bổ thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Fri, 20 Jul 2018 01:24:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bổ thận – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận? http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-gia-tieu-dem-nhieu-can-bo-than-5746/ Fri, 20 Jul 2018 01:24:44 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nguoi-gia-tieu-dem-nhieu-can-bo-than-5746/ [...]]]>

Bàng quang khí hóa là do thận dương điều chỉnh, thận dương suy sẽ ảnh hưởng đến bàng quang khí hóa bình thường. Nói vậy, tại sao ban ngày không tiểu nhiều, mà ban đêm lại tiểu nhiều?

Đặc điểm của người già tiểu đêm nhiều là số lần đi tiểu ban ngày không nhiều, lượng cũng không nhiều, nhưng sau khi ngủ phải dậy nhiều lần để tiểu tiện, hằng đêm ít là 2 – 3 lần, nhiều 4 – 5 lần, 7 – 8 lần… Việc này tuy không đau đớn, nhưng ảnh hưởng giấc ngủ nghiêm trọng.

Y học hiện đại cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều, do sinh lý: có thói quen uống nhiều nước, trà đậm, cà phê hoặc thuốc lợi tiểu trước khi ngủ…; do thần kinh: người rối loạn thần kinh hoặc căng thẳng (stress), khi bàng quang hơi căng phồng (ít hơn 300ml) lại có ý muốn tiểu, dẫn đến số lần bài niệu trong đêm gia tăng, thậm chí tạo thành thói quen tiểu đêm; do bệnh lý: rối loạn chức năng tim, thận, viêm thận. Đặc biệt là tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, vì xơ hóa tiểu động mạch thận, chức năng đào thải thận suy thoái, rất dễ xảy ra tiểu đêm nhiều.

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?

Cây hoàng kỳ

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?Hoàng kỳ

Thật tế, nếu do sinh lý chỉ cần thay đổi thói quen uống nước, do thần kinh chỉ cần loại bỏ trạng thái căng thẳng thì giải quyết được vấn đề. Do bệnh lý thì Tây y cho rằng do tiểu động mạch thận xơ hóa, chức năng đào thải suy giảm mà dẫn đến tiểu đêm nhiều, nhưng tại sao ban ngày lại không tiểu nhiều? Xem ra vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây tiểu đêm nhiều.

Đông y cho rằng, ban ngày thuộc dương, dương khí thịnh, thận dương tuy suy yếu nhưng có dương khí của tự nhiên “chống đỡ”, chứng hư suy không đến nỗi biểu hiện rõ. Thế nhưng, ban đêm thuộc âm, âm khí thịnh, không những không đạt tác dụng “chống đỡ”, trái lại âm hàn ban đêm quá thịnh mà gây tiêu hao dương khí cơ thể. Thận âm vốn bất túc, lại chịu ảnh hưởng của âm hàn ban đêm rồi gây ra hư suy, dẫn đến thận dương không đạt tác dụng “ôn ấm”, làm cho bàng quang khí hóa không bình thường tạo ra tiểu đêm nhiều.

Điều quan trọng hơn, căn cứ theo lý luận Đông y, việc chữa bằng thuốc, hoặc ăn uống, đều có hiệu quả tốt. Kiến nghị người có triệu chứng nặng hơn trước tiên dùng thuốc, hoặc thuốc và món ăn dùng chung. Bài thuốc như sau:

Hoàng kỳ 30g, sơn thù 10g, thục địa 15g, ngũ bội tử 10g, ngũ vị tử 6g, bạch quả 15g, tang phiêu tiêu 30g, khiếm thực 30g, kim anh tử 30g, đào nhân 10g, nhục quế 10g (bỏ sau). Sắc uống, ngày 1 thang.

