bong gân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 30 Dec 2018 15:18:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bong gân – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Làm gì khi bị bong gân? http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-bong-gan-17580/ Sun, 30 Dec 2018 15:18:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/lam-gi-khi-bi-bong-gan-17580/ [...]]]>

Tai nạn này thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1) hoặc nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.

Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Các biểu hiện điển hình

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Bị bông gân làm sao hết? Cần phải làm gì ngay?

Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.

Làm gì khi bị bong gân?Cần chườm đá và cố định bàn chân bị bong gân

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.

Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Không dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây chảy máu.

Làm gì khi bị bong gân?Khi bị bong gân, dùng băng thun băng ép giúp cố định khớp

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

 

BS. Nguyễn Bình Sơn

]]>
Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớp http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-sai-lam-khi-xu-tri-bong-gan-trat-khop-15465/ Tue, 21 Aug 2018 14:48:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-sai-lam-khi-xu-tri-bong-gan-trat-khop-15465/ [...]]]>

Bong gân là thuật ngữ dân gian nhằm chỉ những tổn thương làm căng giãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp.

Trật khớp là sự di chuyển bất thường của các đầu xương khiến cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch. Trật khớp là hậu quả của những chấn thương nặng và thường kèm theo tình trạng tổn thương nặng nề của dây chằng, bao khớp và các cấu trúc xung quanh.

Nhận biết thế nào là bong gân, trật khớp

Bong gân, trật khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp nhưng thường gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu và khớp vai. Bong gân, trật khớp thường là hậu quả của những chấn thương đột ngột, gắng sức do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng khớp gây nên.

Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớpHình ảnh trật khớp vai trên phim Xquang.

Biểu hiện của bong gân rất thay đổi, tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương. Các triệu chứng của bong gân thường là đau, sưng nề, bầm tím tụ máu vùng khớp, giảm khả năng vận động khớp và chi thể bị tổn thương. Trong trường hợp nặng, bong gân dẫn đến lỏng khớp và mất chức năng của khớp.

Trật khớp thường có biểu hiện nặng hơn nhiều so với bong gân. Các triệu chứng của trật khớp bao gồm biến dạng khớp, sưng nề và bầm tím phần mềm xung quang khớp, đau rất nhiều, không vận động được khớp bị trật, có cảm giác tê bì, kiến bò vùng chi thể phía dưới khớp bị trật. Trật khớp có thể gây biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh kèm theo.

Tổn thương thường gặp trong bong gân và trật khớp:

Khớp vai: Trật khớp vai tái diễn do tổn thương sụn viền và bao khớp phía trước. Rách gân cơ chóp xoay, tổn thương sụn viền, tổn thương đầu dài gân cơ nhị đầu.

Khớp khuỷu: Trật khớp khuỷu, tổn thương đầu xa gân cơ nhị đầu cánh tay.

Khớp cổ tay: Trật khớp quay trụ dưới, tổn thương phức hợp sụn sợi.

Khớp gối: Đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài, rách sụn chêm, trật bánh chè tái diễn…

Khớp cổ chân: Tổn thương dây chằng delta, dây chằng sên mác trước…

Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớp

Nhiều người cho rằng bong gân, trật khớp là những thương tích nhẹ, có thể tự điều trị. Dùng dầu nóng, rượu ngâm xoa vào vùng chi thể bị bong gân, trật khớp có thể để lại những hậu quả khôn lường. Điều trị đắp thuốc lá (những phương thức điều trị dân gian chưa được kiểm chứng) có thể để lại những biến chứng và di chứng nặng nề. Hậu quả của điều trị bong gân, trật khớp không đúng làm cho triệu chứng của bệnh kéo dài, teo cơ, cứng khớp và mất chức năng của khớp.

Những sai lầm khi xử trí bong gân, trật khớpChườm lạnh để giảm sưng nề.

