chạy thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 05 Dec 2018 01:13:48 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chạy thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Dinh dưỡng ở người chạy thận nhân tạo http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-o-nguoi-chay-than-nhan-tao-17192/ Wed, 05 Dec 2018 01:13:48 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-o-nguoi-chay-than-nhan-tao-17192/ [...]]]>

Dư âm sau những ngày Tết, sau rằm tháng Giêng là những món ăn thịt cá nhiều đạm, nhiều loại bánh kẹo phong phú. Nhưng với những người bị bệnh suy thận phải lọc máu ngoài thận (chạy thận nhân tạo) hoặc đã ghép thận vẫn phải thực hiện một chế độ ăn phù hợp với bệnh để không xảy ra những biến chứng đột ngột làm mất đi niềm vui của cả nhà.

Khi thận đã bị tổn thương mạn tính sẽ dẫn đến suy thận. Biện pháp điều trị bảo tồn bằng chế độ ăn rất thấp đạm, đủ năng lượng và các thuốc cần thiết là nhằm ngăn chặn các biến chứng và làm chậm bước tiến của suy thận mạn. Khi điều trị bảo tồn không có hiệu quả thì phải điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu ngoài thận hoặc ghép thận.

Sầu riêng là hoa quả thơm ngon nhưng người chạy thận nhân tạo cần hạn chế sử dụng vì chứa quá nhiều kali.

Khi lọc máu chu kỳ thì ure, creatinin, axit uric sẽ được giảm xuống mức an toàn sau kỳ lọc, muối Na, K cũng được điều chỉnh tốt… Người bệnh sẽ thấy thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn và khỏe dần ra. Nhưng lọc máu cũng chỉ giải quyết được một số rối loạn cơ bản sau kỳ lọc 1- 2 ngày sau đó lại tăng nên phải lọc 3 lần/tuần; vì thế người bệnh không được ăn uống tự do thoải mái mà phải được kiểm soát theo các yêu cầu sau:

Những ngày không lọc máu người bệnh bị thiểu niệu nên kali máu dễ tăng do đó không thể ăn quá nhiều rau và hoa quả được. Còn natri và nước bị tích lại gây tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến phù và tăng huyết áp nên cũng phải giảm lượng nước uống, giảm ăn mặn và mỳ chính.

Suy thận mạn cũng gây thiếu máu làm tăng cung lượng tim dẫn đến suy tim.

Qua màng lọc thận nhân tạo người bệnh cũng mất một số đạm và một số yếu tố vi lượng. Mất khoảng 3-4g đạm/mỗi kỳ lọc vì thế nếu cứ dùng chế độ giảm đạm (20g) như điều trị bảo tồn thì cân bằng nito âm tính gây suy dinh dưỡng, nhưng nếu nhiều đạm quá thì ure ở những ngày trước lọc tăng cao. Chế độ ăn phải đủ năng lượng, đủ đạm trong đó đạm động vật từ 50% trở lên, đủ vitamin và muối khoáng, hạn chế nước, Na, K và tăng cường Ca.

Nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày của bệnh nhân chạy thận nhân tạo (cho người nặng 50kg).

Nhu cầu năng lượng (E): 35kcalo/kg/ngày x 50 = 1.750 kcalo.

+) Năng lượng từ chất đạm 15-20% .

+) Năng lượng từ chất béo 20%.

+) Năng lượng từ chất bột – đường 60-65%.

Nhu cầu đạm: 1,2g/kg/ngày x 50 = 60g. Đạm động vật từ 50% trở lên .

Nhu cầu chất béo: 20% tổng năng lượng (khoảng 36-38g/ngày).

Nhu cầu bột đường: 60-65% tổng năng lượng (khoảng 290-300g/ngày.

Nhu cầu nước và muối Na: 3,5-4g NaCl/ngày tùy theo có phù hay không. Không dùng thực phẩm chế biến sẵn, chỉ thêm muối vào thức ăn sau khi đã trừ muối trong thực phẩm. Khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2,4g natri/ ngày với người bình thường (tương đương với 6g Nacl). Nước cần 500ml + lượng nước tiểu đi ra hàng ngày. Mùa hè tăng gấp rưỡi.

