chân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 05 Aug 2018 05:37:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Phát hiện và chặn các bệnh xương khớp dễ mắc mùa đông – xuân http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-chan-cac-benh-xuong-khop-de-mac-mua-dong-xuan-13777/ Sun, 05 Aug 2018 05:37:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phat-hien-va-chan-cac-benh-xuong-khop-de-mac-mua-dong-xuan-13777/ [...]]]>

Trời lạnh và bệnh lý xương khớp

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của các bệnh lý, trong đó rõ rệt là các bệnh khớp. Bệnh lý khớp rất đa dạng, bao gồm các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gout cũng như các bệnh thoái hóa như thoái khớp và đau sau chấn thương. Các bệnh nhân khớp trong từng nhóm đều cảm thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết. Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch. Chính sự thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Một số bệnh khớp hay gặp trong mùa lạnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả hai bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout dễ mắc trong mùa đông.

Viêm khớp dạng thấp và bệnh gout dễ mắc trong mùa đông.

Bệnh gout: Bệnh gout là loại bệnh thường gặp phải ở nam giới trên 40 tuổi gây ra tình trạng khó cử động khớp ở một hoặc nhiều khớp khác nhau. Bệnh gout xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa, tăng acid uric máu chính là đặc điểm chính của bệnh. Những người trong quá trình ăn uống sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm, uống nhiều bia, rượu,… có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Để bệnh ít tái phát trong mùa đông, nên duy trì chế độ tập luyện hàng ngày, giữ ấm cơ thể, nhất là khi ra đường cần phải giữ ấm toàn thân. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều acid uric như nội tạng động vật, hải sản, mỡ động vật… Cần tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê… Uống khoảng 2 lít mỗi ngày cũng giúp đào thải bớt lượng acid uric. Buổi tối, trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc dùng túi chườm để chân tay được ấm hơn.

Đau vai gáy, đau thắt lưng, các bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng, ngồi máy tính nhiều… Do trời lạnh, các cơ thường co lại để sinh nhiệt (rét run), tư thế “so vai, rụt cổ” do các cơ vùng gáy co lại để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trường lạnh xung quanh. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng…

Co thắt các mạch máu đầu chi trong hội chứng Raynaud, đây là một biểu hiện hay gặp trong bệnh xơ cứng bì toàn thể. Khi tiếp xúc với lạnh, đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Bệnh biểu hiện ở các cơ quan, trong đó thường thấy như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt,, xơ hóa phổi, tràn dịch màng ngoài tim, màng phổi…

Thoái hóa khớp và đau nhức xương khớp, đây là tình trạng dễ bị đau nhức vào mùa lạnh. Thoái hóa và đau nhức xương khớp hay gặp ở trung niên nhất là người cao tuổi, do quá trình lão hoá của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hoá, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa, khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày bị giảm đi cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. Mặt khác, mùa lạnh không khí lạnh thâm nhập cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Ngoài ra, ở một số người có tuổi bị thừa cân, béo phì cũng tác  động xấu đến các khớp chịu lực cũng rất dễ bị đau nhức xương khớp.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để bớt đau khớp mùa lạnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường canxi, vitamin C, D có trong các thực phẩm như cam, ớt, cà chua rất tốt cho cơ thể.

Uống sữa, ăn các sản phẩm chế biến từ đậu tương ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch còn giúp tăng cường cơ xương và ngăn ngừa viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp dập tắt tình trạng viêm đau khớp của người bệnh.

Trong các bệnh lý về khớp, những người bị bệnh gout cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt hơn cả. Cần tập luyện vận động hợp lý để phòng cứng khớp. Tuy nhiên, người mắc bệnh lý về khớp, viêm đa khớp dạng thấp cần thực hiện chế độ vận động hợp lý, tốt nhất cần sự tư vấn của các bác sĩ, theo hướng dẫn của các bác sĩ phục hồi chức năng. Người mắc bệnh này cần tránh ngồi một chỗ, hoặc ít vận động dễ bị cứng khớp hoặc vận động không đúng sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh lý về xương khớp là những loại bệnh không thể xem nhẹ, vì vậy cần được phát hiện và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

 

PGS.TS. Trần Trung Dũng

]]>
Cách hạn chế bị cước tay chân mùa đông http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-han-che-bi-cuoc-tay-chan-mua-dong-13183/ Sun, 29 Jul 2018 15:04:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-han-che-bi-cuoc-tay-chan-mua-dong-13183/ [...]]]>

Mọi người ở cơ quan nói cháu bị cước tay. Vậy nguyên nhân và cách hạn chế cước tay như thế nào ạ. Cháu mong bác sĩ giải thích.

