cảnh báo – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 02 Aug 2018 14:28:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cảnh báo – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cảnh báo: Họa lớn từ thú nuôi http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-bao-hoa-lon-tu-thu-nuoi-13309/ Thu, 02 Aug 2018 14:28:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-bao-hoa-lon-tu-thu-nuoi-13309/ [...]]]>

Trước đó vài ngày đã có một trẻ 8 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong vì bị chó ngao Tây Tạng cắn. Như vậy chỉ trong vòng hơn 1 tuần của tháng 7 đã có liên tiếp các trường hợp trẻ nhỏ bị tai nạn đáng tiếc do bị chó cắn. Thực trạng này đã gióng lên cảnh báo với các gia đình trước trào lưu nuôi chó nhà, chó cảnh, nhưng lại không thực hiện đúng các quy định về đeo rọ mõm cho chó…

Trẻ thì mất mạng, trẻ thì cấp cứu vì bị chó cắn

Mới đây nhất, bé trai 4 tuổi ở Hà Nội được gia đình đưa vào cấp cứu tại BVĐK Xanh Pôn vì bị chó nhà cắn. BS. Hồ Ngọc Minh – Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, BVĐK Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, khi được bố mẹ đưa vào bệnh viện, toàn bộ vùng da mạng sườn và đùi phải của bé đã bị cắn lóc hết từng mảng. Sau khi cấp cứu cho bệnh nhi, chính BS. Minh cầm bệnh án sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhờ cán bộ tiêm chủng đến BVĐK Xanh Pôn tiêm phòng cho bệnh nhi này.

Nếu bị chó cắn cần đưa trẻ đi tiêm phòng ngay. Ảnh: TM

Nếu bị chó cắn cần đưa trẻ đi tiêm phòng ngay. Ảnh: TM

“Những vết chó cắn nhỏ ở tay chân tôi gặp nhiều, nặng hơn thì mỗi tháng có một ca nhưng trường hợp toàn bộ vùng da mạng sườn và đùi phải đã bị chó cắn lóc hết từng mảng như bệnh nhi 4 tuổi rất hiếm gặp” – BS. Hồ Ngọc Minh cho biết.

Vào ngày 22/7 vừa qua, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cũng tiếp nhận 1 bé trai 10 tuổi (Hưng Yên) đến cấp cứu trong tình trạng có nhiều vết thương hở sâu do chó cắn vào gáy và tay khi cho chó ăn. Cánh tay gần như bị nát với các vết cắn nham nhở, sâu đến tận xương.

Trước đó 3 ngày, TS. Lê Việt Khánh – Phó trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hóa, BV Việt Đức cũng chia sẻ thông tin về trường hợp bé gái 8 tháng tuổi tử vong do sốc mất máu sau khi bị chó ngao hơn 40kg của nhà cắn. Khi bà mẹ nhìn thấy con bị chó cắn, chị chạy vào giằng con cũng bị chó cắn nhiều nhát vào tay.

Cách đây hơn 1 tháng, các bác sĩ Khoa Tạo hình – Sọ mặt, BV Nhi Trung ương vừa điều trị thành công cho một bé trai (2 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) bị chó cắn dập nát mặt. Bệnh nhi là cháu M.Đ, nhập viện ngày 16/5 trong tình trạng đau đớn, kích thích, hoảng sợ do bị chó nhà cắn dập nát mặt, đã được gia đình băng bó tạm thời để cầm máu rồi chuyển lên BV Nhi Trung ương.

Theo ThS.BS. Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, do tổn thương vùng hàm mặt phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bệnh nhi, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu sau đó chuyển cháu lên Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức để đánh giá vết thương dưới gây mê. Kết quả cho thấy, đây là tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt)…

Khuyến cáo của chuyên gia: Không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với chó mèo

Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác có hiệu lực từ 19/7/2017. Theo đó, nếu không đeo rọ mõm cho chó hoặc không buộc xích mà đưa ra nơi công cộng, chủ con vật sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng… Tuy nhiên, thực tế nhiều chủ nuôi chó vẫn bỏ qua quy định này, vô tư thả rông chó, không đeo rọ mõm cho chó… ở nơi công cộng.

