Biếng ăn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Mon, 24 Sep 2018 14:25:50 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Biếng ăn – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Bé thấp còi phải chăm sóc thế nào? http://tapchisuckhoedoisong.com/be-thap-coi-pha%cc%89i-cham-soc-the-nao-16111/ Mon, 24 Sep 2018 14:25:50 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/be-thap-coi-pha%cc%89i-cham-soc-the-nao-16111/ [...]]]>

Bùi Thị Như Anh ([email protected])

Trong thư bạn không nói rõ chiều cao và cân nặng hiện tại của bé, tuy nhiên, nếu bé đi vòng kiềng rất có thể bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Một trẻ phát triển bình thường đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh, từ 2 – 10 tuổi trẻ tăng trung bình mỗi năm 2-3kg. Về chiều cao của trẻ: đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh, sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7cm/năm cho tới lúc dậy thì. Chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời rất quan trọng, nhất là từ khi sinh đến 3 tuổi. Trẻ thấp còi nếu được chăm sóc đúng vẫn có thể phát triển bình thường. Trẻ thấp còi do nhiều nguyên nhân: do trẻ bị suy dinh dưỡng từ bào thai, suy dinh dưỡng trong quá trình nuôi dưỡng (không được bú sữa mẹ, hay ốm đau, do ăn bổ sung không hợp lý hoặc ăn bổ sung sớm dẫn đến rối loạn tiêu hóa…). Do vậy, bạn phải đưa bé đi khám tìm nguyên nhân nếu có bệnh phải điều trị triệt để. Đối với trẻ biếng ăn, cần phải cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, cho bé ăn những thứ bé thích, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Đối với trẻ 2-5 tuổi cần ăn 4 bữa/ngày và uống thêm sữa, nước quả. Trong bữa ăn phải có thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

BS. Trần Kim Anh

]]>
Trẻ biếng ăn có nên bổ sung men vi sinh? http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bieng-an-co-nen-bo-sung-men-vi-sinh-15535/ Wed, 22 Aug 2018 14:40:02 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/tre-bieng-an-co-nen-bo-sung-men-vi-sinh-15535/ [...]]]>

Tôi có nên nghe theo chị ấy không?

Nguyễn Thúy Hường(Hà Nội)

Đây là câu hỏi không phải chỉ riêng trường hợp của chị, mà tôi thường nhận được mỗi khi phụ huynh đưa con đến khám bệnh. Tuy nhiên, câu trả lời của tôi dành cho hầu hết phụ huynh tại phòng khám của tôi là không cần thiết.

Bởi vì chúng ta cần phải hiểu bản chất của men vi sinh là tập hợp các vi sinh vật có lợi ở đường ruột. Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau. Nhưng tôi tạm chia làm 2 loại: men vi sinh đơn thuần (ví dụ enterogeminal, normagut…) và men vi sinh phối hợp thêm các vitamin, chất khoáng (ví dụ bio-acimine…).

Khi chúng ta bổ sung các lợi khuẩn đường ruột thì bản thân các lợi khuẩn này có khả năng sinh vitamin B1, mà vitamin B1 thì kích thích thèm ăn. Các chất phối hợp thêm trong nhóm men thứ 2 mà tôi đề cập thường là vitamin nhóm B, kẽm, lysine… những chất này cũng giúp trẻ thèm ăn. Do đó, việc bổ sung men vi sinh kể cả loại đơn thuần hay phối hợp đều có khả năng đem lại một chút lợi ích cho việc ăn uống của trẻ.

Không nên bổ sung men vi sinh cho trẻ trong thời gian dài.

Không nên bổ sung men vi sinh cho trẻ trong thời gian dài.

Tuy nhiên, lợi ích đó là không nhiều và ngắn hạn, chỉ trong vài ngày hoặc một đến hai tuần là cùng. Vì vậy, ngoài những chỉ định y khoa cần bổ sung men vi sinh, chẳng hạn như: ngừa tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy cấp do nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử sơ sinh… thì với một em bé bình thường, đại tiện phân tốt thì việc bổ sung men vi sinh là không cần thiết và càng không nên dùng trong thời gian dài. Bởi em bé đang bình thường về tiêu hóa tức là hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của trẻ đang cân bằng giữa nhóm có lợi và có hại, việc bổ sung vi sinh vật ngoại lai vào dù là loại có lợi đi chăng nữa thì chúng ta cũng đang vô tình làm mất đi sự cân bằng của hệ sinh thái đó.

