Bổ sung – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 25 Jul 2018 08:16:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Bổ sung – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Khi nào cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-va-khoang-chat-cho-tre-10848/ Wed, 25 Jul 2018 08:16:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-va-khoang-chat-cho-tre-10848/ [...]]]>

Tôi có con nhỏ 2 tuổi, cháu vẫn ăn uống và phát triển bình thường. Nhưng tôi nghe bạn mách rằng nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho con để tăng cường sức khỏe và phát triển chiều cao. Tôi có nên bổ sung cho con không và nên dùng loại nào? Tôi xin cảm ơn!

Hoàng Quỳnh Phương (Hà Nội)

Nếu con bạn vẫn ăn uống đầy đủ và phát triển bình thường, bạn lại cho con ăn một chế độ ăn đa dạng thực phẩm và cho con tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời… thì việc bổ sung thường quy các vitamin và khoáng chất là không cần thiết.

Khi nào cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ?

Trong một cuộc khảo sát về thói quen ăn uống ở trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đến trường tại Mỹ cho thấy: Nhiều trẻ em được bố mẹ bổ sung vitamin và khoáng chất có hàm lượng vitamin A, kẽm, folate quá mức cần thiết. Một nghiên cứu khác cho thấy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất đã đóng góp vào việc làm dư thừa lượng vitamin và khoáng chất ở trẻ từ 2 – 18 tuổi. Và điều này hoàn toàn không mang lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ.

Mặc dù việc bổ sung multivitamin và khoáng chất với liều khuyến cáo chuẩn cho trẻ em cũng không gây hại gì. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thuốc để chữa bệnh có thể xảy ra việc tương tác với multivitamin và khoáng chất là điều có thể xảy ra. Việc tích lũy một liều lớn các vitamin hay khoáng chất nếu vượt quá mức độ khuyến cáo cho phép mỗi ngày nên được tránh vì tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Khi bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là dưới dạng các viên kẹo nhai cho trẻ em cần lưu ý để xa tầm với của trẻ.

Chỉ nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho những trẻ em có nguy cơ về dinh dưỡng bao gồm: trẻ sống trong môi trường thiếu thốn; trẻ biếng ăn hoặc chế độ ăn không cân đối; trẻ bị ngộ độc chì; trẻ chậm tăng trưởng; những trẻ không tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và/hoặc không được cung cấp đủ vitamin D; những trẻ chỉ ăn/uống sữa bò và/hoặc các sản phẩm từ sữa bò không giàu vitamin D; những trẻ có bệnh  mạn tính mà ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất (ví dụ trẻ bị bệnh gan làm không hấp thu được mỡ nên được bổ sung các vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K. Những trẻ bị thiếu máu huyết tán thì nên được bổ sung acid folic). Đối với trẻ đang cố gắng giảm cân hoặc có một chế độ ăn kiêng quá khắt khe (ví dụ  những trẻ ăn chay trường, tránh tất cả các chế phẩm từ thịt, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa) thì nên được cung cấp vitamin B12, sắt, vitamin D…

BS. Trần Công

]]>
Khi nào cần bổ sung estrogen? http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-estrogen-10773/ Wed, 25 Jul 2018 08:08:54 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khi-nao-can-bo-sung-estrogen-10773/ [...]]]>

Nghe nói uống estrogen có thể điều trị được những rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Xin hỏi, sự thật như thế nào?

Quỳnh Nga (Nam Định)

Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính. Ở tuổi tiền mãn kinh, khi việc sản sinh estrogen không đủ hoặc ngưng trệ, nữ giới sẽ phải đối mặt với những rối loạn không dễ khắc phục. Việc bổ sung estrogen được chỉ định trong một số bệnh lý sau: sau cắt buồng trứng, dậy thì muộn, rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, làm thuốc tránh thai, điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá), điều trị ung thư tuyến tiền liệt…

Tuy nhiên, liệu pháp hormon thay thế là con dao hai lưỡi, có những tác dụng lớn nhưng cũng có nhiều tác hại. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như: làm quá sản nội mạc tử cung, gây nguy cơ ung thư nội tử cung; các bệnh vú như đau, cương vú, ung thư vú, làm tăng huyết áp, tăng các bệnh huyết khối… gia tăng tình trạng nám sạm da. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ estrogen trong máu và ung thư vú. Do vậy các trường hợp bổ sung estrogen phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng.

