Cách nào – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 31 Jul 2018 14:55:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Cách nào – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cách nào khắc phục khi thuốc nhỏ mắt chảy vào miệng? http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-khac-phuc-khi-thuoc-nho-mat-chay-vao-mieng-13271/ Tue, 31 Jul 2018 14:55:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-khac-phuc-khi-thuoc-nho-mat-chay-vao-mieng-13271/ [...]]]>

Trần Thanh Hậu (Hưng Yên)

Thuốc chuyên khoa về mắt bao gồm nhiều chủng loại khác nhau: thuốc kháng khuẩn, kháng nấm (clorocid, tetracyclin, gentamycin…), thuốc chống viêm, chống dị ứng (prednisolon, fluorocortison…). Có thuốc chỉ có một hoạt chất, nhưng lại có biệt dược kết hợp hai, ba hoạt chất. Phổ biến nhất là phối hợp thuốc chống dị ứng, chống viêm và thuốc kháng nấm, kháng sinh, sát khuẩn.

Thuốc nhỏ mắt là để dùng tại chỗ nhằm chữa các bệnh mà nguyên nhân sinh bệnh thường diễn ra tại đó như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm tuyến lệ… nhưng nếu uống hay để hầu hết thuốc chảy vào họng như uống (thuốc sẽ bị hấp thu toàn thân) thì không có lợi. Nguy hiểm hơn khi dùng các hoạt chất chứa corticoid, dùng dài ngày…

Để hạn chế thuốc xuống miệng, cần nhỏ thuốc đúng liều lượng, (về số giọt), đúng số lần trong ngày và thời gian (cả đợt điều trị) dùng thuốc. Thông thường 1-2 giọt/lần nhỏ. Ngày 2-4 lần (tùy theo bệnh). Nếu không thận trọng nhỏ quá liều (thường người bệnh hay nhỏ một lúc 3 – 4 giọt cho chắc chắn hoặc cứ bóp thuốc xuống ồ ạt) và không có thao tác đúng làm cho thuốc chảy vào miệng, như vậy sẽ không làm cho thuốc có tác dụng tại chỗ cần, không chữa được bệnh tốt tại mắt mà lại có hại cho toàn thân.

Tư thế nhỏ mắt tốt nhất là khi nằm cho đầu ngửa ra, mở mắt hoặc tốt nhất là nhờ người khác vành mắt ra, dùng 2 ngón tay bóp khẽ cho thuốc rơi gọn vào mắt đúng 1 hoặc 2 giọt tùy theo hướng dẫn, không dùng cả bàn tay bóp mạnh làm cho thuốc ra quá nhiều chảy thành dòng gây quá liều. Để thuốc không xuống miệng, khi nhỏ mắt cần ấn vào cánh mũi gần góc trong của mắt từ 1 đến 2 phút… nằm yên một lát rồi mới ngồi dậy.

DS. Hữu Nam

]]>
Cách nào để ăn trái cây bổ dưỡng và an toàn? http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-de-an-trai-cay-bo-duong-va-an-toan-13131/ Sun, 29 Jul 2018 14:56:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-nao-de-an-trai-cay-bo-duong-va-an-toan-13131/ [...]]]>

Xin hỏi captan là chất gì? Làm thế nào để nhận biết loại trái cây đó là an toàn?

Bùi Thị Thiện (Ninh Bình)

Captan là một loại hóa chất trừ nấm hiệu quả, có thể diệt trừ được cả những sợi nấm mới xâm nhập và phát triển trong mô lá cây và quả. Trước đây, captan được dùng tương đối rộng rãi để chống nấm bệnh bảo vệ cây trồng, trong đó có cây ăn quả. Vỏ quả tươi có captan thì sáng màu, bảo quản được lâu, không bị nấm xâm nhập làm hư hỏng. Nhưng captan có độc tính với người và động vật máu nóng, bởi vậy mà nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng. Ở nước ta hóa chất này cũng đã cấm sử dụng từ năm 1994. Cũng cần nói thêm, không chỉ captan mà một số các hóa chất trừ sâu, trừ nấm khác tuy không phải là chất cấm sử dụng nhưng  nếu sử dụng không đúng cách (chẳng hạn phun gần thời điểm thu hoạch, các hóa chất này chưa có thời gian phân hủy) thì vẫn gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, những hóa chất này chỉ cơ quan kiểm định mới biết được, còn mắt thường rất khó có thể biết có tồn dư hay không. Kinh nghiệm khi mua trái cây, rau, củ, quả tươi ở chợ về bỏ trong túi nilon buộc kín miệng lúc mở ra có mùi lạ thì cần cảnh giác, dễ dư lượng hóa chất. Tốt nhất bạn nên mua trái cây tươi, tại các cửa hàng có uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Mặc dù vậy, để tránh sự cố đáng tiếc, khi mua các loại quả này bạn vẫn nên cảnh giác bằng cách rửa kỹ vỏ quả dưới vòi nước chảy, gọt vỏ rồi mới bổ ra ăn.

BS. Trần Quang Nhật

]]>