Biếng ăn ở trẻ em có thể là bệnh lý, có thể là sinh lý, có thể sau bệnh, sau tiêm ngừa… Nhưng trong lâm sàng tôi thường gặp trẻ biếng ăn là nguyên nhân sinh lý, do bệnh hay sau bệnh thì cũng sẽ hết sau 2-3 tuần. Còn đại đa số trẻ em biếng ăn là do cách cho ăn sai lầm từ người lớn (ép trẻ ăn khi không muốn ăn, cho ăn thức ăn không phù hợp, bữa ăn đơn điệu…). Chừng nào người lớn chưa thay đổi thái độ và cách hành xử trong vấn đề cho con ăn thì biếng ăn sẽ không thể hết được.

Do đó, cách chữa biếng ăn cho trẻ phụ thuộc vào người chăm trẻ, bạn hãy đến trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn tốt hơn về vấn đề làm sao cho bé của mình không bị lười ăn. Chúc bạn thành công!

BS. Trần Văn Công

]]>
5 mẹo hay giúp trẻ hết biếng ăn mẹ không nên bỏ qua http://tapchisuckhoedoisong.com/5-meo-hay-giup-tre-het-bieng-an-me-khong-nen-bo-qua-15311/ Thu, 16 Aug 2018 15:11:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/5-meo-hay-giup-tre-het-bieng-an-me-khong-nen-bo-qua-15311/ [...]]]>

Nguyên tắc thời gian

Để trẻ ăn uống tốt hơn, mẹ nên nhớ đến nguyên tắc thời gian. Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15-30 phút, dù trẻ ăn được ít hay nhiều cũng hãy dừng lại, chờ đến bữa ăn tiếp theo. Đồng thời, nên quy định về thời gian cố định cho bữa ăn chính và các bữa ăn phụ trong ngày cho trẻ. Cho bé ăn vào giờ cố định tốt cho đồng hồ sinh học của trẻ, đảm bảo thời điểm cho bé ăn bé có cảm giác đói, muốn ăn. Các bữa ăn chính – phụ nên cách nhau khoảng 2-3 giờ, không nên cho bé ăn bữa phụ quá gần bữa chính …

Bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài 15-30 phút (Ảnh minh hoạ)

Nguyên tắc 5 không

Không hiếm các gia đình hiện nay lấy điện thoại, ipad để dụ con ăn. Tuy nhiên, việc làm này rất có hại cho tiêu hóa của trẻ.

Khi trẻ không tập trung vào bữa ăn, trẻ không cảm nhận được vị ngon của đồ ăn ăn vào. Hơn nữa, khi ăn không tập trung cũng sẽ làm giảm tiết axit dạ dày, thức ăn khó tiêu hóa và kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Lâu dần sẽ gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, càng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Vì vậy, mẹ cần nhớ nguyên tắc 5 không:

Không TV, điện thoại, Ipad… khi ăn

Không ăn rong

Không chơi đồ chơi khi ăn

Không nô đùa với trẻ khi ăn

Không ép con ăn bằng mọi giá

Tạo điều kiện để bé tự lập

Hãy để trẻ ngồi cùng mâm với cả gia đình để tạo không khí ăn uống sẽ hỗ trợ hiệu quả để bé ăn tốt hơn. Trẻ từ 9 tháng trở lên có thể tự cầm nắm được nên có thể cho bé chọn 1 vài đồ ăn như rau, củ, quả… để khuyến khích bé hào hứng với ăn uống.

Bên cạnh đó, khi mẹ đi siêu thị mua đồ ăn, có thể cho bé tham gia chọn đồ ăn. Với những bé lớn hơn, có thể cho bé tham gia vào nấu ăn, dọn bàn ăn cùng mẹ để bé có cảm giác tự chuẩn bị món ăn cho mình.

