bơi lội – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 06 Aug 2018 06:48:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bơi lội – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Mùa hè, ưu tiên số 1 hãy cho con học bơi! http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-he-uu-tien-so-1-hay-cho-con-hoc-boi-14206/ Mon, 06 Aug 2018 06:48:52 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mua-he-uu-tien-so-1-hay-cho-con-hoc-boi-14206/ [...]]]>

May mắn, quê ngoại là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, Nha Trang. Con về đấy tận hưởng một mùa hè sôi động và không phải tiêu tốn quá nhiều tiền. Và ngày đầu tiên con về ngoại, hai vợ chồng đã nhờ em gái đăng ký ngay cho con lớp học bơi. Học bơi vừa giúp con khỏe mạnh, “kéo chân thêm dài ra”; hơn thế nữa, giúp con có thêm một kỹ năng để sống an toàn hơn.

Nếu được hỏi, các bậc cha mẹ có thể ngay lập tức đưa ra một loạt những kỹ năng sống cơ bản mà theo bản năng họ biết con cái cần phải học để luôn được an toàn và lành mạnh. Những danh sách này thường bao gồm các thói quen như nhìn trái nhìn phải trước khi băng qua đường, rửa tay bằng xà bông và nước với thời gian rửa tay bằng thời gian hát xong bài hát “Happy Birthday – Chúc mừng sinh nhật”, và ăn nhiều trái cây và rau củ tươi. Nhưng, đối với nhiều cha mẹ, an toàn khi chơi xung quanh môi trường nước không có trong danh sách này.

Chết đuối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong liên quan đến tai nạn thương tích không chủ ý cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Theo báo cáo sơ bộ của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐTBXH) năm 2017, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, gấp 8 lần các nước phát triển.

Bơi lội là niềm vui của tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ em. Chúng rất thích đắm mình trong nước, chơi trò chơi xây lâu dài cát. Không chỉ là niềm vui, bơi lội cũng mang lại vô số lợi ích sức khỏe có thể giúp con bạn khỏe mạnh và hạnh phúc cùng một lúc. Bơi giữ cho tim và phổi của con bạn khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai và tăng tính linh hoạt, tăng sức chịu đựng và thậm chí cải thiện sự cân bằng và tư thế di chuyển sẽ đẹp hơn. Một điều tuyệt vời khác về bơi lội là trẻ em ở mọi lứa tuổi hòa đồng, dễ dàng tiếp cận hơn so với những đứa trẻ chơi các môn thể thao khác. Trẻ trở nên tự tin và tin vào khả năng của mình, con cái sẽ có nhiều cơ hội kết bạn. Nhưng sức khỏe, niềm vui và sự tự tin không phải là lý do duy nhất tại sao con bạn nên học bơi.

Không phải lúc nào, bố mẹ cũng có thể luôn sẵn sàng “cứu nạn, cứu hộ” mỗi khi con gặp sự cố. Bạn cũng có lúc lơi mắt ra khỏi con. Nhưng chỉ cần trong tích tắc, 5 phút thôi, sự sống có thể đã trôi xa mãi mãi. Nước ở xung quanh chúng ta, ngay cả nhỏ như bồn tắm. Vì vậy, cho con học cách bơi là phương cách yêu con nhất, cho con một con đường sống, đảm bảo rằng con học được cách thở trong nước, đứng nước và biết bơi là điều cần thiết cho sự an toàn của trẻ. Con gái học bơi được một rồi và chiều chiều xách phao tung tăng ra hồ bơi với 3 bạn mới quen.

NGUYÊN KHỞI

]]>
Những lưu ý khi đi bơi http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-di-boi-13667/ Sun, 05 Aug 2018 05:23:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-luu-y-khi-di-boi-13667/ [...]]]>

Những tác động tốt của bơi lội

Khi bơi thể trọng của con người giảm đi so với trên cạn khoảng 10%. Do đó, khả năng bị tổn thương ở eo lưng, các khớp chân giảm đi nhiều. Bơi có tác dụng phòng chống xương bị cứng, teo cơ, giảm độ co giãn của các dây chằng… Cũng do kích thích trong nước lạnh, trong vận động bơi, mạch máu co giãn có tính phản xạ, giảm bớt sự trầm tích cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ở người cao niên thường xuyên tập bơi, công năng của hệ thống tim mạch không chỉ tốt hơn nhiều người cùng tuổi không tập bơi, mà tính đàn hồi của động mạch thậm chí còn tốt hơn cả người trung niên ít rèn luyện thể chất. Do bơi lội phối hợp các động tác tay chân với thở làm tăng hưng phấn các trung khu tương ứng trên vỏ não, đồng thời ức chế hoạt động của các bộ phận vô quan khác giúp chúng nghỉ ngơi, thư giãn tích cực. Toàn thân nói chung, các cơ nói riêng được xoa bóp nhờ các xung lực của nước.

