bổ huyết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Wed, 26 Sep 2018 15:34:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png bổ huyết – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Cây hy thiêm bổ huyết, giảm đau http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-hy-thiem-bo-huyet-giam-dau-16154/ Wed, 26 Sep 2018 15:34:46 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/cay-hy-thiem-bo-huyet-giam-dau-16154/ [...]]]>

Theo y học cổ truyền, hy thiêm thảo có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương. Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa,…

Cây hy thiêm còn có tên là cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng. Là cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 – 40cm có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài 1-2cm. Các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4 – 5 cạnh, màu đen. Mùa hoa quả tháng 4-7. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trừ gốc rễ thường gọi là hy thiêm thảo.

Cây hy thiêm bổ huyết, giảm đau

Cây hy thiêm.

Cây thường mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4 – 6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần ngọn dài khoảng 30 – 50cm, đem phơi hay sấy khô trong râm mát. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.

Một số bài thuốc thường dùng:

– Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.

– Chữa mụn nhọt do nóng (chưa vỡ mủ): Hy thiêm, ngũ trảo long, tiểu kế, đại toán mỗi thứ 4g. Giã nát, thêm chén rượu con (30ml) vào, vắt lấy nước uống. Ngoài ra, lấy hy thiêm tươi 1 nắm nhỏ, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ bị thương, ngày 2 lần, 2 giờ thay băng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.

– Hỗ trợ điều trị phong thấp hay lưng gối đau mỏi: Hy thiêm 50g, ngưu tất 20g, thổ phục linh 20g, lá lốt 10g, sao vàng, tán bột ngày 3 lần, mỗi lần 10g. 15 ngày một liệu trình.

– Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Nếu mất ngủ, có thể dùng bài sau: Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Kiêng kỵ: Người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.

Lương y Hữu Đức

]]>
Đại táo bổ huyết an thần http://tapchisuckhoedoisong.com/dai-tao-bo-huyet-an-than-9093/ Sun, 22 Jul 2018 13:52:27 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dai-tao-bo-huyet-an-than-9093/ [...]]]>

Đại táo, còn gọi là táo tàu, táo đen, hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk, là một vị thuốc rất thông dụng trong y học cổ truyền và cũng là một loại thực phẩm quen thuộc thường được dùng để chế biến các món ăn, làm đồ tráng miệng, làm bánh hoặc làm mứt. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, đại táo có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ước tính, cứ mỗi 100g đại táo có chứa 1,2g protid, 23,2g glucid, 0,2g lipid, 14 mg Ca, 23 mg P, 0,5g Fe, 0,01mg vitamin A, 0,06mg vitamin B1, 540mg vitamin C. Theo tính toán, lượng vitamin C trong đại táo tươi cao gấp 16 lần long nhãn tươi, 26 lần lệ chi tươi (quả vải) và 82 lần bình quả tươi (loại táo to nhập khẩu từ châu Âu hoặc Trung Quốc). So với nho khô, lượng đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng cao gấp nhiều lần.

Theo dược học cổ truyền, đại táo vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, thường được dùng để chữa rất nhiều bệnh, trong đó có chứng thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể dẫn ra một vài ví dụ điển hình:

Bài 1: Đại táo 20 quả, xương ống chân dê 2 cái, gạo nếp lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, dùng dao khía dọc, xương dê chặt nhỏ, hai thứ đem ninh với gạo nếp thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, 15 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: dưỡng khí sinh huyết, kiện tỳ dưỡng vị, dưỡng can ích thận, thường được dùng để phòng chống chứng thiếu máu.

Bài 2: Đại táo 15 quả, mộc nhĩ đen 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, thái nhỏ; đại táo rửa sạch, bỏ hạt. Hai thứ đem nấu chín rồi chế thêm một chút đường phèn, ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, dưỡng can ích thận, kiện tỳ dưỡng vị, thường dùng để chữa chứng thiếu máu.

Bài 3: Đại táo 10 quả, hải sâm 50g, xương lợn 200g. Đại táo rửa sạch, bỏ hạt; xương lợn chặt nhỏ. Tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Mỗi ngày dùng 1 thang, 10 ngày là 1 liệu trình, giữa 2 liệu trình cách nhau 4 ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, thường dùng để chữa chứng thiếu máu.

Bài 4: Đại táo 50g, đậu xanh 50g, đường đỏ lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, dùng dao khía dọc; đậu xanh đãi kỹ. Hai thứ đem ninh nhừ rồi chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: đại bổ khí huyết, kiện tỳ dưỡng vị, ích thận dưỡng can, thường dùng để chữa chứng thiếu máu.

Bài 5: Đại táo 10 quả, da lợn 100g, gân chân lợn 15g. Da lợn rửa sạch, thái miếng; đại táo bỏ hạt, cho cả ba thứ vào ninh thật nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: đại bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc, bổ dưỡng ngũ tạng, dùng để chữa chứng thiếu máu.