Trên thực tế đã có không ít trường hợp trẻ bị chó cắn thương tâm, khiến trẻ không chỉ bị thương tổn nặng về sức khỏe mà còn có thể mất mạng nếu con chó cắn bị dại. Cuối tháng 5 vừa qua, các bác sĩ của BV Nhiệt đới TW đã thông tin chỉ trong vòng một tuần đã có hai trẻ nhỏ tử vong vì bị chó cắn.

Bác sĩ cho biết, trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại BV Nhi TW là khá phổ biến. Mỗi năm Khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trường hợp trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mặt. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại định kỳ.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, những loài chó Tây có đặc tính hung dữ, dễ gây nguy hiểm nếu không được huấn luyện bài bản, đúng cách, người nuôi phải am hiểu về đặc tính của chúng, nếu mua theo kiểu trào lưu dễ rước họa vào thân.

 

Để phòng tránh bị chó cắn, Bộ Y tế khuyến cáo không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Nếu không may bị chó cắn, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn iốt hoặc povidone-iodine; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Người bị chó cắn tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa và cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và tiêm phòng dại kịp thời.

 

Thái Bình

]]>
Cảnh báo: U tủy dễ nhầm với thoái hóa cột sống http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-bao-u-tuy-de-nham-voi-thoai-hoa-cot-song-10519/ Wed, 25 Jul 2018 07:13:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/canh-bao-u-tuy-de-nham-voi-thoai-hoa-cot-song-10519/ [...]]]>

Khi đến viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u đã lớn, chèn ép, có nguy cơ gây liệt tứ chi, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Bệnh nhân điển hình

Bệnh nhân nam N.T.N (58 tuổi – Bắc Giang) có biểu hiện đau mỏi cổ nhiều năm, thỉnh thoảng có đợt đau tê tay. Bệnh nhân đi khám, chụp Xquang cột sống cổ được chẩn đoán là thoái hoá cột sống cổ. Bệnh nhân tự uống thuốc giảm đau, sử dụng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt nhưng không đỡ. Tình trạng càng ngày đau tăng và có biểu hiện yếu dần hai tay, vận động khó khăn, tê bì nhiều và đặc biệt là tăng phản xạ gân xương tay phải.

Sau khi nhập viện tại Khoa Ngoại Thần kinh cột sống và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân chụp phim cộng hưởng từ cột sống cổ, kết quả chẩn đoán là u tuỷ cổ vùng đốt sống cổ số 2, khối u lớn chèn ép tuỷ nhiều, chiếm gần hết ống sống. Bệnh nhân N được mổ vi phẫu lấy u, tuy nhiên,  tiên lượng khó khăn vì là vùng tuỷ cổ cao, mức độ khối u lớn chèn ép gần hết tuỷ và rễ thần kinh, có nguy cơ mất vững cột sống cổ. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy hoàn toàn khối u dưới kính vi phẫu và kết quả xét nghiệm là u màng não tuỷ lành tính. Sau mổ 1 tuần, bệnh nhân được ra viện, hai tay đã cử động bình thường. Sau mổ 1 tháng, bệnh nhân tái khám và đã có thể đi xe máy, hết hoàn toàn các triệu chứng chèn ép.

Hình ảnh u tủy trước mổ.

Hình ảnh u tủy trước mổ.

Phân loại u tủy sống

U tủy được hiểu là những khối u nằm trong ống sống hoặc chèn ép vào trong ống sống. U tủy sống có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như tủy sống, rễ thần kinh, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, xương cột sống hay ngực… Tuy nhiên, u vùng cột sống cổ chiếm tỷ lệ thấp (< 25%), hay gặp u nội tủy. U vùng cột sống ngực chiếm tỷ 1ệ cao nhất (> 65%). U vùng cột sống thắt lưng-cùng chiếm khoảng 15 – 25%, hay gặp là u rễ thần kinh.

