chế độ ăn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 16 Jan 2019 15:20:16 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chế độ ăn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 4 cách đơn giản giúp ngăn ngừa đột quỵ http://tapchisuckhoedoisong.com/4-cach-don-gian-giup-ngan-ngua-dot-quy-17823/ Wed, 16 Jan 2019 15:20:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/4-cach-don-gian-giup-ngan-ngua-dot-quy-17823/ [...]]]>

cách đơn giản ngăn ngừa đột quỵ

 

Đột quỵ là tình trạng đe dọa đến tính mạng nghiêm trọng, xảy ra khi một phần não không được cung cấp máu. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu.

Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não, tàn tật và tử vong.Bệnh nhân đột quỵ nếu được điều trị sớm sẽ hạn chế tổn thương xảy ra.

Cao huyết áp hoặc hàm lượng cholesterol cao có thể gây tắc nghẽn động mạch do chất béo tích tụ, dẫn đến đột quỵ.

Một số thay đổi trong lối sống là cách ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.

Chế độ ăn

Chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến tăng huyết áp và lượng cholesterol trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ đột qụy.

Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo và giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc.

Đảm bảo chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng rất quan trọng. Không ăn quá nhiều một loại thức phẩm, đặc biệt là thức phẩm chứa nhiều muối và thực phẩm chế biến.

Nên hạn chế lượng muối ăn vào không quá 6g (một muỗng cà phê) một ngày vì ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp.

Tập thể dục

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Đối với người khỏe mạnh nên dành ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) mỗi tuần để tập thể dục cường độ trung bình, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá có thể gây hẹp động mạch, giảm chức năng của mạch máu, làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Bạn có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ của bản thân bằng cách dừng hút thuốc lá. Không hút thuốc lá giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác, như ung thư phổi và bệnh tim

Hạn chế uống rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao và gây ra nhịp tim bất thường, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ.

Nam giới và nữ giới không nên thường xuyên uống nhiều hơn 14 đơn vị rượu mỗi tuần.

Nếu bạn thường xuyên uống 14 đơn vị rượu mỗi tuần, bạn nên chia nhỏ lượng rượu mỗi lần uống.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 ở Anh và không phải ai cũng biết các triệu chứng đột quỵ.

BS.Tuyết Mai

(theo Univadis/Express)

]]>
Cách tính lượng thức ăn hàng ngày cho người bị tiểu đường http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-16286/ Sun, 07 Oct 2018 06:06:30 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-16286/ Thoái hóa hoàng điểm nên ăn uống thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-hoang-diem-nen-an-uong-the-nao-15771/ Tue, 04 Sep 2018 04:54:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thoai-hoa-hoang-diem-nen-an-uong-the-nao-15771/ [...]]]>

Hà Văn Khiết (Bắc Ninh)

Hoàng điểm là trung tâm của võng mạc, là nơi tập trung chủ yếu các tế bào thần kinh thị giác tinh tế nhất, cho phép mắt nhìn sự vật một cách rõ nét nhất. Khi xảy ra những rối loạn nuôi dưỡng hoàng điểm, tạo ra các mạch máu bất thường và làm rối loạn về cấu trúc của hoàng điểm sẽ gây ra bệnh lý thoái hóa hoàng điểm do tuổi già. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, những người thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc và uống rượu… đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Thời kỳ đầu, người bệnh có thể nhìn thấy vật bị biến dạng: nhìn thấy đường thẳng thành đường cong, nhìn mặt người bị méo mó…; đọc sách rất khó khăn. Tiếp theo là giai đoạn nhìn mờ như có màn sương che phủ trước mắt, màn sương này ở ngay trung tâm, còn vùng xung quanh có thể vẫn sáng bình thường. Giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể giảm thị lực, kèm theo dấu hiệu nhìn hình bị bé lại, có thể thấy ruồi bay và cuối cùng là giảm thị lực rất nhiều, thậm chí mất thị lực.

Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già điều trị tương đối khó khăn. Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc điều chỉnh lối sống cũng làm giảm bớt các yếu tố nguy cơ bệnh. Bác nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và khoa học: Hạn chế hút thuốc, uống rượu; Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, cá biển; Đeo kính mát khi ra đường. Những loại kính này phải đảm bảo tiêu chuẩn ngăn tia cực tím; Kiểm tra thị lực thường xuyên. Những người trên 50 tuổi nên đi khám mắt định kỳ một năm một lần; Tự phát hiện sớm bệnh: Kiểm tra mắt bằng lưới Amsler gồm những đường kẻ vuông góc với nhau tạo thành nhiều ô vuông: bình thường những đường này thẳng hàng; khi có bệnh hoàng điểm, những đường thẳng này bị mờ, biến dạng.

BS. Minh Châu

]]>
Chế độ ăn cho người bị bệnh gan http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-gan-10766/ Wed, 25 Jul 2018 08:07:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-cho-nguoi-bi-benh-gan-10766/ [...]]]>

Chế độ ăn dành cho người bị bệnh gan cần cung cấp đủ lượng calo, dưỡng chất và chất lỏng. Chế độ ăn này có thể giúp gan hoạt động tốt hơn và phòng ngừa những rối loạn sức khỏe khác. Sự thay đổi chế độ ăn phụ thuộc vào loại bệnh gan và những vấn đề sức khỏe bạn gặp phải.

Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể gặp khăn lúc đầu. Vì vậy, bạn cần tạo ra những thay đổi dần dần hàng ngày. Tuân theo chế độ ăn này có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

1. Những thực phẩm và đồ uống nên hạn chế hoặc tránh sử dụng khi bị bệnh gan:

Muối

Bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn vì nó khiến cho cơ thể bạn giữ nước. Sự tích tụ chất lỏng này khiến cơ thể bị phù. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn hạn chế hoặc tránh dùng thực phẩm có hàm lượng muối cao và sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về chế độ ăn ít muối. Dưới đây là một số thực phẩm nhiều muối cần tránh:

– Thịt lợn xông khói, xúc xích

– Rau quả đóng hộp và nước ép rau

– Thực phẩm đông lạnh

– Thực phẩm ăn nhẹ đóng gói sẵn như khoai tây chiên và bánh quy.

– Đậu nành, nước sốt thịt nướng.

– Súp

– Muối ăn.

 

 

Chất lỏng

Nếu bạn bị phù, bạn sẽ cần giảm hấp thu chất lỏng. Tất cả các loại nước ép, nước ngọt, sữa và những loại đồ uống khác và bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều chất lỏng như súp bạn cũng cần tránh. Bạn cần tư vấn bác sĩ về lượng chất lỏng nên hấp thu mỗi ngày.

Rượu

Rượu khiến cho bệnh gan trầm trọng hơn. Nên tránh uống rượu hoàn toàn. Bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn ít đường nếu bạn đang bị bệnh gan.

2. Những thực phẩm nên ăn khi bị bệnh gan:

Ăn nhiều loại thực phẩm mỗi ngày giúp gan hoạt động tốt và duy trì cân nặng lành mạnh. Bạn cũng có thể cảm thấy đói hoặc no ngay sau khi ăn. Chúng có thể khiến bạn khó ăn đủ calo. Hãy ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì các bữa lớn để cung cấp đủ calo. Hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về lượng calo bạn cần hấp thu trong ngày. Điều quan trọng là cần ăn đủ lượng protein khi bạn bị bệnh gan. Bác sĩ dinh dưỡng sẽ cho bạn biết lượng protein bạn cần mỗi ngày.

