chế độ ăn người tiểu đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sat, 21 Jul 2018 02:41:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chế độ ăn người tiểu đường – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Ăn uống ngày Tết cho người bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/an-uong-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-5890/ Sat, 21 Jul 2018 02:41:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/an-uong-ngay-tet-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-5890/ [...]]]>

Ngày Tết mọi người thường sum vầy cùng nhau bên mâm cơm, bánh mứt, chén trà, ly rượu. Nhịp sinh hoạt có phần đảo lộn, ngủ trễ hơn, dậy muộn hơn. Bữa ăn khó có thể giữ được sự ổn định như hàng ngày. Thực phẩm ngày Tết thường nhiều chất bột đường như bánh chưng, bánh tét, bún khô, bún tươi, bánh tráng, củ kiệu, dưa hành, bánh mứt, trái cây… và nhiều chất béo như thịt kho tàu, giò thủ, lạp xưởng, chả lụa, các món chiên xào.

Nếu không biết cách kiểm soát số lượng các món ăn cũng như giữ ổn định lịch sinh hoạt, đường huyết có thể xuống thấp hoặc tăng cao dẫn đến nhập viện. Để ngày Tết được vui vẻ trọn vẹn, người bệnh tiểu đường nên quan tâm những vấn đề sau:

1. Ước lượng thực phẩm được ăn

Nếu đường huyết ổn định, cảm thấy khỏe với chế độ ăn đang có thì không cần xem xét lại số lượng thực phẩm được ăn hàng ngày. Những ai có đường huyết chưa ổn định, có thể tham khảo bảng sau:

Chiều cao

(cm)

Năng lượng

(kcal/ngày)

Bữa sáng Bữa trưa/chiều

Món thêm

cho một ngày 

(Ăn vào bữa phụ hoặc sau bữa ăn)

140 – 150 1.200

1 tô hủ tiếu/nui

hoặc

2/3 tô phở, bún bò, bánh ướt, bánh cuốn

1 chén cơm lưng

100g nạc cá/thịt

1 chén canh 

1,5 chén rau hấp/luộc

1 muỗng dầu dùng để nấu 

các món trong bữa ăn

1 suất trái cây/ngày

150 – 160 1.400

1 tô hủ tiếu/nui

hoặc 

2/3 tô phở, bún bò, bánh ướt, bánh cuốn

1 chén cơm ngang

120g nạc cá/thịt

1 chén canh

1,5 chén rau hấp/luộc

1 muỗng dầu dùng để nấu 

các món trong bữa ăn

2 suất trái cây/ngày

160 – 170 1.600

1 tô hủ tiếu/nui

hoặc

1 tô phở, bún bò, bánh ướt, bánh cuốn (không ăn giò)

1,3 chén cơm

120g nạc cá/thịt

1 chén canh 

1,5 chén rau hấp/luộc

1,5 muỗng dầu dùng để nấu 

các món trong bữa ăn

2 suất trái cây/ngày

1 hũ yaourt không đường

170 – 180 1.800

1 tô hủ tiếu/nui

hoặc 

1 tô phở, bún bò, bánh ướt, bánh cuốn (không ăn giò)

1,5 chén cơm

150g nạc cá/thịt

1 chén canh 

1,5 chén rau hấp/luộc

1 muỗng dầu dùng để nấu các món trong bữa ăn

2 suất trái cây/ngày

1 hũ yaourt không đường

2. Những lưu ý về bữa ăn

Bánh chưng, bánh tét là những món sử dụng nếp chứa rất nhiều tinh bột trong một miếng nhỏ. Nếu muốn ăn hãy xem bảng quy đổi để tránh việc ăn quá mức. Nên ăn ít hơn số lượng cho phép một chút. 

Củ kiệu, dưa hành, bánh mứt rất nhiều đường, người có bệnh nên hạn chế, có thể ăn một chút cho có hương vị Tết. Tổng số lượng ăn của những loại trên không quá một muỗng mỗi bữa.

Bánh chưng, bánh tét là những món sử dụng nếp chứa rất nhiều tinh bột trong một miếng nhỏ. Ảnh minh họa: vietq

Bánh chưng, bánh tét là những món sử dụng nếp chứa rất nhiều tinh bột trong một miếng nhỏ. Ảnh minh họa: vietq

Những món như bún khô, bún tươi, bánh tráng được xem tương đương cơm. Ngày Tết mọi người thường có thói quen ăn thịt, trứng cuốn bánh tráng với cả bún khô hoặc bún tươi. Khi tính toán khẩu phần ăn cần tính cả 2 món. Cụ thể 1 chén cơm tương đương 1 chén bún khô trụng, 1 chén cơm tương đương 14 cái bánh tráng loại nhỏ. Như vậy nếu bữa đó không ăn 1 chén cơm có thể đổi thành 7 cái bánh tráng cuốn với ½ chén bún kèm đồ ăn.

Trái cây nên chọn những loại trái ít ngọt. Dù trái cây ngọt hay ít ngọt, nên ăn 1 lần 1 suất trái cây, ăn nhiều lần trong ngày nhưng không quá số suất trái cây cho phép trong ngày (theo bảng ước lượng thực phẩm được ăn).

Xem Bảng quy đổi một suất trái cây (người bệnh đái tháo đường ưu tiên ăn các loại in đậm)

Lạp xưởng, giò thủ, chả lụa được xếp vào nhóm chất đạm. Một cây lạp xưởng tương đương 50g thịt nạc nhưng do lạp xưởng chứa lượng mỡ quá lớn và quá nhiều muối, không tốt cho người có bệnh đái tháo đường nên lượng ăn cho phép là không quá ½ cây. Giò thủ, chả lụa cũng vậy, số lượng ăn 1 lần nên khoảng 50-100g.Tất cả các món trên chỉ nên ăn 1-2 lần trong dịp Tết.

1 cái trứng kho được xem tương đương với 50g thịt. Nếu được phép ăn 100g thịt 1 bữa, có thể đổi thành 1 cái trứng kho với 50g thịt kho tàu chỉ ăn phần nạc.

Xem Bảng quy đổi tinh bột tương đương một chén cơm (chén 200ml)

3. Những lưu ý khác về thói quen sinh hoạt

Hãy nhớ ăn đủ bữa và cố gắng ăn số lượng không thay đổi so với ngày thường, tăng cường rau (đủ 400g rau/ngày).

Uống đủ nước 1,5-2 lít mỗi ngày.

Rượu không quá 2 ly nhỏ, bia không nhiều hơn 1 lon/ngày.

Uống thuốc và chích insulin theo đúng toa thuốc đã hướng dẫn.

Không thức khuya để tránh tăng đường huyết do stress.

Duy trì thể dục trước đây hoặc đi bộ ít nhất 30 phút/ngày.

Nếu đi du lịch, người có bệnh cố gắng duy trì sự cố định của giờ ăn. Hoặc có thể ăn 4 cái bánh loại dành cho người đái tháo đường kèm 1 hộp sữa không đường để tránh hạ đường huyết. Sau khi ăn như vậy đến bữa ăn chính chỉ ăn ½ số lượng của bữa ăn hàng ngày.

Bác sĩ Trần Vũ Lan Hương
Phụ trách khoa Dinh dưỡng Tiết chế
Viện Y dược học Dân tộc TP HCM

]]>