Rau, hoa quả: 200g/ngày. Nếu vô niệu thì dùng ít hơn đề phòng tăng kali. Bổ sung vitamin B tổng hợp.

Một số loại thực phẩm giàu Na, kali nên hạn chế sử dụng:

Hoa quả: chuối tiêu, mãng cầu xiêm, mít dai, quả bơ đều có trên 300mg kali/100g; sầu riêng có 600mg kali/100g.

Rau: cần tây, giá đậu tương, măng chua, rau đay, rau dền đỏ, rau ngót, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau dền cơm… đều có từ 300mg đến 600mg kali/100g

Thực phẩm khác: cua bể, tôm đồng, cua đồng đều có lượng natri cao từ 300mg đến 450mg/100g. Cá chép, cá hồi, cá ngừ, cá nục, cá trích đều có lượng kali từ 350mg đến 520mg kali/100g.

BS. Phạm Thị Thục

]]>
Chạy thận nhân tạo & những nguy cơ biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/chay-than-nhan-tao-nhung-nguy-co-bien-chung-14152/ Sun, 05 Aug 2018 06:26:35 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chay-than-nhan-tao-nhung-nguy-co-bien-chung-14152/ [...]]]>

Thận là một phần của cơ quan tiết niệu nằm ở hai bên cột sống, ngay giữa lưng, có chức năng lọc máu, giữ cân bằng nước, chất muối khoáng trong máu và giúp cho cơ thể kiểm soát được huyết áp. Khi chức năng hoạt động của thận bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng. Một số trường hợp người bệnh phải chạy thận nhân tạo để thay thế chức năng của thận bình thường, tuy nhiên có thể có những biến chứng xảy ra cần lưu ý.

Theo các nhà khoa học, thận khỏe mạnh bình thường có thể bảo đảm chức năng duy trì được sự cân bằng nước và muối khoáng như natri, kali, phosphore ở trong máu; loại bỏ chất thải của cơ thể sau các hoạt động tiêu hóa, thể dục, thể thao, tiếp xúc với hóa chất và thuốc điều trị; sản xuất ra các chất men renin giúp điều chỉnh huyết áp; sản sinh ra erythropoetin kích thích tạo tế bào hồng cầu và chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D để cung cấp cho xương. Khi chức năng thận không bảo đảm được hoạt động sinh lý bình thường thì chất thải và dịch cơ thể sẽ tích tụ lại gây nên tình trạng phù thũng được biểu hiện dấu hiệu mắt cá chân sưng lên, nôn mửa, suy nhược, mất ngủ, khó thở… Nếu không điều trị kịp thời thì thận sẽ bị tổn thương, không thực hiện được chức năng dẫn đến tình trạng suy thận làm ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng, vì vậy bắt buộc phải xử trí can thiệp bằng thận nhân tạo.

Trường hợp nào nên chạy thận nhân tạo?

Thận nhân tạo là một phương pháp lọc máu ngoài thận để lấy đi khỏi cơ thể những sản phẩm cặn bã và lượng nước dư thừa. Đầu tiên các nhà khoa học đã áp dụng kỹ thuật thẩm phân phúc mạc để tách chiết những chất tan từ dung dịch chứa nó, sau đó phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo mới được ứng dụng thực hiện trên lâm sàng. Chính nhờ phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo nên cuộc sống của hàng trăm ngàn người bị suy thận ở giai đoạn cuối được cải thiện và cứu sống, kéo dài thêm tuổi thọ. Tuy vậy, không phải tất cả các trường hợp suy thận đều sử dụng thận nhân tạo để lọc máu mà chỉ có một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định theo quy định của bác sĩ điều trị.

