chậm lớn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 22 Aug 2018 04:24:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png chậm lớn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra các sai lầm cho con ăn dặm khiến con biếng ăn, chậm lớn http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-dinh-duong-chi-ra-cac-sai-lam-cho-con-an-dam-khien-con-bieng-an-cham-lon-5050/ Thu, 19 Jul 2018 13:23:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-dinh-duong-chi-ra-cac-sai-lam-cho-con-an-dam-khien-con-bieng-an-cham-lon-5050/ [...]]]>

Chỉ tên các sai lầm mà mẹ Việt hay mắc phải khi cho con ăn dặm

TS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, hiện nay nhiều bậc cha mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm mắc phải rất nhiều sai lầm khi cho trẻ ăn dặm. Đây là  một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của trẻ, nhưng nhiều bậc phụ huynh đang áp đặt những quan điểm sai lầm lên trẻ trong quá trình nuôi con như cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, không cho trẻ ăn dầu mỡ vì cho rằng trong thịt đã có mỡ, hay không chú trọng nguồn đạm động vật trong bữa ăn của trẻ, ép trẻ ăn quá nhiều so với khả năng của bé….

TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ăn sữa tốt, có dấu hiệu thích ăn các loại thực phẩm khác từ 4 tháng tuổi, cộng thêm suy nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé cứng cáp hơn, nên đã cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

TS Phan Bích Nga lý giải, khi trẻ được 6 tháng tuổi, số lượng, chất lượng các chất cần thiết cho trẻ trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé, nên đây là thời điểm phù  hợp cho bé ăn dặm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng là phù hợp và bảo đảm tốc  độ phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm hơn hay muộn hơn đều không tốt. Theo TS Nga, nếu cho trẻ ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi,  trẻ sẽ bớt bú mẹ, điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ đang cắt giảm kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Việc ăn dặm sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện và thể trạng của bé và mẹ. Nếu các bé lên cân chậm do sữa mẹ không đủ hoặc người mẹ phải đi làm sớm, trong trường hợp này có thể khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 4 tháng.

Có bậc phụ huynh quan niệm, sữa mẹ tốt nên kéo dài thời gian cho bé bắt đầu ăn dặm, điều này cũng không tốt. TS Nga cho biết, 6 tháng sau sinh, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ, bởi thời gian này các vi chất trong sữa mẹ giảm đi một nửa so với lúc mới sinh. Lúc này sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 700kcal cho bé, trong khi một bé 6 tháng tuổi cần năng lượng nhiều hơn 700kcal mỗi ngày, ít nhất từ 800 -900kcal. Nếu một bé 6 tháng chỉ bú mẹ sẽ không đủ năng lượng và dễ bị gầy so với các bé cùng tuổi, thậm chí bị thiếu máu, thiếu kẽm, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng?

TS Phan Bích Nga cho rằng, WHO đã khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng. Ở thời điểm này có thể cho trẻ bắt đầu ăn bột trứng, bột thịt. Nguyên tắc chung khi tập ăn cho bé là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Cha mẹ nên lưu ý bữa ăn của trẻ phải đủ  4 nhóm cơ bản: tinh bột, đạm (động vật), chất béo, rau củ chất xơ. Trẻ ăn đủ lượng và chất sẽ không bị thiếu dinh dưỡng, song song với các bữa ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú hoặc  dùng sữa sau 2 tuổi.

Khi mới bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ có thể tập cho trẻ ăn bột ngọt sau đó tiến tới tập trẻ ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng (bột thịt, bột trứng). Ăn từ lỏng đến đặc từ ít đến nhiều, với trẻ biếng ăn thì không nên đưa ngay 1 suất ăn cho trẻ mà nên tập cho bé ăn dần dần cho đến khi trẻ hứng thú ăn, không sợ ăn. Có những bé ăn tốt thì chỉ nên gói gọn các bữa cho trẻ, lúc mới ăn dặm có thể ăn 1 bữa rồi tăng lên 2 bữa, nếu bé ăn tốt, từ 8-9 tháng tăng lên 3 bữa.

Theo TS Nga,  từ bú mẹ đến ăn dặm là cả quá trình thay đổi, phụ huynh không nên nhồi nhét, ép con ăn sẽ khiến con biếng ăn. Một trong các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do môi trường, cách cho ăn chưa hợp lý, do trẻ hay mắc bệnh như viêm đường hô hấp trên… Do vậy mỗi gia đình cần biết con đang ở giai đoạn nào. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập không nên nhìn theo con người khác, cha mẹ cần tôn trọng ý thích của trẻ thích món gì, ăn giờ nào, cần tập cho trẻ vui vẻ trong bữa ăn, không được đánh trẻ tạo cho trẻ biếng ăn tâm lý khiến con cứ nhìn đồ ăn, bát đĩa là sợ hãi… Đây là điều tối kỵ và chỉ làm nặng tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ không cần thiết phải ăn quá nhiều, nếu sức khoẻ vẫn tốt, không nên quá đề cao vấn đề cân nặng.

