Chăm sóc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 26 Nov 2018 15:29:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Chăm sóc – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách phòng và chăm sóc người bệnh thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-va-cham-soc-nguoi-benh-thuy-dau-17066/ Mon, 26 Nov 2018 15:29:58 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-phong-va-cham-soc-nguoi-benh-thuy-dau-17066/ [...]]]>

Tuy đây là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. Do vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Virut gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi để phòng bệnh thủy đậu. Ảnh: TM

Tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi để phòng bệnh thủy đậu. Ảnh: TM

Cách phát hiện và các biến chứng thường gặp

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vẩy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5-10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…  Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi do thủy đậu ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh…

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu

Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc, phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.

Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vẩy hoàn toàn. Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa. Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

Đối với trẻ em:  Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm khuẩn da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Dùng dung dịch xanh milian (xanh methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm khuẩn: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm phòng. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

TS.BS. Nguyễn Văn Lâm

]]>
Bé thấp còi phải chăm sóc thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/be-thap-coi-pha%cc%89i-cham-soc-the-nao-16111/ Mon, 24 Sep 2018 14:25:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/be-thap-coi-pha%cc%89i-cham-soc-the-nao-16111/ [...]]]>

Bùi Thị Như Anh ([email protected])

Trong thư bạn không nói rõ chiều cao và cân nặng hiện tại của bé, tuy nhiên, nếu bé đi vòng kiềng rất có thể bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Một trẻ phát triển bình thường đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh, từ 2 – 10 tuổi trẻ tăng trung bình mỗi năm 2-3kg. Về chiều cao của trẻ: đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh, sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7cm/năm cho tới lúc dậy thì. Chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời rất quan trọng, nhất là từ khi sinh đến 3 tuổi. Trẻ thấp còi nếu được chăm sóc đúng vẫn có thể phát triển bình thường. Trẻ thấp còi do nhiều nguyên nhân: do trẻ bị suy dinh dưỡng từ bào thai, suy dinh dưỡng trong quá trình nuôi dưỡng (không được bú sữa mẹ, hay ốm đau, do ăn bổ sung không hợp lý hoặc ăn bổ sung sớm dẫn đến rối loạn tiêu hóa…). Do vậy, bạn phải đưa bé đi khám tìm nguyên nhân nếu có bệnh phải điều trị triệt để. Đối với trẻ biếng ăn, cần phải cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, cho bé ăn những thứ bé thích, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Đối với trẻ 2-5 tuổi cần ăn 4 bữa/ngày và uống thêm sữa, nước quả. Trong bữa ăn phải có thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Chăm sóc sau phẫu thuật trĩ http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-sau-phau-thuat-tri-13074/ Sun, 29 Jul 2018 14:48:19 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-sau-phau-thuat-tri-13074/ [...]]]>

Xin bác sĩ cho biết cách chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào, tôi có đi xe máy được ngay không?

Nguyễn Lê Nam (Cao Bằng)

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Về điều trị ngoại khoa, có nhiều phương pháp, tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.Phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng để an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau: Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm ôxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết. Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên không nên ăn những đồ cay, nóng, nước uống có cồn, gas; Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, không ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh táo bón nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết thương). Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn. Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu. Ngoài ra, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Trung Tín

]]>
Chăm sóc trẻ mắc hen khi trời rét http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-mac-hen-khi-troi-ret-10742/ Wed, 25 Jul 2018 08:05:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-tre-mac-hen-khi-troi-ret-10742/ [...]]]>

Yếu tố nguy cơ gây hen

Hen hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm. Bệnh hen dễ gặp ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen cũng cao gấp đôi người lớn (10%  so với 5%). Thế nhưng trên thực tế, việc chẩn đoán hen ở trẻ em thường bị chậm trễ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị: trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.

Có nhiều yếu tố thuận lợi hoặc là căn nguyên chính gây bệnh hen có thể kể đến như:

Di truyền, yếu tố gia đình: Yếu tố di truyền trong bệnh hen rất lớn. Người bị hen có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng theo mùa, đặc biệt là bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen, thì tỷ lệ con cái mắc hen cũng cao.