Người già tiểu đêm nhiều cần bổ thận?Sơn thù

Có thể chọn một trong những món ăn dưới đây cùng có tác dụng ôn bổ thận dương:

 

Thịt cầy 1kg, nhục quế 20g. Cùng cho vào nồi, đổ nước ninh đến khi thịt nhừ, vớt ra. Bắc chảo lên bếp, cho vào thịt cầy, thêm muối, đường, rượu vang, hành, gừng, nước tương, hồ tiêu vừa đủ, rồi cho vào trở lại nước canh, ninh đến khi thấm vị thì hoàn tất. Dùng ăn vài ngày.

Thịt cầy 250g, thịt rùa 250g. Cùng hầm nhừ, sau khi nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng vài ngày.

Thịt rùa 250g, thịt gà giò trống 250g. Cùng hầm nhừ, sau khi nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng vài ngày.

Ruột gà trống vừa đủ. Ruột gà bổ ra, rửa sạch, sấy khô, tán mịn, sử dụng dần. Mỗi lần 10g, uống với nước ấm, ngày 2 lần, dùng liền 7 – 10 ngày.

Ba kích 15g, ruột gà 2 bộ. Ruột gà bổ ra, rửa sạch, cùng ba kích thêm nước nấu chung, cho đến khi ruột gà nhừ, nêm gia vị thì dùng canh ăn thịt. Dùng 2 lần hết trong ngày.

Tiểu hồi vừa đủ, nếp vừa đủ. tiểu hồi dùng muối rang, tán bột mịn, sử dụng dần. Nếp đồ thành xôi, ăn kèm với bột Tiểu hồi. Hằng ngày dùng khoảng 50g xôi.

Bàng quang heo 1 cái, bổ cốt chí 10g, ngũ vị tử 10g, nhục đậu khấu 10g, sơn thù 10g. Tất cả các vị thuốc bỏ vào bàng quang heo đã rửa sạch, dùng chỉ khâu kín miệng, cho vào nồi, thêm nước nấu khoảng 1 – 2 giờ kể từ lúc sôi, vớt ra, loại bỏ bã thuốc, thái lát thì dùng.

Đại táo 3 quả, hằng đêm ăn sống lúc 20 giờ, thì 21 giờ đi ngủ (sau khi ăn nếu miệng khát cũng không uống nước). Dùng liền 1 tháng. Trong thời gian ăn táo, kiêng dùng thức ăn mang tính kích thích.

 

DS.LY. BÀNG CẨM

]]>
Cây óc chó bổ thận, đen tóc http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-oc-cho-bo-than-den-toc-2033/ Wed, 18 Jul 2018 04:06:36 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-oc-cho-bo-than-den-toc-2033/ [...]]]>

Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, Đông y gọi hồ đào nhục, hạch đào. Tên khoa học: Juglans rejia linn. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 – 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu. Cây này nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng.

Bộ phận dùng: nhân, vỏ ngoài quả, lá cành, hạt. Nhân hồ đào vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn.

Vỏ cách vị đắng, tính bình, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, hoạt tinh, đái dầm.

Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu (ngưu bì tiên), ghẻ ngứa.

Nếu dùng lá thì hái suốt mùa hè, tốt nhất vào tháng 6 – 7, chọn lá xanh phơi khô có màu lục, mùi thơm và đắng chát.

Dùng nhân thì thu hái vào tháng 9 – 10, hái quả chín về bọc lấy vỏ ngoài phơi khô dùng.

Hạch gồm nhân và vỏ cứng, phơi khô gọi hồ đào, hạch đào, lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi hồ đào nhân và phần vách phơi khô gọi phân tâm mộc.

Qua các thời đại các y gia đã dùng hồ đào như sau: Trong Dược phẩm vựng yếu, Lãn Ông nói về hồ đào rằng: có vị ngọt khí nóng không độc, ăn luôn thì mạnh khỏe, tóc đen dài, kiêm bổ hạ nguyên (can, thận), làm thông kinh, nhuận huyết mạch, dưỡng gân cốt, thu liễm phế khí ngừng ho, hết bại liệt, mạnh âm trị chân eo lưng đau do hư, khiến cơ phu nhuận trạch, trên thì lợi khí tam tiêu, dưới thì bổ ích mệnh môn hỏa.

