buồng trứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 19 Aug 2018 13:35:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png buồng trứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 5 sự thật thú vị mọi phụ nữ nên biết về buồng trứng http://tapchisuckhoedoisong.com/5-su-that-thu-vi-moi-phu-nu-nen-biet-ve-buong-trung-15398/ Sun, 19 Aug 2018 13:35:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-su-that-thu-vi-moi-phu-nu-nen-biet-ve-buong-trung-15398/ [...]]]>

 

buồng trứng

 

1. Buồng trứng là nơi sản xuất lượng lớn hormone

Buồng trứng tiết ra estrogen và progesterone. Hai hormone đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ thể nữ giới tuổi dậy thì (phát triển ngực, các chu kỳ, hông nở). Estrogen và progestero cũng là hormone cần thiết để tử cung thụ thai, nếu thiếu có thể gây ra các rắc rối khi mang thai. Thêm vào đó, buồng chứng cũng sản xuất ra testosterone cung ứng cho cơ thể (mặc dù số lượng nhỏ hơn so với estrogen). Testosterone có tác dụng thúc đẩy ham muốn tình dục.

2. Buồng trứng có thay đổi kích cỡ

Không giống nhiều bộ phận khác trong cơ thể, buồng trứng không có kích thước cố định. Nó thay đổi rất nhiều trong suốt chu kỳ và suốt cuộc đời của người phụ nữ. Buồng trứng thường có chiều dài bình thường khoảng 3-5 cm. Hàng tháng trong thời gian rụng trứng và chu kỳ nguyệt san, kích thước buồng trứng sẽ càng mở rộng và to hơn. “Cùng với việc rụng trứng và có khả năng hình thành u nang nhỏ kèm theo, buồng trứng có thể sẽ tăng kích thước một chút. Nhưng đó chỉ là tạm thời”. Alyssa Dweck – Bác sỹ, phụ trợ lâm sàng sản phụ khoa tại Mount Sinai School of Medicine cho biết. Những thay đổi nhỏ này sẽ ngừng lại khi qua thời kỳ mãn kinh, tức là khi buồng trứng của bạn hết nhiệm vụ, nó sẽ teo lại

3. Căng thẳng cũng làm ảnh hưởng tới buồng trứng

Đây là chắc chắn. Cơ thể bị áp lực từ những bước ngoặt lớn trong đời (vd: vào đại học) hoặc thay đổi thể chất (vd giảm sút cân năng nghiêm trọng) có thể dẫn tới buồng trứng ngừng sản xuất. “Đơn giản, đó là cách tự nhiên ngăn ngừa mang thai trong thời gian gặp căng thẳng”. Dweck nói.

4. Buồng trứng có thể là nguyên nhân gây ra mụn

Bởi vì buồng trứng đóng vai trò quan trọng tạo nên sự cân bằng hormone nên nó cũng có thể là nguyên nhân khi cơ thể gặp vấn đề do hormone. “Trong những trường hợp nhất định như hội chứng buồng trứng đa nang, sự cân bằng của hormone estrogen, progesterone và testosterone bị thay đổi. Có thể thấy triệu chứng dư thừa testosterone là mụn trứng cá, lông phát triển ở các vị trí điển hình của nam giới, và trọng lượng biến động”. Biện pháp sử lý là hãy tìm đến bác sỹ của bạn để được được kê thuốc giúp kiếm soát tình trạng đó.

5. Thuốc ngừa thai cũng có ảnh hưởng tích cực đến buồng trứng

Phương pháp ngừa thai, đặc biệt là các loại thuốc có chứa estrogen và progesterone có thể giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng chỉ sau vài tháng sử dụng (theo Hiệp hội ung thư Mỹ). Những loại thuốc này thậm chí đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ ở những người phụ nữ bị đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 (gen được xác định nguy cơ cao mắc ung thu buồng trứng). Trong nhiều nghiên cứu, thuốc tránh thai cực kỳ hiệu quả và có thể giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh. Đây là một biện pháp bảo vệ an toàn”, Minkin cho hay

