy cơ phát triển khối u trong tuyến yên.

Testosterone

Mức testosterone cũng ảnh hưởng đến chiều cao của một người. Các thông tin y tế báo cáo rằng thiếu hụt testosterone khiến thiếu niên trai giảm tăng trưởng.

Một nghiên cứu trên tạp chí Y học New England cho thấy điều trị liều thấp testosterone có thể kích thích sự gia tăng chiều cao ở trẻ vị thành niên chậm phát triển.

Phong cách sống và tư thế

Nên thay đổi phong cách sống và tạo tư thế tốt cho xương. Dành ít phút để đứng lên, thư giãn hoặc vươn vai có thể giúp bạn cao hơn, tự tin hơn. Tránh để trẻ có thói quen ngồi quá lâu, nhất là ngồi trên máy tính, sẽ làm cong vẹo khung xương và khó phát triển chiều cao.

Yoga và thiền

Yoga và thiền là hai phương pháp tập trung vào hít thở đúng cách, giúp cơ bắp thư giãn. Khi tập luyện, bạn hít sâu giảm căng thẳng cơ thể, tăng cường cột sống và tốt cho xương.

Cẩm Anh

]]>
Tại sao hai anh em đứa cao đứa lùn? http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-hai-anh-em-dua-cao-dua-lun-3838/ Thu, 19 Jul 2018 07:58:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-hai-anh-em-dua-cao-dua-lun-3838/ [...]]]>

Vợ chồng tôi cố gắng bổ sung nhiều loại sữa khác nhau cho cháu mà tình hình không cải thiện. Xin hỏi tại sao hai cháu cùng bố mẹ, cùng chế độ chăm sóc mà chiều cao phát triển khác biệt quá. (Trần Hưng, TP HCM)

Ảnh minh hoạ: T,H

Ảnh minh hoạ: T,H

Trả lời:

Thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao 48-52 cm. Trong năm đầu bé tăng khoảng 20-25 cm, sang năm thứ hai tăng 12 cm. Năm thứ ba tăng 10 cm. Năm thứ tư tăng 7 cm. Từ năm 4-11 tuổi, trẻ tăng trung bình 6 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, bé gái tăng khoảng 6 đến 10 cm mỗi năm. Bé trai tăng từ 6,5 đến 11cm.

Như vậy, sau hai tuổi, mỗi năm bé trai nhà anh chỉ cao thêm chưa tới 3 cm thì rất có thể bé bị chậm tăng trưởng chiều cao.

Việc tăng trưởng chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, chế độ vận động, nội tiết tố… Trường hợp con anh có cùng điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng với cháu đầu nhưng chiều cao lại không đạt có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Anh nên cho bé đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao để được tư vấn cải thiện sớm.

Nếu bác sĩ phát hiện cháu bị chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, thì cần điều trị kịp thời trước tuổi dậy thì mới có thể mang lại kết quả tốt.

Tiến sĩ Trần Quang Khánh
Trưởng khoa Nội tiết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

]]>