bướu cổ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 21 Nov 2018 15:18:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bướu cổ – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Siêu âm bướu cổ: Các hậu quả do chẩn đoán và điều trị quá mức cần thiết http://tapchisuckhoedoisong.com/sieu-am-buou-co-cac-hau-qua-do-chan-doan-va-dieu-tri-qua-muc-can-thiet-16992/ Wed, 21 Nov 2018 15:18:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sieu-am-buou-co-cac-hau-qua-do-chan-doan-va-dieu-tri-qua-muc-can-thiet-16992/ [...]]]>

Trong 1 tuần, người viết đã tiếp nhận 3 bệnh nhân có chẩn đoán là ung thư tuyến giáp hoặc nghi ngờ ung thư tuyến giáp, cả 3 bệnh nhân đều là những người trẻ, khỏe, không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện bướu giáp qua gói khám sức khỏe tổng quát của cơ quan, với khối u chỉ từ 4 – 6 mm. Các bệnh nhân đều rất lo lắng và hoang mang khi nghe bác sĩ tuyến trước báo là bị ung thư, tuy nhiên sau khi tôi coi lại và tư vấn, các bệnh nhân đều nhẹ nhõm và chấp nhận theo dõi, không cần phải phẫu thuật gấp.

Trở lại vấn đề chính là tầm soát ung thư tuyến giáp có giúp ích gì cho bệnh nhân không và có cần quá “nhiệt tình” điều trị khi phát hiện ra căn bệnh này.

Bướu tuyến giáp: bệnh lý thường gặp

Bướu tuyến giáp, dân gian hay gọi là bướu cổ, là bệnh lý rất thường gặp. Thật ra bướu cổ là từ người dân hay nói khi có khối u vùng cổ, thường gặp nhất là tuyến giáp nhưng cũng có thể là hạch, nang giáp lưỡi, bướu tuyến nước bọt… Theo các nghiên cứu, 40 –  60% người bình thường có bướu giáp, ung thư giáp xảy ra trên 5 – 10% bướu giáp, tuy nhiên phần lớn các trường hợp này, bệnh nhân hoàn toàn không biết mình mắc bệnh và sống chung hòa bình với bệnh mà không có bất kỳ khó chịu nào khác.

Siêu âm bướu cổ40 – 60% người bình thường có bướu giáp

Hiện nay siêu âm là phương tiện chẩn đoán rất thông dụng, các bệnh viện lớn nhỏ, kể các các phòng mạch đều có thể trang bị máy siêu âm. Các bác sĩ từ các chuyên khoa khác nhau như bác sĩ gia đình, tổng quát, nội khoa, ngoại khoa… đều có khả năng siêu âm. Các thế hệ máy siêu âm mới với độ phân giải cao cho phép phát hiện các tổn thương rất nhỏ. Một điều đáng ngại là nhiều bệnh viện, phòng khám tung ra các gói khám sức khỏe tổng quát cho người không triệu chứng bao gồm siêu âm thường quy tuyến giáp mà không dựa trên chứng cứ khoa học, cũng như rất nhiều cơ sở y tế tiến hành tầm soát ung thư tuyến giáp kèm nhiều thông tin “mạnh bạo” làm bệnh nhân lo lắng không đáng có.

Siêu âm bướu cổ: đừng để thành “phong trào”

Tại Hàn Quốc, dựa vào siêu âm, các bác sĩ đã phát hiện rất nhiều các trường hợp ung thư tuyến giáp với kích thước rất nhỏ. So với trước năm 1999, năm 2011 đã phát hiện số lượng ung thư giáp gấp 15 lần so với trước kia, trong đó hơn phân nửa là các khối u dưới 1cm, điều này khiến cho ung thư giáp trở thành loại ung thư thường gặp nhất tại Hàn Quốc. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2014, sau 15 năm thực hành, các bác sĩ tại Hàn Quốc đã tìm hiểu kỹ về vấn đề này và họ thấy rằng, dù số lượng ung thư tuyến giáp được phát hiện gia tăng rất đáng kể nhưng tỉ lệ tử vong do bệnh lý này vẫn không thay đổi, cho thấy phần lớn bệnh nhân đã bị điều trị không cần thiết, do đó hiện nay “phong trào” siêu âm bướu cổ tại Hàn Quốc đã giảm dần.