Các tác dụng tốt đẹp trên của bơi lội chỉ có thể được phát huy cao nhất khi người tập biết vận động phù hợp với sức khỏe của bản thân và hoàn cảnh (thời tiết, nơi bơi lội).

Không nên tập bơi khi mới ăn xong hoặc đang đói

Vừa ăn xong, các cơ quan tiêu hóa phải làm việc: nhu động ruột tăng, các tuyến nội tiết phục vụ cho tiêu hóa đẩy mạnh, nhiều máu được chuyển về dạ dày, ruột. Nếu ăn xong mà tập bơi ngay, máu sẽ dồn về các cơ quan vận động, gây tình trạng thiếu máu ở cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, sau bữa ăn, dạ dày thường chứa đầy thức ăn, đẩy lên màng chắn ngăn với phổi nên hô hấp, vận động khó khăn. Mặt khác, bơi lúc này có sự co bóp của cơ bụng cộng với áp lực của nước vào thành ngoài bụng, ngực dễ gây đau, tức bụng, khó thở… thậm chí nôn mửa. Có trường hợp bị sức ép quá mạnh, gây trào ngược thức ăn vào khí quản, gây nguy hiểm.

Những lưu ý khi đi bơiKhởi động kỹ trước khi bơi.

Ngoài ra, nước lạnh kích thích có thể làm cho các mạch máu ở bụng và cơ trơn ở thành ruột co lại, làm trầm trọng thêm hiện tượng chuột rút.

Khi đói cũng không nên tập bơi, vì sự vận động của cơ, nhiệt độ nước thấp cùng sự hấp thu, truyền nhiệt của nước cao dễ làm người bơi mất nhiều nhiệt lượng, cơ thể không đủ nguồn đường để cung cấp cho hoạt động, dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết. Lúc đó người bơi có thể hoa mắt, váng đầu, thậm chí sốc. Tình trạng này mà xảy ra khi bơi chỗ nước sâu, xa bờ thì có thể gây nguy hiểm.

Chỉ nên bơi sau ăn 1-1,5 giờ. Không bơi khi đói. Nếu chưa kịp ăn trước đó, có thể uống tạm một cốc nước đường ấm, ăn vài miếng bánh ngọt. Trong quá trình bơi, nếu thấy đói, khát có thể lên bờ ăn, uống bổ sung nhẹ.

Khởi động trước khi bơi

Không chỉ với hoạt động bơi lội mới cần khởi động. Khởi động là bắt buộc với tất cả các hoạt động thể dục, rèn luyện thể chất nhằm tránh chấn thương và các sự cố sức khỏe khi tập luyện. Thời gian khởi động tùy thuộc vào từng người, nơi chốn, thời tiết, nội dung tập luyện. Mùa đông cần khởi động kỹ, lâu hơn mùa hè. Khởi động đến mức thấy người nóng lên, mạch tăng hơn lúc yên tĩnh, các khớp tay chân linh hoạt, thân thể nhẹ nhàng, phấn chấn hơn là được.

Cách chữa chuột rút trong khi bơi

Tập bơi lâu, mệt, lạnh dễ bị chuột rút ở đùi, ngón tay, ngón chân, bụng, nhất là bắp chân. Đó là hiện tượng căng cứng cơ, không thể chủ động co giãn. Nguyên nhân thường là:

Thứ nhất là do khởi động không kỹ. Thứ hai là do quá trình tập bơi tiêu hao nhiều đường máu và sản sinh nhiều axit lactic. Sự tích lũy axit lactic không kịp giải trừ trong cơ làm cơ co cứng.

Khi bị chuột rút, không nên hoang mang, nhất là lúc đang ở chỗ xa bờ, nước sâu. Nếu bị lúc đang bơi, trước tiên tự cố giãn duỗi (không co lại) những cơ bị chuột rút đó rồi dùng hai tay và chân còn bình thường bơi vào bờ ngay hoặc hít một hơi thật sâu rồi nằm ngửa trên mặt nước khoảng 1 phút sau sẽ đỡ. Không nên cuống để bị sặc nước. Nếu đã lên bờ mà bị chuột rút thì tự xoa bóp cẳng chân hoặc cơ nơi bị chuột rút hoặc nhờ người khác kéo đẩy thẳng đầu gối làm cho bàn chân cong vểnh lên, hay kéo giãn ngón chân ra rồi xoa bóp tiếp. Nếu vẫn chưa hết thì dùng ngón tay bấm huyệt thừa sơn ở bắp sau cẳng chân hoặc huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân. Sau đó lại xoa bóp, vuốt nhanh nhiều lần cẳng chân từ dưới lên, kèm theo vỗ, gõ nhẹ dần.