Cách phối hợp để dùng

Trị loa lịch: Hạch hồ đào sao cháy hợp với nhựa thông hòa giấm thay chưng cách thủy thành cao dán.

Trị bị đánh đập tổn thương: hồ đào tán nhỏ, uống với rượu ấm.

Chữa sỏi tiết niệu: Bột hồ đào hòa cùng gạo nấu cháo ăn.

Trị khí suyễn của phụ nữ và trẻ em: Hồ đào để cả vỏ cùng nhân sâm sắc uống.

Chữa mũi đỏ: Hồ đào và hột quýt bằng nhau tán nhỏ uống với rượu. Đời Tống (960 – 1280) y gia Tô Tụng dùng hồ đào với phá cố chỉ để chữa đái ra sỏi.

Đời Minh (1368 – 1464) nhà dược học Lý Thời Trân dùng để bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo hóa đờm, ích mệnh môn, lợi tam tiêu, ấm phổi nhuận tràng, trị ho suyễn do lạnh, chân eo lưng đau nặng, đau sán khí vùng tâm phúc, chữa trĩ, đi ngoài ra máu, làm tan độc, sưng đau, thúc đậu chóng mọc, chế độc tố của đồng. Liều dùng 10 – 12g.

Các bài thuốc ứng dụng có vị hồ đào

Làm bền chặt tinh khí: Lúc đói ăn hạt hồ đào còn vỏ vàng.

Chữa vô sinh ích mệnh môn hỏa: Hồ đào, bổ cốt khí, bạch tật lê, liên tu, lộc nhung, mạch môn, ba kích thiên, phúc bồn tử, sơn thù du, ngũ vị tử, ngư giao, lượng bằng nhau, tán bột hồ hoàn. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 12g.

Bổ thận làm đen râu tóc: Bổ cốt chỉ sao rượu 160g, đỗ trọng tẩm rượu sao 160g, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, hồ đào cả vỏ 30 quả, thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.

Hồ đào hoàn trị bách bệnh: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt, nhuận cơ thể: hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.

Trị sau đẻ khí suyễn: Hồ đào nhục 16g, nhân sâm 16g, nước vừa đủ sắc còn 1/2, uống lúc sáng sớm.

Làm chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu lượng bằng nhau. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 – 15g với nước ấm.

Trị băng huyết không ngừng: Hồ đào nhục 50 quả sao tồn tính uống hết 1 lần, cho kết quả tốt.

Trị đái buốt, đái có sỏi: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g nấu cháo ăn là khỏi.

Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà búp, hành, gừng sống, lượng bằng nhau, giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.

Trị người già ho suyễn, khí đoản, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.

Trị mắt mờ: Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa) ăn no quả hồ đào, uống với nước mưa. Đi nằm thấy trong mũi có mùi tanh là đủ.

Trị lỵ ra máu không ngừng: Hồ đào nhân 7 quả, chỉ xác 7 quả, bồ kết 1 quả, dùng nồi đất sao tồn tính, rồi nghiền nhỏ, chia 8 lần uống. Tối đi ngủ uống 1 lần, nửa đêm 1 lần, sáng 5 giờ 1 lần. Sắc nước kinh giới uống với thuốc.

Trị tâm khí đau gấp: Hồ đào 1 quả (gói giấy nướng chín), táo 1 quả (bỏ hạt), nhai nuốt với nước gừng.

Trị tiêu tràng khí thống (đau khí): Hồ đào 1 quả sao cháy nghiền nhỏ, uống với rượu nóng.

Trị nhọt sưng, hậu bối, chưa có mủ: Hồ đào 10 quả nướng chín, bỏ vỏ, hoa hòe 40g nghiền nhỏ, trộn đều, uống với rượu nóng.

Trị râu không mọc: Hồ đào nhục 1 quả sao tồn tính, mỡ khô 2g nghiền nhỏ. Đun rượu với rau mùi lấy nước uống thuốc.