Đây không phải là thuốc mà người bệnh có thể tự ý mua dùng. Vì vậy, bạn cần đi khám, làm các xét nghiệm lâm sàng… bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Các estrogen tự nhiên không dùng đường uống vì khi vào cơ thể chuyển hóa nhanh ở gan, dùng đường uống chủ yếu là các estrogen tổng hợp (estron và estriol). Khi sử dụng liều cao, thuốc ức chế ngược làm cơ thể ngừng sản xuất estrogen, trứng không phát triển và không bám vào niêm mạc tử cung, do đó ngăn cản sự thụ thai, làm ngừng bài tiết sữa. Với nam giới khi dùng liều cao có thể gây teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng và teo cơ quan sinh dục ngoài. Một số tác dụng phụ khi bổ sung estrogen như căng ngực, buồn nôn, nhức đầu, vàng da, ứ mật, tăng canxi máu, tăng cân, chứng vú to và giảm tình dục ở nam giới…

Nên lưu ý, các trường hợp bổ sung estrogen cần tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi, nếu có bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

DS. Hải Thanh

]]>
Hạt nêm bổ sung I-ốt – sự lựa chọn cần thiết để phòng bệnh bướu cổ http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-nem-bo-sung-i-ot-su-lua-chon-can-thiet-de-phong-benh-buou-co-5537/ Thu, 19 Jul 2018 14:25:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/hat-nem-bo-sung-i-ot-su-lua-chon-can-thiet-de-phong-benh-buou-co-5537/ [...]]]>

Thiết hụt I-ốt – nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ

Theo Sổ tay dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng Tp.HCM, I-ốt rất cần thiết để tổng hợp ra nội tiết tố tuyến giáp trạng, là hoóc-môn đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não bộ và tăng trưởng thể chất. Thiếu i-ốt sẽ dẫn đến thiếu hoóc-môn giáp gây ra nhiều rối loạn khác nhau như chậm phát triển trí tuệ, chiều cao, suy dinh dưỡng, sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chết lưu…Đặc biệt, thiếu I-ốt là nguyên nhân chính gây nên bệnh bướu cổ.

Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, các triệu chứng của bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt bao gồm sụt cân nhanh, hồi hộp, tim đập nhanh, nên gọi nôm na là bướu tim, tính tình nóng nảy, khó ngủ. Nếu ăn uống thiếu i-ốt dài ngày sẽ dẫn đến cơ thể không thể hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa.

Tại  nước ta, , hiện tỷ lệ thiếu hàm lượng I ốt trong cơ thể người Việt Nam rất cao, số trẻ em 8-10 tuổi bị bướu cổ tăng nhanh, trở thành vấn đề sức khỏe cần phải can thiệp. Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn từ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng như Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng tại TPHCM giai đoạn từ 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đều có mục tiêu thanh toán tình trạng thiếu hụt I-ốt trong cộng đồng và đề ra giải pháp nghiên cứu bổ sung I-ốt vào các gia vị mặn khác ngoài muối.

Sổ tay dinh dưỡng của Trung tâm dinh dưỡng Tp.HCM khuyên dùng Muối I-ốt & Hạt nêm I-ốt.

Bổ sung I-ốt cho cả gia đình – việc trong tầm tay của các bà nội trợ

Các bác sĩ cho biết để không bị mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt, các gia đình, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần tích cực bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hàng ngày. Trước đây, các bà nội trợ thường được khuyến cáo sử dụng muối bổ sung i-ốt. Gần đây, khi cuộc sống ngày càng phát triển, mọi người ưa dùng hạt nêm thay cho muối trong chế biến thức ăn để làm tăng khẩu vị món ăn, tiện lợi trong sử dụng vì không cần phải kết hợp với nhiều loại gia vị khác và đa dạng mùi vị.  Tuy nhiên, để phòng chống bướu cổ và các các rối loạn do thiết hụt i-ốt gây ra, các bà nội trợ cần lưu ý phải lựa chọn hạt nêm có bổ sung i-ốt.

Hiện nay, hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt là là hạt nêm duy nhất đã thành công trong việc nghiên cứu bổ sung i-ốt theo công thức và quy trình công nghệ từ kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan làm chủ nhiệm (Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM). Hạt nêm 3 Miền đang được các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyên dùng như một giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra.

Bác sĩ Diệp và Hạt nêm 3 Miền

 

Khi người dân có xu hướng sử dụng hạt nêm trong nấu ăn thay cho muối, việc bổ sung i-ốt vào hạt nêm là một giải pháp rất tốt để đảm bảo được lượng i-ốt cần thiết được đưa vào cơ thể. Hạt nêm “3 Miền” là hạt nêm duy nhất hiện nay đã thành công trong việc nghiên cứu bổ sung i-ốt, giúp khắc phục tình trạng thiếu i-ốt và các nguy cơ do thiếu i-ốt gây ra, mà vẫn đảm bảo cho món ăn thơm ngon. Sản phẩm ứng dụng công trình khoa học của TT Dinh dưỡng TP.HCM. Được biết, hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay. Sản phẩm được TS. Friday Nwaigwe, Trưởng Chương trình vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam đánh giá rất cao. Nhóm nghiên cứu cũng được tặng bằng khen vì đã đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia, cải thiện sức khỏe cho công đồng.

Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt không chỉ giúp món ăn đậm đà thơm ngon, mà còn giúp phòng tránh bệnh bướu cổ, bảo vệ sức khỏe cả gia đình, được các bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM khuyên dùng.

]]>
Tại sao trẻ cần ăn bổ sung từ tháng thứ 6 ? http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-tre-can-an-bo-sung-tu-thang-thu-6-5516/ Thu, 19 Jul 2018 14:22:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tai-sao-tre-can-an-bo-sung-tu-thang-thu-6-5516/ [...]]]>

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Sau giai đoạn này, do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói. Vì vậy nhiều trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí cũng không ít trường hợp còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Điều này đã ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn. Không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Đối với trẻ em thì chế độ ăn bổ sung từ tháng thứ 6 trở đi được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Trẻ cần ăn bổ sung từ tháng thứ 6

Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung quá muộn, lúc này sữa mẹ sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong một ngày.

BS. Tiến Thành

]]>
Những thực phẩm bổ sung chất điện giải cho cơ thể http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-bo-sung-chat-dien-giai-cho-co-the-5498/ Thu, 19 Jul 2018 14:21:20 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-thuc-pham-bo-sung-chat-dien-giai-cho-co-the-5498/ [...]]]>

Các chất điện giải như magiê, canxi, kali, natri, clo, hydro photphat và hydro bicarbonat… duy trì sự cân bằng chất lỏng cho tế bào và các mô trong cơ thể. Các chất điện giải cần được bổ sung trong các bệnh lý như tiêu chảy, nôn, kiệt sức do nhiệt độ cao, mất mồ hôi quá mức hay các vận động viên tập luyện với cường độ cao. Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn có thể sử dụng để cung cấp đủ chất điện giải cho cơ thể.

Hầu hết những người tập luyện thể dục thể thao thường có xu hướng uống rất nhiều nước sau khi luyện tập, các vận động viên tập luyện với cường độ cao như marathon hay tennis còn phải tích cực bù đắp cho lượng điện giải bị mất đi qua đường mồ hôi. Thông thường, các sản phẩm bổ sung điện giải vẫn được ưa chuộng nhất đó là đồ uống thể thao và bánh dinh dưỡng, tuy nhiên chúng lại thường chứa quá nhiều đường và năng lượng.

Dưới đây là những thực phẩm giúp bạn bổ sung đủ các chất điện giải sau quãng thời gian luyện tập vất vả.

Natri

Nhiều người cho rằng cung cấp nhiều natri không hề tốt cho cơ thể, tuy nhiên đây lại là chất điện giải bị hao hụt nhiều nhất khi chúng ta vã mồ hôi. Muối giúp cơ thể giữ nước, và phòng tránh mất nước trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn phải bổ sung quá nhiều chất này.

Có thể dễ dàng cung cấp cho cơ thể khoảng 800 mg natri đã bị mất qua đường mồ hôi sau 1 giờ luyện tập vất vả bằng cách thưởng thức một bữa ăn nhẹ gồm sô cô la sữa và bánh mì tròn với bơ đậu phộng. Các vận động viên có thể lựa chọn những món ăn có thêm muối như súp trước khi luyện tập để cung cấp đủ cho cơ thể lượng nước cần thiết và duy trì đủ nước trong quá trình luyện tập.

Clorid

Đây là ion thường đi kèm với natri và có mặt trong muối ăn và những thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, các loại gia vị, súp đóng hộp và khoai tây chiên. Giống như natri, một chế độ ăn điển hình của người Mỹ thường không bị thiếu clorid.

Tuy nhiên, khoáng chất vốn cần thiết để duy trì cân bằng dịch thể, thể tích máu, áp suất máu và mức độ pH của cơ thể này cũng thường bị mất rất nhiều qua đường mồ hôi. Do vậy, bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm toàn bộ để bổ sung đủ clorid cho cơ thể như dầu olive, rong biển, lúa mạch đen, cà chua, rau diếp xoăn và cần tây.

Kali

Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại thực phẩm nào để mang theo đến phòng tập thể dục thì chúng tôi có thể giúp bạn: Đó là những loại trái cây và tươi và khô như chuối, cam, dưa, nho và mận.

Trong suốt thời gian 1 giờ luyện tập với cường độ cao, bạn sẽ bị mất từ 200-600 mg kali, đây là khoáng chất rất cần thiết để hỗ trợ cho chức năng của tế bào và tim mạch, giúp điều hòa huyết áp, phòng mất xương và sỏi thận, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình co cơ.

Bạn nên lựa chọn chuối bởi chúng là nguồn cung cấp kali dồi dào nhất (400-600 mg kali/quả). Những thực phẩm khác cũng rất giàu kali bao gồm khoai tây và khoai lang, đậu Hà Lan, quả bơ và các loại rau màu xanh lá như rau chân vịt và cải xoăn.