Yếu tố cơ địa: Nhiều trường hợp trẻ bị bệnh hen là do cơ địa. Có khoảng từ 30-60% trẻ em bị chàm sữa sau này có thể bị hen suyễn. Các trẻ đã bị viêm mũi dị ứng, viêm phế quản co thắt, thể tạng tăng tiết dịch cũng nhiều khả năng bị mắc bệnh hen.

Tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên như bụi, lông chó, mèo, phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, thời tiết thay đổi thất thường, lạnh (mùa lạnh thường hay tái phát bệnh hen ở người bệnh hen mạn tính). Việc dùng một số thuốc chữa bệnh (Đông y, Tây y) cũng có những tác dụng phụ gây kích phát cơn hen. Các vi sinh vật có trong không khí (vi khuẩn, virut, nấm mốc). Hiện nay, người ta cũng đề cập nhiều đến vai trò của nấm mốc, cũng có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây hen hoặc làm tái phát bệnh hen.

Sử dụng thực phẩm: Một số loại thực phẩm cũng được nhắc đến trong nguy cơ gây hen suyễn tái phát như: tôm, cua ốc, ếch…

Điều trị cho trẻ tại BV Nhi TW.  Ảnh: TM

Điều trị cho trẻ tại BV Nhi TW.  Ảnh: TM

Phát hiện bệnh thế nào?

Để biết được trẻ mắc bệnh hen, chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng.

Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó,…). Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt nhưng lại thường bị bỏ sót, vì mọi người nghĩ trẻ dễ bị ho hắng thoáng qua… Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát liên tục 3 lần, ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng. Thật ra, có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót.

Làm thế nào để chẩn đoán khi trẻ không lên cơn hay khi trẻ có biểu hiện không điển hình?

Đo hô hấp ký là một nghiệm pháp không quá đắt tiền có thể giúp chẩn đoán hen khi nghi ngờ hen, khi bệnh nhân không lên cơn hoặc khi có biểu hiện không điển hình, không rõ ràng mà một số thầy thuốc gọi là “hen giấu mặt”. Tuy nhiên, đây là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi bệnh nhân phải biết hợp tác nên thường khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi.

Chăm sóc đúng cách để giảm triệu chứng

Điều cần nhất để phòng ngừa cơn hen cấp và giảm triệu chứng bệnh hen cho trẻ là cần tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen: không nuôi thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, thường xuyên diệt gián. Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ Không để những chất nặng mùi (chất tẩy rửa) trong nhà. Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhang khói.

Nơi ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.

Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành. Hàng ngày nên cho trẻ vui chơi ngoài trời, nơi thoáng khí.

Cần hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng làm khởi phát cơn hen như: hải sản, cua, ốc, thịt thú rừng…

Cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh hen hoặc nghi ngờ mắc hen cần được đưa đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và không bao giờ được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có vẻ đã tốt hơn.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Cho trẻ nghỉ ngơi trong 1 giờ.

Thông thường việc điều trị hen cho trẻ thường được thực hiện tại nhà, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi việc dùng thuốc ít tác dụng hoặc trẻ mắc thêm chứng bệnh nào đó khiến cơn hen năng hơn thì cần đưa trẻ đi cấp cứu trong những trường hợp sau: Khi trẻ liên tục có cơn hen cấp, gây khó thở nặng nề. Trẻ đã dùng thuốc cắt cơn mà không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở, nói năng khó nhọc. Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở, cánh mũi phập phồng, tím tái môi hay đầu ngón tay – đây là dấu hiệu rất nguy kịch.

 

BS. Lê Anh

]]>
Chăm sóc người bệnh quai bị thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-nguoi-benh-quai-bi-the-nao-10647/ Wed, 25 Jul 2018 07:54:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-nguoi-benh-quai-bi-the-nao-10647/ [...]]]>

Như thế có phải biểu hiện của bệnh quai bị? Cần chăm sóc và theo dõi bé thế nào?