Hoàng Thị Thuỷ (Lạng Sơn)

Đúng là khi mùa đông đến, nhất là thời tiết lạnh giá, lạnh buốt hay như dự báo thời tiết nói rét đậm rét hại thì hiện tượng bị cước chân tay (thực chất là dị ứng thời tiết tại chỗ) khi đi ngoài đường là rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Khi ấy, các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng.

Lúc này, nếu được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau… Lúc này, bạn sẽ thấy bị sưng đỏ ở các ngón chân tay, mu bàn tay đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân tay và có thể thấy ở mũi hay tai. Có người cảm thấy đau, ngứa ngáy và gãi tới bật máu.

Bệnh cước chân tay có thể hoàn toàn chữa khỏi bằng cách hãy giữ ấm chân tay. Chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo của cơ thể, chính vì vậy, đây là nơi cần được chú trọng giữ ấm nhất của cơ thể. Vì khi đôi chân bị nhiễm lạnh, cơ thể sẽ bị mất nhiệt nhanh chóng, gây nên tình trạng bị cước nặng hơn là viêm khớp, viêm phổi. Bạn hãy giữ ấm bằng cách đi tất, đi găng tay nhất là khi đi ra ngoài đường.

Đêm về ngâm chân vào nước ấm bằng gừng và muối vào buổi tối trước khi đi ngủ, mát-xa chân bằng dầu nóng (cao sao vàng, dầu quế…) để tăng nhiệt độ cho cơ thể vào những ngày lạnh giá. Sau đó lau khô, đi tất cho ấm chân để giữ ấm khi đi ngủ.

Khi ra ngoài cần đi giày ấm, kín mũi và lưu ý là cần thay tất chân thường xuyên, tránh để tình trạng nấm chân. Nếu tình trạng cước xuất hiện nhiều gây mụn nước, ngứa không chịu được và thời gian dài thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị đúng.

BS. Vũ Thu Dung

]]>
Cách chặn hen suyễn trong mùa lạnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chan-hen-suyen-trong-mua-lanh-10812/ Wed, 25 Jul 2018 08:12:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-chan-hen-suyen-trong-mua-lanh-10812/ [...]]]>

viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Không khí lạnh khô làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn trong mùa đông. Thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để giúp phòng ngừa hen suyễn trong mùa lạnh.

Cách chặn hen suyễn trong mùa lạnhKhi trẻ có dấu hiệu của bệnh hen suyễn, phụ huynh nên cho trẻ đi khám để bác sĩ chữa trị kịp thời.             Ảnh: CHÍ CƯỜNG

Rửa tay: Đúng cách và thường xuyên. Rửa tay bằng xà phòng và nước là một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để tránh lây lan cảm cúm và các virut khác. Càng quan trọng hơn trong việc rửa tay đúng cho trẻ em để giảm hơn nữa các cơ hội của mầm bệnh lây lan.Trước khi chạm tay vào mắt, mũi hay miệng phải chắc chắn rằng bạn đã rửa hoặc vệ sinh bàn tay một cách cẩn thận, đặc biệt ở nơi công cộng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng hầu hết mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để giúp bảo vệ chống lại virut cúm. Trên một cơ địa đang mắc hen suyễn, nếu bị cúm, có thể làm khởi phát đợt cấp hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chích ngừa viêm phổi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vì viêm phổi do phế cầu là một ví dụ về một biến chứng liên quan đến cúm nặng có thể gây tử vong.

Đừng ngồi bên lò sưởi, tránh khói thuốc lá: Ngồi bên đống lửa âm thanh đáng yêu và ấm cúng nhưng nó không tuyệt vời như vậy cho bệnh hen suyễn của bạn. Hút thuốc lá và khói có thể gây kích ứng phổi, nhất là khi có bệnh hen suyễn. Hệ thống sưởi ấm trong nhà, dầu hỏa, nến thơm, hương đều có thể tạo ra chất kích thích phổi, làm nặng thêm bệnh hen suyễn.

Che kín miệng, mũi khi đi ra ngoài: Dùng khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh để tránh hít thở không khí lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhiễm virut… là các yếu tố làm dễ tái phát bệnh hen suyễn đang mắc phải. Làm nóng người trước khi ra khỏi nhà và tuyệt đối không thở bằng miệng, nhất là khi ra ngoài trời lạnh.