K.Trâm

(Theo womenhealthmag)

]]>
Kích trứng – lợi ích và nguy cơ? http://tapchisuckhoedoisong.com/kich-trung-loi-ich-va-nguy-co-15309/ Thu, 16 Aug 2018 13:11:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/kich-trung-loi-ich-va-nguy-co-15309/ [...]]]>

Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn

Suy buồng trứng sớm là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động bình thường khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi. Tình trạng này gây mất kinh, rụng trứng bất thường dẫn đến rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt… kéo theo giảm khả năng sinh sản. Nó cũng khiến cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi đêm, mất ngủ, âm đạo khô rát khiến đau khi quan hệ tình dục… sẽ ảnh hưởng tới tần suất quan hệ tình dục. Tần suất quan hệ tình dục giảm hoặc thậm chí là không có quan hệ tình dục, kèm với hiện tượng trứng rụng thất thường sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào để cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy buồng trứng. Chỉ có khoảng 5 – 10% số bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị. Ngoài ra, cần phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Và khi họ muốn lấy trứng của chính mình để làm IVF thì cần sử dụng biện pháp kích thích buồng trứng.

Kích trứng

Các biện pháp kích thích buồng trứng

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.

Phương pháp này được sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, không phóng noãn hoặc ở bệnh nhân đa nang buồng trứng, được áp dụng cho những cặp vợ chồng lấy nhau 1- 2 năm chưa có thai.

Kích trứng trong IUI (bơm tinh trùng vào qua cổ tử cung)

Kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn. Ở các bệnh nhân này, cần ít nhất một nang trưởng thành có phóng noãn để đạt được hiệu quả điều trị. Do đó, chọn lựa phác đồ kích thích buồng trứng trong IUI cần phù hợp sao cho số nang có thể giải phóng noãn không quá nhiều nhằm hạn chế các biến chứng.

Phác đồ ngắn: Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng kém với kích thích buồng trứng thường được sử dụng biện pháp phác đồ ngắn (hay cực ngắn). Trong biện pháp này, bệnh nhân được sử dụng các thuốc uống bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Có thể sử dụng thuốc tiêm song song hoặc chậm hơn 1- 2 ngày. Sau đó được siêu âm theo dõi nang noãn bắt đầu từ ngày thứ 6 (tính từ ngày bắt đầu ra kinh) của chu kỳ kinh. Các lần siêu âm sau và liều thuốc tiếp tục được điều chỉnh tùy theo kích thước và số lượng nang noãn phát triển. Tiêm hCG để kích thích phóng noãn khi có ít nhất 1 nang đạt kích thước 18mm trên siêu âm. Bơm tinh trùng 36 giờ sau khi tiêm hCG hay 24 và 48 giờ nếu bơm tinh trùng 2 lần trong một chu kỳ.

Phác đồ tăng liều dần: Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân sẽ được siêu âm và xét nghiệm nội tiết theo dõi nang noãn được lần đầu sau 14 ngày. Nếu chưa có đáp ứng thuốc, nang nhỏ dưới 10mm trên siêu âm, thì bệnh nhân sẽ tăng liều thuốc. Đối với bệnh nhân có đáp ứng, nang lớn hơn 10mm, thì sẽ duy trì liều cũ cho đến khi nang noãn đạt đến tiêu chuẩn tiêm hCG và tiếp tục tiến hành bơm tinh trùng như đã nêu trên.

Chu kỳ này sẽ bị ngưng điều trị khi bệnh nhân không có đáp ứng buồng trứng sau 35 ngày kích thích hoặc không có nang vượt trội khi đã dùng đến liều tối đa trong một tuần.Phác đồ này sẽ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và tình trạng béo phì của người phụ nữ.

Phác đồ giảm liều dần: Sử dụng thuốc kích trứng ngay sau khi người bệnh có kinh tự nhiên hoặc sau khi được sử dụng progesteron. Duy trì liều thuốc đó cho đến khi có một nang vượt trội trên 10mm trên siêu âm. Sau đó, giảm dần liều thuốc và nang noãn đạt đến tiêu chuẩn thì tiêm hCG.