 

Chạy thận nhân tạo & những nguy cơ biến chứng

 

Các trường hợp chỉ định lọc máu bằng cách chạy thận nhân tạo bao gồm những bệnh nhân có hội chứng suy thận đã có hiện tượng gây nên rối loạn chức năng của não, có sự gia tăng chất kali máu mà biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, toan hóa máu không thể điều trị được bằng nội khoa, hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/phút/1,73m2 cơ thể. Trên thực tế sở dĩ căn cứ vào chỉ số creatinin để đánh giá chức năng của thận mà không dựa vào chỉ số urê vì mức độ tăng urê máu không hoàn toàn tương ứng với mực độ suy thận vì có nhiều yếu tố ngoài thận có thể ảnh hưởng đến nồng độ urê như chế độ ăn nhiều chất đạm protid, sốt, chảy máu đường tiêu hóa…; còn chỉ số creatinin có nồng độ không phụ thuộc vào chế độ ăn và sự thay đổi các điều kiện sinh lý khác mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ thể. Khi bị suy thận thì chỉ số creatinin máu tăng, mức độ tăng tương ứng với mức độ suy thận, vì vậy nồng độ creatinin máu phản ảnh chức năng thận tốt hơn là urê.

Các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối nên bắt đầu lọc máu sớm bằng thận nhân tạo mặc dù việc tiết thực chỉ định ăn hạn chế chất protid một cách nghiêm túc có thể duy trì được nồng độ chất urê trong máu ở mức chấp nhận được nhưng sẽ dẫn đến tình trạng bị suy dinh dưỡng nặng làm tăng nguy cơ bị tử vong và biến chứng xảy ra về sau khi lọc máu bằng thận nhân tạo. Lưu ý trong các trường hợp suy thận cấp tính, có thể chọn phương pháp chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc lọc màng bụng để lọc máu. Khi điều trị suy thận mạn tính, có thể chọn phương pháp chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc lọc màng bụng hoặc ghép thận. Thẩm phân phúc mạc lọc màng bụng thích hợp cho những bệnh nhân trẻ vì dễ thực hiện tại cơ sở y tế và không phụ thuộc vào máy. Đối với những bệnh nhân có thể lực lớn nặng trên 80kg bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối cần cho chạy thận nhân tạo vì cần đào thải một lượng lớn chất urê mà phương pháp thẩm phân phúc mạc lọc màng bụng không thể thực hiện được. Đối với những bệnh nhân không có khả năng làm thông động – tĩnh mạch cho kỹ thuật chạy thận nhân tạo nên chuyển sang phương pháp thẩm phân phúc mạc lọc màng bụng. Lưu ý bác sĩ lâm sàng sẽ xem xét để có quyết định đúng đắn thời điểm chạy thận nhân tạo, việc trì hoãn chạy thận nhân tạo sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do các biến chứng của suy thận mạn tính, nhất là những biến chứng về tim mạch.

Biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo

Khi chạy thận nhân tạo, một số biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân như bị tụt huyết áp, chuột rút, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực và đau lưng, ngứa…

Tụt huyết áp: đây là một biến chứng thường gặp trong khi chạy thận nhân tạo vì có liên quan đến tình trạng thể tích máu giảm quá mức bình thường hoặc giảm quá nhanh với nguyên nhân chủ yếu từ giảm thể tích máu do rút dịch để siêu lọc mà sự đáp ứng của huyết động bù trừ không đủ. Việc duy trì thể tích máu trong khi chạy thận nhân tạo chủ yếu dựa vào sự tái làm đầy lòng mạch máu từ mô kẽ, một quá trình có tốc độ thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Tình trạng giảm thể tích máu sẽ làm giảm độ đầy của tim gây ra giảm cung lượng tim và cuối cùng dẫn đến tụt huyết áp.