Canxi

Sữa dường như không phải là người bạn đồng hành với bạn trong mọi tình huống, nhưng theo các nhà  nhà khoa học thuộc Đại học McMaster (Anh) những loại đồ uống giàu canxi có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể sau luyện tập tốt hơn cả đồ uống thể thao và nước thông thường. Tại sao ư?

Sữa là loại đồ uống hỗn hợp bao gồm cả carbohydrate, canxi, natri, kali cũng với nguồn protein chất lượng cao sẽ giúp các bó cơ hồi phục nhanh hơn. Hãy tăng cường những thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày như sữa (sữa bò hay sữa đậu nành) và ngũ cốc và sữa chua…

 

Magie

Giống như canxi, magie tham gia hỗ trợ cho chức năng co cơ, chức năng thần kinh, kích hoạt các enzyme và sự phát triển của xương. Để bổ sung đủ cho cơ thể loại khoáng chất này sau luyện tập, chuyên gia Clark khuyên bạn nên tăng cường các thực phẩm như rau quả có màu xanh lá, ngũ cốc nguyên cám, các loại quả hạch, bơ đậu phộng, đậu khô và đậu lăng…

Ngoài ra, magie còn giúp cơ thể chống lại mệt mỏi. Khi nồng độ magie trong cơ thể giảm quá thấp, cơ thể sẽ cần nhiều oxy và năng lượng hơn – trong các hoạt động thể chất, và do đó khiến bạn nhanh mệt hơn, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cục nghiên cứu nông nghiệp Hoa Kỳ.

 

PGS.TS. Phạm Văn Hoan – Viện y học ứng dụng Việt Nam

]]>
5 loại thực phẩm bổ sung năng lượng nhanh chóng http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-thuc-pham-bo-sung-nang-luong-nhanh-chong-5481/ Thu, 19 Jul 2018 14:19:17 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-loai-thuc-pham-bo-sung-nang-luong-nhanh-chong-5481/ [...]]]>

Trà nhân sâm

Được biết đến từ nhiều thế kỷ như một chất chống oxy hóa chữa lành tất cả, nhân sâm cũng là một chất kích kích tăng cường năng lượng và sự tập trung. Trà nhân sâm giúp làm dịu thần kinh đồng thời bổ sung năng lượng khi bạn cần làm việc khuya.

Chuối

Chứa 3 loại đường tự nhiên, sucrose, fructose, glucose, chuối rõ ràng là một lựa chọn để tăng cường năng lượng nhanh chóng. Hơn nữa, đó không chỉ là sự gia tăng tạm thời. Vì chuối chứa chất xơ nên sẽ giúp duy trì mức đường huyết, do đó tạo cho bạn một nguồn năng lượng ổn định trong khoảng thời gian dài hơn.

Pho mai “già”

Không giống với những loại mềm, “non” hơn, pho mai “già” chứa hàm lượng cao axít amin, được biết đến với khả năng tăng cường sự bài tiết kích thích hormon trong cơ thể. Vì vậy, thời gian tới hãy thử một miếng pho phai Parmesan, Stilton hoặc bất cứ loại pho mai cứng nào khác. Tuy nhiên, tránh ăn quá nhiều.

Dâu tây

5 loại thực phẩm bổ sung năng lượng nhanh chóng

Dâu tây là nguồn bổ sung tuyệt vời, ít calo cho cuộc sống khỏe mạnh. Trong quả dâu tây chứa đủ vitamin C, mangan, chất xơ để tăng cường dinh dưỡng dự trữ. Một khẩu phần dâu tây, khoảng 8 quả dâu tây, chứa nhiều chất xơ và là nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp phục hồi các mô trong cơ thể, tăng cường miễn dịch và chống lại các gốc tự do.

Mầm lúa mì

Mầm lúa mì đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trên thực tế, nó chứa các dưỡng chất nhiều gấp 25 lần rau. Nhiều người uống nước ép mầm lúa mì vì nó giúp ăng cường sức khỏe tổng thể. Nước ép mầm lúa mì cũng chứa chất diệp lục, khoáng chất, vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin C, E và K, protein và 17 axit amin dễ hấp thu trong máu.

BS Cẩm Tú (Theo Timesofindia)

]]>
Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Chăm sóc dinh dưỡng, bổ sung can xi thế nào để không bị quá liều? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-tu-2-6-tuoi-cham-soc-dinh-duong-bo-sung-can-xi-the-nao-de-khong-bi-qua-lieu-5459/ Thu, 19 Jul 2018 14:15:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-tu-2-6-tuoi-cham-soc-dinh-duong-bo-sung-can-xi-the-nao-de-khong-bi-qua-lieu-5459/ [...]]]>