Những điều nên làm khi bị bong gân

Bong gân nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, bong gân nặng cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán mức độ nặng, điều trị và theo dõi sau điều trị. Xử trí cấp cứu khi bị bong gân cần thực hiện theo nguyên tắc sau:

Thứ nhất, để chi thể bị tổn thương được nghỉ ngơi. Trong trường hợp bong gân nhẹ, cần hạn chế vận động khớp bị tổn thương. Nếu tổn thương khớp chi dưới, cần hạn chế đi lại hoặc hỗ trợ đi lại bằng nạng. Nếu tổn thương khớp chi trên, cần tránh các động tác gây đau cho khớp. Khi người bệnh đỡ đau có thể nhẹ nhàng tập vận động trở lại. Trong trường hợp bong gân nặng, cần phải để khớp bị thương tổn ở tư thế cơ năng – là tư thế mà khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn. Người bệnh thường được bó bột hoặc nẹp bột để hỗ trợ cho khớp ở tư thế cơ năng. Sau 4-6 tuần, có thể cho người bệnh tập vận động trở lại.

Thứ hai, nên chườm lạnh. Sử dụng túi chườm lạnh để thực hiện chườm lạnh cho vùng khớp bị thương tổn. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 15-30 phút, 4-8 lần mỗi ngày trong vòng 48 giờ đầu hoặc cho đến khi thấy đỡ sưng nề. Nếu sử dụng đá để chườm, cần tránh chườm một vị trí trong thời gian quá lâu gây bỏng lạnh phần mềm.

Thứ ba, cần băng ép vùng khớp bị thương tổn. Sử dụng băng chun để thực hiện băng ép. Băng ép quá chặt sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng cũng không quá lỏng thì mới hiệu quả.

Thứ tư, cần nâng cao chi thể bị tổn thương bằng cách để vùng ngọn chi (bàn tay, bàn chân) cao hơn vùng gốc chi (khuỷu, gối) hoặc nâng cao vị trí khớp bị thương tổn hơn mức tim khi có thể tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng nhằm hạn chế và phòng ngừa sưng nề cho vùng chi thể bị tổn thương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Những trường hợp sau đây nên đến bác sĩ để được thăm khám: Bị chấn thương lại vào vùng khớp đã bị bong gân trước đó. Đau nhiều vùng khớp bị thương tổn, không thể vận động được khớp hoặc không thể đứng tỳ chân hay đi lại được. Không thể bước đi được 4 bước mặc dù không thấy đau nhiều hoặc người bệnh cảm thấy lỏng khớp. Bong gân được điều trị muộn hoặc không đúng dẫn đến tình trạng lỏng khớp và đau khớp mạn tính.

Điều trị bong gân thế nào?

Dùng thuốc: Đối với bong gân nhẹ và vừa, bác sỹ thường hướng dẫn tự chăm sóc tại nhà theo nguyên tắc trên và dùng thuốc giảm đau chống viêm thông thường như paracetamol, ibuprofen… Tập phục hồi chức năng được thực hiện khi người bệnh cảm thấy đỡ đau. Quá trình tập vận động khớp được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng.

Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được chỉ định khi bong gân nặng, nghĩa là dây chằng bị đứt hoàn toàn và dẫn đến tình trạng lỏng khớp.

Điều trị trật khớp

Trật khớp là một thương tích nặng, có nhiều biến chứng và di chứng. Điều trị trật khớp cần có bác sĩ chuyên khoa. Điều trị trật khớp phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của khớp bị trật, bao gồm: Nắn chỉnh khớp, bất động khớp, phẫu thuật và cuối cùng là phục hồi chức năng. Quá trình tập phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài với nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng và từ cường độ thấp đến cường độ cao.

ThS.BS. Đỗ Văn Minh

((BV Đại học Y Hà Nội))

]]>
Cách xử trí bong gân http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-xu-tri-bong-gan-14545/ Wed, 08 Aug 2018 15:42:24 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-xu-tri-bong-gan-14545/ [...]]]>

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng quy trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần thiết nhất khi mắc phải chấn thương này.

