chạy bộ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 15:04:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chạy bộ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Người mắc bệnh hen có nên chạy bộ? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-hen-co-nen-chay-bo-13184/ Sun, 29 Jul 2018 15:04:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-mac-benh-hen-co-nen-chay-bo-13184/ [...]]]>

Mai Hồng Thăng (Hà Nội)

Tập thể dục giúp tăng cường thể chất, có tác dụng ngăn ngừa các cơn hen và người mắc bệnh hen suyễn có thể lựa chọn cách tập là chạy bộ nếu thích. Tuy nhiên, đây không phải là môn thể dục thật sự thuận lợi và dễ tập với người bệnh hen. Nếu khi tập, bệnh nhân thường xuyên lên cơn khó thở thì nên đổi cách tập khác. Trước khi tập, người bệnh hen nên chú ý địa điểm tập, thời tiết.

Do người bệnh hen dễ kích ứng với môi trường nên nơi tập rất quan trọng. Tốt nhất vẫn là tập trong nhà với máy tập chạy. Khi chạy bộ, người tập thường hay thở gấp bằng miệng, điều này dẫn tới đường dẫn khí dễ bị khô, viêm nhiễm. Nên khi chạy cố gắng hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Nếu thời tiết ấm, ẩm là phù hợp.

Thời tiết khô, lạnh là bất lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Có thể lựa chọn tập trong nhà, hay chọn một loại hình thể dục khác phù hợp hơn như đi bộ, khí công dưỡng sinh, tập với cường độ nhẹ hơn khi thời tiết bất lợi. Trước khi chạy bộ, cần làm ấm người, khởi động với việc đi bộ.

Việc tập luyện phải vừa sức. Sau khi chạy cũng không nên đứng ngay lại mà nên tiếp tục đi bộ một lúc. Người bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn thuốc hỗ trợ việc thở như thuốc giãn phế quản (ngắn hạn và dài hạn) khi tập thể dục. Chạy bộ tuy không phải là lựa chọn tập luyện tốt nhất nhưng không có nghĩa là người hen suyễn không thể chạy.

BS. Thùy Dương

]]>