Bổ sung can xi cần hợp lý

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Ở giai đoạn 2 đến 6 tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 8,5 kg và 28,5 cm nếu được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Đây cũng là giai đoạn hình thành các thói quen tốt về lựa chọn thực phẩm, tập luyện thể dục/ vận động – những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi của mỗi cá thể khi trưởng thành.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Việt Nam cần đưa ra mức khuyến nghị bổ sung canxi cao hơn, để tạo ra những đỉnh xương cao hơn hiện nay. Áp dụng theo tiêu chuẩn của nước Anh, mức bổ sung canxi cho người Việt Nam được khuyến nghị là 500-600mg/ngày, cao hơn một số nước ở châu Âu.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với rất nhiều nước trên thế giới. Thí dụ, tại Mỹ, người ta khuyến nghị bổ sung canxi cho trẻ 2-3 tuổi là 700 mg/ngày, từ 5-7 tuổi là bổ sung hơn 1.000 mg/ngày. Khi đưa ra mức khuyến nghị cao hơn, sẽ tạo ra mật độ xương, đỉnh xương cao hơn.

Theo TS.BS Trường Hồng Sơn, bổ sung canxi nếu quá liều có thể dẫn tới mắc các bệnh lý về mạch, gây sỏi thận…

“Hiện nay, phụ nữ Việt Nam sau tuổi 45 có nguy cơ loãng xương rất cao. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng có khuyến nghị phụ nữ đến tuổi này uống sữa có bổ sung canxi và coi đây là giải pháp tốt. Nhưng đó chỉ là giải pháp phòng chống loãng xương, giảm mật độ xương. Do đó, chúng tôi đề nghị đẩy đỉnh xương của Việt Nam (vốn thấp so với thế giới) cao nhất là ở độ tuổi 20-25 để từ giai đoạn này, người Việt chú trọng đến bổ sung cho xương từ sớm” – BS Sơn cho biết.

TS.BS Trường Hồng Sơn lưu ý rằng: Hiện nay, nhiều bà mẹ tự ý bổ sung canxi không có sự tư vấn kỹ càng của các chuyên gia dinh dưỡng. Trong khi, ma trận thuốc canxi lại đang làm người tiêu dùng bị loạn, chưa kể, một số thuốc canxi lại có lượng bổ sung rất lớn. Do đó, bổ sung như thế nào, giai đoạn nào với liều lượng ra sao, rất cần có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Theo BS Sơn, cách bổ sung canxi an toàn nhất là bổ sung bằng thức ăn. Với trẻ em, khi bổ sung canxi phải theo chỉ định của bác sĩ để không quá liều, không làm ảnh hưởng đến hấp thụ các vi chất khác trong cơ thể. “Theo tôi, bổ sung đa vi chất tốt hơn đơn vi chất, đề phòng các vấn đề thiếu hụt khi có một chất tăng đột biến” – BS Sơn cho biết.

Theo khuyến nghị của thế giới, người lớn bổ sung canxi không quá 500 mg/lần, không quá hai lần/ngày. Nếu sử dụng liều canxi lớn, sẽ khiến cơ thể tự giảm hấp thu hoặc khi canxi bổ sung nhiều quá đến mô mềm, đến mạch máu làm ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý về mạch, gây sỏi thận.

Video: TS.BS Trường Hồng Sơn nói về việc bổ sung canxi hợp lý và hậu quả của việc bổ sung canxi quá liều

Cảnh báo trẻ suy dinh dưỡng và béo phì

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, khẩu phần ăn của trẻ trong độ tuổi 2 – 5 chưa đa dạng. Tỷ lệ năng lượng do protein cung cấp chiếm 16% nhưng protein động vật còn thấp, năng lượng do lipid < 25% ở một số vùng. Khẩu phần canxi còn thấp, tỷ số Canxi/Photpho mất cân đối và chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng quan trọng (vitamin A, Fe, Zn,…). Ngoài ra, khẩu phần của trẻ có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, khu vực và mức kinh tế.

TS. BS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tình trạng thừa cân béo phì ở tuổi học đường đáng báo động. Theo một điều tra trên 500 trẻ béo phì cho thấy, tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở tuổi 6-10 khá cao. Đái tháo đường cũng đang bị trẻ hóa nhanh chóng, cá biệt có bệnh nhân mắc đái tháo đường khi mới 8 tuổi. Các nước giải khát có ga được lứa tuổi này ưa chuộng thực chất cung cấp vượt quá 10% so với nhu cầu năng lượng của trẻ em. 20% trẻ có vấn đề giấc ngủ (theo một nghiên cứu của Mỹ) mà các bậc phụ huynh không biết.