Thế nào là bong gân?

Bong gân chính là tổn thương dây chằng ở các khớp, đây là phần liên kết 2 xương lại với nhau, bong gân là một cách gọi của dân gian với dạng chấn thương này. Các trường hợp dẫn đến chấn thương dây chằng thường là chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày… các vị trí dây chằng bị tổn thương thường gặp là khớp cổ tay, cổ chân, vai, khuỷu tay… gồm các mức độ khác nhau: dây chằng bị giãn, dây chằng bị đứt một phần và dây chằng bị đứt hoàn toàn.Các mức độ khi bị bong gân cổ chân.

Các mức độ khi bị bong gân cổ chân.

Xác định mức độ chấn thương đúng để điều trị đúng

Cần dựa vào các biểu hiện qua thăm khám tại chỗ, nếu người bệnh chỉ thấy sưng đau, cảm giác mất vững khi vận động thì dây chằng bị giãn hoặc có đứt một phần nhưng nếu vừa sưng đau, mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằng đã bị đứt một phần hoặc hoàn toàn.

Để khẳng định chắc chắn hơn, bệnh nhân cần được chụp Xquang, ngoài ra có thể phải làm siêu âm và chụp cộng hưởng từ.

Những điều cần làm

Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với  người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường.

Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hóa dây chằng gây đau mạn tính và khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.

Những sai lầm trong xử trí bong gân

Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy xương vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị. Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.

Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được.Người bệnh cần băng ép cố định và chườm lạnh khi bị bong gân.

Người bệnh cần băng ép cố định và chườm lạnh khi bị bong gân.

Sử dụng thêm các thuốc điều trị

Ngoài việc dùng băng chun ép, đắp bột để bất động, người bệnh cần dùng các thuốc sau: thuốc giảm đau dòng NSAIDs, giảm phù nề, viêm như alphachoay. Trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

PGS.TS. Trần Trung Dũng

]]>
Xử trí khi bị bong gân http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-bong-gan-13818/ Sun, 05 Aug 2018 05:42:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/xu-tri-khi-bi-bong-gan-13818/ [...]]]>

Vì sao bị bong gân?

Bong gân thường xảy ra sau tai nạn do ngã hoặc trượt chân; sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp bị kéo căng ra quá mức. Thường gặp nhiều ở phụ nữ đi giày cao gót. Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ. Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt hoặc nhiều bó bị đứt nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng.

Ở thể nặng, khi dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng. Nếu bị bong gân, người bệnh cần được xử trí đúng để tránh đau và để lại những hậu quả đáng tiếc. Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Các biểu hiện của bong gân

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Xử trí khi bị bong gânChườm đá lạnh trong vòng 4 giờ đầu sau khi bị bong gân.

Xử trí thế nào?

Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Trong trường hợp nặng, cần đặt nẹp bột bất động khớp trong tư thế cơ năng.

Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày.Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Họ thường tự dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này. Ngoài việc không xoa bóp, chườm nóng, thì cũng không đuợc tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.

Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng không được dùng aspirin vì thuốc gây chảy máu.

Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.

Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt không hoàn toàn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng: Không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

BS. Nguyễn Bình Sơn

]]>
Bong gân khớp cổ chân và cách xử trí http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-gan-khop-co-chan-va-cach-xu-tri-13554/ Sun, 05 Aug 2018 05:12:22 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bong-gan-khop-co-chan-va-cach-xu-tri-13554/ [...]]]>

Tình trạng này thường bị xem nhẹ, nhiều người chỉ chườm hoặc bó lá mà không lường được hậu quả khi điều trị không đúng, không kịp thời.

Bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quang khớp cổ chân bị giãn quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. Bong gân khớp cổ chân gặp ở mọi lứa tuổi, với mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc mức độ tổn thương dây chằng. Phần lớn các trường hợp bong gân khớp cổ chân gặp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị, tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.