Ung thư tuyến giáp được xem là một loại ung thư tiến triển rất chậm với rất nhiều người mắc bệnh nhưng vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần thiết điều trị

 

Điều trị ung thư tuyến giáp là phẫu thuật có thể kết hợp phóng xạ. Phẫu thuật tự bản thân nó luôn tiềm ẩn các rủi ro và biến chứng, do gây mê và do bản thân phẫu thuật (khàn tiếng, tê tay chân, điều trị thuốc suốt đời…) với tỉ lệ biến chứng là 2% (100 bệnh nhân có 2 trường hợp biến chứng) trong tay phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ gây xơ các tuyến nước bọt, gây khô miệng, sâu răng và ung thư thứ phát. Tuy nhiên, phẫu thuật và phóng xạ vẫn là 2 phương pháp chính có thể giúp trị khỏi cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nguy cơ cao.

Ngoài ra, các xét nghiệm như siêu âm hay chọc hút tế bào (FNA) đều có khả năng gây dương tính giả (không bệnh thành có bệnh) nên nhiều bệnh nhân phải trải qua cuộc mổ oan uổng.

Ung thư tuyến giáp: ung thư tiến triển chậm

Ung thư tuyến giáp được xem là một loại ung thư tiến triển rất chậm, với rất nhiều người mắc bệnh nhưng vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần thiết điều trị. Nhiều trung tâm ung thư lớn tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đã áp dụng chương trình theo dõi mà không cần mổ nếu khối u nguy cơ thấp. Một nghiên cứu tại Nhật trên 2.153 bệnh nhân ung thư tuyến giáp nguy cơ thấp với khoảng phân nửa bệnh nhân chọn cách theo dõi so với nhóm bệnh nhân chọn phẫu thuật liền cho thấy nhóm bệnh nhân phẫu thuật chịu nhiều biến chứng do điều trị hơn, trong khi đó nhóm theo dõi có khoảng 8% phải mổ trong quá trình theo dõi, tuy nhiên kết cục lâu dài của 2 nhóm là như nhau. Điều đó cho thấy phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến giáp nguy cơ thấp vẫn có thể được theo dõi một cách an toàn.

Như vậy, dường như việc chỉ định quá mức cần thiết siêu âm tuyến giáp đối với người bình thường khỏe mạnh chỉ gây thêm hậu quả và biến chứng do việc điều trị quá mức cần thiết hơn là giúp ích cho bệnh nhân. Vấn đề này xảy ra không chỉ ở Hàn Quốc mà ngay cả các nước khác như Mỹ, Nhật Bản. Gần đây các hướng dẫn từ các Hội nghề nghiệp lớn tại Mỹ và Hàn Quốc như Ủy ban Tác nghiệp Y học Dự phòng Mỹ (USPSTF) đã lên tiếng chống lại việc tầm soát ung thư tuyến giáp.

Tại Việt Nam, hiện nay cũng đang trải qua vấn đề tương tự. Các bệnh viện, phòng khám luôn chỉ định rộng rãi, có phần bừa bãi siêu âm tuyến giáp mà không nắm vững các xử lý tiếp theo. Tâm lý chung của mọi người vẫn e sợ khi bị khối u và lúc nào cũng mong muốn phát hiện khối u càng sớm càng tốt cộng với việc siêu âm rộng rãi, chi phí thấp góp phần đẩy tỉ lệ phát hiện khối u tuyến giáp lên nhiều lần nhưng rõ ràng việc này chỉ gây thêm hoang mang, tốn kém, biến chứng mà không mang lại lợi ích cụ thể cho bệnh nhân, nhất là khi bác sĩ tư vấn theo hướng tiêu cực quá mức.