 

TS Nga khuyên cách cho trẻ ăn phải đúng từ đầu, cần phải rèn nếp cho trẻ. Khi trẻ biết ngồi nên cho trẻ có ghế ngồi ăn, luyện cho trẻ ăn hết phần của con (sau 15 phút thấy con chán thì nên thôi không nên kéo dài), nên tập cho con tự lực. Việc quá quan tâm làm giúp trẻ làm cho trẻ sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào người khác trong việc ăn uống.

TS tâm lý Vũ Thu Hương, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc cha mẹ quá quan tâm đến thời gian biểu mỗi bữa ăn, sợ con đói cho con ăn quá dầy đều là những sai lầm nhiều người mắc phải, điều này sẽ dẫn tới đứa trẻ sẽ có phản ứng. Hiện nay, trẻ biếng ăn do bệnh lý không cao mà biếng ăn do tâm lý cao, trẻ biếng ăn do bố mẹ cho ăn không đúng chiếm phần lớn. Nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào việc cho con ăn nhưng lại không cho trẻ tập thể thao, vận động sợ con ốm. Khi đó, trẻ không được xả năng lượng, khiến người ấm ách không ăn được nhiều.

Hải Yến

]]>
Giải pháp cho trẻ biếng ăn, chăm sóc trẻ biếng ăn đúng cách. http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-cho-tre-bieng-an-cham-soc-tre-bieng-an-dung-cach-57/ Fri, 06 Jul 2018 06:14:06 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/?p=57 [...]]]> Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 -45% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1 – 6. Trong đó, tỷ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam lên tới 38%.

Biếng ăn sẽ dẫn tới thiếu hụt chất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng; giảm khả năng hấp thụ chất. Biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giảm sức đề kháng và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ,thậm chí gia tăng các bệnh mãn tính.. Những trẻ biếng ăn thường có số ngày bệnh nhiều hơn 29% so với trẻ bình thường khác.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăncách chăm sóc trẻ biếng ăn đúng cách

Các nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn, đó là: biếng ăn bẩm sinh (hiếm gặp), biếng ăn bệnh lý, chế biến thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ hoặc chế độ ăn uống sai lầm.

Trẻ bị biếng ăn do bệnh lý: Trẻ mọc răng, nhiệt miệng hay bị một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm mũi, viêm họng,…) khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây biếng ăn tạm thời cho trẻ. Trường hợp này, khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả tươi có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm.

Trẻ biếng ăn do không hợp khẩu vị hoặc chế độ ăn uống sai lầm: Thiết kế bữa ăn phù hợp theo độ tuổi của trẻ, cho trẻ ăn thức ăn đa dạng. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn mà trẻ thích. Không nên kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn.

Khi hầm rau, thịt, xương,… đừng chỉ cho trẻ ăn phần nước, cần cho trẻ ăn cả thức ăn đã được hầm nhừ để tránh tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng. Các bậc cha mẹ thường mắc phải một số cách chế biến thức ăn cho bé sai lầm như: pha sữa quá đặc, pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước hầm rau, củ,…; nấu bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm; cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi); cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu (đến 2-3 tuổi); cho trẻ ăn cơm quá sớm khiến cho trẻ khó tiêu hóa dẫn đến trẻ sợ ăn…

Ngoài ra, nhiều gia đình còn để trẻ tự do ăn vặt thường xuyên, ăn không đúng bữa, chỉ ăn món ăn mà mình thích… cũng gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Cha mẹ nên tìm cách giúp bé thèm ăn tự nhiên trước khi nghĩ tới các giải pháp khác:

  • Khuyến khích trẻ vận động: giúp trẻ nhanh chóng tiêu hao năng lượng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó sẽ làm cho trẻ có cảm giác đói và ăn ngon hơn. Tùy sở thích, độ tuổi để chọn cho trẻ những hình thức vận động phù hợp. Ví dụ cha mẹ có thể chơi trò đuổi bắt, trốn tìm cùng con; khuyến khích bé chơi với trẻ hàng xóm các trò như đạp xe, đuổi bắt, nhảy dây,… hoặc tận dụng thời gian đón bé đi học về, cha mẹ đi bộ cùng con về nhà;…
  • Chú ý thời gian phù hợp để cho bé ăn: thời gian đầu khi trị chứng biếng ăn của trẻ, cha mẹ nên cho con ăn ngay khi trẻ có cảm giác đói, thay vì chờ tới đúng bữa như người lớn. Đó là lúc trẻ có nhu cầu về năng lượng và cảm giác ăn ngon miệng nhất. Lưu ý, cho bé ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi và đầy đủ dinh dưỡng, chứ không phải cho bé ăn các món ăn vặt mà bé thích.
  • Thay đổi đa dạng khẩu phần ăn cho trẻ: thường xuyên thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng đa dạng các món ăn và cân bằng các nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra để trẻ tăng sự háo hức với món ăn, cha mẹ có thể trang trí những món ăn nhiều màu sắc, hoặc tạo hình các món ăn theo những hình dạng mà trẻ thích như hình con vật, hình ngôi sao,…
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều lần trong ngày: việc chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ không bị cảm giác sợ ăn mỗi lần bị ép ăn quá nhiều và giúp bộ máy tiêu hóa của trẻ không phải hoạt động quá tải. Ngoài ra, trẻ thường thích bắt chước người lớn và thích tự ăn, vì vậy cha mẹ nên để trẻ tự ăn nếu có thể. Việc tự ăn cũng làm cho trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống và tăng tính tự lập hơn. Khi trẻ tự tập ăn không thể tránh được việc trẻ làm rơi vãi thức ăn, cha mẹ nên dạy con từ từ, không nên quát mắng con. Cần lưu ý không nên để trẻ vừa ăn vừa uống, sẽ khiến trẻ có cảm giác nhanh no, ăn ít hơn. 

