chế độ dinh dưỡng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 14 Jan 2019 06:50:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chế độ dinh dưỡng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-ba-me-nuoi-con-bu-17774/ Mon, 14 Jan 2019 06:50:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-dinh-duong-cho-ba-me-nuoi-con-bu-17774/ [...]]]>

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con

Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. Nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là B1, A và D…) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. Hơn thế nữa, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung thêm sữa.

Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung thêm sữa.

Một số hướng dẫn cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi con bú

Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh… Do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén. Để đảm bảo điều này, bà mẹ nuôi con bú cần:

Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6bữa/ngày).

Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1.300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu canxi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g phomai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. Trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 – 15 cốc nước).

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: Ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).

Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.

Không kiêng khem quá mức, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: Sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy, điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.

Việc sử dụng thuốc: Trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…

Chú ý: Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.

ThS. BS. Trịnh Hồng Sơn (Giám đốc Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

]]>
Không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng vịt lộn http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-cho-tre-nho-an-trung-vit-lon-5959/ Sat, 21 Jul 2018 02:52:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khong-nen-cho-tre-nho-an-trung-vit-lon-5959/ [...]]]>

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100 g trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g chất đạm, 12,4 g chất béo, 600 mg cholesterol, 82 mg canxi, 212 mg phôtpho, 3 mg sắt, 450 mcg beta-caroten, 875 mcg vitamin A… 

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên: “Trứng vịt lộn tốt nhưng không nên cho trẻ con ăn nhiều do quá nhiều chất dinh dưỡng, trẻ không hấp thu hết dễ bị đầy bụng, khó tiêu”. 

khong-nen-cho-tre-nho-an-trung-vit-lon

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, quá trình phát triển từ trứng thành trứng vịt lộn sinh ra nhiều chất có lợi cho cơ thể như các protein chuyển hóa dưới dạng axít amin, chất béo chuyển hóa dưới dạng axít béo dễ hấp thu, tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên trẻ nhỏ khả năng tiêu hóa và chuyển hóa không như người lớn nên không nên cho ăn. 

“Từ 9 tuổi trở lên, bé có thể ăn trứng vịt lộn”, lương y Trung nói. Người lớn có thể ngày ăn 1-2 trứng vịt lộn, song lưu ý trong trứng có nhiều cholesterol. Người mỡ máu cao thì không nên ăn nhiều.

Theo bác sĩ Hải, trẻ con tốt nhất là ăn trứng gà ta luộc hoặc đánh vào cháo. Trứng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế trước kia dinh dưỡng chia làm 4 nhóm thực phẩm nay tách thành 8 nhóm. Riêng nhóm chất đạm tách sữa, đậu đỗ và trứng ra thành 3 nhóm. “Trước đây trứng, sữa cùng xếp vào trong nhóm chất đạm , có thể hiểu trẻ không ăn trứng, không uống sữa thì ăn nhiều thịt cũng được. Nay nhóm trứng tách riêng nên là thành phần không thể thiếu”, bác sĩ Hải nói. 

Thông thường một quả trứng gà ta nặng khoảng 40 g (cả vỏ), bỏ vỏ thì 100 g trứng gà tương đương 3 quả. 100 mg trứng gà cung cấp 166 kcal năng lượng, 14,8 g chất đạm, 11,6 g chất béo. Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%). Ngoài ra lòng đỏ trứng cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, viatmin A, kẽm…

Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà một bữa, ăn 2-3 lần mỗi tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn một lòng đỏ mỗi bữa, ăn 3-4 bữa trứng một tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần cả lòng trắng và đỏ.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn một quả mỗi ngày.

Hà An

]]>
Gà sốt cà chua – món ngon ít calo cho người thừa cân http://tapchisuckhoedoisong.com/ga-sot-ca-chua-mon-ngon-it-calo-cho-nguoi-thua-can-5860/ Sat, 21 Jul 2018 02:38:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ga-sot-ca-chua-mon-ngon-it-calo-cho-nguoi-thua-can-5860/ [...]]]>

Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt hướng dẫn chế biến món gà sốt cà chua như sau:

Nguyên liệu:

– Thịt đùi gà nạc 200 g.
– Cà chua 2 trái vừa.
– Củ hành tây 1 củ.
– Tỏi băm 1 muỗng súp.
– Hành ngò, dầu, đường, tiêu, nước mắm… mỗi thứ một ít.

ga-sot-ca-chua-mon-ngon-it-calo-cho-nguoi-thua-can

Gà sốt cà chua.

Cách làm:

– Thịt gà rửa sạch, bỏ da, để nguyên đùi hoặc xắt miếng vuông nhỏ.
– Cà chua bỏ hột băm nhuyễn.
– Củ hành tây lột vỏ, xắt hạt lựu nhỏ.
– Hành, ngò lặt rửa sạch, xắt nhỏ.
– Bắc chảo dầu nóng để xào hành tây và thịt gà. Chờ cho thịt chín nêm chút nước mắm, đường vừa ăn, trút ra.
– Bắc chảo dầu nóng phi tỏi băm thơm, cho cà chua vào xào đều để làm sốt.
– Cho thịt gà, hành vào chảo sốt cà trộn đều, trút ra đĩa, rắc ngò lên trên.

Lưu ý: Trong quá trình chế biến nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, dùng càng ít dầu càng tốt.

Thi Trân

]]>