Chuột rút: nguyên nhân này chưa được biết một cách rõ ràng trong khi chạy thận nhân tạo nhưng theo các nhà khoa học các yếu tố thuận lợi có thể ảnh hưởng gây nên như: tụt huyết áp, giảm thể tích, tốc độ siêu lọc cao và dùng dịch lọc có nồng độ natri thấp. Tất cả các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự co mạch, giảm cung cấp máu cho cơ làm rối loạn thư giãn cơ. Dấu hiệu chuột rút thường xảy ra khi bị tụt huyết áp, sau đó chuột rút thường kéo dài dai dẳng dù huyết áp đã phục hồi đầy đủ. Tần suất chuột rút tăng theo với nhu cầu rút dịch. Chuột rút cũng thường gặp ở tháng đầu chạy thận nhân tạo hơn là vào những giai đoạn về sau. Ngoài ra, tình trạng hạ magiê máu, hạ calci máu, hạ kali máu trong quá trình chạy thận nhân tạo cũng có thể gây nên triệu chứng chuột rút.

Nôn và buồn nôn: biến chứng này có thể xảy ra với tỷ lệ khoảng 10% trường hợp chạy thận nhân tạo thường quy và có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng này. Ở bệnh nhân ổn định, hầu hết do tụt huyết áp; buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng sớm của hội chứng mất cân bằng. Bệnh nhân khi chạy thận nhân tạo thường bị buồn nôn và nôn dễ dàng hơn những bệnh nhân khác bị nhiễm trùng đường hô hấp, dùng thuốc gây nghiện, tăng calci máu và chạy thận nhân tạo có thể làm nặng thêm triệu chứng trong các bệnh lý này.

Nhức đầu: đây là một biến chứng cũng thường gặp trong lúc chạy thận nhân tạo, nguyên nhân chưa được biết rõ. Có thể lầ triệu chứng kín đáo của hội chứng mất cân bằng. Đối với trường hợp nhức đầu không điển hình hoặc quá nặng nên xem xét nguyên nhân về thần kinh, đặc biệt là tình trạng xuất huyết ảnh hưởng bởi thuốc chống đông máu. Phòng biến chứng này bằng cách giảm nồng độ natri dịch lọc có thể có ích cho bệnh nhân đang dùng dịch lọc có nồng độ natri cao.

Đau ngực và đau lưng: bệnh nhân có thể đau ngực nhẹ hoặc khó chịu ở ngực, thực tế thường ít nhiều có dấu hiệu đau lưng kèm theo. Nguyên nhân cũng chưa được biết rõ, không có cách xử trí hay phòng ngừa đặc hiệu. Biến chứng đau ngực thường xảy ra trong các trường hợp chạy thận nhân tạo nhưng cần phải chẩn đoán phân biệt với những nguyên nhân gây đau ngực khác như tán huyết, thuyên tắc khí, viêm màng ngoài tim…

Ngứa: cũng là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, đôi khi dấu hiệu này được tăng cường hoặc nặng lên do việc chạy thận nhân tạo, có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng nhẹ khác. Có trường hợp bị ngứa mạn tính trong trường hợp bệnh nhân nằm lâu trên giường hoặc ngồi ghế khi chạy thận nhân tạo.

Ngoài ra khi chạy thận nhân tạo người bệnh có thể có các biến chứng sốt và ớn lạnh. Các biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng cần cảnh giác là hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tác khí.

Để chạy thận nhân tạo bảo đảm an toàn

Trước lần chạy thận nhân tạo đầu tiên, bệnh nhân cần phải được chuẩn bị từ vài tuần tới vài tháng. Trước khi được chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ phải được tiếp cận mạch máu. Bác sĩ sẽ dùng kim dẫn một lượng nhỏ máu ra ngoài cơ thể, chạy tới máy chạy thận và từ máy chạy thận chạy lại vào trong cơ thể thông qua một cây kim khác. Vùng được đưa kim vào cần được hồi phục hoàn toàn trước khi việc chạy thận bắt đầu. Các chỉ số cần chuẩn bị trước khi chạy thận nhân tạo như: cân nặng, huyết áp, mạch và nhiệt độ cơ thể, vùng mạch máu  được khử trùng.