Thay thế bộ lọc hệ thống sưởi ấm nhà và vệ sinh nhà cửa: Nếu có sử dụng hệ thống sưởi ấm trong nhà, có thể bụi và chất bẩn bị thổi bung ra trong ngôi nhà, đặc biệt là khi bạn lần đầu tiên tái sử dụng lại vào mùa đông. Làm sạch và kiểm tra các bộ lọc định kỳ trong suốt mùa nóng để tránh các bụi bẩn làm khởi phát đợt cấp hen suyễn vào mùa đông. Ngoài ra, cố gắng giữ cho nhiệt độ và độ ẩm trong nhà của bạn ở mức cho phép, có thể dùng các thiết bị hút ẩm. Chú ý vệ sinh nhà cửa và tạo môi trường thông thoáng, hạn chế bụi nhà, lông súc vật và ẩm mốc.

Tập thể dục trong nhà: Có thể tập trong nhà, tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày trong nhà kín và ấm. Không nên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh, những môn phù hợp để tập trong nhà như dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền. Tập thể dục giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể trong những ngày trời lạnh và giúp chức năng hô hấp làm việc tốt.

Cách chặn hen suyễn trong mùa lạnhGiãn phế quản gây ho cơn, xuất hiện nhiều về sáng sớm, đặc biệt khạc rất nhiều đờm trắng.

Ăn uống đủ chất và tránh mất nước: Chọn các món ăn theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn, tránh các thực phẩm gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen. Bù đủ nước hàng ngày, uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày, người lớn tuổi cần uống nhiều lần trong ngày. Không uống cà phê hay rượu vì dễ làm mất nước cơ thể. Đủ nước để luôn làm ẩm đường thở và long đờm dễ hơn.

Lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra để kiểm soát bệnh: Luôn luôn biết phải làm gì nếu các triệu chứng hen suyễn của bạn bùng phát. Kế hoạch hành động của bạn nên chi tiết làm thế nào để kiểm soát hen suyễn của bạn về lâu dài và phải làm gì nếu có một cơn cấp của bệnh hen suyễn xuất hiện. Uống một liều phòng bệnh thuốc hen suyễn trước khi đi ra ngoài, cho dù là tập thể dục, đi bộ hoặc đi công việc; tất nhiên thuốc và liều dùng đã được bác sĩ khuyến cáo, chỉ định và hướng dẫn trước đó. Liều thuốc dự phòng sẽ giúp thông đường thở và cung cấp một sự bảo vệ phòng hen suyễn cần thiết.

Theo dõi sát các triệu chứng hen suyễn: Nếu có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ khó thở, cần tự xử trí ngay trong giai đoạn sớm theo hướng dẫn của bác sĩ đã tư vấn trước đó. Ví dụ: sử dụng bơm xịt giãn phế quản với liều lượng hướng dẫn. Tự nhận biết các triệu chứng nặng để gọi ngay bác sĩ và nhập viện khi cần.

Điều quan trọng là làm đúng theo kế hoạch điều trị. Đừng để một công việc bận rộn làm cho bạn bỏ qua kiểm tra sức khỏe. Nếu thấy các triệu chứng hen suyễn xấu đi trong thời tiết lạnh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc duy trì hay thay đổi điều trị.

Giữ bệnh hen suyễn của bạn dưới sự kiểm soát có thể mất công sức nhiều hơn một chút trong cái lạnh của mùa đông, nhưng các khuyến cáo mang tính chiến lược này sẽ giúp bạn đi qua những ngày lạnh mùa đông mà không làm tồi tệ thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẵn có.

TS.BS. Lê Thanh Hải

]]>
Tiền sản giật: Cập nhật chẩn đoán và xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/tien-san-giat-cap-nhat-chan-doan-va-xu-tri-8702/ Sun, 22 Jul 2018 03:31:16 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tien-san-giat-cap-nhat-chan-doan-va-xu-tri-8702/ [...]]]>

Ngưng sử dụng những chỉ số sinh lý, sinh hóa với mục đích dự đoán nguy cơ tiền sản giật

Việc tiên đoán sớm nhóm thai phụ có nguy cơ TSG cao, đặc biệt là nhóm TSG khởi phát sớm, có ý nghĩa khá quan trọng trong việc sử dụng những biện pháp can thiệp như sử dụng aspirin liều thấp hay một số biện pháp khác nhằm giảm nguy cơ khởi phát TSG ở thai phụ. Theo y văn cổ điển, các yếu tố sau được sử dụng để tầm soát, nhận định những trường hợp có nguy cơ khởi phát TSG: mang thai lần đầu, tiền sử TSG, tăng huyết áp (THA) mạn, bệnh thận mạn, tiền sử bị huyết khối, đa thai, thai sau IVF, tiền sử gia đình bị TSG, đái tháo đường type 1 hoặc 2, béo phì, bệnh lupus hệ thống, lớn tuổi (40 tuổi trở lên). Ngoài ra, các bằng chứng y học hiện nay cho thấy còn có mối liên quan giữa các yếu tố sau và tình trạng THA thai kỳ: chỉ số khối cơ thể (BMI), tuổi, tình trạng huyết áp vào tuổi thai sớm, tiền sử bệnh lý và các chỉ số sinh hóa như protein A trong thai kỳ, yếu tố tăng trưởng nhau thai, chỉ số Doppler của động mạch tử cung.