BS. NGUYỄN TRIÊU VŨ

]]>
Khi nào bướu cổ cần điều trị? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-buou-co-can-dieu-tri-13591/ Sun, 05 Aug 2018 05:15:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-buou-co-can-dieu-tri-13591/ [...]]]>

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là danh từ chung để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, cường giáp, suy giáp, bướu lành, ung thư. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: bướu lành, ung thư và rối loạn chức năng tuyến giáp, mỗi nhóm lại có nhiều loại.

Tuyến giáp hình như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Tuyến giáp bình thường hoặc khi to nhẹ,chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy. Ngoài ra, phía sau tuyến giáp còn có thực quản dẫn thức ăn từ miệng xuống bao tử, đặc biệt còn có dây thần kinh hồi thanh điều khiển thanh quản khi phát âm và các tuyến phó giáp, là hai cấu trúc hết sức quan trọng cần phải tìm và bảo tồn trong lúc mổ.

Khi nào bướu cổ cần điều trị?Khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ

Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bệnh bướu cổ rất phổ biến, có thể đến 70% dân số mắc phải, nhưng hầu hết bướu cổ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe do bướu cổ thường là loại phình giáp không có rối loạn chức năng tuyến giáp, còn gọi phình giáp đơn thuần.

Ngay cả khi bướu giáp rất to cũng ít khi gây nuốt vướng hoặc khó nuốt (do chèn vào đường ăn), khó thở (do chèn vào đường thở) vì bướu thường lớn ra phía trước và hai bên.

Bệnh bướu cổ rất phổ biến, có thể đến 70% dân số mắc phải

 

Một số ít trường hợp bướu to gây chèn ép, hoặc ung thư xâm lấn xung quanh hay di căn, hoặc có rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bướu chèn ép hoặc xâm lấn gây khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, đau nhức. Khi bướu gây rối loạn chức năng dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân, mệt mỏi, hồi hộp ở ngực, rung tay, đổ mồ hôi…Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh. Cũng nên chú ý, đôi khi có bướu cổ và các cảm giác khó chịu vùng cổ nhưng không phải do bướu gây ra, do bệnh khác, nghĩa là có hai bệnh một lúc.

Làm sao biết được mình bị bướu cổ?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đến cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ có nhiệm vụ xác định bệnh bướu cổ hay bệnh cơ quan khác.

Các phương pháp điều trị?

Nói chung, điều trị bướu cổ bao gồm các phương pháp: uống thuốc, thuốc xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.

Uống thuốc: tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt, kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta…

Thuốc xạ trị là dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.

Mổ là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy loại bướu cổ mà lựa chọn một trong các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Nên nhớ chỉ cắt bướu, còn gọi là bóc nhân giáp, ngày nay không còn sử dụng nữa do không đảm bảo lấy hết gốc rễ và an toàn phẫu thuật, hoặc khi cần mổ lại vì kết quả ác tính sau lần mổ trước sẽ khó khăn và dễ gây biến chứng khàn tiếng hoặc tê tay chân.

Ngoài ra, trong một số trường có thể chọc hút bằng kim để rút nướccho trường hợp bướu chứa nước (trong chuyên môn gọi là nang giáp).

Theo dõi: khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường được chọn theo dõi, không cần bất cứ điều trị gì và theo thời gian hầu hết không gây biến chứng. Phương pháp theo dõi là tái khám định kỳ, mỗi 1 – 2 năm đi khám một lần nếu  bản thân không thấy bất cứ thay đổi nào trên cơ thể.

Khi nào bướu cổ cần điều trị?Sau khi cắt bướu

Khi nào bướu cổ cần điều trị?

Do rất phổ biến nên bướu cổ thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi điều trị để ngăn ngừa biến chứng về sau cũng không hiệu quả, nên không phải lúc nào cần điều trị.

Các trường hợp phải điều trị:

– Suy giáp TSH > 10 mIU/ml (Viêm giáp mạn, bán cấp, thay thế).

– Cường giáp/nhiễm độc giáp lâm sàng (bệnh cường giáp, viêm giáp bán cấp/mạn, phình giáp hạt, u tuyến ).