Trong khi chạy thận nhân tạo, hai cây kim sẽ được đưa vào cánh tay thông qua vùng tiếp cận mạch máu, và được dùng băng dính dán cố định lại. Mỗi cây kim sẽ được nối với một ống đàn hồi và nối với máy chạy thận. Thông qua một ống, máy chạy thận sẽ lọc một vài ml máu một lần, cho phép chất thải và chất lỏng từ máu đi vào một chất lỏng làm sạch được gọi là chất thẩm tách. Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể thông qua ống thứ hai. Với những bệnh nhân chạy thận dưới 3 lần/ tuần, khi máu chạy ra khỏi cơ thể có thể sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau bụng, việc này có thể được điều chỉnh bằng cách yêu cầu bác sĩ điều chỉnh tốc độ lọc máu, loại thuốc sử dụng hoặc loại chất thẩm tách sử dụng. Trong quá trình chạy thận, huyết áp và nhịp tim thay đổi rất nhiều và sẽ được theo dõi sát.

Sau khi chạy thận nhân tạo, hai cây kim sẽ được rút ra khỏi vùng tiếp cận mạch máu và sẽ được băng lại. Bệnh nhân có thể trở về nhà sinh hoạt bình thường, đợi đến lần chạy thận tiếp theo.

 

KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ CÁC QUY TRÌNH CHẠY THẬN
Theo BS.CKII. Nguyễn Ngọc Thanh – Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, nơi có Trung tâm thận nhân tạo lớn nhất khu vực phía Nam đang quản lý 88 máy, hơn 500 bệnh nhân với 4 ca lọc thận/ngày (trung bình 1 ca lọc 4 tiếng) cho biết: “Kể từ khi khoa thành lập đến nay chưa bao giờ xảy ra sự cố liên quan đến các biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo. BV đã lập quy trình chạy thận và thường xuyên kiểm soát rất chặt chẽ”.
Được biết, quy trình này được phối hợp đồng nhất giữa 4 khoa: Khoa Dược (pha chế dịch lọc; kiểm soát nước đầu vào – đầu ra; định kỳ kiểm tra tại BV và Viện Pasteur) – đây là một khâu vô cùng quan trọng; Phòng Thiết bị Y tế (quản lý máy); Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và Khoa Lọc máu thận nhân tạo (quy trình từ khi nhận bệnh, thời gian lọc và xử lý với máy ra sao…). Bên cạnh đó, trong tất cả các khâu cần thiết, BV đều cho gắn camera để giám sát như: tại khâu pha chế dịch lọc, xử lý dụng cụ lọc, kể cả trong khu vực bệnh nhân lọc máu.

PV

 

 

Lời khuyên của thầy thuốc
Việc chạy thận nhân tạo đối với bệnh nhân bị suy thận là vấn đề hết sức cần thiết nhưng lưu ý chỉ định chạy thận nhân tạo cấp trong các trường hợp suy thận cấp tính, chức năng của thận bị suy giảm nhiều trong trường hợp suy thận mạn tính, đợt suy thận cấp tính trên nền của suy thận mạn tính. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các trường hợp chống chỉ định như: bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng có thể bị rối loạn huyết động khi tiến hành chạy thận nhân tạo; bệnh nhân đang trong tình trạng trụy tim mạch, sốc; nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp tim nặng; bệnh nhân có rối loạn đông máu không cho phép sử dụng heparin và các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối; các bệnh nhân không làm được cầu nối động – tĩnh mạch.

 

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
Phương pháp điều trị thay thế thận http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-dieu-tri-thay-the-than-13434/ Fri, 03 Aug 2018 15:34:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phuong-phap-dieu-tri-thay-the-than-13434/ [...]]]>

(Lâm Đình Thủy – TP.HCM)

Như chúng ta biết, thận là cơ quan bài tiết nước tiểu của cơ thể, qua nước tiểu sẽ đào thải các chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Đồng thời, sự bài tiết của thận cũng nhằm mục đích giữ sự hằng định nội môi trong cơ thể.

