bú sữa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 08 Aug 2018 14:27:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bú sữa – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cho trẻ bú sữa mẹ khi trẻ hoặc mẹ bị bệnh http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-tre-bu-sua-me-khi-tre-hoac-me-bi-benh-14404/ Wed, 08 Aug 2018 14:27:03 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cho-tre-bu-sua-me-khi-tre-hoac-me-bi-benh-14404/ [...]]]>

Khi đứa trẻ bị mắc bệnh

Khi đứa trẻ bị mắc bệnh nào đó, một số người mẹ thường không cho con bú sữa của mình vì có hiện tượng trẻ không muốn bú sữa, khi bú sữa dễ bị nôn và đi tiêu chảy. Người mẹ cũng thường có quan niệm rằng không nên cho trẻ bú sữa vì sợ trẻ khó tiêu hóa… Trên thực tế nếu cho trẻ ngừng bú sữa mẹ khi bị mắc bệnh, sau đó để trẻ bú sữa trở lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Vì vậy, khi trẻ bị bệnh, người mẹ nên cho trẻ bú sữa của mình với số lần nhiều hơn bình thường và số lượng càng nhiều càng tốt vì trong trường hợp này trẻ cần bú sữa mẹ để phục hồi sức khỏe vì sữa mẹ là loại thức ăn dễ tiêu hóa nhất đối với trẻ và có thể giúp trẻ bớt đi tiêu chảy. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và bú càng nhiều càng tốt. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều, cho uống dung dịch oresol cùng với sữa mẹ; đồng thời trong vài ngày đầu chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ nếu trẻ ăn được, dùng loại thức ăn dễ tiêu hóa và chia làm nhiều lần ăn với khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày. Sau đó, cho trẻ ăn tăng dần từ số lượng ít đến số lượng nhiều và thường xuyên hơn. Chú ý cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu năng lượng, giàu chất đạm để phát triển bình thường. Cần cho trẻ uống nước nhiều hơn sau khi trẻ đã hồi phục.

Kháng thể có trong sữa mẹ là sự bảo vệ trẻ cần thiết và tốt nhất

Khi người mẹ bị mắc bệnh

Khi người mẹ bị mắc bệnh nào đó, một số trường hợp người mẹ thường ngừng không cho con bú sữa của mình vì có quan niệm sợ con bị lây bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế trong phần lớn các trường hợp, việc làm này không cần thiết. Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, việc người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ vì kháng thể có trong sữa mẹ là sự bảo vệ trẻ cần thiết và tốt nhất. Đối với những bệnh đặc thù như: nhiễm HIV, lao tiến triển, suy tim nặng thì người mẹ không nên cho con bú.

Việc dùng thuốc của người mẹ khi bị mắc một bệnh nào đó cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc vì hầu hết tất cả các loại thuốc sử dụng đều đi vào sữa mẹ mặc dù với hàm lượng rất nhỏ. Lưu ý một số thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ và một số thuốc có khả năng gây tác dụng phụ. Thực tế rất ít các trường hợp người mẹ phải ngừng việc cho con bú sữa khi dùng những loại thuốc thông thường như: thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng sinh, vitamin… Một số trường hợp người mẹ không được cho cho con bú sữa khi dùng thuốc chống ung thư hoặc đang điều trị bằng chất phóng xạ. Các loại thuốc có thể dễ gây tác dụng phụ như người mẹ dùng thuốc để chữa bệnh tâm thần, chống co giật… đôi khi cần phải cho trẻ ngừng bú sữa. Những thuốc kháng sinh mà người mẹ cho con bú cần nên tránh sử dụng là chloramphenicol, tetracyclin, metronidazol, sulphonamide… Người mẹ tuyệt đối không được dùng các loại thuốc làm giảm sự tiết sữa như: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai có chứa oestrogen…

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

]]>
Trẻ bú sữa mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai mũi họng http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bu-sua-me-giam-nguy-co-nhiem-trung-tai-mui-hong-11856/ Wed, 25 Jul 2018 12:22:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bu-sua-me-giam-nguy-co-nhiem-trung-tai-mui-hong-11856/ [...]]]>