Người ta phân chia u tủy sống ra nội tủy hiếm gặp (khoảng 5 – 10%), thường là u màng ống nội tủy, u nang, u nguyên bào xốp hoặc u mỡ. Còn u ngoài tủy hay gặp hơn, trong đó, u ngoài tủy-dưới màng cứng là những u hay gặp (khoảng 65 – 75%), thường là u màng tủy và u rễ thần kinh. Đây là những u lành tính, ranh giới rõ, mật độ chắc, phẫu thuật có thể lấy được toàn bộ u, ít gây tổn thương tủy-rễ thần kinh. Nếu u ngoài tủy-ngoài màng cứng thường là những u di căn, u máu hoặc u xương… chiếm tỷ lệ thấp khoảng 15 – 25%. Còn loại u hỗn hợp  là loại u phát triển cả trong và ngoài màng cứng, u có dạng hình “đồng hồ cát” hoặc u có dạng hai túi…

Hình ảnh sau mổ u tủy 1 tháng.

Hình ảnh sau mổ u tủy 1 tháng.

Diễn biến âm thầm

Đa số u tủy sống phát triển chậm ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường nghĩ do các nguyên nhân thông thường như đau lưng do thoái hóa. Mặt khác, những triệu chứng của u tủy sống cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào vị trí tổn thương. U cột sống cổ có thể gây yếu hay liệt hai tay hoặc hai chân. U cột sống ngực và thắt lưng có thể gây yếu hay tê bì, mất cảm giác vùng ngực hay hai chân. Khó khăn trong đi bộ là phàn nàn chung. Đặc biệt là u tuỷ có thể nhầm với nhiều loại bệnh lý vùng cột sống, đặc biệt là những bệnh thoái hoá thường gặp khiến cho người bệnh thường chủ quan không để ý. Khi đến viện thì bệnh đã quá muộn, khối u đã lớn, chèn ép mạnh, có nguy cơ gây liệt tứ chi, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, vì vậy, khi có biểu hiện đau cổ nhiều lần, đặc biệt có tê bì xuống một hoặc hai tay thì cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh phát hiện bệnh muộn, di chứng kéo dài.

Một số loại u thường gặp

U bao dây thần kinh:

Các u bao dây thần kinh là các loại u tủy sống thường gặp nhất. U thường gặp ở khoảng 40-50 tuổi. Điều trị u bao dây thần kinh bằng cách mổ lấy toàn bộ u. Kết quả tốt nhất ở những bệnh nhân có khiếm khuyết thần kinh trước mổ ít nhất nhưng cũng có một số trường hợp đã được báo cáo là có hội chứng cắt ngang tủy hoàn toàn mà vẫn hồi phục.

U màng não tủy:

U màng não tủy là loại thường gặp thứ hai trong các loại u tủy sống, thường gặp ở phụ nữ 40-60  tuổi. Nó có thể có ở bất cứ đoạn nào trong ống sống nhưng khoảng 2/3 các u này nằm ở vùng ngực. Các u màng não tủy ở tủy rất hiếm khi hóa ác. Điều trị u màng não tủy bằng cách mổ lấy u.

U tế bào màng lót ống nội tủy:

U tế bào màng lót ống nội tủy chiếm khoảng 13% trong các loại u tủy sống với u tế bào màng lót ống nội tủy chùm đuôi ngựa là loại rất thường gặp. U tế bào màng lót ống nội tủy của tủy gặp nhiều ở nam giới. 2 triệu chứng thường gặp nhất là đau và yếu chi. Lấy toàn bộ u là phương pháp được chọn cho việc điều trị u tế bào màng lót ống nội tủy.

