Con tôi 16 tuổi, cao 1,61m, nhưng chỉ nặng 41kg. Cháu ăn uống rất ít. Gần đây, tôi phát hiện cháu còn gây nôn sau khi ăn. Tôi đã đưa cháu đi khám, bác sĩ nghi cháu bị chán ăn tâm thần. Xin hỏi, chán ăn tâm thần có phải là một dạng bệnh tâm thần không?
Đỗ Hải Chung (Hải Phòng)
Chán ăn tâm thần là một loại rối loạn tâm thần được thể hiện dưới dạng rối loạn ăn uống. Bệnh có thể biểu hiện dưới hình thức chán ăn tâm thần đơn thuần hay có xen kẽ những đợt ăn vô độ hay có những hành vi tự gây nôn, uống thuốc xổ, thuốc lợi tiểu hay thụt tháo. Bệnh này nữ giới mắc nhiều hơn nam, hay gặp ở những người có nhận thức sai lầm về hình dáng hay trọng lượng cơ thể mình. Do bị ám ảnh về cân nặng, nên ngoài việc ăn uống kiêng khem tới mức tối đa, bệnh nhân còn tập thể dục, hoạt động thể lực rất nhiều để giảm cân. Một số bệnh nhân do không thể nhịn ăn trong thời gian dài nên xen kẽ có những đợt ăn nhiều và bệnh nhân thường ăn một cách bí mật về ban đêm, sau đó, tự gây nôn cho thức ăn ra hết.
Ngoài suy dinh dưỡng và các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng như teo các bắp cơ, không còn lớp mỡ dưới da, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, cảm giác đầy bụng, táo bón, đau bụng, mất kinh nguyệt, loãng xương, tóc khô và dễ gãy, da khô và nhuộm màu vàng, thiếu máu… Bệnh nhân chán ăn tâm thần có nguy cơ tự tử khá cao. Việc điều trị căn bệnh này cũng khó khăn do bệnh nhân ít hợp tác hoặc từ chối duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường tối thiểu, hoặc rất sợ tăng cân. Chị nên quan tâm đến cháu nhiều hơn nữa, cho cháu đọc thêm các tài liệu về tỉ lệ chiều cao và cân nặng, về tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý… Khuyến khích cháu tham gia các hoạt động tập thể. Nếu cần, nên cho cháu đi khám tâm lý.
BS. Cẩm Nga
(minhhong@ gmail.com)
Đầy hơi, ăn không tiêu là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của chúng ta bao gồm dạ dày, tá tràng, ruột, gan mật, tụy… Do vậy, ở một bộ phận nào “dở chứng” đều có thể gây biểu hiện trên. Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút chúng ta đã có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi và tiếp tục được công việc của mình. Tuy nhiên, ở những người bị đầy hơi, khó tiêu thì hoàn toàn ngược lại. Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như: chán ăn, ợ hơi, ợ nóng, bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi; có khi đau bụng râm ran… Nguyên nhân thường gặp do độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori, một loại vi khuẩn gây loét dạ dày – tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa; viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống thức ăn; bệnh tuyến tụy gây giảm tiết men tụy, sỏi mật, viêm gan dẫn đến suy giảm chức năng gan – mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa… Trường hợp của bạn, các biểu hiện đã có 2 tuần, vì vậy tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa. Có thể nội soi tiêu hóa kết hợp một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp.
BS. Trần Quang Nhật
Để cải thiện tình hình chán ăn ở trẻ, chăm sóc con tốt hơn, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điển hình để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tùy từng nguyên nhân, biểu hiện chán ăn ở trẻ mà dùng bài thuốc phù hợp.
Biểu hiện: Trẻ ăn uống ngày càng sút kém, thường đau bụng, sờ vào khó chịu, đại tiện phân có mùi khắm, rêu lưỡi dày nhớt, mạch huyền hoạt.
Điều trị: Tiêu thực đạo trệ.
Bài thuốc Tiêu tích tán: thần khúc 6g, mạch nha (sao vàng) 6g, chỉ xác 3g, sơn tra (sao cháy sém) 6g, kê nội kim 3g.
Cách dùng: Ngày uống một thang đổ 500ml nước, sắc lấy 100ml chia 3 lần uống trong ngày. Cho trẻ uống 7 ngày liên tục.
Do tỳ thấp làm khốn đốn trung tiêu, tỳ mất sự kiện vận
Biểu hiện: Sau một thời gian chán ăn, bụng trướng đầy, đại tiện phân lỏng, hoặc đi ra thức ăn chưa tiêu hóa, thể trạng gầy, sắc mặt trắng nhợt, có trường hợp nôn ra thức ăn, thích nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt.
Vị thuốc sơn tra có công dụng tiêu thực trong bài thuốc “tiêu tích tán”.
Điều trị: Ôn trung kiện bổ vận hóa tỳ vị.