Chỉ sau khi cha mẹ đã thử mọi biện pháp trị chứng biếng ăn của trẻ mà không hiệu quả, cha mẹ cần tham khảo tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ chuyên khoa nhi. Không nên để tình trạng biếng ăn của con diễn ra quá lâu đến mức để lại hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ của trẻ như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể lựa chọn giải pháp từ sản phẩm hỗ trợ để giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, một số sản phẩm như:

  1. Neopeptine: là thuốc hỗ trợ tiêu hóa do Ấn Độ sản xuất. Có tác dụng điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu do biếng ăn, tiêu hóa kém,… Chỉ định điều trị trong các trường hợp biếng ăn, khó tiêu, phân lỏng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nôn mửa ở trẻ đang bú, trẻ suy dinh dưỡng, ợ nóng và chứng tiêu chảy.tapchisuckhoedoisong-Neopeptine                          Nhược điểm: Neopeptine có vị hơi khó uống. Hơn nữa tình trạng lệ thuộc vào thuốc có thể xảy ra khi lạm dụng trong thời gian dài. Ngoài ra papain trong thuốc có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa trong một số ít trường hợp. Vì vậy, Neopeptine cần được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý sử dụng cho trẻ.
  2. Sanostol: là Vitamin tổng hợp do Đức sản xuất. Dành cho trẻ biếng ăn, chậm lớn. Giúp bổ sung đầy đủ các loại vitamin, dưỡng chất cho trẻ. Trong đó Sanostol số 1 cho trẻ từ 1-3 tuổi; Sanostol số 3 cho trẻ từ 3-6 tuổi; Sanostol số 6 cho trẻ trên 6 tuổi. Multi Vitamin Sanostol dạng siro, thơm và dễ uống nên phù hợp với các bé.  tapchisuckhoedoisong-sanostolNhược điểm: Sanostol giá thành cao, tác dụng lại tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Ngoài ra, các chuyên gia y tế nói vui trên chương trình Four Corners của đài ABC rằng, người thường xuyên uống Multi vitamin tổng hợp có “nước tiểu rất đắt”. Ám chỉ viên vitamin tổng hợp cần được bác sĩ chỉ định dùng cho từng trường hợp cụ thể mới thực sự có lợi. Bởi vitamin tổng hợp không cần thiết cho tất cả mọi người, bổ sung nó không đúng cách thậm chí khiến hệ bài tiết phải hoạt động vất vả và lãng phí.
  3. Biofil: sản xuất bởi Thephaco (Việt Nam). Chuyên dùng cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu. Biofil giúp kích thích trẻ thèm ăn tự nhiên, phát triển chiều cao và cân nặng, tăng cường sức đề kháng. Là thuốc Đông dược, được chiết xuất từ sinh khối nấm men bia nên rất an toàn, chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào và có thể sử dụng trong thời gian dài. Sản phẩm này được Bộ Y tế vinh danh Ngôi Sao Thuốc Việt lần I và đưa vào danh mục thuốc thiết yếu quốc gia từ năm 2015. Biofil hiện có 2 dạng: dạng thuốc nước chứa trong ống thủy tinh 10ml và dạng viên ngậm Biofil Kiddy. Cả 2 dạng đều có mùi vị thơm ngon, dễ uống cho trẻ nhỏ. biofil trẻ biếng ăn tre bieng anNhược điểm: là thuốc Đông dược nên cần có thời gian và liệu trình sử dụng từ 7-15 ngày mới thấy được hiệu quả rõ rệt.

Việc hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn của trẻ bằng các sản phẩm uy tín, kịp thời là rất cần thiết, đặc biệt khi tình trạng biếng ăn của trẻ đã diễn ra trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Các bậc cha mẹ không nên tự ý cho con sử dụng bất cứ sản phẩm hỗ trợ điều trị biếng ăn nào, mà không có được sự tư vấn của các bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.

  

]]>