Khẩu phần ăn cho trẻ cần phong phú, đa dạng và trình bầy bắt mắt, hấp dẫn trẻ

Độ tuổi 2-6 tuổi cũng là độ tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở tất cả các thể (nhẹ cân, thấp còi, gầy còm). Trẻ trong độ tuổi này đặc biệt dễ mắc nhiều bệnh như còi xương, thiếu máu, nhiễm giun sán, tiêu chảy,…Do đó, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyến nghị, trẻ cần được bổ sung thêm rau xanh, trái cây, ngũ cốc, bánh mỳ, sữa, sữa chua, phô mai, thịt, cá, trứng… với các khẩu phần tiêu chuẩn nhất định. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, cần rèn luyện cho trẻ 2-6 tuổi có chế độ luyện tập hợp lý như: Hoạt động thể chất ít chất 60 phút/ngày thông qua hình thức đi bộ, bơi lội, ném bóng,…; hạn chế thời gian trẻ ngồi một chỗ xem TV, nghịch điện thoại, máy vi tính (dưới hai tiếng/ngày); nên để trẻ tiếp xúc với tự nhiên nhiều hơn…

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, có thể sử dụng sản phẩm có đậm độ năng lượng, dinh dưỡng cao theo công thức F75 và F100 của Tổ chức Y tế thế giới và một số chất bổ sung giàu acid amine, chất béo, vitamin và chất khoáng.

TS Trương Hồng Sơn bày tỏ, Việt Nam cần các can thiệp ưu tiên giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và có giải pháp đặc thù cho từng vùng. Ngoài chăm sóc dinh dưỡng, cũng cần quan tâm đến vấn đề rèn luyện thể chất, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ. Dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt động thể chất là nền tảng của sức khỏe, và cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Nhằm cải thiện tầm vóc trẻ em Việt Nam, đến nay, nhiều chính sách, chương trình/dự án đã và đang được thực hiện, tiêu biểu như Dự án Bữa ăn học đường cung cấp thực đơn cân đối, hợp lý, đa dạng cho trẻ; Chương trình Sữa học đường nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hằng ngày.

Thanh Loan

]]>
Vi chất dinh dưỡng – Bổ sung thế nào là an toàn? http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-chat-dinh-duong-bo-sung-the-nao-la-an-toan-5432/ Thu, 19 Jul 2018 14:11:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/vi-chat-dinh-duong-bo-sung-the-nao-la-an-toan-5432/ [...]]]>

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E…) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng…). Những chất này có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật rất phong phú và đa dạng của Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ do chưa hiểu biết đúng về vai trò cũng như là nhu cầu của vi chất dinh dưỡng nên đã cho trẻ uống bổ không đúng, nếu thừa cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong một báo cáo gần đây (năm 2013) của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng. Có hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vi chất như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày, điều đó cho thấy bữa ăn truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ em trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Có 3 bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng đang tác động đến sức khỏe cộng đồng là bướu cổ do thiếu iod, thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt và khô mắt do thiếu vitamin A. Ngoài ra, hiện nay một vấn đề cũng cần quan tâm đó là bệnh còi xương do thiếu vitamin D, vì hậu quả của thiếu vi chất này sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc của con người.

Vai trò và các biểu hiện của thiếu vi chất dinh dưỡng

Vitamin, chất khoáng có nhiều vai trò sinh học, tham gia các quá trình chuyển hóa trong cơ thê.̉ Chất khoáng là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ thể, canxi, photpho là thành phần chính của xương và răng. Chất khoáng có nhiều tác dụng trong các chức phận sinh lý và chuyển hóa của cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu. Ăn thiếu chất khoáng sẽ sinh ra nhiều bệnh.

 

 cần cho trẻ tắm nắng đủ giờ và ăn các thực phẩm có nhiều vitamin D để phòng tránh còi xương cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng đủ giờ và ăn các thực phẩm có nhiều vitamin D để phòng tránh còi xương cho trẻ.

 

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia quá̉ trình vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Khi bị thiếu máu, trẻ thường có biểu hiện da xanh, niêm mạc môi, lưỡi, mắt nhợt nhạt. Trẻ kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn. Nhu cầu sắt ở trẻ độ tuổi 6 – 11 tháng: 12,4 mg/ngày, trẻ 1 – 3 tuổi 7,7mg/ngày, 7 – 9 tuổi: 11,9 mg/ngày, 10 – 14 tuổi: 19,5mg/ngày. Sắt được cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn thức ăn: thức ăn động vật (thịt bò, lòng đỏ trứng gà, tim, gan, bầu dục, cá…) và thức ăn thực vật (đậu, đỗ, rau lá xanh, mộc nhĩ, nấm hương…). Để tăng hấp thu sắt, nên ăn hoa quả chín để cung cấp nhiều vitamin C.