Phạm Văn Dương ([email protected])

Quai bị là bệnh hay gặp vào mùa đông – xuân. Virut quai bị xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp. Trong thời gian ủ bệnh, virut nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch lympho. Sau khi vào máu gây nhiễm virut huyết lần đầu, virut đi tiếp đến các tổ chức đích, thường là tuyến nước bọt, mang tai, tuyến sinh dục, màng não. Khởi phát bệnh với dấu hiệu: người bệnh thấy đau vùng tai, đau trước lỗ tai, lan ra quanh tai, đau nhiều khi làm khó há miệng, nói khó… Sốt cao 38-39°c hoặc cao hơn. Mệt mỏi, đau đầu, ăn ngủ kém. Thời kỳ toàn phát: Biểu hiện sưng và đau tuyến nước bọt mang tai, vùng da chỗ sưng căng bóng lên, nhưng màu sắc không đỏ. Ống Stenon ở phía trong má phù nề, đỏ tấy nhưng không có mủ. Hạch góc hàm, trước tai sưng to và đau, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, có khi chảy máu cam… Thời kỳ lui bệnh: sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, người bệnh hết sốt, các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn. Về điều trị và chăm sóc người bệnh quai bị: Dùng các thuốc giảm đau thông thường (như paracetamol), chống viêm và an thần…, đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau. Cách ly người bệnh ở buồng riêng, nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Vệ sinh răng miệng, hàng ngày lau người, lau mồ hôi bằng nước ấm, đặc biệt đối với người bệnh sau hạ sốt… Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu giàu năng lượng. Đặc biệt lưu ý phát hiện các dấu hiệu biến chứng: đau nhói vùng tinh hoàn (nam), đau quanh hai hố chậu (nữ), đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn,… cần đi khám để xử trí kịp thời.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Vệ sinh và chăm sóc trẻ bị thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-va-cham-soc-tre-bi-thuy-dau-10560/ Wed, 25 Jul 2018 07:18:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ve-sinh-va-cham-soc-tre-bi-thuy-dau-10560/ [...]]]>

Lê Thị Tú (Thái Bình)

Thực ra, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết cách chăm sóc, để biến chứng bệnh sẽ lâu lành và để lại nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não… Khi trẻ bị thuỷ đậu, cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm hoặc lau người cho trẻ hàng ngày với nước ấm có thêm lá ổi, lá đắng. Sau khi tắm phải lau người trẻ khô, nhưng khi lau phải nhẹ tay, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu không mụn sẽ lan khắp người. Cần giữ không cho trẻ gãi các nốt mụn. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát; phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ;  phòng ở kín gió nhưng không được ẩm thấp. Sau 7-10 ngày điều trị như trên nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy, không để lại sẹo. Thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa virut này, vì thế, khi có người bị bệnh, cần cách ly ngay với người lành. Quần áo, dụng cụ cá nhân của người bệnh cần để riêng và phải vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp mụn nước vỡ nhiều, cần đưa trẻ đến khoa truyền nhiễm của các bệnh viện để điều trị.

ThS. Thanh lâm

]]>
Chăm sóc bà mẹ sau sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ba-me-sau-sinh-8627/ Sun, 22 Jul 2018 03:21:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ba-me-sau-sinh-8627/ [...]]]>

Sản phụ thực hiện 4 sớm:  “bú sớm, ăn sớm, uống sớm, vận động sớm”.

Sau khi sinh, tuyến vú sẽ phát triển mạnh, xung quanh đầu vú sẽ có sữa tiết ra, việc làm sạch đầu và bầu vú là rất quan trọng, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm đầu vú và viêm tuyến vú. Cho dù tạm thời chưa có sữa thì thai phụ cũng vẫn nên cho con bú để kích thích tiết sữa.

Nhân viên y tế hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách ngay sau khi sinh.

Nhân viên y tế hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách ngay sau khi sinh.

Sau sinh, người mẹ phải ăn nhiều bữa, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, ăn uống cân bằng đủ chất để nhanh chóng hồi  phục sức khỏe và thúc đẩy sự tiết sữa… Bên cạnh đó sau khi sinh con người mẹ cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh răng, miệng.