Bài 6: Đại táo 20g, đẳng sâm 30g, hoài sơn 30g, long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục linh 30g, cam thảo 10g, bạch truật 20g, kỷ tử 20g, sơn thù 15g, đương quy 15g, mật ong 200g. Đem tất cả các vị thuốc sắc kỹ với 1.000ml nước, lấy 500 ml rồi cho mật ong vào cô nhỏ lửa thành dạng cao đặc. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 ml. Công dụng: đại bổ khí huyết, ôn bổ ngũ tạng, dưỡng can ích tỳ, sinh huyết dưỡng huyết, dùng để phòng chống chứng thiếu máu rất hữu hiệu.

ThS. Hoàng khánh Toàn

]]>
Gương sen, ngó sen bổ huyết, điều kinh http://tapchisuckhoedoisong.com/guong-sen-ngo-sen-bo-huyet-dieu-kinh-1215/ Wed, 18 Jul 2018 03:06:49 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/guong-sen-ngo-sen-bo-huyet-dieu-kinh-1215/ [...]]]>

Riêng gương sen và ngó sen có tác dụng cầm máu, bổ huyết, điều kinh. Gương sen là đế của hoa sen phát triển mang quả (hạt sen) có hình phễu, phía dưới thóp lại, phía trên loe rộng. Để làm thuốc chỉ dùng gương sen đã gỡ hết hạt, dùng sống hoặc sao cháy tồn tính. Ngó sen là thân rễ, thắt khúc từng đoạn của cây sen.

Theo Đông y, gương sen – tên thuốc là liên phòng, vị đắng, chát, tính ấm, không độc; Ngó sen – tên thuốc là liên ngẫu, vị ngọt, tính mát, không độc, để sống thì hàn, nấu chín thì ôn… có tác dụng tốt trong điều trị các trường hợp chảy máu như chảy máu cam, đại tiện ra máu, sốt xuất huyết, rong kinh, băng huyết… Dưới đây là một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo:

Gương sen (liên phòng)

Chữa rong huyết: gương sen (sao cháy tồn tính) 20g, kinh giới (sao đen) 20g, ngải cứu (sao đen) 12g, cỏ nhọ nồi (để tươi) 12g, rau má (để tươi) 20g, bách thảo sương 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Gương sen gỡ hết hạt, dùng sống hoặc sao cháy tồn tính để làm thuốc.

Gương sen gỡ hết hạt, dùng sống hoặc sao cháy tồn tính để làm thuốc.

Hoặc dùng bài: gương sen đốt tồn tính, hoa phù dung, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm.

Chữa đái tháo đường: gương sen 500g, cỏ may 1.000g, thái nhỏ, sắc với nước thành cao lỏng (lấy 700ml ), thêm 300ml rượu. Lắc đều được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.

Chữa tăng huyết áp

Bài 1: gương sen, kinh giới tuệ, lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm hoặc nước cháo, ngày uống 3 lần.

Bài 2: gương sen 2 cái, cau điếc 40g. Hai vị cắt nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 50ml chia 2 lần, uống trong ngày.

Bài 3: gương sen 2 cái, hương phụ 80g. Hai vị sao cháy tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.

Chữa đại tiện ra máu: gương sen 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ bấc 8g, vỏ cây vải 20g, vỏ bưởi (bỏ cùi trắng) 15g, tinh tre 20g, mộc thông 8g, hồng hoa 20g. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 50ml, thêm 15ml mật ong, uống vào lúc đói.

Ngó sen (liên ngẫu)

Chữa ho ra máu: ngó sen 20g, bách hợp 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 2 lần trong ngày.

Chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều: ngó sen 20g, củ gấu (rang cháy) 12g, tán bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ đen. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước ấm.

Chữa sốt xuất huyết: ngó sen 30g, rau má 30g, mã đề 20g. Tất cả để tươi, sắc uống.

Chữa rong huyết: ngó sen 12g, quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, hoàng cầm 12g, a giao 12g, sơn chi tử 12g, địa du 12g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu tiện ra máu: ngó sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g, tiểu kế 12g, mộc thông 12g, bồ hoàng sao 12g, đạm trúc diệp 12g, sơn chi tử 12g, chích cam thảo 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa băng huyết: ngó sen sao 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết dụ 8g, bồ hoàng sao 8g, bách thảo sương 6g. Sắc uống.

Ngó sen chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều...

Ngó sen chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều…

Món ăn, bài thuốc có dùng ngó sen

Trị ho ra máu: ngó sen 30g, bột tam thất 3g, trứng gà tươi 1 quả. Ngó sen thái mỏng, đánh đều cùng bột tam thất trứng gà, thêm 100ml nước hấp cách thủy cho chín, ăn nóng.

Thuốc bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, giảm mệt mỏi, mất ngủ, miệng khô, háo khát: ngó sen tươi 150g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu cháo.

Chữa chứng nóng trong, cồn cào, tiểu buốt, tiểu dắt: ngó sen 30g, củ sinh địa 30g, cho vào máy xay sinh tố, lấy nước, thêm ít muối, vài giọt chanh, uống mát.

Giải độc rượu: ngó sen (khô) 12g, sắc uống.

Chữa chảy máu cam: ngó sen, lá hẹ ép lấy nước, hâm nóng, uống.

Chữa đầy bụng, tiêu chảy: bột ngó sen, gạo tẻ, nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.

DS. Đỗ Đức Huy

]]>