Còi xương do thiếu canxi và vitamin D: Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Biểu hiện sớm của còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, răng mọc chậm, lồng ngực dô, chậm biết ngồi, biết đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chữ bát). Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ. Nhu cầu canxi cho 1 ngày của trẻ 6 – 11 tháng: 400mg, 1 – 3 tuổi 500mg, 4 – 6 tuổi 600mg, 7 – 9 tuổi: 700mg, 10 tuổi: 1.000mg. Nhu cầu vitamin D của trẻ em 5mcg/ngày (tương đương 200 đơn vị quốc tế – UI). Các thực phẩm có nhiều canxi: tôm, tép, cua, cá, sữa, phomai, rau dền, rau mồng tơi… Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, cá biển, gan, trứng gà…

Bướu cổ do thiếu iốt: iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hormon tuyến giáp, duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Khi cơ thể bị thiếu iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Trẻ bị thiếu iốt chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, học kém, thiếu nặng trẻ có thể bị đần độn. Nhu cầu iốt ở trẻ em khoảng 90 – 120mcg/ngày. Các thực phẩm có nhiều iốt là các loại cá biển, rong biển, rau cải xoong, tảo…

Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm: kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Nhu cầu kẽm của trẻ nhỏ 5 – 6mg/ngày. Thực phẩm có nhiều kẽm gồm: lòng đỏ trứng gà, so, trai, hến, lươn, ốc, củ cải, đậu tương (đậu nành)…

Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt: vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ lớn và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Khi thiếu, trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thiếu nặng sẽ bị khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa. Nhu cầu vitamin A ở trẻ em 400 – 500mcg/ngày. Các thực phẩm có nhiều vitamin A như: thịt, gan, trứng gà, sữa, lươn… Rau xanh, quả có màu vàng, đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ) có nhiều beta caroten (tiền vitamin A).

Làm gì để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng?

Vi chất dinh dưỡng là những chất rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể, nhưng nhu cầu thì cần một lượng rất nhỏ, có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, song khi thiếu lại gây nên nhưng hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là việc rất cần thiết cho mọi người, nhất là ở trẻ em.

 

Cần quan tâm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày vừa an toàn lại mang lại hiệu quả cao

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn, các nhà dinh dưỡng đã khuyến cáo bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại từ 4 nhóm thực phẩm và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm). Khuyến khích các bà mẹ cho con bú ngay sau sinh để trẻ bú được sữa non vì trong sữa non, hàm lượng vitamin A cao, giúp trẻ khỏe, tăng sức đề kháng và chống được bệnh. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ vi chất dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Ở Việt Nam đã có Chương trình Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như Chương trình Phòng chống thiếu vitamin A, bằng các hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 – 36 tháng, 1 năm 2 lần; cho bà mẹ sau sinh uống vitamin A liều cao; bổ sung vitamin A cho những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, những trẻ bị tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp dai dẳng. Chương trình Phòng chống rối loạn do thiếu iốt bằng khuyến khích mọi gia đình sử dụng muối iốt và sản phẩm iốt (nước mắm, bột nêm) trong chế biến thức ăn. Chương trình Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng bằng cách cho phụ nữ có thai uống viên sắt – acid folic trong suốt thai kỳ .

Hiện nay, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các bà mẹ cũng nên biết và cần lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng như bánh qui bổ sung canxi, sắt, đường bổ sung vitamin A, bột ăn dặm bổ sung vitamin và khoáng chất…

TS.BS. Cao Thị Hậu

]]>
Cách bổ sung canxi cho người cao tuổi http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-bo-sung-canxi-cho-nguoi-cao-tuoi-5367/ Thu, 19 Jul 2018 14:03:42 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cach-bo-sung-canxi-cho-nguoi-cao-tuoi-5367/ [...]]]>

Lâu nay tôi chỉ nghe nói tới việc bổ sung canxi cho trẻ em mà không thấy nói nhiều tới việc bổ sung canxi cho người cao tuổi. Trong khi đó thì những người cao tuổi như chúng tôi lại hay bị loãng xương. Vậy việc bổ sung canxi cho người cao tuổi nên như thế nào?

Đào Hồng Gấm (Hải Phòng)

Canxi không chỉ có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của xương, mà còn quan trọng cho sự phát triển của cơ bắp, thần kinh và tim được khoẻ mạnh. Vì vậy, cần bổ sung để có đủ canxi trong suốt cuộc đời.

Khi bạn tiếp cận thời kỳ mãn kinh, cơ thể bạn sản sinh ít estrogen, đặt bạn vào nguy cơ gia tăng bệnh tim, loãng xương và các biến chứng khác. Hơn nữa, ở người cao tuổi có nhiều lý do khiến cho sự hấp thu canxi giảm, sự bài tiết canxi lại tăng lên làm cho tổng lượng canxi của cơ thể giảm. Thiếu canxi sẽ dẫn đến bệnh loãng xương, mật độ xương giảm, xương xốp giòn, dễ bị gãy…  nên việc bổ sung canxi cho người cao tuổi là cần thiết. Bên cạnh việc bổ sung canxi cần bổ sung đồng thời vitamin D (giúp hấp thụ tốt canxi).