Nhiều người mắc bệnh gan bị rối loạn tiêu hóa, thí dụ khi ăn chất béo. Chất béo không được tiêu hóa và sử dụng sẽ làm giảm nhu động ruột. Nếu bạn bị vấn đề này, có thể bạn nên ăn ít chất béo. Bác sĩ có thể đề nghị bạn ăn một loại chất béo đặc biệt giúp cơ thể dễ hấp thu hơn. Bệnh gan khiến cho hàm lượng đường quá cao hoặc quá thấp ở một số người. Ăn lượng cố định carbohydrate mỗi ngày và mỗi bữa sẽ giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết.

BS Tuyết Mai

(Theo THS/ Univadis)

]]>
Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-9-thang-tuoi-nen-an-bao-nhieu-la-du-6034/ Sat, 21 Jul 2018 02:57:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-9-thang-tuoi-nen-an-bao-nhieu-la-du-6034/ [...]]]>
chedoantre1-6093-1435285220.jpg

Bé một ngày ăn 4 bữa cháo tự nấu như vậy, có thể ăn chút váng sữa, sữa chua, hoặc một chút hoa quả. Bé không chịu uống sữa cho dù gia đình đã tìm đủ mọi cách, tối bé bú mẹ. Bác sĩ cho hỏi thực đơn của bé như vậy có hợp lý không?

(Tamntt)

Trả lời:

Con bạn nhẹ cân một chút so với chuẩn (thiếu 0,7 kg); còn chiều cao thì phát triển tốt nên không có gì phải lo lắng cả. Cháu không chịu uống sữa thì cho sữa bột và pho mai vào cháo như bà nội cháu làm là rất đúng.

Để bé tăng cân thêm thì nên cho một thìa dầu ăn hoặc mỡ nữa, mỗi ngày bé có thể ăn được một hộp váng sữa, 1-2 hộp sữa chua. Mỗi bát cháo có thể cho 3 thìa sữa bột nhưng chỉ trộn khi cháo đã nguội ấm, không được đun sôi khi đã cho sữa.

Bạn cứ duy trì chế độ ăn như vậy, cho bé bú mẹ nhiều hơn không nên ép uống sữa ngoài nếu cháu không thích.

Bác sĩ Lê Thị Hải
Trung tâm khám – tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh Dưỡng

]]>
14 thói quen ăn uống giúp bạn sống thọ http://tapchisuckhoedoisong.com/14-thoi-quen-an-uong-giup-ban-song-tho-6030/ Sat, 21 Jul 2018 02:57:31 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/14-thoi-quen-an-uong-giup-ban-song-tho-6030/ [...]]]>

Trong hơn một thập kỷ, nhà khoa học Dan Buettner đã làm việc cùng một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về bí quyết sống thọ của những người sống ở các khu vực được gọi là Blue Zone – nơi có nhiều người sống trên 100 tuổi. Đó là những người sống trên hòn đảo Ikaria của Hy Lạp, cao nguyên Sardinia, bán đảo Nicoya ở Costa Rica, Okinawa, Nhật Bản… Kết quả, Dan rút ra những thói quen ăn uống của người sống thọ, như sau:

1. 95% lượng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật

Ngũ cốc nguyên hạt hoặc tinh chế và các loại đậu luôn chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn của những người sống thọ. Họ ăn đa dạng nhiều loại rau theo từng mùa; kèm thêm hoa quả giầm hoặc các loại rau củ quả sấy khô. Loại thực phẩm tốt nhất giúp bạn sống lâu là các loại rau lá xanh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng ở độ tuổi trung niên, những người tiêu thụ mỗi ngày một bát rau xanh nấu chín thì nguy cơ tử vong trong 4 năm tiếp theo giảm đi một nửa so với người không ăn rau. 

songtho1-8168-1435374299.jpg

2. Ăn thịt không quá 2 lần trong một tuần

Phần lớn gia đình tại những khu vực có nhiều người sống thọ ăn rất ít thịt. Vì thế, bạn chỉ nên ăn dưới 60 g thịt hoặc tối đa 5 lần một tháng. Ưu tiên ăn thịt gà, thịt cừu hoặc thịt lợn “sạch”. Bí quyết sống thọ của nhiều người là ăn thịt của những động vật ăn cỏ hoặc chăn thả tự nhiên – chúng giàu axít béo omega 3.