Tuy nhiên, nếu bong gân khớp cổ chân ở mức độ vừa và nặng thì bắt buộc phải đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Ở mức độ nặng và vừa, nếu người bệnh đến viện muộn hoặc điều trị không đúng (thường là đắp lá, tự chữa theo dân gian) sẽ dẫn đến tình trạng bong gân mạn tính với các triệu chứng như sưng đau dai dẳng khớp cổ chân, khớp lỏng, dễ chấn thương tái phát, ảnh hưởng rất lớn đến lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hầu hết bong gân khớp cổ chân xảy ra ở hệ thống dây chằng bên ngoài, nằm ngoài khớp.

Nguyên nhân do cổ chân bị xoắn vặn đột ngột, gặp trong các tình huống chấn thương sau: Đi bộ hoặc tập thể dục trên nền đất mấp mô; Ngã cao bàn chân tiếp đất; Chơi các môn thể thao có động tác cắt hoặc lăn và xoắn chân: chạy bộ đường dài, chơi bóng rổ, quần vợt, bóng đá…; Tai nạn giao thông; Sụt chân xuống hố.Dây chằng khớp cổ chân.

Dây chằng khớp cổ chân.

Dấu hiệu nhận biết

Ngay sau chấn thương, khớp cổ chân đau kèm theo sưng nề, bầm tím, căng mọng, giảm hoặc mất vận động. Khi tình trạng cấp tính qua đi, thăm khám lâm sàng có thể thấy khớp cổ chân mất vững.

Nếu bong gân mức độ nặng, người bệnh có thể nghe tiếng “rắc” khi chấn thương, sau đó mất cơ năng cổ chân giống gãy xương.

Chụp phim Xquang

Cấu trúc xương không thay đổi. Có thể thấy hình ảnh gián tiếp của tổn thương dây chằng như bong mộng chầy mác (tổn thương dây chằng bên mác), khe sáng mắt cá trong giãn rộng (tổn thương dây chằng delta-bên chầy).

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chỉ định chụp MRI khi nghi ngờ tổn thương dây chằng mức độ nặng hoặc tổn thương sụn khớp và khi cổ chân hết giai đoạn sưng nề.

Phân độ dựa trên mức độ tổn thương dây chằng.

Độ 1 (mức độ nhẹ): Các dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ. Biểu hiện: sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.

Độ 2 (mức độ trung bình): Đứt một phần dây chằng. Biểu hiện: Sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, có cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám.

Độ 3 (mức độ nặng): Đứt hoàn toàn dây chằng. Sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân. Thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ.

Điều trị thế nào?

Hầu hết các trường hợp bong gân cổ chân không cần phẫu thuật, kể cả bong gân mức độ nặng. Có 3 bước điều trị bong gân khớp cổ chân từ mức độ nhẹ đến nặng:

Bước 1: Nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nê.̀

Bước 2: Tập luyện nhằm sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ.

Bước 3: Tiếp tục tập luyện, thích nghi và trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Quá trình này phải mất 3 tuần đối với bong gân mức độ nhẹ, 6-12 tuần đối với bong gân mức độ vừa và nặng.

Điều trị tại nhà

Đối với bong gân mức độ nhe,̣ bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau càng sớm càng tốt:

Nghỉ ngơi, không đi lại trên chân bị chấn thương

Chườm đá tại vị trí sưng nề. Mỗi lần chườm 20-30 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần. Không đặt đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp vải khăn

Băng chun. Dùng băng chun băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân.

Kê cao chân. Trong vòng 48 giờ đầu, nên kê chân cao hơn mức tim.

Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề thông thường như ibuprofen, alphachoay…

Trường hợp nào cần đến bệnh viện?

Những trường hợp bong gân mức độ vừa và nặng (khớp cổ chân sưng nề nhiều, mất vững, mất vận động), ngoài việc giảm đau, chườm đá, kê cao chân còn phải bất động.

