cầm máu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 19 Jul 2018 01:14:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cầm máu – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cỏ seo gà lương huyết, giải độc http://tapchisuckhoedoisong.com/co-seo-ga-luong-huyet-giai-doc-2554/ Thu, 19 Jul 2018 01:14:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/co-seo-ga-luong-huyet-giai-doc-2554/ [...]]]>

Thường dùng trị kiết lỵ mạn tính, lỵ trực khuẩn, viêm dạ dày- ruột, viêm gan thể vàng da, viêm phổi khạc ra máu, viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, ngứa lở ngoài da…

Cỏ seo gà trong Đông y thường gọi là phượng vĩ thảo, có tên khoa học Pteris multifida Poir., thuộc họ Cỏ seo gà – Pteridaceae.

Đây là loài cây thảo nhỏ, mọc thành bụi, cao tới 35 – 50cm. Thân rễ ngắn mọc bò. Cuống lá kéo dài, màu gụ bóng. Lá được chia ra làm nhiều đoạn xòe ra như đuôi gà, đuôi phượng, mép lá các đoạn có khía răng.

Có hai loại lá: lá không sinh sản ngắn có mép nhăn nheo; lá sinh sản dài nhưng hẹp hơn, lá chét cuốn men theo sống lá, mép lá gập lại, mang túi bào tử dày đặc ở trong. Cây được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.

Cỏ seo gà lương huyết, giải độc

Dưới đây là các bài thuốc dùng cỏ seo gà:

Chữa kiết lỵ thần diệu, phương cực hay trong Nam dược thần hiệu”: cỏ seo gà, dây mơ lông, rễ cỏ tranh, cây phèn đen, bằng nhau mỗi vị 20 – 30g, gừng sống 3 lát. Sắc đặc để nguội, uống vào lúc đói.

Chữa kiết lỵ ra máu, mủ: cỏ seo gà 40g, dây mơ lông 30g, binh lang 10g, phèn đen 30g, hàn thẻ 10g. Sắc với 4 bát nước, còn 1 bát rưỡi chia 2 lần uống. Ngày uống 4 – 5 lần. Kiêng mỡ, cá tanh.

Chữa lở loét, bệnh ngoài da: cỏ seo gà đốt thành than tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi. Có thể dùng cây tươi giã đắp.

Bỏng lửa, bỏng nước sôi (cấp độ 1): dùng 150g cỏ seo gà sao qua than tồn tính, tán nhuyễn thành bột mịn, thêm dầu vừng và bôi vào vết bỏng.

Mày đay: dùng 150g cỏ seo gà, 10g muối ăn, nấu lấy nước rửa chỗ bệnh.

Đao thương xuất huyết, chó nhà cắn bị thương: dùng 30g lá cỏ seo gà, 30g lá tử hoa địa đinh, tất cả đem giã nhuyễn bôi vào vết thương.

Rết cắn, sâu róm đốt bị thương: dùng 60g lá cỏ seo gà tươi, 30g lá non chua me đất hoa vàng. Tất cả đem giã nhuyễn, đắp lên chỗ bị thương.

Thống kinh: cỏ seo gà 30g, gừng tươi 15g, trứng gà 1 quả, đường cát trắng 15g. Đem cỏ seo gà và gừng tươi cùng chưng với nước, bỏ bã, nhân lúc còn sôi cho trứng gà, đường trắng vào đảo đều. Ngày uống 1 lần, liên tiếp trong 3 ngày.

Xích bạch đới: cỏ seo gà 30g, bòng bong Nhật (hải kim sa) 15g, rau mã đề 15g, rễ ý dĩ 15g. Nấu lấy nước uống.

Sa tử cung: cỏ seo gà, lá bạc thau, lớp da mỏng trong vỏ cây vông, kim ngân hoa, bấc lùng (đăng tâm thảo), vỏ quả bầu nậm, sáp ong. Sáu vị trên đều bằng nhau, cho vào nồi đất, đổ nước ngập thuốc, sắc còn 1/3 rồi hòa sáp ong vào nước thuốc đang nóng, cho tan ra rồi uống. 

BS. LÊ ĐÌNH MINH HIỂN

]]>
Cây qua lâu: Thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-qua-lau-thanh-nhiet-chong-viem-cam-mau-1194/ Wed, 18 Jul 2018 03:06:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-qua-lau-thanh-nhiet-chong-viem-cam-mau-1194/ [...]]]>

Qua lâu có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc) dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.

Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ quả, nhân hạt và rễ. Việc thu hái tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Muốn lấy quả và hạt thì rễ củ sẽ nhỏ. Còn nếu cho rễ củ to mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ.

Vỏ quả

Vỏ quả qua lâu được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là qua lâu bì. Dược liệu có vị ngọt, hơi chua, mùi hơi giống mùi đường sao cháy, tính hàn, không độc, có tác dụng: thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, chữa sốt nóng, ho, thổ huyết, thủy thũng, vàng da. Liều dùng hàng ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa viêm họng, khản tiếng: Qua lâu bì 10g, bạch cương tằm 10g, cam thảo 10g, gừng tươi 4g. Tất cả sắc với 200ml, còn 50ml, uống trong ngày.

Chữa viêm tuyến vú: Qua lâu bì 12g, bồ công anh 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, sài đất 8g, thanh bì 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đau thắt ngực: Qua lâu bì 12g, đan sâm, xuyên khung, trầm hương, uất kim (mỗi vị 20g), hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ (mỗi vị 12g), xuyên quy vĩ 10g. Sắc uống trong ngày.

 

Cây qua lâuCây qua lâu cho vị thuốc thiên hoa phấn thanh nhiệt, giải độc.

 

Nhân hạt

Hạt lấy ở quả già, chắc, mập, phơi hoặc sấy khô. Tên thuốc là qua lâu nhân. Khi dùng đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt. Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để khỏi rát cổ (dùng chín). Qua lâu nhân có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, vào các kinh phế, vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa viêm tắc động mạch: Qua lâu nhân 16g, đương quy, cam thảo (mỗi vị 20g), kim ngân hoa, xích thược, ngưu tất (mỗi vị 16g), huyền sâm, đào nhân, đan bì (mỗi vị 12g). Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa lao phổi: Qua lâu nhân 8g, sài hồ, hạ khô thảo, huyền sâm (mỗi vị 16g), bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì (mỗi vị 8g). Sắc uống trong ngày.

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn không dùng qua lâu nhân. Dùng nhiều sinh tiêu chảy.

Rễ cây

Rễ qua lâu đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô lấy tên thuốc là thiên hoa phấn.

Liều dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4-8g.

Vị thuốc thiên hoa phấn dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa mụn nhọt lâu ngày: Thiên hoa phấn 8g, ý dĩ 12g, bạch chỉ 10g. Sắc hoặc tán bột uống.

Chữa sốt nóng do viêm họng, da vàng, miệng khô khát: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây ké lớn đầu 8g, sắc uống trong ngày.

Chữa viêm amidan mạn tính: Thiên hoa phấn 8g, sinh địa 16g, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất (mỗi vị 12g), sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì (mỗi vị 8g), xạ can 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa tắc tia sữa: Thiên hoa phấn 8g, bạch thược 12g, sài hồ, đương quy xuyên sơn giáp (mỗi vị 8g), thanh bì, cát cánh, thông thảo (mỗi vị 6g). Sắc uống trong ngày.

DS. Mai Thu Thủy

]]>