Cho dù bơi vào mùa hè cũng không nên dầm nước quá lâu, nhất là khi đã thấy lạnh rùng mình, da sởn gai ốc, môi tái, da lòng bàn tay, bàn chân nhăn lại, nhợt đi. Khi lên bờ chú ý lau khô ngay và mặc quần áo thích hợp để phòng bị cảm và những tác hại về tim mạch và cơ khác. Những người yếu, bơi kém, nhất là trẻ nhỏ không nên tập bơi một mình, chỗ xa, nước sâu.

PGS.TS. Nguyễn Toán

]]>
Bơi lội và hen phế quản http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-loi-va-hen-phe-quan-13329/ Thu, 02 Aug 2018 14:54:26 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/boi-loi-va-hen-phe-quan-13329/ [...]]]>

(Lữ Trung Tín – Cà Mau)

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, tăng phản ứng phế quản với các tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt, thường bị về đêm và sáng sớm. Hen phế quản được đặc trưng bởi các cơn khó thở kịch phát do co thắt phế quản. Triệu chứng điển hình là các tiền triệu như ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ho khan thành cơn, tức ngực và sau đó là khó thở cơn chậm, rít hay xảy ra ban đêm. Chủ yếu bệnh nhân khó thở thì thở ra, phải ngồi dậy, sử dụng nhiều cơ hô hấp phụ, tiếng thở khò khè, nghe phổi thấy ran rít lan toả khắp 2 phổi, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

Bơi lội được xem là môn thể thao thân thiện nhất đối với người bị hen phế quản, các môn khác bao gồm: chạy xe đạp, bơi thuyền, câu cá, đi bộ, bơi nước rút (ngắn). Một số môn thể thao chơi theo nhóm (đội) đòi hỏi đốt năng lượng nhanh cũng tốt cho người hen phế quản (theo Hiệp hội Dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ): bóng chày, bóng bầu dục, golf, thể dục dụng cụ. Một số môn chơi thể thao có hoạt động liên tục hoặc trong thời tiết lạnh có thể làm khởi phát cơn hen: đá banh, bóng chuyền, khúc côn cầu, chạy đường dài. Riêng với môn lặn có bình khí thì trước đây cầm tuyệt đối với người bị hen nhưng gần đây thì người ta cho phép với điều kiện bệnh hen đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc lặn dưới nước được xem là nguy cơ rất lớn đối với người bị hen do sự vận động và môi trường lạnh.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

]]>
Cách đơn giản phòng tránh viêm tai do bơi lội http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-phong-tranh-viem-tai-do-boi-loi-10479/ Wed, 25 Jul 2018 07:08:07 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-don-gian-phong-tranh-viem-tai-do-boi-loi-10479/ [...]]]>

Mùa hè, thời tiết oi bức, tôi thường cho con đi bơi nhưng gần đây, con trai tôi bị viêm ống tai. Xin hỏi bơi lội còn có thể gây nên những bệnh tai nào? Cách phòng tránh ra sao?

Nguyễn Thị Nhung (Hải Phòng)

 

Tai giữa bình thường và viêm tai giữa ứ dịch.

Khi bơi lặn, nước vào tai, gây ngứa, cảm giác khó chịu, thường ngoáy tai và hi vọng sẽ thoải mái hơn, nhưng chính hành động này làm xây xước da ống tai dẫn tới phù nề và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm ống tai với các triệu chứng đau tai, đau ngày càng tăng làm cho ta nhai cũng đau, ngáp cũng đau và thậm chí há miệng cũng đau. Đây là biểu hiện của viêm ống tai ngoài. Khi khám tai, bác sĩ sẽ kéo vành tai đau và thấy ống tai bị nề chít hẹp phải vệ sinh tại chỗ ống tai đồng thời dùng kháng sinh toàn thân. Viêm ống tai thường kéo dài 5 – 7 ngày. Viêm ống tai rất hay tái phát nếu chúng ta vẫn hay ngoáy tai.

Ngoài ra, khi bơi lội cũng có thể gây viêm tai giữa do tai của chúng ta được cấu tạo như một hộp kín, bình thường áp suất bên trong cân bằng với áp suất bên ngoài.

Trong trường hợp bơi lội và lặn sâu, hoặc nhảy cầu, sự thay đổi áp lực nước quá cao, đột ngột gây nên chấn thương âm cho tai giữa. Người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, nghe kém kéo dài kể cả khi đã lắc hết nước trong tai ra ngoài. Trong trường hợp này cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng điều trị bằng các thuốc kháng sinh – giảm phù nề và làm thông thoáng đường mũi họng cũng như làm thông thoáng vòi nhĩ (vòi Eustaches) thông từ tai giữa xuống họng. Viêm tai giữa ứ dịch với triệu chứng ban đầu chỉ là đau tai, ù tai sau là nghe kém – khám nội soi có thể thấy màng tai có dịch vàng óng, lúc này phải làm thủ thuật chích màng tai (nhĩ) hoặc đặt ống thông khí để dẫn lưu dịch.

Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần phải biết phòng tránh những bệnh không mong muốn do bơi lội gây ra.

BS. Nguyễn Tuyết Mai

]]>
Trẻ chảy mũi kéo dài dễ sinh viêm tai giữa http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-chay-mui-keo-dai-de-sinh-viem-tai-giua-1633/ Wed, 18 Jul 2018 03:35:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-chay-mui-keo-dai-de-sinh-viem-tai-giua-1633/ [...]]]>

Theo lời kể của chị Ngân, những biểu hiện bệnh của trẻ thường nhẹ hoặc chỉ thoáng quá nên chị cũng có phần chủ quan. Chị không cho con đi khám mà tự rửa mũi, nhỏ thuốc mũi.

“Con không sốt, mũi không đặc lại mình cứ cứ nghĩ đơn giản thế là con khỏi bệnh. Tuy nhiên, đến lúc đi khám mình mới biết bé đã bị viêm tai giữa. Nguyên nhân là do sổ mũi lâu dần dẫn đến viêm tai”, chị Ngân nói.

viemtai1-jpg-1368181598_500x0.jpg
Cha mẹ cần chữa dứt điểm bệnh đường hô hấp ở trẻ để tránh biến chứng viêm tai giữa. Ảnh minh họa: N.P.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, những trường hợp trẻ bi biến chứng viêm tai giữa do bệnh đường hô hấp kéo dài không khỏi như con chị Ngân không phải hiếm gặp. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ, phổ biến sau các bệnh viêm đường hô hấp. Tại Mỹ, 83% trẻ dưới 3 tuổi tại Mỹ có ít nhất một lần bị viêm tai giữa trong đó độ tuổi mắc cao nhất là 6-18 tháng. 

Dù là bệnh hay gặp nhưng cũng có trường hợp khó chẩn đoán. Biểu hiện có sự khác nhau theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bỏ bú. Trẻ lớn hơn thì có thể bị sốt, kèm (hoặc không kèm) viêm hô hấp trên, đau tai, màng nhĩ viêm đỏ…

Theo phó giáo sư Dũng có hai yếu tố để chẩn đoán chắc chắn bệnh gồm: viêm và có tiết dịch ở tai giữa. Dấu hiệu quan trọng nhất qua soi tai là có thể thấy màng nhĩ phồng lên, thấy ứ dịch trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng. Một số trường hợp còn thấy chảy nước, mủ ra tai ngoài. Dù vậy không phải lúc nào soi cũng thấy hình ảnh như vậy.

Bên cạnh đó, trẻ có thể có các dấu hiện gián tiếp khác như đau tai. Trẻ con chỉ xác định được dấu hiệu này khi biết nói và chỉ rõ vào trong tai. Nếu người lớn cứ quan sát thấy trẻ gãi, sờ vào tai mà suy luận trẻ bị đau tai thì hoàn toàn không phải. Trẻ cũng có thể bị chảy nước mũi, ho, sốt…, phó giáo sư Dũng cho biết.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn và cả virus. Vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Vì thế, điều trị viêm mũi họng triệt để sẽ tránh được viêm tai giữa. Qua thực tế điều trị, trẻ bị viêm tai thường bị viêm VA, bú bình. Bên cạnh đó, cũng có một con đường thẳng, vi trùng nhập thẳng vào tai, những trường hợp này ít hơn.

Không phải trường hợp nào trẻ bị viêm tai giữa cũng được chỉ định dùng kháng sinh. Kháng sinh được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau: trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ 6 tháng đến 2 tuổi nếu chẩn đoán chắc chắn hoặc chẩn đoán không chắc chắn nhưng bệnh nặng; trẻ trên 2 tuổi có chẩn đoán chắc chắn và bệnh nặng. Các trường hợp khác thì điều trị triệu chứng và theo dõi sau 2 ngày nếu bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh, phó giáo sư Dũng cho biết.

Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ dẫn đến biến chứng thủng nhĩ, thậm chí suy giảm chức năng nghe, gây cản trở không nhỏ đến quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ. Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chữa dứt điểm các bệnh đường hô hấp, tránh để vi trùng, vi khuẩn lây lan lên tai. Bên cạnh đó cần cải thiện môi trường sống của trẻ, đi bơi thì cần chọn những nơi nước tương đối sạch, nên trang bị mũ và nút tai dành cho trẻ. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám.

Phương Trang

]]>