– Ung thư, nghi nhờ ung thư ≥ 1 cm.

– Ung thư  < 1cm có di căn.

– Bướu lành có dấu hiệu chèn ép.

Ngay cả khi bướu giáp rất to cũng ít khi gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở vì bướu thường lớn ra phía trước và hai bên

 

Các trường hợp cân nhắc điều trị:

– Cường giáp/nhiễm độc giáp dưới lâm sàng.

-Ung thư, nghi ngờ ung thư nhỏ  <1cm.

– Bướu lành to không dấu hiệu chèn ép.

Các trường hợp không cần điều trị:

– Suy giáp nhẹ TSH < 10 mIU/mL.

– Bướu lành nhỏ.

Khi nào mổ?

Điều đầu tiên cần nhớ là không phải tất cả các loại bệnh bướu cổ đều phải mổ.

Chỉ mổ trong các trường hợp:

– Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ.

– Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.

– Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp: mổ là một lựa chọn với 2 phương pháp uống thuốc hoặc iốt phóng xạ.

Không mổ trong các trường hợp:

– Bướu lành nhỏ.

– Bướu lành to nhưng không chèn ép khó thở khó nuốt, không khó chịu vùng cổ.

– Bướu lành không gây mất thẩm mỹ, tính thẩm mỹ do bệnh nhân quyết định.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU HÒA

]]>
Bệnh Graves http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-graves-13072/ Sun, 29 Jul 2018 14:48:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-graves-13072/ [...]]]>

(Nguyệt Hồng – Đồng Tháp)

Bệnh Graves với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh Basedow, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Đây là một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phì đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn, gây cường giáp làm tăng năng tuyến giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức.

Đến nay các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng sự tăng tiết hoóc-môn tuyến giáp T3 và T4 được cho là do rối loạn miễn dịch, gây kích thích bất thường tuyến giáp. Hệ miễn dịch hoạt động bất thường quay trở lại tấn công ngược lạicác mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường. Chính sự hoạt động bất thường của cơ quan này làm cho hoóc-môn tuyến giáp được sản xuất nhiều hơn bình thường.

Các triệu chứng của bệnh hầu hết là kết quả của sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của cường giáp, với trường hợp ngoại lệ bệnh mắt do Graves, bướu cổ, và phù niêm trước xương chày. Các triệu chứng của cường giáp chủ yếu là mất ngủ, run tay, hiếu động thái quá, rụng tóc, mồ hôi ra nhiều, ngứa, sợ nóng, giảm cân mặc dù tăng sự thèm ăn, tiêu chảy, đại tiện thường xuyên, đánh trống ngực, yếu cơ, da ấm và ẩm. Hơn nữa dấu hiệu có thể được nhìn thấy trên khám lâm sàng thường là thấy tuyến giáp lan rộng, thường là đối xứng và cứng, mi mắt chậm chạp, chảy nước mắt nhiều do bệnh mắt Graves, rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như tim nhịp nhanh xoang, rung tâm nhĩ,ngoại tâm thu thất vàcao huyết áp. Những người bị cường giáp có thể bị thay đổi hành vi và nhân cách, bao gồm như rối loạn tâm thần, hưng cảm, lo âu, kích động vàtrầm cảm; triệu chứng run tay, mắt lồi nếu phát hiện thường là bệnh đi vào giai đoạn đã muộn.

Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị, bao gồm điều trị nội khoa, điều trị bằng phóng xạ và điều trị ngoại khoa. Tất cả các phương pháp trên đều được bác sĩ tư vấn và chỉ định, nhất là phương pháp dùng thuốc, người bệnh không tự ý mua thuốc để dùng.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

]]>
Món ăn tốt cho người bị bướu cổ http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-tot-cho-nguoi-bi-buou-co-4454/ Thu, 19 Jul 2018 11:57:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-tot-cho-nguoi-bi-buou-co-4454/ [...]]]>

Những món ăn này dễ làm, ăn ngon và giúp tránh được cho người tăng năng tuyến giáp.