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y Texas –Mỹ đã phân tích hồ sơ y tế của 367 trẻ sơ sinh để xem xét ảnh hưởng của sữa mẹ đến nguy cơ mắc các nhiễm trùng tai mũi họng ở trẻ. Các nhà nghiên cứu đã rút ra 3 yếu tố có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đó là : bú sữa mẹ, tiêm chủng và giảm tiếp xúc khói thuốc lá ở trẻ. Theo Tiến sĩ Nhi khoa Tasnee Chonmaitree « Thiếu sữa mẹ dường như là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng tai ở trẻ ».

tre-bu-sua-me-giam-nguy-co-nhiem-trung-Tai-Mui-Hong

Ngoài ra kéo dài thời gian cho con bú có thể làm giảm đáng kể các trường hợp cảm sốt và nhiễm trùng tai. Trong thập niên trở lại đây cùng với việc tiêm chủng  nhằm dự phòng viêm phổi, cúm cùng với việc giảm tiếp xúc khói thuốc lá ở trẻ đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh tai mũi họng ở trẻ em.

Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo nên cho con bú sữa mẹ từ lúc sinh ra cho đến 6 tháng tuổi sau đó tiếp tục cho đến ít nhất 2 tuổi, kết hợp thêm các thức ăn bổ sung cho phù hợp bởi vì sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy, hai nguyên nhân thường gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.

Bs Ái Thủy

(theo topsante.com)

]]>
Bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thu vú cho cả mẹ và bé http://tapchisuckhoedoisong.com/bu-sua-me-lam-giam-nguy-co-ung-thu-vu-cho-ca-me-va-be-11081/ Wed, 25 Jul 2018 08:54:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bu-sua-me-lam-giam-nguy-co-ung-thu-vu-cho-ca-me-va-be-11081/ [...]]]>

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên HealthDay vào thứ hai, ngày 01/08/2017  kết luận việc cho con bú giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bị ung thư vú.

Có 13 trong số 18 nghiên cứu được phân tích bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) nhận thấy cứ mỗi 5 tháng cho bú sữa thì nguy cơ ung thư vú giảm 2% đối với những phụ nữ cho con bú sữa mẹ.

Theo những báo cáo cập nhật khoa học toàn cầu về ung thư vú cũng cho thấy rằng trẻ bú sữa mẹ ít bị béo phì khi lớn, điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư của đứa trẻ trong cuộc sống sau này. Cũng theo AICR, ở người lớn, thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc phải 11 loại ung thư thông thường.

Bà Alice Bender, giám đốc các chương trình dinh dưỡng của viện AICR, cho biết: “Không phải lúc nào các bà mẹ cũng có thể cho con bú sữa mẹ, nhưng đối với những người có thể cho con bú mẹ, việc cho con bú có thể giúp tránh được bệnh ung thư cho cả mẹ và con”.

Theo nghiên cứu gần đây, việc cho con bú mang lại nhiều yếu tố tích cực. Nó có thể làm chậm lại việc có kinh nguyệt sau khi sinh đẻ, làm giảm sự tiếp xúc lâu dài với các hoocmon như estrogen, loại hoocmon có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Thêm vào đó, sự rụng mô vú sau khi cho con bú sữa mẹ giúp loại bỏ các tế bào DNA bị tổn thương.

Bản báo cáo nói thêm rằng việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh uống rượu và sử dụng các chất kích thích cùng với hoạt động thể dục thể thao cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Cho con bú mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, vì vậy những người mới làm mẹ cần được hướng dẫn kỹ càng và được hỗ trợ để cho con bú đúng cách trong vài ngày đến cả tuần. Điều quan trọng đây là một trong những việc tất cả phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ ung thư vú”, Bender nói trong một thông cáo mới của viện.

Bên cạnh việc cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ sơ sinh, bú mẹ cũng tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng và giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. AICR khuyến cáo các bà mẹ mới cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu và sau đó thêm các chất lỏng và thực phẩm khác vào chế độ ăn uống của em bé.

Các tổ chức y tế khác, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, cũng đưa ra các khuyến cáo tương tự.

Hà Anh

(Theo Health)

]]>