Lưu ý: Phác đồ tăng liều dần an toàn và hiệu quả hơn phác đồ giảm liều dần nhưng chi phí cao hơn do thời gian điều trị kéo dài.

Kích trứng trong IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)

Để một chu kỳ IVF có hiệu quả, số lượng nang noãn trung bình cần đạt được sau kích thích buồng trứng là 8 – 10 nang noãn trưởng thành. Có 2 phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng trong IVF, đó là:

Phác đồ dài: Sử dụng các thuốc tiêm kích thích buồng trứng từ ngày 14 – 21 của chu kỳ kinh nguyệt, có thể sử dụng từ ngày thứ 21 của chu kỳ kinh trước hoặc áp dụng từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Sử dụng thuốc và liều lượng tùy theo độ tuổi bệnh nhân và sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc. Theo dõi siêu âm nang noãn được bắt đầu vào ngày thứ 6 sau khi sử dụng kết hợp các thuốc kích thích buồng trứng. Sau đó, siêu âm được tiến hành mỗi ngày hay mỗi 2 – 3 ngày tùy theo kích thước của nang noãn.

Kích trứng

Sau khi bệnh nhân được tiêm kích thích buồng trứng và theo dõi trên siêu âm có ít nhất 2 nang noãn đạt kích thước 17mm trở lên thì bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để kích thích phóng noãn. Chọc hút trứng được thực hiện khoảng 34 – 36 giờ sau tiêm hCG.

Phác đồ ngắn: Thời điểm ổn định của chu kỳ kích thích buồng trứng hoặc theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Kích thích buồng trứng áp dụng từ ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, đến ngày thứ 7 của chu kỳ, sau đó có thể được tiêm thuốc dưới da. Theo dõi tiếp tục sự phát triển nang noãn sau khi được kích thích buồng trứng theo chỉ định của bác sĩ. Tiêm thuốc kích trứng bắt đầu từ ngày 6 của chu kỳ và theo dõi sự phát triển nang noãn và sử dụng hCG khi các nang noãn đạt tiêu chuẩn, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng.

Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Liệu pháp kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm và chi phí lớn. Không chỉ vài viên thuốc, vài lần tiêm là phụ nữ hiếm muộn sẽ thoả nguyện mong ước có con. Mà khi kích thích buồng trứng điều trị vô sinh, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như bị chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo và có thể gây nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận; có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang nguyên thủy…

Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở điều trị hiếm muộn, vô sinh có uy tín để được khám và tư vấn kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp kích thích buồng trứng. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị tốt về sức khoẻ và ổn định tâm lý; tìm hiểu thông tin và chi phí điều trị để chuẩn bị tài chính và sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải có sự theo dõi kỹ càng để tránh các biến chứng không mong muốn.

BS. Nguyễn Quốc Khánh

]]>
Nang trứng: Thoái hóa và trưởng thành http://tapchisuckhoedoisong.com/nang-trung-thoai-hoa-va-truong-thanh-12586/ Fri, 27 Jul 2018 02:57:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nang-trung-thoai-hoa-va-truong-thanh-12586/ [...]]]>

Vùng vỏ ở bên ngoài, chứa các nang noãn, thể vàng, thể  trắng, và các tế bào đệm. Vùng tủy ở bên trong, chứa mô liên kết. Hệ thống mạch máu, bạch huyết, và các dây thần kinh đi vào mô tủy của buồng trứng tại vùng rốn.