Hãy cho bé cùng chuẩn bị bữa ăn ( Ảnh minh hoạ)

Những món ăn hấp dẫn và đủ dinh dưỡng

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là nguyên tắc bất di bất dịch để trẻ phát triển toàn diện và cũng là cách để trẻ ăn tốt hơn. Trong một số trường hợp, việc thiếu hụt một số nhóm chất dinh dưỡng nhất định khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, dễ bị bệnh, ăn kém ngon… Do đó, mẹ cần cân đối các nhóm thực phẩm cho bé, cần thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm để trẻ không bị nhàm chán và đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất khác nhau.

Các bé rất nhạy cảm với màu sắc và dễ bị thu hút bởi các hình thù ngộ nghĩnh, do đó, mẹ có thể trang trí đồ ăn thành cỏ cây hoa lá đẹp mắt, các nhân vật hoạt hình đáng yêu mà bé thích để bé hào hứng với bữa ăn hơn.

Phải biết: cơ thể bé thiếu gì?

Để trị dứt điểm biếng ăn cho trẻ, cần phải biết nguyên nhân biếng ăn của trẻ là gì. Có trẻ biếng ăn tâm lí, có trẻ ốm mệt mỏi mà ăn kém hơn, cũng có bé do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các thành phần hỗ trợ tiêu hóa… Mẹ cần xác định cụ thể trường hợp của bé để có hướng can thiệp đúng hướng nhất.

Với các bé từ 1-5 tuổi, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn kém hấp thu là do hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém, mất cân bằng hệ vi sinh, thiếu hụt các enzyme tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu, chán ăn… Trong trường hợp này, cần bổ sung men vi sinh và men tiêu hóa để giúp thức ăn bé ăn vào được tiêu hóa hết, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn, giúp bé có cảm giác đói bụng, ăn uống ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE OLYMDIGES GOLD

Thành phần:

5 enzyme tiêu hóa, 5 men vi sinh, tinh chất men bia tươi, L-lysine, GABA, FOS, kẽm gluconate, vitamin B1.

Công dụng:

– Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

– Giúp duy trì  miễn dịch đường ruột

– Hỗ trợ chuyển hóa hấp thụ thức ăn. Ức chế vi khuẩn có hại

Đối tượng sử dụng:

Trẻ tiêu hóa kém, biếng ăn, suy dinh dưỡng do kém hấp thu, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh.

Website: olymdiges.vn/

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc  và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

SỐ XNQC: 1991/2015/ XNQC – ATTP

Đơn vị chịu trách nhiệm sản phẩm:

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Y tế Olympus

P101 Số B9 phố Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 04.629.525.83

]]>
Giải pháp trị chứng biếng ăn ở trẻ em http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-tri-chung-bieng-an-o-tre-em-11887/ Wed, 25 Jul 2018 12:26:38 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-phap-tri-chung-bieng-an-o-tre-em-11887/ [...]]]>

Trẻ biếng ăn vì sao?

Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất đa dạng, có thể chỉ ra một số yếu tố chính của chứng biếng ăn như sau:

Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp nhất, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa: bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn; bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định (vì cha mẹ phải đi làm kẻo trễ); không khí bữa ăn căng thẳng; cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…

Đa dạng thức ăn và tạo cảm hứng cho trẻ giúp trị chứng biếng ăn.

Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn: Sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ: Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt… xay nhuyễn và cho bé ăn hết ngày này qua tháng nọ gây cảm giác ngán; chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn xác, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2 – 3 tuổi; pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương… đều làm trẻ khó tiêu hóa; pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.

Biếng ăn do bệnh lý: Hay gặp nhất là do trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), nhiễm khuẩn tái đi tái lại (viêm tai mũi họng, viêm amiđan, viêm phế quản – phổi…); nhiễm virut; bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu); loạn khuẩn đường ruột,…

Biếng ăn sinh lý: trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc bé biết lật, ngồi, đứng, đi… Sau đó trẻ ăn uống lại bình thường.