Chữa chốc đầu lâu không khỏi: Hồ đào có vỏ sao tồn tính úp chảo (nồi sao thuốc) xuống đất khử thô, tán nhỏ hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn đắp lên chốc lở.

Trị tai điếc, tai chảy nước: Hồ đào nhân sao, nghiền nhỏ, trộn với mật chó, nặn thành thỏi, gói vào bông, nhét vào lỗ tai điếc.

Trị ghẻ lở ngứa gãi:Dầu hạt hồ đào 1 quả, hùng hoàng 4g, lá ngải cứu 4g vò nát. Tất cả trộn đều, đắp, phết vào nơi ghẻ.

Lương y Minh Chánh

]]>
Tật lê bổ thận, trị đau lưng http://tapchisuckhoedoisong.com/tat-le-bo-than-tri-dau-lung-1944/ Wed, 18 Jul 2018 03:53:09 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tat-le-bo-than-tri-dau-lung-1944/ [...]]]>

Còn gọi là bạch tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu

Tên khoa học Tribulus terrestris. Họ khoa học: Tật lê.

Mô tả cây

Bạch tật lê là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2 – 3m, kép lông chim lẻ, 5 – 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa, 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ

Thành phần dùng làm thuốc tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.

Tật lê bổ thận, trị đau lưngBạch tật lê

Phân bố, thu hái và chế biến: tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và các tỉnh phía nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới. Vào các tháng 8 – 9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hay hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát vụn mà dùng.

Mô tả dược liệu: quả bạch tật lê đến lúc tách ra thành từng quả con. Quả con hình tam giác, màu trắng vàng ngà, vỏ cứng dầy có gai. Thứ khô, to, chắc, không lẫn tạp chất lá tốt. Bỏ gai vào nồi chõ, đồ trong 3 giờ, phơi khô, bỏ vào cối giã cho hết gai, lại tẩm rượu, đồ 3 giờ, phơi khô, cất dùng (Lôi Công bào chế dược tính luận). Khi dùng vào thuốc thang hay hoàn tán phải sao, giã nát, rồi sàng bỏ gai mới dùng (Nhật Hoa Tử bản thảo).

Kinh nghiệm bào chế hiện nay: sao cho cháy gai rồi giã xong sàng sảy bỏ hết gai mới dùng. Hoặc bỏ vào trong nước rửa sạch, vớt bỏ những hạt nhẹ hoặc các tạp chất nổi trên mặt nước, sao vàng, nghiền cho hết gai. Khi dùng tán bột để dùng hay sấy khô.

Thành phần hóa học: các công trình nghiên cứu cho thấy trong quả tật lê có chứa các chất: Ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonozit, nhiều saponin mà trong đó có diosgenin là hoạt chất có tác dụng tăng cường sinh lý.

Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn (sao tính ấm; để sống tính bình).

Quy kinh: vào kinh can và phế.

Tật lê bổ thận, trị đau lưng

Tác dụng và ứng dụng lâm sàng

Tác dụng: có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, dùng chữa các bệnh nhức đầu, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa. Những người huyết hư, khí yếu không dùng được.

Hiện nay tật lê thường được dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, súc miệng chữa loét miệng.

Ứng dụng lâm sàng: chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau mắt: cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.

Trị đau mắt, mờ mắt, ngứa hay chảy nước mắt bạch tật lê 12g, bạch cúc hoa 9g, sắc 3 chén nước còn 2 chén, chia 2 lần uống sáng tối (Trung Quốc Dược học đại từ điển).

Trị lở ngứa ngoài da bạch tật lê 9g, kinh giới 6g, thổ phục linh 6g, ý dĩ, thương nhĩ tử đều 3g, sắc uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).

Tật lê cũng có tác dụng bổ Thận, bổ Can nhưng các bài thuốc bổ ít thì dùng đến, phần nhiều để dùng chữa lở ngứa (Bách Hợp Thích tật lê và Sa uyển tật lê cùng tên mà khác vị.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

]]>