Ở một người lớn bình thường trong mỗi phút có đến 1,2 lít máu đi qua hai quả thận và tùy theo từng điều kiện khác nhau mà lượng nước tiểu được bài tiết ra ngoài từ 0,5 – 2,0 lít. Nephron là đơn vị cấu tạo nên thận, có khả năng tạo nước tiểu độc lập với nhau, mỗi thận chứa trên 1 triệu nephron. Nephron được tạo thành từ một cầu thận, trong đó dịch được lọc từ máu và một ống dài để biến đổi dịch lọc thành nước tiểu rồi đổ vào bể thận ra hệ niệu. Do nguyên nhân nào đó làm cho số lượng nephron bị giảm thì thận không đảm bảo được chức năng bài tiết nước tiểu và các chất chuyển hóa độc hại. Nếu sự giảm lọc của cầu thận thường xuyên, cố định thì được gọi là suy thận mãn tính. Khi thận bị suy mãn tính thì ngoài việc nước không đào thoát khỏi cơ thể còn có sự ứ đọng các chất chuyển hóa và bệnh nhân sẽ bị nhiễm độc chính các chất này.

Hiện nay, để giải quyết tình trạng suy thận mãn cách tốt nhất là thay thận mới (ghép thận khỏe mạnh cho bệnh nhân) nhưng không phải dễ dàng. Thận ghép cho bệnh nhân suy thận mãn phải tương thích cao về miễn dịch (nhằm hạn chế đào thải mảnh ghép). Nguồn thận để ghép cho bệnh nhân cũng cực kỳ hạn chế. Đối với bệnh nhân không ghép được thận hoặc trong thời gian chờ ghép phải được điều trị bằng phương pháp khác đó là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc). Sử dụng cách thức nào để điều trị cho bệnh nhân bị suy thận mãn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể cho từng bệnh nhân tùy thuộc nhiều yếu tố.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-than-man-chua-chay-than-5153/ Thu, 19 Jul 2018 13:34:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dinh-duong-cho-benh-nhan-suy-than-man-chua-chay-than-5153/ [...]]]>

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các đơn vị thận. Bệnh thận mạn là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng thận kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thận không còn đủ khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi gây rối loạn chuyển hóa, giảm đào thải urê, acid uric, creatinin…

Những bệnh lý có thể dẫn đến  suy thận mạn: Bệnh cầu thận (viêm cầu thận cấp, đái tháo đường, bệnh tự miễn…); bệnh ống thận mô kẽ (thuốc độc thận, sỏi niệu, u tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu…); bệnh mạch máu thận (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch thận, bệnh vi mạch thận…); bệnh thận bẩm sinh (thận đa nang).

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, kéo dài thời gian phải chạy thận đồng thời giúp hạn chế biến chứng của bệnh thận mạn hay đợt cấp suy thận mạn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chậm diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Đặc điểm chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc xây dựng thực đơn: Ít protein (0,6 – 0,8g/kg/ngày), giàu năng lượng (35 – 40 kcalo/kg/ngày), đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu  máu, đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu canxi, ít phosphat.

Lợi ích của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suy thận mạn: Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa, làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn: khá cao, chiếm 40%. Đặc điểm suy dinh dưỡng ở các bệnh nhân này do giảm protein, bệnh nhân suy thận mạn béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng do giảm khối cơ xương.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy  thận mạn chưa chạy thậnMột số thực phẩm dành cho bệnh nhân suy thận mạn chưa chạy thận.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn là do, ăn vào không đủ (chán ăn, nôn ói, kiêng khem, hạn chế quá nhiều protein…), do rối loạn chuyển hóa, toan chuyển hóa, nhiễm độc urê, hội chứng viêm, rối loạn hormon như tăng cortisol, giảm hoạt tính insulin, giảm erythropoietin, bệnh đường tiêu hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân suy thận chưa chạy thận: Năng lượng cần thiết (35 – 45kcal/kg/ngày) gồm:

Chất đạm: Nhu cầu chất đạm trong khẩu phần tùy thuộc vào độ nặng của bệnh khoảng 0,8g/kg/ngày.