Thai phụ sinh đẻ thuận lợi, sau 6-8 giờ đã có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau đã có thể đi lại được. Ra khỏi giường vận động sớm có thể thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, có lợi cho việc co bóp và trở về vị trí cũ của tử cung, đưa máu đẻ thoát ra ngoài, từ đó giảm khả năng nhiễm khuẩn phòng ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu, gia tăng công năng đường ruột tránh táo bón…

Sau khi sinh con, nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng vừa có thể tránh tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát máu đẻ ra nhanh. Những người phải mổ đẻ, sau khi đã nằm bất động 8 tiếng thì có thể trở mình nằm ngiêng, sau mổ 24 giờ là đã có thể ngồi dậy, sau 48 giờ có thể ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng và bắt đầu cho con bú. Vận động sớm sau khi mổ có thể giảm bớt nguy cơ dính ruột. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, sức khỏe của mình, không vận động gắng sức ngừa giãn thành âm đạo, hoặc sa tử cung.

Không nên bó bụng sau khi đẻ

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, sau một khoảng thời gian nhất định mới có thể hồi phục.

Do vậy, bó bụng sau khi sinh làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…, mặt khác máu trong khoang chậu lưu thông không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… nếu có các biểu hiện bất thường, sốt cao thì phải đến bệnh viện ngay.

Vệ sinh cơ thể như thế nào?

Sau khi sinh con 1-2 ngày, thể lực bà mẹ tiêu hao khá nhiều, lượng máu đẻ thoát ra ngoài nhiều, cộng thêm vào đó là vết thương vùng tầng sinh môn hay vết mổ nên không thể tắm gội ngay được. Vài ngày sau sinh, thai phụ có cảm giác da dẻ toàn thân dấp dính do mồ hôi, cảm thấy bứt rứt khó chịu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh, lúc này có thể tắm được, nhưng chỉ nên tắm đứng không nên tắm bồn. Lúc này miệng cổ tử cung vẫn chưa đóng kín, tắm bồn dễ làm cho nước bẩn đi vào tử cung gây viêm nhiễm. Có thể dùng nước ấm pha muối loãng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh tầng sinh môn.

Thời gian sau đẻ, ngoài thân thể, tứ chi ra mồ hôi, đầu cũng ra mồ hôi nhiều, nếu không kịp thời gội sạch, tóc bết dính vào nhau lâu ngày dễ dẫn đến viêm da đầu, viêm nang lông tóc… việc gội đầu không cần thường xuyên như tắm, thông thường cứ cách 5-6 ngày gội đầu một lần là được. Khi gội đầu phải dùng nước nóng, phải sấy khô tóc ngay. Thường xuyên chải tóc không chỉ giữ được gọn gàng, sạch sẽ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu.

Móng tay mọc dài có thể chứa nhiều cáu bẩn, vi khuẩn. Khi chăm sóc con có thể vô ý làm xước da bé gây nhiễm khuẩn da. Vì vậy người mẹ và người chăm sóc em bé cần phải thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi tay.

Sau sinh con, bà mẹ lưu ý nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để mẹ khỏe, con khỏe.

Sau sinh con, bà mẹ lưu ý nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để mẹ khỏe, con khỏe.

Môi trường, lối sống sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Nhiệt độ phòng ổn định 22-24 độ là tốt nhất.  Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. Mùa hè trời quá nóng cũng dễ dẫn đến cảm nóng, da dễ bị mẩn ngứa. Thông gió trong phòng thực sự quan trọng và cần thiết. Cần giữ không khí trong lành trong phòng, giảm thiểu sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có thể phòng ngừa các chứng cảm ở mẹ và bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Khi thông gió cần phải phòng ngừa luồng gió đối lưu, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút, mỗi ngày làm 2 lần sáng, tối.

Sau khi sinh, người mẹ chủ yếu nằm nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, thai phụ có thể nghe nhạc, xem vô tuyến, cập nhật thông tin… giảm căng thẳng.Tuy nhiên cần lưu ý là thời gian xem vô tuyến không  kéo dài, khoảng cách đến màn hình không được quá gần, không để tiếng ồn của vô tuyến ảnh hưởng đến con trẻ vì thần kinh trẻ còn non nớt, tránh bị kích động.

Sau khi sinh trong khoảng thời gian 6-8 tuần, nếu thấy sức khỏe chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì nên kiêng sinh hoạt tình dục. Chỉ nên quan hệ tình dục khi sức khỏe đã hoàn toàn khỏe mạnh. Chú ý kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh thai.

TS. Lê Thị Hương

]]>