Biếng ăn do dùng nhiều thuốc: trẻ phải dùng nhiều kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột; dùng quá nhiều vitamin; dùng thuốc kích thích ăn (tình trạng biếng ăn sẽ tăng lên nhiều ngay sau khi ngưng thuốc).

Nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

Mẹ và người chăm sóc sẽ hiểu trẻ hơn, nên suy nghĩ xem trẻ biếng ăn vì nguyên nhân nào để tìm cách khắc phục cho phù hợp. Giải pháp trị chứng biếng ăn ở mỗi trẻ khác nhau, tuy nhiên, những biện pháp dưới đây có thể là mẫu số chung cho đa số trường hợp.

Từ bỏ tư tưởng nhồi nhét: Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như chế biến các món bổ dưỡng, lạ miệng, cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét mặc cho các bé la hét, giãy giụa. Tuy nhiên, đây thực sự là quan điểm sai lầm, việc ép trẻ ăn sẽ làm cho trẻ sợ ăn, lười ăn và thành phản xạ sợ hãi khi nói đến ăn.

Thay vì nhồi nhét trẻ phải ăn, nên cho trẻ có quyền lựa chọn đồ ăn, để trẻ tự ăn và dừng khi nào bé muốn. Gia đình không nên quá theo dõi khi trẻ ăn mà để trẻ tự do, kể cả đánh đổ thức ăn. Trẻ thấy mình được thoải mái như người lớn sẽ hào hứng ăn nhiều hơn, mọi người nên khuyến khích trẻ. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no thì đừng ép và cũng đừng căng thẳng về điều đó bởi các bé rất nhạy cảm và cũng sẽ căng thẳng theo, khi đó càng không muốn ăn. Hãy tôn trọng quyết định và quyền tự do của bé.

Tạo cảm hứng để bé ăn nhiều hơn: Đây  là một cách giúp bé thích ăn. Hãy cho trẻ tự lựa chọn món ăn và tham gia chế biến món ăn cùng mẹ. Thậm chí không cần phải chờ đến bữa mới được ăn mà cho trẻ ăn ngay khi đang chế biến cũng là cách hay giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều.

Để bé có cảm giác thèm ăn, không nên cho trẻ ăn kẹo bánh trong vòng 2-3 tiếng trước khi ăn. Thời gian ăn cũng cần lưu ý, hợp lý nhất là 25 – 35 phút bởi nếu kéo dài thì thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp.

Ngoài ra, mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ. Với cách làm này, bạn sẽ khiến việc bé muốn thử đồ ăn mới không còn khó khăn gì nữa.

Thay đổi quan điểm dinh dưỡng: Để đảm bảo dinh dưỡng, các bé cần phải được cung cấp đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, khoáng chất, vi chất… Tuy  nhiên, cần đơn giản trong chế biến, không tổng hợp thật nhiều thực phẩm trong một món ăn, như vậy sẽ rất khó tiêu và trẻ càng biếng ăn hơn. Cần chịu khó đổi món, chế biến món mới từ nguyên liệu cũ; hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để tăng cường sự thèm ăn ở bé.

Với các thức ăn có nguồn gốc từ động vật, hãy hầm nhừ để bé dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường thêm các món dễ nuốt hơn và hầu như bé nào cũng thích như: bơ, phô mai, trứng, sữa chua… cho bé. Các món nên làm cho trẻ biếng ăn cần tham khảo là:

Trứng cuộn: Món trứng cuộn sẽ rất lý tưởng cho trẻ. Các mẹ có thể độn vài loại rau vào trong và không để cho trẻ biết đang ăn những gì.

Sinh tố rau: Các mẹ có thể sử dụng các loại trái cây để làm sinh tố hay nước ép cũng là cách làm hay cung cấp nhiều dưỡng chất từ trái cây cho trẻ. Hãy thử thêm vài loại rau như bắp cải, cà rốt… vào các món sinh tố này để tăng thêm dinh dưỡng.