Tăng năng tuyến giáp là bệnh nội tiết thường gặp, do tuyến giáp bài tiết thyroxin quá nhiều gây ra, với triệu chứng lâm sàng điển hình bồn chồn, tim đập nhanh, thèm ăn, sợ nóng ra mồ hôi, sụt cân, ngón tay run rẩy, mắt lồi… Nam nữ thanh niên, trung niên mắc bệnh nhiều hơn. Còn gọi là bướu cổ Basedow.

Thịt heo nấu hạ khô thảo

Vật liệu:

Hạ khô thảo (20g): tính mát, vị đắng, cay. Công năng thanh can hỏa, tán uất kết. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hạ khô thảo chứa acid capheic, alkaloid và muối tan…, có tác dụng giảm áp và chống loạn nhịp tim.

– Thịt heo nạc (100g): tính bình, vị ngọt, mặn. Công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Thịt heo có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, chứa nhiều đạm tốt, chất béo phong phú, vitamin nhóm B và nguyên tố vi lượng đủ và cân bằng.

Chế biến: thịt heo nạc rửa sạch, thái chỉ. Hạ khô thảo rửa sạch, dùng vải bọc lại, sử dụng sau. Ớt chuông đỏ, xanh cùng rửa sạch, thái sợi, sử dụng sau. Bắc nồi đất lên bếp, hạ khô thảo cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, sau đó chuyển lửa nhỏ ninh 15 phút, vớt bỏ túi hạ khô thảo, thêm vào thịt heo nạc, nấu đến thịt nhừ thì hoàn tất.

Món ăn chính thích hợp dùng cho người cường năng tuyến giáp có triệu chứng tâm phiền dễ cáu, miệng khô, sốt hâm hấp.

Cháo thịt nạc rong biển

Vật liệu:

– Rong biển khô (10g): tính hàn, vị ngọt, mặn. Công năng hóa đàm nhuyễn kiên, thanh nhiệt lợi thủy, trị ho. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, rong biển chứa nhiều iod. Ngoài ra, rong biển giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

– Nếp (100g): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ chỉ tả. Nghiên cứu hiện đại nếp chứa dầu béo, tinh bột, amylase…, trong đó hàm lượng phosphor thấp hơn gạo.

– Thịt heo nạc xay (50g).

– Muối, giấm gạo mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: rong biển rửa sạch, xé nhỏ, sử dụng sau, nếp vo sạch. Đổ 1 lít nước vào nồi ninh cháo, khi cháo chín thêm rong biển, thịt xay, rồi nêm muối, giấm gia vị, ninh giây lát thì hoàn tất.

Món ăn có tác dụng tư bổ, thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể người bị tăng năng tuyến giáp. Nếp có tính dính khó tiêu, người vị nhược có thấp ít dùng.

Canh cá trích đậu phụ

Vật liệu:

– Đậu phụ (0,5 kg): tính hàn, vị ngọt. Công năng sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc, thúc sữa. Thích hợp dùng cho người phế nhiệt đàm vàng, đau họng, miệng hôi vị nhiệt, táo bón.

– Cá trích (0,5 kg): tính bình, vị ngọt. Công năng kiện tỳ vị, chữa tiêu khát, sa đì. Cá trích tính hòa hoãn, giúp hành thủy mà không táo, bổ tỳ mà không nhu.

– Muối, bột nêm, dầu mè, hành, gừng, ngò rí mỗi thứ vừa đủ.

Cá trích

Cá trích

Chế biến: đậu phụ rửa sạch thái lát nhỏ, cá trích bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch, hành cắt đoạn, gừng thái lát, ngò rí thái đoạn, sử dụng sau. Bắc chảo lên bếp, đổ nước vừa đủ, cho vào cá trích, hành, gừng, đun sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, sau đó thêm đậu phụ, chuyển lửa nhỏ ninh 10 phút, nêm muối, bột nêm, dầu mè, ngò rí thì hoàn tất.

Tác dụng: vị ngon tươi tắn, khoái khẩu. Tư âm tiềm dương.