Lời khuyên của thầy thuốc

Ngày nay, với trang thiết bị y tế và sự tiến bộ của nền y học hiện đại thì bệnh nhân bị u tủy sống có nhiều cơ hội để chữa khỏi hơn nếu được điều trị sớm. Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà bệnh nhân nên lựa chọn. Tuy nhiên, với những u ác tính, sau mổ, nguy cơ tái phát là rất cao. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng và khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

TS.BS. Nguyễn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)

]]>
7 triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường týp 2 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-trieu-chung-canh-bao-benh-tieu-duong-typ-2-10375/ Wed, 25 Jul 2018 06:54:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/7-trieu-chung-canh-bao-benh-tieu-duong-typ-2-10375/ [...]]]>

Theo một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong năm 2015, có 30,2 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tiểu đường, nhưng chỉ có 23 triệu người biết rằng họ mắc bệnh này. Số còn lại sống với bệnh tiểu đường mà họ không hề biết điều đó. Đơn giản, đó là vì bệnh không có triệu chứng gì cả hoặc các triệu chứng không gây ra nhiều khác biệt đối với họ. “Điều này thường xảy ra vì bệnh tiểu đường týp 2 là do nồng độ đường trong máu cao. Nếu lượng đường trong máu tăng chậm theo thời gian, bạn có thể không có hoặc không nhận thấy triệu chứng” – BS. David Nathan, Giám đốc Trung tâm Bệnh tiểu đường Bệnh viện Massachusetts cho biết.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cảnh báo có thể chỉ ra bạn bị bệnh tiểu đường týp 2. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là được chẩn đoán càng sớm càng tốt, không chỉ vì nguy cơ biến chứng mạch máu, thần kinh, thận và tổn thương võng mạc mà còn là nguy cơ gây bệnh tim liên quan đến bệnh tiểu đường typ 2, thủ phạm gây tử vong cao ở những người bệnh này.

Tăng khát nước và đi tiểu

Theo BS. Nathan: “Khi đường máu của bạn tăng cao, nó sẽ đi vào nước tiểu và đường càng làm bạn mất nước nhiều hơn”. Bởi vậy cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Điều này có nghĩa bạn sẽ tiểu tiện nhiều lần hơn, đi tiểu nhiều hơn mỗi lần và bị mất nước. Bệnh nhân cần chú ý đến triệu chứng này khi họ phải dậy nhiều lần buổi đêm để đi tiểu và luôn thấy khát nước.

Cần cảnh giác với hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân.

Cần cảnh giác với hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân.

Sụt cân

Insulin kích thích quá trình đông hóa, nó giúp bảo toàn hệ cơ và mỡ. Khi bạn không có đủ insulin để điều hòa đường máu sẽ gây sụt cân. Giảm cân đột ngột không giải thích được là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Thậm chí, nhiều người còn thấy mình bị sụt cân nhanh ngay cả khi họ ăn uống nhiều hơn bình thường.

Mệt mỏi

Bản thân đường máu cao gây mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ do phải thức giấc tiểu tiện nhiều lần càng làm tăng sự mệt mỏi. Tiểu đường týp 2 cũng có thể gây mệt mỏi vì cơ thể bạn khó chuyển hóa đường thành năng lượng.

Nhìn mờ

BS. Nathan cho biết: “Rất nhiều cơ quan trong cơ thể thẩm thấu glucose. Khi đường máu tăng cao, nó được vận chuyển tới tròng mắt, làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt, khiến mắt không thể tập trung tốt. Bệnh nhân khó có thể tập trung được vào các vật ở xa.

Ngứa, tê bì hoặc đau chi

Được biết đến với tên gọi bệnh thần kinh do tiểu đường, bệnh này xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương. Đường máu cao, nó đi vào các mô không phản ứng với insulin. Một trong số các mô này là tròng mắt, còn lại là các tế bào bọc quanh dây thần kinh. Khi điều này xảy ra ở dây thần kinh, nó sẽ gây hư tổn, dẫn tới các vấn đề về thu nhận tín hiệu thần kinh.

Nhiễm nấm men

Mặc dù các nhà khoa học chưa chắc chắn lý do tại sao phụ nữ mắc tiểu đường týp 2 thường bị nhiễm nấm, nhưng theo BS. Nathan: Đường trong các mô có thể làm giảm khả năng chống lại nấm, khiến chúng phát triển quá mức.

Tăng cảm giác đói

Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc dùng chúng hiệu quả để chuyển đường vào các tế bào, các cơ và cơ quan bị mất năng lượng, khiến bạn tìm kiếm thêm calorie để bổ sung năng lượng.

Bích Ngọc

((Theo Prevention, 2018))

]]>