Cơm rang thập cẩm: trẻ rất thích những món ăn đa sắc màu. Với trẻ biếng ăn, việc phải nhìn bát cơm ngày nào cũng như nhau là một sự khó chịu, vì vậy, hãy thay đổi bằng cách làm món cơm rang và xúc ra đĩa, trẻ thấy khác biệt sẽ kích thích muốn ăn hơn. Thêm vài loại rau với các màu sắc khác nhau như củ cải đường, ớt Đà Lạt, cải bắp và cà rốt trong món cơm rang thập cẩm. Trẻ nhất định sẽ rất thích thú với món ăn sinh động này.

Bánh bột yến mạch hoặc nhân rau: Bánh bột yến mạch là một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho trẻ vì món ăn sẽ cung cấp chất xơ, sắt, chất bột và cũng giúp trẻ no bụng. Các loại rau củ: cà rốt, củ cải đường và một vài rau nghiền nhỏ sau đó nhào chung với bột (bột mỳ là tốt nhất) và rán lên để có được một món bánh nhân rau đầy dưỡng chất cho trẻ.

Những thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói: Một số thực phẩm không nên cho trẻ ăn lúc đói vì sẽ tác động không tốt cho cơ quan tiêu hóa, không kích thích tiêu hóa, thậm chí còn làm trẻ chán ăn hơn, đó là: sữa các loại (sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành…), chuối, đồ lạnh, thức ăn chứa nhiều đường…

BS. Lê Anh

]]>
Khắc Phục Chứng Kém Hấp Thu và Biếng Ăn – bố mẹ bé không nên bỏ qua http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-kem-hap-thu-va-bieng-an-bo-me-be-khong-nen-bo-qua-11143/ Wed, 25 Jul 2018 09:01:43 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/khac-phuc-chung-kem-hap-thu-va-bieng-an-bo-me-be-khong-nen-bo-qua-11143/ [...]]]>

Những biểu hiện nhận biết trẻ kém hấp thu

Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

– Biếng ăn, chán ăn, mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.

– Trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

– Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.

– Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

– Thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

Bé kém hấp thu sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng ( ảnh minh hoạ)

Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ:

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột chế độ ăn, do cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối thiếu chất này hay thừa chất kia gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể… thì các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ kém hấp thu là do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa chưa vận hành được trơn tru.

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khẩu phần ăn không phù hợp, cách chế biến thức ăn không đúng với lứa tuổi, thức ăn bị nhiễm khuẩn… Khi đó, hệ tiêu hóa không tiết đủ enzymes để tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại thành ruột, sinh ra các vi khuẩn có hại tiêu diệt vi khuẩn có ích.  Khi vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, đường ruột bị tổn thương lại cản trở việc tiết enzymes, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Vòng luẩn ấy dẫn đến không có quá trình hấp thu hoặc hấp thu kém, gây nên tình trạng trẻ nhẹ cân, không tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển…

Cần một giải pháp ưu việt và toàn diện đối với trẻ kém hấp thu

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

– Đưa ra chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

– Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu.

– Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

– Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa gồm

Amylase: Tương tự enzyme amylase có trong nước bọt và dịch dạ dày có vai trò tiêu hóa tinh bột, cắt các liên kết trong tinh bột, chuyển tinh bột thành các dạng mạch ngắn polysaccaride và oligosaccarid và glucose. Amylase giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nếu thiếu enzyme này trẻ sẽ cảm thấy khô miệng, đắng miệng, ắn không ngon và không chuyển hóa tinh bột thành loại đường.

Protease: là enzyme tiêu hóa protein trong thức ăn có vai trò cắt protein thành dạng các acid amin tự do để cơ thể hấp thu vào máu. Nếu thiếu Enzyme này trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu.

Lipase: là enzyme giúp thủy phân các chất béo trong thức ăn tạo thành acid béo, glycerol, và các thành phần khác. Thiếu Enzyme này trẻ ăn các loại thịt cá và các chất giàu lipid sẽ không chuyển hóa và hấp thu được.