3. Ăn cá hằng ngày

Một nghiên cứu theo dõi 96.000 người Mỹ từ năm 2002 chỉ ra rằng những người ăn nhiều rau củ quả và ăn cá hằng ngày sống thọ nhất. Trong đó, nên ưu tiên ăn các loại cá cỡ nhỏ và vừa như cá mòi, cá cơm, cá tuyết – không chứa nhiều thủy ngân và các chất hóa học khác. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 90 g cá.  

4. Giảm sữa

Hệ tiêu hóa của con người không hoàn toàn phù hợp với sữa bò – nó thường nhiều chất béo và đường. Những người sống ở Blue Zone thường tìm kiếm nguồn cung cấp canxi từ thực vật. Ví dụ, một bát cải xoăn nấu chín cung cấp cho bạn lượng canxi tương tự như một cốc sữa. Các sản phẩm từ sữa dê và cừu như sữa chua và phô mai lại rất phổ biến trong các bữa ăn truyền thông của người sống ở Ikaria và Sardinia.

songtho2-6609-1435374299.jpg

 

5. Ăn 3 quả trứng mỗi tuần

Ở Blue Zone, người dân thường chỉ ăn mỗi lần một quả trứng. Người Nicoya rán trứng ăn kèm với bánh ngô và người Okinawa luộc trứng trong súp. Bạn có thể thử ăn bữa sáng với một quả trứng cùng trái cây hoặc những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như cháo hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Khi nướng, bạn có thể dùng 1/4 bát nước sốt táo, 1/4 bát khoai tây nghiền hoặc một quả chuối nhỏ để ăn kèm với một quả trứng.

6. Mỗi ngày ăn một nửa bát đậu nấu chín

Đậu là thực phẩm được ưa thích của cư dân các vùng Blu Zone, như đậu đen ở Nicoya, đậu nành ở Okinawa, đậu lăng, đậu trắng ở vùng Địa Trung Hải. Các loại đậu chứa 21% protein, 77% là carbohydrate phức tạp và chỉ một ít chất béo. Chúng cũng rất giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác hơn nhiều loại thực phẩm khác. Những người sống thọ thường ăn ít nhất một nửa bát đậu nấu chín mỗi ngày, lượng này đủ cung cấp các vitamin và khoáng chất cơ thể cần. 

songtho3-6819-1435374299.jpg

7. Lựa chọn bột mì hoặc bột chua

Tại 3 trong số 5 khu vực có nhiều sống thọ thì bánh mì là thực phẩm quan trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý là loại bánh mì này khác với phần lớn những loại bạn tiêu thụ hằng ngày. Ví dụ bánh mì ở Ikaria và Sardinia được làm bằng 100% từ ngũ cốc nguyên hạt, rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng.

Một loại bánh mì truyền thống khác cũng được ưu tiên là loại được làm bằng cách để vi khuẩn lên men, “tiêu hóa” các loại tinh bột và gluten, khiến bánh mì nở lên. Quá trình này tạo ra một loại axít khiến bạn cảm giác có vị chua.

8. Giảm tiêu thụ đường

Một trong những bí quyết quan trọng của những người sống thọ trên 100 là lượng đường tiêu thụ chỉ bằng 1/5 so với những gì chúng ta ăn. Họ thường cho mật ong vào tách trà và hiếm khi ăn bữa phụ. Vì thế, bạn cố gắng không cho quá 4 thìa cà phê đường mỗi ngày vào trong đồ uống và thực phẩm của bạn. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ăn bánh quy, kẹo… vài lần trong tuần; tránh các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất tạo ngọt, đặc biệt khi đường là một trong 5 thành phần đầu tiên.  