Do đó, một số khuyến cáo đã được đưa ra về việc sử dụng kết hợp vừa những yếu tố lâm sàng cổ điển cùng những chỉ số sinh lý, sinh hóa trong việc tầm soát TSG nhằm phát hiện sớm những thai phụ có nguy cơ TSG, đặc biệt là TSG khởi phát sớm để có những can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, theo những bằng chứng mới nhất, mô hình tầm soát này lại cho thấy có mặt hạn chế khá nhiều là giá trị tiên đoán dương trong việc phát hiện TSG khởi phát sớm khá thấp, chỉ khoảng 7%. Từ những bằng chứng đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng mô hình tầm soát nguy cơ TSG kết hợp những yếu tố sinh lý, sinh hóa mang ít lợi ích cho bệnh nhân hơn là những tốn kém, bất lợi mà nó mang lại.

Từ những bằng chứng đó, Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) trong tài liệu gần đây nhất của mình vào tháng 9/2015 đã khuyến cáo chỉ nên sử dụng các yếu tố lâm sàng, tiền sử bệnh lý để sàng lọc những thai phụ có nguy cơ TSG cao.

 

Tiền sản giật

 

Việc sử dụng mô hình tầm soát nguy cơ TSG kết hợp những yếu tố sinh lý, sinh hóa mang ít lợi ích cho bệnh nhân hơn là những tốn kém, bất lợi mà nó mang lại

 

Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong giai đoạn cuối của thai kỳ không làm tăng nguy cơ co giật ở trẻ sơ sinh

Thuốc chẹn kênh canxi gần đây đã được chứng minh là một loại thuốc khá hiệu quả trong việc điều trị hạ áp trong tình trạng THA thai kỳ. Nhiều khuyến cáo của các tổ chức y tế lớn đã xem thuốc chẹn kênh như là một loại thuốc đầu tay trong việc điều trị hạ áp trong thai kỳ. Ngoài ra, thuốc chẹn kênh canxi còn được một số nơi sử dụng như là một thuốc giảm gò để điều trị chuyển dạ sinh non. Do đó, mức độ ảnh hưởng cho thai nhi của thuốc chẹn kênh canxi được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Havard vừa công bố kết quả một nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa việc mẹ sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong tháng cuối và tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thiết kế cẩn thận với cỡ mẫu khá lớn gồm dữ liệu từ 2.529.636 thai phụ, trong đó, có 22.980 thai phụ có sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong tháng cuối của thai kì. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong tháng cuối của thai kỳ không làm tăng nguy cơ co giật ở trẻ sơ sinh. Kết quả của nghiên cứu là một bằng chứng giúp cho các nhà lâm sàng có thêm bằng chứng để an tâm hơn khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Xử trí cấp cứu cho những trường hợp tăng huyết áp nặng khởi phát cấp tính trong thai kỳ và sau sinh

Tình trạng THA nặng khởi phát cấp tính có thể xảy ra trong lúc mang thai và ngay cả trong thời kỳ hậu sản. Việc xử trí những tình huống này hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể về tình trạng của mẹ và thai nhi, do hạn chế được những biến chứng của tình trạng THA thai kỳ gây ra, đặc biệt là tình trạng sản giật hay nguy cơ tổn thương mạch máu não. Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ vào tháng 2/2015 đã đưa ra khuyến cáo về việc xử trí tình trạng THA nặng, khởi phát cấp tính trong thai kỳ, khuyến cáo này được đăng trên số tháng 2/2015 của Tạp chí Obstetrics & Gynecology.