Lợi ích của việc giảm đạm trong khẩu phần là làm giảm ứ đọng các sản phẩm thải  trong cơ thể, hạn chế biến chứng tăng urê máu, làm giảm triệu chứng của suy thận mạn (nôn ói, mệt mỏi, chán ăn, ngứa da…), chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Nếu khẩu phần ăn quá thấp chất đạm hay không đủ chất đạm có giá trị sinh học cao, có thể xem xét bổ sung keto/aminoacid theo chỉ định của bác sĩ.

Chất béo: Dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần.

Chất bột đường (carbohydrate): Khoảng 55-60% tổng năng lượng khẩu phần. Nên dùng đường phức, giàu xơ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nếu bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường.

Các vitamin và khoáng chất:  Canxi (900-1200mg/ngày); phốt pho (300 – 600mg/ngày); natri: 1000 -2000mg/ngày (tương đương 2,5-5g muối ăn NaCl/ngày) tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp; Kali: 2000-3000 mg/ngày, hạn chế dưới 1000mg khi có tăng kali máu, phù và tiểu ít; Sắt: cần bổ sung khi chế độ ăn giảm đạm nhiều hay bệnh nhân ăn chay; Bổ sung vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B (B1, B2), đặc biệt vitamin C. Không khuyên bổ sung vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K), trừ khi bệnh nhân có biểu hiện của cường phó giáp hay loạn dưỡng xương, nên bổ sung vitamin D3.

Những thực phẩm nên dùng

Chất bột đường: Chất bột ít đạm như gạo xay trắng, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, bún, hủ tíu, phở…

Bệnh nhân suy thận mạn kèm bệnh đái tháo đường, chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, trung bình như khoai sọ, bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang…

Chất đạm: Nên ăn đa dạng chú ý đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, sữa, trứng). Nếu bệnh nhân kèm rối loạn mỡ máu nên ăn trứng 3 quả/tuần, cách ngày, thịt bò 1-2 lần/tuần, cá biển (cá hồi, trích, cá nục…) 2 lần/tuần. Số lượng đạm tùy theo mức độ, giai đoạn suy thận. Nên chọn các loại sữa giảm đạm.

Chất béo: Chọn dầu thực vật (dầu mè, đậu nành, oliu…), mỡ cá.

Giai đoạn bệnh thận mạn nhẹ (độ lọc cầu thận GFR ≥ 60 ) có thể ăn đa dạng rau, trái cây có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, tím… Bệnh nhân có kèm theo bệnh đái tháo đường nên chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp, trung bình như táo tây, cam, quýt, bưởi… với số lượng tùy mức kali máu.

Gia vị nên chọn thực phẩm ít muối, nên đọc nhãn thực phẩm trước khi mua.

Thực phẩm cần hạn chế

Thực phẩm nhiều kali (đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn nặng có giảm lượng nước tiểu hay tăng kali/máu) như nho khô, chuối khô, thanh long, trái bơ… Rau lá xanh đậm (rau ngót, rau đay, dền, rau muống…), nấm mèo, các loại đậu.

Chất béo có hại, thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, bơ, phômai, mỡ, gan, tim, dầu dừa…

Thực phẩm có nhiều phốt-pho, tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, nấm đông cô, đậu nành, hạt sen khô, thịt bò…

Thực phẩm có nhiều muối natri như mắm, cá khô, tôm khô, trứng vịt muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên…

Không nên uống quá nhiều nước, vì điều này sẽ làm cho cơ thể phù nhiều hơn, huyết áp khó kiểm soát đồng thời nếu ở bệnh thận mạn giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn đặc biệt là tiểu đêm gây khó ngủ. Lượng nước uống trong ngày là  300 – 500ml + lượng nước tiểu/24h.

Tóm lại, với bệnh nhân suy thận, không bắt buộc phải cấm tuyệt đối bất kỳ loại thức ăn nào, nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày phải quân bình đầy đủ đạm, năng lượng, vitamin và khoáng  chất, cần chú ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore.

ThS.BS. Lê Thị Hải

]]>