Lactase: là enzyme được tìm thấy ở mép ruột non, hoặc do một nhóm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột tiết ra có vai trò phân hủy đường lactose (có trong sữa) thành glucose và galactose.Việc thiếu hoặc không có enzyme lactase gây ra tình trạng không dung nạp sữa, hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột à lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa. Việc bổ sung lactase giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thủy phân và hấp thu lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt có lợi trong trường hợp trẻ thiếu hoặc tiêu chảy gây giảm sản xuất enzyme này.

Cellulase: là enzyme có khả năng thủy phân cellulose (chất xơ). Enzyme này không có trong hệ tiêu hóa của người. Bổ sung enzyme cellulase giúp làm mềm các chất xơ có trong hoa quả, rau củ, hoặc các thức ăn chứa chất xơ khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.

Nếu trẻ ổn định và đủ 5 loại Enzyme trên thì cơ thể sẽ hấp thu  và được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn, tăng cân. Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm để tạo vị giác thèm ăn cho trẻ.

 

Các ba mẹ trẻ đang rất đau đầu để giải quyết tình trạng biếng ăn cho con mình. Có rất nhiều phương pháp đã được áp dụng tuy nhiên con vẫn biếng ăn khiến việc cho bé ăn luôn là cuộc chiến và đôi khi còn gây căng thẳng trong gia đình, sau đây là các lý do và giải pháp mà chúng tôi đưa ra để giúp giải quyết dứt điểm tình trạng biếng ăn và kém hấp thu của con bạn!

9 Lý do giúp nên dùng UNI KIDDICARE cho con bạn!

1, Giúp con ăn ngon miệng một cách tự nhiên (hoạt động theo cơ chế enzyme).

2, Giúp con hấp thu dưỡng chất tối đa (Tăng cân và cải thiện thể trạng rất rõ).

3, Khi dừng dùng sản phẩm bé vẫn duy trì ăn ngon miệng (Không phụ thuộc vào thuốc).

4, Cải thiện hệ thông tiêu hóa cho bé (Cân bằng emzyme không nhữn để tiêu hóa các chất kho tiêu mà còn tạo môi trường  nuôi dưỡng các hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển).

5, Giúp bé dung nạp được đường lactose trong sữa, và tiêu hóa được protein, lipid có trong thịt cá (Giúp giảm đầy bụng, không bị tiêu chảy, sống phân hoặc nôn trớ sau khi uống sữa).

6, Bổ sung chất xơ chống táo bón cho trẻ.

7, Bổ sung các acid amin và các khoáng chất giúp bé luôn khỏe mạnh, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

8, Bổ sung DHA giúp cho bé phát triển não bộ, giúp bé thông minh hơn.

9, Sản phẩm an toàn nên dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

]]>
Giúp trẻ hết biếng ăn http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-tre-het-bieng-an-10864/ Wed, 25 Jul 2018 08:18:51 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giup-tre-het-bieng-an-10864/ [...]]]>

Trẻ biếng ăn do thiếu các vitamin hay các yếu tố vi lượng cấu thành các enzym tiêu hóa hay gặp là thiếu vitamin B1, Fe, kẽm… Và nguyên nhân tâm lý đòi hỏi các bậc cha mẹ phải biết cách xử trí phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Thuốc điều trị biếng ăn cho trẻ chỉ có tính hỗ trợ tạm thời.

Chế biến thức ăn cần phù hợp theo độ tuổi của trẻ

Các bậc cha mẹ cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi của trẻ, không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít. Đồng thời cho trẻ ăn thức ăn đa dạng. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn mà trẻ thích. Không nên kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn.

Trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không ăn phần cái trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng, trẻ ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp. Bên cạnh đó, một số cách chế biến món ăn cho bé sai như: pha sữa quá đặc, pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm rau củ; bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm hoặc cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi hay cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến 2-3 tuổi hoặc ăn cơm quá sớm trong khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm…  khiến cho trẻ khó tiêu hóa dẫn đến trẻ sợ ăn. Cho bé ăn đặc dần để phát triển cơ nhai và có thể ăn thức ăn đặc khi bé đã mọc đủ 20 răng sữa (thường sau 24 tháng tuổi).Khi trẻ biếng ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng chia làm nhiều bữa.

Khi trẻ biếng ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng chia làm nhiều bữa.