Trước hết nên bổ sung canxi bằng thực phẩm như ăn thức ăn giàu canxi và dễ hấp thu (sữa bò, đậu nành, vừng, tôm, cá, cua, sò), ăn nhiều thức ăn giàu vitamin D (lòng đỏ trứng, gan động vật, cá hồi), nên ra nắng nhiều hơn vào buổi sáng để cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D… Trường hợp bổ sung bằng thức ăn không đủ có thể bổ sung thêm bằng thuốc. Các sản phẩm chứa canxi và vitamin D hiện có rất nhiều. Tuy nhiên, việc bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng, để tránh dùng không đúng, dùng thừa sẽ gây hại.

DS. Hoàng Thị Thủy

]]>
Cần bổ sung thêm cá trong thực đơn của bạn http://tapchisuckhoedoisong.com/can-bo-sung-them-ca-trong-thuc-don-cua-ban-5293/ Thu, 19 Jul 2018 13:53:33 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/can-bo-sung-them-ca-trong-thuc-don-cua-ban-5293/ [...]]]>

Cá là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình. Thịt cá giàu dinh dưỡng với các khoáng chất vitamin, protein, DHA… rất tốt cho sức khỏe mọi người. Chất đạm của cá tươi lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt… Chính vì vậy, theo các nhà nghiên cứu mỗi tuần ăn ít nhất 3 bữa cá để có một cơ thể khỏe mạnh và phòng được rất nhiều bệnh.

Ưu điểm vượt trội của cá so với thịt

Thịt cá chứa rất nhiều protein rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Trong cá cũng có chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt… Đặc biệt, canxi có chứa trong một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe mà không gây ra chứng thừa đạm, béo phì, đái tháo đường….

Cá là một thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, không những không thua kém thịt động vật mà nhiều điểm còn vượt thịt. Lượng lysin, tyrosin, tritophan, xystin và methionin trong cá cao hơn thịt, còn lượng histidin và acginin thấp hơn. Protit của cá tươi dễ tiêu hóa và dễ đồng hóa hơn protit của thịt. Đây chính là ưu điểm vượt trội so với các loại protein trong thịt động vật.

Cần bổ sung thêm cá trong thực đơn của bạnTrong cá chứa nhiều omega- 3 và DHA là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở con người.

Dưỡng chất cần thiết cho não bộ có trong cá

Trong cá có chứa rất nhiều axít béo omega-3, là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở con người, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào. Omega-3 trong cá giúp mọi người tập trung tốt hơn và giảm nguy cơ bệnh Alzheimer trên khoảng 60% người tích cực ăn cá. Thành phần chủ yếu trong omega-3 là DHA cũng chính là thành phần quan trọng thúc đẩy hình thành chất xám trong não và giúp cho trẻ nhỏ phát triển trí thông minh. Theo các kết quả nghiên cứu, phụ nữ khi mang thai hấp thụ được nhiều axít omega-3 trong cá sẽ sinh ra con khỏe mạnh, thông minh hơn nhiều so với bình thường.

Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá chứa nhiều axit béo chưa no omega-3 có hoạt tính sinh học cao. Nghiên cứu gần đây cho thấy, các axit béo omega-3 không những có tác dụng hạ thấp cholesterol mà còn làm giảm triglycerid ở những người có triglycerid cao, từ đó có tác dụng ngăn ngừa mỡ máu và làm hạ huyết áp. Hầu hết các loại cá đều có chứa axit béo omega-3, nhiều nhất phải kể đến cá hồi, cá thu và cá trích… Tương tự cá nước ngọt cũng tốt cho sức khỏe, trong 100g cá chép có 16g protein, 3,6g lipid, 17mg canxi, 184mg phốt pho, 0,9mg sắt và các vitamin A, B1, B2 và vitamin PP. Trong 100g cá thu 18,2g protein, 10,3g lipid, 50mg canxi, 90mg phốt pho, 1,3mg sắt và các vitaminA, B1, B2…

Trên thực tế, người ta đã nhận thấy những dân tộc ăn nhiều cá sống khỏe mạnh ít bệnh tật hơn những dân tộc ăn nhiều thịt. Người Eskimo sống trên băng tuyết giá lạnh nhưng không hề mắc bệnh tim mạch. Trẻ em Nhật Bản khỏe mạnh và thông minh hơn trẻ em nhiều nước khác. Tại sao vậy? Qua nghiên cứu tập quán ăn uống và thực phẩm của người Eskimo và người Nhật ta nhận thấy chính món cá ăn hàng ngày đã mang lại cho họ sức khỏe và sự thông minh. Điều này được giải thích là trong cá có hai chất dinh dưỡng rất quý cho sức khỏe con người: Đó là chất EPA có tác dụng phòng bệnh tim mạch và chất DHA có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh.

Việc ăn cá đều đặn hàng tuần sẽ giúp cung cấp chất EPA cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu có điều kiện, nên ăn mỗi tuần ba bữa cá và nên ăn cá luộc hoặc cá nấu, không nên ăn cá rán vì chất DHA bị nhiệt độ cao phân hủy.

BS. Ngô Mỹ Hà

]]>