bóng cười – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 25 Sep 2018 04:46:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bóng cười – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Nghiện bóng cười, điều trị thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/nghien-bong-cuoi-dieu-tri-the-nao-16125/ Tue, 25 Sep 2018 04:46:10 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nghien-bong-cuoi-dieu-tri-the-nao-16125/ [...]]]>

Đặng Hữu Q. (Hà Nội)

Bóng cười thực chất là quả bóng bay được bơm khí Nitrous oxide (N2O) – một hợp chất vô cơ không màu có vị ngọt dịu, từng được dùng trong y tế với mục đích gây mê. Việc hít khí cười trong thời gian ngắn với liều lượng lớn có thể khiến người sử dụng bị co giật, run rẩy…

Nếu những người mắc bệnh về tim mạch hay hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp mà hít phải N2O lâu sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn tới ngừng thở. Dù bóng cười không bị liệt vào hàng ma túy nhưng là hóa chất bị sử dụng sai mục đích, lạm dụng có thể dẫn đến cảm giác thích dùng, dùng nhiều, dùng tăng liều tương tự như nghiện.

Đây là khí gây mê tác động đến thần kinh, nếu lạm dụng quá thì thần kinh bị tác động, kích thích liên tục để gây hưng phấn sẽ làm cho hệ thần kinh mỏi mệt, gây ra hiện tượng như lờ đờ, ngơ ngơ… Nếu hít nhiều sẽ gây nôn ói, rối loạn chuyển hóa cơ thể, tạo cảm giác hưng phấn ảo, rất giống với cảm giác phê ma túy.

Cô em của bạn có thể bị nghiện hít khí cười, nhưng có thể cô ấy còn có những vấn đề khác về tâm lý, tâm thần rất cần được thăm khám để điều trị. Chưa kể, nếu cô ấy không chỉ sử dụng bóng cười mà còn lạm dụng các chất gây nghiện khác. Tình trạng của cô bé rất cần được đưa đến bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để khám và điều trị mới có thể giải quyết được dứt điểm.

BS. Nguyễn Quân

]]>