Bất động bằng bột từ 1/3 trên cẳng chân xuống bàn ngón chân (bột bốt) trong thời gian tối thiểu 3 tuần. Sau bó bột là giai đoạn tập luyện.

Khi nào cần phẫu thuật

Bong gân rất hiếm khi phải phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định cho những bong gân mức độ nặng, điều trị bảo tồn không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững. Có thể phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật nội soi: sử dụng các lỗ vào mặt trước khớp cổ chân, đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp, lấy bỏ các mảnh bong sụn khớp (chuột khớp) nếu có. Khâu phục hồi dây chằng hoặc tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.

Biến chứng có thể gặp

Phần lớn bong gân khớp cổ chân, nếu được điều trị đúng, kết quả tốt, khớp cổ chân trở lại cơ năng bình thường. Tập luyện sau khi bó bột đóng vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng khớp. Nếu tập luyện không tốt thường dẫn đến cứng khớp, đau dai dẳng quanh khớp và dễ chấn thương tái diễn.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh bong gân, trong sinh hoạt, tập luyện cần lưu ý:

Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực khác. Đi giày thể thao đúng chủng loại; Cẩn thận khi bước, chạy, nhảy trên nền mấp mô. Giảm hoặc dừng chơi thể thao khi có tình trạng đau khớp cổ chân.

Cần tránh để bong gân tái đi tái lại dẫn đến bong gân mạn tính. Nếu bị bong gân một lần, các dây chằng không được phục hồi thì sẽ xảy ra bong gân tái diễn nhiều lần. Nếu đau kéo dài trên 4-6 tuần thì gọi là bong gân mạn tính. Cần tránh các hoạt động có xu hướng làm cho tình trạng bong gân mạn tính nặng lên như bước trên nền mấp mô, chơi các môn thể thao làm cho cổ chân dễ bị vặn xoắn.

TS.BS. Dương Đình Toàn

]]>
Cách trị bong gân ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-bong-gan-o-tre-11098/ Wed, 25 Jul 2018 08:57:14 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-tri-bong-gan-o-tre-11098/ [...]]]>

Bong gân là những tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng – là cấu trúc kết nối xương với xương, có vai trò làm vững khớp – dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp.

Bong gân có 3 mức độ khác nhau: mức độ 1 dây chằng chỉ bị căng giãn nhẹ mà không đứt; mức độ 2 dây chằng bị đứt một phần và mức độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Bong gân có thể gặp ở tất cả các khớp nhưng ở trẻ em thường gặp nhất ở khớp cổ chân.

Triệu chứng bong gân ở trẻ em

Đau tại chỗ; sưng nề tại vùng chi thể bị tổn thương; khó khăn khi vận động hoặc sử dụng phần chi thể bị tổn thương; Nóng đỏ, tụ máu dưới da vùng chi thể bị tổn thương.

Các triệu chứng của bong gân thường không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác, đặc biệt là gãy bong sụn tiếp và gãy xương thể cành tươi ở trẻ. Vì vậy bố mẹ nên đưa con mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn đầy đủ khi trẻ bị bong gân.

Triệu chứng cận lâm sàng gồm: Chụp Xquang để loại trừ các tổn thương gãy xương, đặc biệt là gãy bong sụn khớp và gãy xương cành tươi ở trẻ em. Chụp cắt lớp vi tính cho đánh giá chính xác tổn thương xương và các cấu trúc có liên quan trên các bình diện khác nhau. Chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp bong gân nặng nhằm xác định mức độ tổn thương của dây chằng, bao khớp.

Điều trị

Điều trị cụ thể từng trường hợp bong gân được xác định bởi các bác sĩ, dựa vào các yếu tố sau: tuổi, tình trạng sức khỏe chung và tiền sử bệnh; độ nặng của tổn thương; sự phối hợp của trẻ nhỏ đối với điều trị; kết quả kỳ vọng sau điều trị; kinh nghiệm của bác sĩ.