Trong giai đoạn bào thai, vào tuần lễ từ 18 – 22, buồng trứng ở các bé gái đã tạo ra khoảng 7 triệu tế bào trứng sơ cấp. Tuy nhiên, khi sinh ra, vùng vỏ buồng trứng của các bé gái chỉ còn lại từ 1 – 2 triệu tế bào trứng sơ cấp, tất cả đều đang ở giai đoạn tiền kỳ của giảm phân I. Mỗi tế bào trứng sơ cấp được bao quanh bởi một lớp tế bào biểu mô vảy, tạo thành các nang nguyên thủy. Đến tuổi dậy thì, buồng trứng còn chưa đầy 300.000 tế bào trứng sơ cấp, và bắt đầu hoạt động theo chu kỳ hằng tháng. Trong mỗi chu kỳ, chỉ có một nang trứng trưởng thành và rụng đi, do đó toàn bộ thời gian hoạt động sinh sản ở người nữ chỉ sử dụng tối đa khoảng 400 nang trứng. Khi mãn kinh, buồng trứng chỉ còn sót lại xấp xỉ 1.000 tế bào trứng sơ cấp.

Hiện tượng thoái hóa là số phận của đa số các nang trứng

Các nang trứng  ở  người nữ  có 2 số  phận khác nhau: đa số  các nang sẽ  bị  thoái hóa trong quá trình chiêu mộ; một số ít các nang sẽ trưởng thành, trải qua sự  rụng trứng, và đi vào chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng.

Nang trứng

Hiện tượng thoái hóa là quá trình xảy ra thường xuyên tại buồng trứng, trong đó các nang chưa trưởng thành sẽ  bị  tiêu biến dưới tác động kiểm soát của các chất cận tiết và nội tiết. Sự chết theo chương trình của các tế bào hạt được xem là cơ chế  cơ bản trong hiện tượng thoái hóa nang, liên quan đến hoạt động của 5 hệ thống tín hiệu khác nhau, gồm: TNF (tumor necrosis factor alpha), Fas ligand, TRAIL (TNF-related apoptosis-inducing ligand), APO-3 ligand, PFG-5 ligand. Ngược lại, hoóc-môn FSH từ tuyến yên có vai trò ức chế hiện tượng này. Như vậy, sự chết theo chương trình trong quá trình chiêu mộ nang trứng định kỳ ở độ tuổi sinh sản đã giúp lý giải vì sao mỗi buồng trứng sở  hữu đến 300.000 nang nguyên thủy vào thời điểm sau dậy thì, nhưng khi mãn kinh thì dự trữ buồng trứng chỉ còn lại xấp xỉ khoảng 1.000 nang.

Hiện tượng trưởng thành là số phận của một số ít các nang trứng

Sau tuổi dậy thì, các nang trứng nguyên thủy bắt đầu trải qua hàng loạt các thay đổi quan trọng, cả về cấu tạo mô học lẫn chức năng bài tiết hoóc-môn. Quá trình trưởng thành của một nang trứng kéo dài khoảng hơn 120 ngày. Đây là thời gian phát triển từ một nang nguyên thủy lần lượt trải qua các giai đoạn: nang sơ cấp, nang thứ cấp, nang có hốc, và cuối cùng trở thành một nang tiền rụng trứng. Hiện tượng này diễn ra gối đầu liên tục, nghĩa là bất kỳ lúc nào trong buồng trứng cũng tồn tại những nang đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Khởi đầu chu trình trưởng thành của nang trứng là sự chiêu mộ một nhóm nang nguyên thủy. Khoảng 10 ngày trước khi kết thúc chu trình trưởng thành, hầu hết các nang được chiêu mộ ban đầu đều đã đi vào tiến trình thoái hóa. Số  ít các nang còn lại đang ở  giai đoạn nang thứ cấp sẽ  đi vào chu kỳ  kinh nguyệt, và cạnh tranh với nhau cho đến khi chỉ còn một nang tồn tại. Nang này phát triển thành nang tiền rụng trứng hay nang vượt trội, rồi vỡ ra và phóng thích tế bào trứng thứ cấp vào vòi trứng, phần còn lại của nang sau đó biệt hóa thành hoàng thể.

Không giống như sự sinh tinh kéo dài vô thời hạn ở nam giới, quá trình trưởng thành của các nang trứng ở nữ giới kết thúc khi dự trữ buồng trứng cạn kiệt, số  lượng nang còn lại không đủ để đáp ứng với các tín hiệu nội tiết từ tuyến yên trước, báo hiệu sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh.

ThS.BS. LÊ QUỐC TUẤN

]]>