9. Ăn các loại hạt hằng ngày

Một nghiên cứu kéo dài 30 năm của trường Harvard chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn các loại hạt có tỷ lệ tử vong thấp hơn 20% so với người không ăn. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy bữa ăn với các loại hạt giúp giảm cholesterol xấu đến 20%. 

10. Tận dụng tối đa thực phẩm

Ở các vùng Blue Zone, người dân không bỏ lòng đỏ của trứng hay ép nước quả. Họ cũng không dùng các thực phẩm bổ sung. Thay vào đó họ tận dụng hầu hết các thực phẩm trồng tại địa phương. Họ tránh xa các sản phẩm có danh sách dài các thành phần, thay vào đó đi chợ khi có thể. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng thực phẩm nguyên chất mới quyết định tới tuổi thọ của con người.

11. Uống nhiều nước

Các nhà khoa học khuyên nên uống 7 ly nước mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đủ nước giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cục máu đông. Thêm vào đó, nếu uống nước bạn sẽ không uống các đồ uống chứa đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo.

12. Nếu uống rượu nên chọn loại rượu vang đỏ

Người dân ở vùng Blue Zone uống 1-3 ly mỗi ngày. Rượu vàng đỏ giúp cơ thể hấp thụ các chất chống ôxy hóa có nguồn gốc từ thực vật tốt hơn. Bạn cũng có thể uống một chút rượu vang đỏ vào cuối ngày để giảm stress.

13. Uống trà

Người dân ở Okinawa uống trà xanh cả ngày. Loại thực phẩm này đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư. Những người ở Ikaria uống bia hương thảo, cây xô thơm hoang và bồ công anh là những loại thảo mộc này chứa nhiều chất có đặc tính chống viêm.

14. Kết hợp thực phẩm

Bạn lo lắng cơ thể không có đủ protein khi chỉ ăn toàn rau củ quả? Bí quyết chính là kết hợp các loại đậu, hạt, ngũ cốc và rau, nguồn cung cấp các axit amin cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể nấu súp lơ thêm một ít ớt đỏ hay carrot với đậu lima…

Phương Trang (theo Health)

]]>
17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ http://tapchisuckhoedoisong.com/17-thuc-pham-tang-cuong-tuoi-tho-6002/ Sat, 21 Jul 2018 02:55:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/17-thuc-pham-tang-cuong-tuoi-tho-6002/ [...]]]>
17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

1. Chocolate đen

Chocolate đen giàu chất flavonoid và chất chống oxy hóa, có thể giảm viêm và ngăn ngừa cục máu đông. Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên quan giữa yếu tố viêm với sự lão hóa và các bệnh liên quan tuổi tác. Các thực phẩm chống viêm chính là chìa khóa cho cuộc sống lâu dài.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

2. Bông cải xanh

Rau họ cải này chứa chất ngăn ngừa ung thư như sulforaphane. Trong một nghiên cứu, những người thường xuyên ăn bông cải xanh sống lâu hơn những không bao giờ ăn chúng.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

3. Quả hạch

Ăn một nắm hạt mỗi ngày có thể giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong vì những bệnh đe dọa tính mạng như tiểu đường, ung thư. 

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

4. Củ cải đường

Loại củ đẹp mắt chứa hợp chất betain có khả năng chống viêm hiệu quả. 

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

5. Cà chua

Loại quả tuyệt vời này từ lâu đã nằm hàng đầu trong danh sách những thực phẩm khỏe mạnh. Ăn nhiều cà chua và các sản phẩm cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và loãng xương. Cà chua còn là một nguồn cung cấp vitamin C và dồi dào chất chống oxy hóa lycopene.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

6. Các loại quả mọng

Dâu tây, quả việt quất… cung cấp hương vị ngọt ngào và một lượng chất chống oxy phong phú giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự lão hóa. Chất chống oxy hóa anthocyanin hỗ trợ chức năng não bộ và duy trì cơ bắp.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