Điều trị ban đầu cho các trường hợp bong gân cần được tiến hành theo trình tự: để chi thể bị bong gân được nghỉ ngơi – chườm lạnh – băng ép- nâng cao chi thể.

Các điều trị khác có thể bao gồm:

Thuốc: thuốc giảm đau chống viêm có thể dùng cho trẻ nhỏ như paracetamol, ibuprofen, aspirin…

Hạn chế vận động: tùy vào vùng chi thể bị tổn thương và mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh hạn chế các vận động thể lực ở các mức độ khác nhau trong thời gian ngắn dài khác nhau.

Bất động bằng bó bột hoặc nẹp trợ đỡ: được sử dụng đối với những trường hợp bong gân nặng hoặc những trường hợp bong gân nhẹ nhưng trẻ hiếu động nhằm giúp bất động tạm thời vùng chi thể bị tổn thương ở tư thế nghỉ ngơi.

Di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn: được chỉ định cho những trường hợp bong gân nặng ở chi dưới.

Tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng sức mạnh của gân cơ, dây chằng và bao khớp. Tập phục hồi chức năng được thực hiện khi bệnh nhân hết đau cấp tính.

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng gây lỏng khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ hoặc ở những trẻ có nhu cầu vận động thể lực cao.

BS. Đỗ Văn Minh

]]>
Cây lá trong vườn chữa bong gân http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-la-trong-vuon-chua-bong-gan-7426/ Sat, 21 Jul 2018 10:17:15 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-la-trong-vuon-chua-bong-gan-7426/ [...]]]>

Nếu chỗ bị bong gân sưng đau nhiều, người bệnh nên dùng thuốc đắp, chỗ bị thương sẽ giảm sưng, đỡ đau nhức.

Người bệnh thường có cảm giác đau buốt, sưng đỏ hoặc xanh tím, phù nề quanh khớp bị tổn thương. Để chữa bong gân, có thể áp dụng những bài thuốc sau:

Bài 1: Lá cây nhãn sấy khô, giã nát, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp vào chỗ đau. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng.

Bài 2: Dây bí ngô 50g, gừng tươi 20g, giã nát đắp vào chỗ đau, có thể dùng băng để cố định thuốc tại chỗ đau, thỉnh thoảng nhỏ thêm ít rượu loãng vào miếng thuốc đắp. Ngày đắp 2 lần, đắp trong khoảng 2-3 ngày.

Bài 3: Dùng lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng do bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo và đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy, lấy băng hoặc vải sạch băng lại để giữ thuốc. Làm như vậy ngày 1-3 lần trong vòng 1-2 ngày (tùy theo bệnh nặng hay nhẹ) là khỏi.

Bài 4: Lá si, lá ngải cứu, lá cúc tần… mỗi loại 50g. Tất cả giã nhỏ, chế vào đó một chút dấm ăn, sau đó đun sôi lên. Khi nào hỗn hợp này nguội thì cho thuốc này lên trên chỗ bị thương và băng lại để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay băng một lần. Làm trong 2-3 ngày.

Bài 5: Lá tầm gửi 100g, lá gấc 30g, gạch non giã vụn 15g. Tất cả giã nhỏ, dàn đều lên lá bàng hoặc lá chuối (đã được hơ nóng) rồi đắp lên chỗ bị thương và băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Tùy theo tổn thương nặng hay nhẹ mà dùng trong vài ngày.

Bài 6: Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Ngày đắp 1-2 lần. Đắp đến khi chỗ tổn thương đỡ sưng đau.

Ngoài ra, để nhanh khỏi cần kết hợp thuốc xoa như sau: Quế chi, đại hồi, địa liền, huyết giác, thiên niên kiện… mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông gòn thấm dung dịch này và xoa vào chỗ đau. Xoa trong 15 phút, khi thấy bông khô lại thấm ướt. Ngày làm 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng thống huyết ứ.

BS Hoàng Dương

]]>