Chăm sóc rốn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 29 Jul 2018 12:14:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Chăm sóc rốn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-12978/ Sun, 29 Jul 2018 12:14:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-12978/ [...]]]>

Vì vậy, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm và được đưa vào chương trình giáo dục cho các bà mẹ trước khi sinh.

Giữ cuống rốn sạch và khô

Lúc mới sinh ra trẻ không có vi khuẩn thường trú bảo vệ. Vi khuẩn phát triển ở rốn là từ các nguồn bên ngoài. Nếu trẻ nằm với mẹ, sự phát triển các chủng vi khuẩn ở trẻ hầu hết là từ vi khuẩn thường trú trên da mẹ và ưu thế vẫn là vi khuẩn không gây bệnh.

Sự rụng rốn bình thường xảy ra vào ngày thứ 5-15 sau sinh, nó bắt đầu ở vùng chân rốn, đầu tiên xuất hiện một ít dịch nhầy đục, rất khó phân biệt với mủ rốn do nhiễm khuẩn. Sau khi rốn rụng chất dịch nhầy này vẫn còn được tiết ra cho đến khi rốn lành hẳn sau vài ngày. Đây là phản ứng viêm sinh lý, xung quanh thời điểm rụng rốn, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn rốn nếu chăm sóc rốn không sạch. Các yếu tố làm chậm quá trình rụng rốn là bôi chất kháng khuẩn lên cuống rốn, mổ đẻ và nhiễm khuẩn rốn.

Sau khi rụng rốn, rốn vẫn tiếp tục tiết ra một ít chất nhầy cho đến khi lành hoàn toàn, thường là vài ngày sau khi rụng rốn. Trong thời gian này, rốn vẫn còn dễ bị nhiễm khuẩn mặc dù ít hơn so với 2-3 ngày sau sinh.

Dấu hiệu để nhận biết nhiễm khuẩn rốn là rốn chảy mủ, hôi, có sưng đỏ quanh rốn. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân trẻ đi kèm là trẻ sốt li bì, quấy khóc, bú kém khi đó sẽ phải nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn rốn.

Quá trình lành vết thương rốn thường xảy ra 5-15 ngày sau sinh.

Quá trình lành vết thương rốn thường xảy ra 5-15 ngày sau sinh.

Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh

Việc chăm sóc rốn sau sinh gồm:

Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt khuẩn, mỗi ngày thay một cái, dùng cái gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô. Tã phải được gấp dưới rốn.

Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì nó sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.

Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn rốn

Nhiễm khuẩn rốn thường là do tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp do trẻ bị uốn ván rốn do khi mang thai bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván và việc chăm sóc rốn không vô khuẩn. Biểu hiện rốn đỏ chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh rốn, có thể gây chảy máu rốn. Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm khuẩn huyết với các biểu hiện: Trẻ ngủ li bì, bú kém, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn…

Điều trị: Chăm sóc rốn và dùng kháng sinh, nếu do uốn ván rốn cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván; Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc rốn 2 lần một ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn.

Sát trùng cuống rốn bằng các dung dịch sau: nước muối sinh lý để rửa sạch mủ, cồn iode 2-3%, cồn 70 độ; Dùng bông, gạc vô khuẩn thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn, nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn; Lau sạch thuốc sát trùng còn đọng lại ở chân rốn, không đắp gạc hoặc rắc thuốc bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lể da xung quanh rốn.

Cách phòng nhiễm khuẩn rốn: Cho trẻ tiếp xúc da – da với mẹ ngay từ đầu sau sinh, không cách ly mẹ con, nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm khuẩn; Tiêm phòng uốn ván cho mẹ lúc mang thai để tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy trẻ sốt, bú kém; Rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu rốn; Da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi rốn rụng hơn 2 ngày.

Khi dây rốn gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch bị cắt chức năng cung cấp máu của nó bị ngừng đột ngột, cuống rốn sẽ bắt đầu khô, trở nên đen và cứng. Việc tiếp xúc với không khí sẽ thúc đẩy quá trình khô và rụng rốn. Mô chết của dây rốn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu cuống rốn ẩm ướt và do bôi đắp các chất không sạch. Mạch máu rốn vẫn tồn tại vào những ngày sau sinh, thông với dòng máu trong cơ thể trẻ. Cuống rốn là một cửa ngõ thông thương, là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn toàn thân cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, giữ cuống rốn sạch và khô là vấn đề mấu chốt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

TS. Lê Thị Hương

]]>