7. Dầu ôliu

Chế độ ăn Địa Trung Hải chú trọng dầu ôliu được nhấn mạnh là một trong những cách ăn lành mạnh của thế giới. Chất béo khỏe mạnh của dầu ôliu giúp chống suy giảm nhận thức do tuổi tác.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

8. Cá hồi

Cá hồi rất giàu axit béo omega 3, bảo vệ cơ thể chống lại sự suy giảm nhận thức và giảm viêm.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

9. Nam việt quất

Chất chống oxy hóa trong  nam việt quất giúp hỗ trợ cuộc sống lâu dài, giúp tránh các bệnh liên quan đến tuổi.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

10. Thức ăn nhiều gia vị

Một nghiên cứu gần đây từ Trung Quốc cho thấy những người ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị như ớt, ít có khả năng chết sớm, giảm nguy cơ tử vong do bệnh ung thư và bệnh tim.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

11. Trà xanh

Bạn không cần phải hoán đổi giữa thói quen uống cà phê và trà nhưng cần xem xét thêm một vài chén trà vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cả hai loại trà xanh và đen đều có chứa catechin có thể giúp bảo vệ tim, tránh nguy cơ đột quỵ.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

12. Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị làm thơm ngon hơn bữa ăn mà các chất chống oxy hóa có thể giúp điều hòa huyết áp, tăng chất lượng cuộc sống.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

13. Cải bó xôi

Ăn rau bina mỗi ngày với hàm lượng vitamin K phong phú có thể giúp cản trở sự suy giảm nhận thức do tuổi tác.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

14. Bơ

Siêu thực phẩm này có thể giúp giảm căng thẳng, chống lại một số bệnh ung thư. 

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

15. Táo

Táo là nguồn tuyệt vời chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khỏe mạnh, đặc biệt là khi ăn cả vỏ. Hàm lượng chất xơ phong phú giúp tăng cường hệ tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

16. Măng tây

Những thân cây xanh này rất giàu glutathione – “mẹ của tất cả các chất chống oxy hóa”. Nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, chứng mất trí và ung thư. Măng tây là cũng là nguồn folate phong phú, hỗ trợ chức năng nhận thức và giữ cho bộ não khỏe mạnh.

17 thực phẩm tăng cường tuổi thọ

17. Kim chi

Các chế phẩm sinh học trong thực phẩm lên men như kim chi, dưa bắp cải và sữa chua giúp làm giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm. Hơn nữa hầu hết kim chi chứa tỏi nên người ăn có được thêm những chất chống oxy hóa mạnh mẽ từ tỏi. Một nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn axit lactic probiotic trong kim chi đóng vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư ruột kết.

Lê Phương (Theo Huffington Post)

]]>
Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay-5882/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay-5882/ [...]]]>

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, nhất là giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Người ta chia làm 2 loại: Một là tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày); Hai là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần.

Trẻ em mắc tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng, có thể dẫn tới tử vong do cơ thể mất đi một lượng nước và muối lớn. Để giúp bé phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng, cần cho ăn uống đầy đủ, càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.

dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay

Trẻ bị tiêu chảy, nên cho ăn thực phẩm mềm, nhừ. Ảnh: News.

Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước bằng cách uống nhiều nước hơn bình thường với nước đun sôi để nguội, ORS (oresol) hoặc các dung dịch từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… Lượng cần uống sau mỗi lần đi ngoài: Trẻ dưới 2 tuổi từ 50 đến 100 ml. Từ 2 đến 10 tuổi uống từ 100 đến 200 ml. 10 tuổi trở lên và người lớn thì uống theo nhu cầu.

Cách pha chế dung dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:

– Dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào bình hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.

– Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.

– Nước gạo rang muối: 50 g gạo (một vốc tay) rang vàng, cho 6 bát nước vào nấu nhừ lọc qua rá, nêm một thìa cà phê muối ăn rồi cho trẻ uống dần.