Món ăn thích hợp dùng cho người cường năng tuyến giáp gầy ốm. Thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa. Món canh cũng thích hợp cho người cao mỡ máu, thủy thũng.

Chè đậu xanh phổ tai

Vật liệu:

– Đậu xanh (100g): tính mát, vị ngọt. Công năng thanh nhiệt giải độc. Sức thanh nhiệt ở lớp vỏ, sức giải độc ở trong đậu.

– Phổ tai ngâm nở (50g): tính hàn, vị mặn. Công năng thanh nhiệt lợi thủy, nhuyễn kiên, cầm máu. Chứa algin có tác dụng cầm máu khi chảy máu động mạch, laminine có tác dụng giảm huyết áp.

– Gạo tẻ (100g): tính bình, vị ngọt. Công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ chỉ tả.

– Trần bì (vỏ quít, 6g): tính ấm, vị cay, đắng. Công năng lý khí kiện tỳ, táo thấp hóa đàm. Nghiên cứu hiện đại khám phá, trong vỏ quít có chứa tinh dầu, flavonoid và vitamin B1, vitamin C… Giúp tăng cường hòa tan fibrin, chống hình thành huyết khối, có tác dụng lợi mật.

– Đường đỏ vừa đủ.

Chế biến: phổ tai rửa sạch thái sợi, đậu xanh và gạo tẻ vo sạch. Bắc chảo lên bếp, đổ nước, cho vào gạo tẻ, phổ tai sợi, đậu xanh, vỏ quít nấu chung, cho đến đậu nở, nêm đường hòa tan thì hoàn tất.

Người tăng năng tuyến giáp thích hợp dùng món ăn này. Trước và sau 1 tháng điều trị bằng phóng xạ iod thì kiêng dùng. Thích hợp dùng cho người bệnh cao mỡ máu, tăng huyết áp, cũng thích hợp dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa, thực tích.

Nước hạt sen

Vật liệu:

– Liên tử (hạt sen cả lõi 50g): tính bình, vị ngọt, chát. Công năng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ, sáp trường, cầm máu. Hạt sen chủ yếu chứa tinh bột, protid, lipid, carbohydrat, Ca, P, Fe…

– Muối vừa đủ.

Chế biến: hạt sen vo sạch, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, ninh đến khi hạt sen chín nêm muối thì dùng. Dùng trước khi ngủ 2 giờ.

Món này thích hợp dùng cho người cường năng tuyến giáp trạng xuất hiện hồi hộp, mất ngủ. Cũng thích hợp dùng cho người bị cường năng tuyến giáp xuất hiện tiêu chảy, di tinh.

Cháo chem chép trứng bắc thảo

Vật liệu:

– Chem chép khô (50g): tính ấm, vị mặn. Công năng bổ can thận, ích tinh khí, tiêu nhọt, cầm máu, tráng dương. Chem chép khô là món ăn “thực liệu” nhu can bổ thận, giàu dinh dưỡng, vị tươi ngon, dùng lâu có hiệu quả.

 

 

– Trứng bắc thảo (50g): tính mát, vị ngọt. Công năng tư âm, thanh phế, trị ho, cầm lỵ. Có chứa nhiều protid và lipid, dễ tiêu hóa hấp thu, còn chứa các chất dinh dưỡng như Ca, P, Fe và các vitamin.

– Gạo tẻ (100g).

– Muối tinh vừa đủ.

 

Chế biến: chem chép khô ngâm trong nước ấm, trứng bắc thảo lột vỏ thái hạt lựu, gạo tẻ vo sạch. Đổ nước dùng vào nồi vừa đủ, cho vào gạo tẻ, chem chép, trứng bắc thảo, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa vừa, chờ khi gạo nở thì nêm muối.

Tác dụng: thơm ngọt mềm trơn, dinh dưỡng phong phú, dễ hấp thu.

Cách dùng: món ăn dùng cho người bị cường năng tuyến giáp. Trước và sau 1 tháng điều trị phóng xạ iod nên ít dùng.

Lương y DS. Bàng Cầm

(SKĐS cuối tuần)

]]>