Trong khuyến cáo này, từ dữ liệu của nhiều nghiên cứu cập nhật, thuốc chẹn kênh canxi nhóm dihydropyridine đường uống cùng với hydralazine truyền tĩnh mạch và labetalol truyền tĩnh mạch được xem như là lựa chọn đầu tay trong việc điều trị cho những trường hợp bị THA nặng, khởi phát cấp tính trong thai kỳ cũng như hậu sản. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng khả năng hạ áp trong những trường hợp cấp tính của nifedipine đường uống (uống nguyên viên nang, không đâm thủng hay ngậm dưới lưỡi) còn có phần nhanh hơn cả 2 nhóm thuốc truyền tĩnh mạch còn lại, bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn giúp tăng lượng nước tiểu của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng nifedipine chung với magnesium sulfate (thuốc đầu tay để phòng ngừa sản giật), bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận do cả hai nhóm thuốc này đều thuộc nhóm ngăn chặn kênh canxi, nên có thể gây ra tình trạng yếu liệt cơ, thậm chí gây suy hô hấp. Khuyến cáo đưa ra khá chi tiết về liều dùng và cách theo dõi cụ thể cho cả 3 nhóm thuốc.

Mặc dù những thuốc này đã chứng minh được hiệu quả, tuy nhiên, khi sử dụng những nhóm thuốc này, cũng cần phải chú ý đến những tác dụng bất lợi mà nó có thể mang lại. Những tác dụng bất lợi đó là hydralazine có khả năng gây suy hô hấp ở người mẹ, nifedipine đường uống có thể gây suy hô hấp hoặc tụt huyết áp ở người mẹ, còn labetalol thì có thể gây ra cơn nhịp tim nhanh ở thai nhi. Cần tránh sử dụng labetalol cho những thai phụ có tiền sử hen suyễn, có bệnh lý tim mạch hay đang bị suy tim sung huyết.

Với những trường hợp cần xử trí tối khẩn, trong thời gian chờ thiết lập đường truyền tĩnh mạch, khuyến cáo cho phép sử dụng ngay nifedipine 10mg hoặc labetalol 200mg đường uống. Liều lặp lại có thể được sử dụng sau đó 30 phút nếu lâm sàng chưa cải thiện.

Việc thất bại điều trị đối với những liệu pháp điều trị đầu tay như đã nêu trên được báo cáo là rất hiếm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo về liệu pháp điều trị kế tiếp cho những trường hợp huyết áp vẫn còn tăng cao sau đợt điều trị theo lựa chọn đầu tay. Khuyến cáo cũng nêu rõ ràng trước khi bắt đầu đợt điều trị tiếp theo, cần có sự tham khảo ý kiến và có sự đồng thuận của bác sĩ gây mê – hồi sức (mẹ và bé), cũng như chuyên viên đơn vị hồi sức, chăm sóc đặc biệt. Liệu pháp điều trị được khuyến cáo là sử dụng thêm labetalol hoặc nicardipine bằng đường truyền tĩnh mạch với bơm tiêm điện.

Khuyến cáo thực sự là một hướng dẫn lâm sàng giúp các bác sĩ có những hướng dẫn cụ thể trong việc xử trí những cơn THA nặng, cấp tính ở thai phụ hoặc sau sinh nhằm giảm thiểu các tai biến của bệnh lí này gây ra cho mẹ và bé.

Tiền sản giật làm tăng cao khả năng thai chết lưu ở tuổi thai sớm

Theo những bằng chứng đã có từ trước, bệnh lý TSG đã được chứng minh là có làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Các nhà nghiên cứu từ Na Uy trong một bài báo được đăng trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology gần đây đã phân tích và đưa ra số liệu về mức độ tăng nguy cơ thai chết lưu ở từng tuổi thai trong bệnh lý TSG.

Dữ liệu của nghiên cứu được lấy từ cơ sở dữ liệu được đăng ký về số trẻ được sinh ra tại Na Uy từ năm 1999 đến năm 2008, cỡ mẫu của nghiên cứu là 564.753 lượt sinh đơn thai. Với 3,8% thai phụ có biểu hiện tình trạng TSG, các nhà nghiên cứu đã phân tích và cho ra những kết quả sau: nguy cơ thai chết lưu trong những thai kỳ bị TSG là 5,2 thai nhi trong 1.000 trường hợp so với 3,6 thai nhi ở những trường hợp không bị TSG. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ tương đối (RR) của tình trạng thai chết lưu ở thai kỳ bị TSG càng tăng lên ở độ tuổi thai càng nhỏ. Ở tuổi thai 26 tuần, có đến 11,6 trường hợp thai chết lưu trong 1.000 thai phụ TSG so với 0,1 trường hợp ở thai kỳ không TSG. Độ tuổi thai càng lớn thì nguy cơ thai chết lưu giảm đi, tuy nhiên, vào độ tuổi thai 34 tuần, nguy cơ thai chết lưu ở nhóm thai phụ bị TSG vẫn còn cao hơn 7 lần so với nhóm thai phụ không bị TSG.

BS. LÊ VĂN KHÁNH

(Bệnh viện Mỹ Đức)

]]>