– Nước chuối, nước hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với một lít nước sôi để nguội kèm với một thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.

– Súp cà rốt muối: Cà rốt 500 g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, rắc thêm một nhúm muối, đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy là gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ vẫn tiếp tục bú bình thường và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một với các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… Lưu ý: Cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn dành cho trẻ bị tiêu chảy phải đảm bảo mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường. Nên cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì có thể làm tăng tiêu chảy.

Trong thời gian này nên tránh cho bé dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ khó tiêu hóa hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…). Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích con ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ nên cho ăn 6 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp bệnh nhi phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Lưu ý:

Nếu trẻ ăn ít hoặc bị nôn, cho ăn ít hơn và tăng thêm số bữa. Bé uống sữa bò mà tình trạng tiêu chảy nặng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có lactoza, sữa chua làm từ sữa pha.

Sau từ ngày thứ 5 trẻ bớt tiêu chảy thì quay dần về chế độ ăn uống bình thường. Bé bị mất nước phải đưa đến gặp bác sĩ hoặc cán bộ trạm y tế để điều trị sớm. 

Thi Trân

]]>
Thực đơn 4 bữa mỗi ngày giúp cô gái giảm 20 kg http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-4-bua-moi-ngay-giup-co-gai-giam-20-kg-5838/ Sat, 21 Jul 2018 02:36:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/thuc-don-4-bua-moi-ngay-giup-co-gai-giam-20-kg-5838/ Chế độ ăn tăng thể lực cho người ung thư http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-tang-the-luc-cho-nguoi-ung-thu-5426/ Thu, 19 Jul 2018 14:11:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/che-do-an-tang-the-luc-cho-nguoi-ung-thu-5426/ [...]]]>

Tình trạng phổ biến ở đa số bệnh nhân ung thư chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư.

Chính vì vậy, người bệnh ung thư cần phải có một chế độ ăn đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Tùy theo giai đoạn bệnh lý, tuổi tác, giới tính mà có chế độ ăn và cách chế biến khác nhau. Người bệnh cần thường xuyên theo dõi cân nặng của mình trước, trong và sau quá trình điều trị, tốt nhất một tháng một lần.

Người bệnh ung thư cần có chế độ ăn hợp lý để duy trì sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

 

Trước khi bắt đầu điều trị cần hướng dẫn bệnh nhân duy trì tốt chế độ ăn đã có, không nên thay đổi khẩu phần ăn để tránh việc bồi dưỡng, bổ sung nhiều dưỡng chất dẫn đến tăng cân, béo phì. Nên ăn nhiều rau, củ, quả, hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chế biến sẵn.

Trong quá trình điều trị ngoài việc lựa chọn thực phẩm cần quan tâm đến việc bổ sung đủ nước cho cơ thể. Mỗi ngày nên uống 8 – 10 cốc nước bao gồm: nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước. Không nên dùng cafe, trà và đồ uống có cồn, kết hợp với vệ sinh, luyện tập thân thể để tạo cảm giác lạc quan và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đối với một số bệnh nhân nếu ăn bằng đường miệng chưa đáp ứng đủ khẩu phần ăn trong ngày cần bổ sung dinh dưỡng ở dạng khác như dinh dưỡng hỗ trợ nhân tạo (thông dạ dày, nuôi ăn tĩnh mạch).

Sau đợt điều trị hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Để giúp người bệnh giảm bớt nỗi lo lắng và sợ hãi cần hướng dẫn bệnh nhân quen dần với việc điều trị và những tác dụng phụ. Đảm bảo nghỉ ngơi đủ, ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều lần trong ngày. Ăn những đồ ăn ưa thích, đi bộ từng quãng đường ngắn hoặc tập thể dục thường xuyên, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng để giảm bớt sự mệt mỏi và nâng cao tinh thần.

Bác sĩ Yến Thủy

]]>