cách lấy dị vật trong mũi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Thu, 17 Jan 2019 14:28:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png cách lấy dị vật trong mũi – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cực hiếm: Lấy khỏi mũi xoang một con tặc vẫn còn sống http://tapchisuckhoedoisong.com/cuc-hiem-lay-khoi-mui-xoang-mot-con-tac-van-con-song-17837/ Thu, 17 Jan 2019 14:28:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cuc-hiem-lay-khoi-mui-xoang-mot-con-tac-van-con-song-17837/ [...]]]>

Xem video bác sĩ lấy con tặc khỏi vùng mũi xoang của bệnh nhân:

Đó là trường hợp của bệnh nhân T.T.C, 63 tuổi ở Thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản B. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thường xuyên ngạt tắc mũi, chảy dịch mũi, ngửi kém. Khoảng 3 tháng trở lại đây, bệnh nhân xuất hiện đau nặng mặt bên phải kèm theo có chảy dịch mũi lẫn nhày máu xuống họng.

Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định nội soi tai mũi họng và cho kết quả thoái hóa dạng polyp 1 phần niêm mạc cuốn mũi giữa và mỏm móc mũi phải. Trên hình ảnh chụp CT cho thấy, vùng mũi xoang có  một  khối mờ đặc choán toàn bộ xoang hàm bên phải và được chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang lấy bỏ khối bệnh tích  và làm giải phẫu bệnh.

Hình ảnh dị vật xoang trên phim chụp

BS CKI Nguyễn Thành Nam – Phó Giám đốc tại một bệnh viện ở Hà Giang – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, trong quá trình phẫu thuật, sau khi lấy bỏ polyp và mở rộng lỗ thông xoang hàm, bác sĩ thấy trong lòng xoang có dị vật sống là một con tặc, do nằm ở vị trí khó tiếp cận nên bác sĩ đã dùng bơm rửa tạo áp lực đẩy dị vật  ra khỏi xoang và gắp ra ngoài.

Con tặc trong quá trình nội soi gắp dị vật

 

PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh –  Giám đốc BV Tai Mũi Họng trung ương cho biết, dị vật ở vùng xoang, thanh quản, đường thở khá hiếm thường gây khản tiếng, ho ra máu. Đã từng có những trường hợp bệnh nhân sau mổ mũi xoang  không giữ vệ sinh khiến vi sinh vật sinh sôi trong xoang. Những người dân ở nông thôn, có thói quen rửa mặt bằng nước suối dễ làm các sinh vật lạ vào đường thở.

Đồng tình với ý kiến trên, BS Nam cho rằng, dị vật sống ở mũi hay ở thanh, khí quản rất thường gặp, nhất là ở những người có thói quen uống nước từ máng hay tắm suối. Tuy nhiên dị vật nằm trong xoang, nhất là bên xoang viêm mạn tính, cùng bên có khối polyp thì rất hiếm gặp, ngay cả bác sĩ cũng dễ bị chẩn đoán nhầm là 1 khối u  có thể là lành tính hoặc ác tính.

Bác sĩ Nam cùng kíp phẫu thuật.

BS Nam cho biết, trong 10 năm công tác, bác sĩ chưa gặp một trường hợp nào như vậy. Thậm chí, một số tờ báo nước ngoài đã liên hệ với bác sĩ để được đăng tải ca bệnh cực kỳ hiếm gặp này, BS Nam cho hay. Qua trường hợp này, giúp cho các bác sĩ tai mũi họng có thêm 1 chẩn đoán, khi người bệnh có dữ liệu cận lâm sàng và lâm sàng như vậy, cần nghĩ tới dị vật sống có thể chui vào.

Theo BS Nam, nếu con tắc đó không được  lấy ra, bệnh nhân sẽ thường xuyên có triệu chứng đau nặng mặt, đau nửa đầu bên phải, kèm theo chảy dịch lẫn máu gây khó chịu. Nếu con tắc bò ra ngoài, chui xuống thanh quản gây ngừng thở, thậm chí là  nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Nam (giữa) cùng bệnh nhân (bên phải) đang dần hồi phục.

 

 

Hiện tại, sau phẫu thuật nội soi mũi xoang, bệnh nhân H. hoàn toàn tỉnh táo, các  triệu chứng khó chịu hoàn toàn hết, bệnh nhân sẽ được ra viện sau 2-3 ngày tới.

BS Nam khuyến cáo, để phòng dị vật chui vào đường thở, người dân không nên uống nước lã từ sông suối, ao hồ.

Với những người thường xuyên tắm suối, ao, hồ khi có những triệu chứng như ngạt tắc mũi, vướng họng kèm theo có chảy máu mũi, ho khạc ra máu, khàn tiếng cần đi khám nội soi tai mũi họng ngay để loại trừ dị vật sống ở đường hô hấp.


Hải Yến

]]>