Bài thuốc Ôn trung vận tỳ thang: hắc phụ tử (chế) 3g, can khương 2g, nhục quế 2g, bạch truật (sao) 6g, thương truật (sao) 5g, kê nội kim 5g, thần khúc 10g, thanh bì 5g, cam thảo 3g, phục linh 6g, sơn tra (sao cháy sém) 10g, chỉ thực (sao) 6g, trần bì 5g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Gia giảm: Nếu tỳ vị không vận hóa sinh ra chứng tiết tả, nôn mửa, tích trệ gia: sa nhân 6g, ý dĩ 10g. Nếu có kiêm chứng nôn mửa gia bán hạ (chế) 6g, tô diệp ngạnh 6g, nhục đậu khấu 6g. Nếu tích trệ nặng gia: tân lang 5g, la bặc tử 6g, cốc nha 10g, mạch nha 10g.
Biểu hiện: Trẻ ăn uống kém trong một thời gian khá dài, người gầy còm, mặt vàng, bụng trướng, rêu lưỡi nhớt.
Điều trị: Mạnh tỳ hòa trung hóa thấp.
Bài thuốc Chiêm thị nghiệm phương: xuyên phác hoa 10g, hoàng cầm (sao) 6g, chỉ xác (sao) 6g, hoắc hương 6g, phục linh 8g, uất kim 6g, bạch truật (sao) 8g, đại phúc bì 6g, bán hạ (sao nước gừng) 6g, thần khúc 8g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.
Biểu hiện: Trẻ chán ăn lâu ngày, cơ thể gầy còm, khát nước, tay chân nóng, da khô, đại tiện táo bón.
Điều trị: Bồi bổ khí âm, điều hòa tỳ vị.
Bài thuốc Bình bổ phương: đảng sâm 9g, trần bì 5g, hoài sơn 9g, ô mai 3 quả, bạch truật (sao) 9g, phục linh 6g, cam thảo 3g.
Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn. Nếu bệnh thiên về vị (dạ dày) âm hao tổn gia: thạch hộc 6g, mạch môn 6g, sinh cốc nha, sinh mạch nha đều 6g. Để dưỡng vị kích thích tiêu hóa. Nếu bệnh thiên về tỳ khí hư yếu gia: hoàng kỳ 9g, thương truật 6g là các vị thuốc cam ôn để làm mạnh tỳ.
Biểu hiện: Trẻ có kiêm chứng lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ bệu, ít rêu.
Điều trị: Dưỡng tỳ, bổ âm ích khí sinh tân dịch.
Bài thuốc Tư tỳ ẩm: sâm Cao ly 5g, liên nhục 10g, bạch thược 6g, kê nội kim 6g, cát căn 3g, đại táo 2 quả, hoài sơn 10g, biển đậu (sao) 10g, mạch nha (sao) 10g, sơn tra (sao) 10g, ý dĩ 10g.
Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.
Ghi chú: Bài thuốc này dùng cho trẻ 3-5 tuổi.
TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng
Em năm nay 17 tuổi, học lớp 12, từ nhỏ đã gầy, hiện tại chỉ nặng 42kg, cao 1m65. Em luôn có cảm giác chán ăn. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em làm thế nào để ăn ngon miệng và tăng cân?
Đặng Văn Thông ([email protected] )
Nếu xét về khía cạnh dinh dưỡng người gầy là do ăn không đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu cần thiết cho cơ thể. Muốn tăng cân thì cần ăn thêm chất béo và tăng lượng thức ăn hằng ngày. Nguyên nhân gây chán ăn có nhiều: có thể do bệnh của đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể do bệnh lý toàn thân như gan, thận, chán ăn tâm lý… Ngoài ra, ăn ít do thói quen nên dạ dày thu nhỏ.
Để khắc phục chứng chán, bạn nên ăn uống đúng giờ. Trước khi ăn, không nên uống nước ngọt, ăn bánh ngọt… sẽ làm cho bạn bị đầy bụng dẫn đến không muốn ăn. Nếu không muốn ăn, cần chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, có thể không phải 3 bữa mà chia thành 6 bữa/ngày với lượng thức ăn của từng bữa ít hơn. Phối hợp đa dạng các loại thức ăn, kết hợp giữa rau xanh và các thực phẩm khác. Mặt khác, bạn thường xuyên thay đổi món để có cảm giác ngon miệng hơn.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung vitamin B, A, E, kẽm để giúp tăng cường cảm giác ngon miệng. Luyện tập thể thao giúp bạn có thể tiêu hao năng lượng từ đó bạn sẽ ăn nhiều hơn. Ngoài ra, thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh ở gan, thận hay bệnh ở hệ tiêu hóa. Đôi khi rối loạn tiêu hóa cũng khiến bạn bị kém ăn, do đó cần được chữa trị sớm.
BS. Trần Quang Nhật