Trẻ biếng ăn do sinh lý, trẻ ốm và dùng thuốc

Biếng ăn do sinh lý là hiện tượng trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi… Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường. Trẻ mọc răng, nhiệt miệng hay bị một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan…) khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây biếng ăn tạm thời cho trẻ.

Do vậy, khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả tươi có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, selen , vitamin nhóm B, vitamin A, D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với trẻ từ sau 24 tháng tuổi, nên tẩy giun 6 tháng một lần.

Điều trị cho trẻ biếng ăn

Có những trường hợp điều trị dễ dàng nhưng cũng có những trường hợp rất khó khắc phục. Điều quan trọng là điều trị nguyên nhân, điều trị bệnh lý khi trẻ ốm. Khám bác sĩ để điều trị ngay, tránh để bệnh nặng rồi mới chữa ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ; Thay đổi chế độ ăn, cách chế biến thức ăn luôn giữ ở mức cân bằng phù hợp theo độ tuổi, chú ý ăn đa dạng thức ăn, vừa kích thích ngon miệng, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết; Động viên khích lệ trẻ, liệu pháp tâm lý từ cha mẹ và người thân khi chăm sóc trẻ… Ngoài ra, có thể dùng men vi sinh trong trường hợp trẻ biếng ăn do bị rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, loạn khuẩn do dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ cũng có thể bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, các vitamin nhóm B.Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.

Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng về sự tăng trưởng của con khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi trong khi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của các gia đình là khác nhau. Do vậy, cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng, còn ăn bao nhiêu là phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không. Trẻ sẽ ăn một lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của bản thân mình, mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường, tăng cân và chiều cao tốt nghĩa là lượng thức ăn đã được cung cấp đủ.

Khi trẻ biếng ăn không xác định được nguyên nhân (biếng ăn bẩm sinh): trẻ ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp nên trẻ có thể suy dinh dưỡng, thấp còi, những trẻ này không bao giờ đòi ăn, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Tích cực và chủ động cho trẻ ăn theo khẩu phần để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.

BS. Lê Thị Hương

]]>
6 thói quen cho trẻ ăn tưởng lợi hóa hại http://tapchisuckhoedoisong.com/6-thoi-quen-cho-tre-an-tuong-loi-hoa-hai-5886/ Sat, 21 Jul 2018 02:40:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/6-thoi-quen-cho-tre-an-tuong-loi-hoa-hai-5886/ [...]]]>

Ép ăn

Theo Kidsme, hầu hết cha mẹ trên thế giới đều muốn ép con mình ăn thật nhiều bằng biện pháp vật lý hay tâm lý. Trong các trường hợp đó, trẻ thường có tâm lý kháng cự lại bằng cách ăn ít đi hoặc không ăn. Thậm chí bé có thể bị ấn tượng cảm xúc tiêu cực như xấu hổ (khi cha mẹ khen đứa bé khác ăn giỏi hơn), tội lỗi (khi cha mẹ trách móc vì phí phạm thức ăn) và sợ hãi (khi bị la mắng hay trừng phạt).

Các chuyên gia cảnh báo trẻ bị ép ăn dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh. Khảo sát của giáo sư Raj Raghunathan, Đại học Texas, Austin, ghi nhận gần 100% người từng bị ép khi ăn lúc còn nhỏ đều bị tổn thương về mặt tinh thần. Hơn 20 năm trôi qua kể từ thời điểm bị ép ăn nhưng mỗi người đều nhớ rất rõ cảm giác khó chịu, đau đớn. 55% số người tham gia cho biết họ có triệu chứng như đau dạ dày, trong khi 20% số người nói rằng đã nôn ói khi bị ép ăn. 

6-thoi-quen-cho-tre-an-tuong-loi-hoa-hai

Trẻ bị ép ăn thường bị “ám ảnh” mỗi khi nhìn thấy thực phẩm. Ảnh: Kidsme.

Không ăn đa dạng thực phẩm

Để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nguyên tắc cơ bản là cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất. Bạn cần chắc chắn rằng bữa ăn của bé lúc nào cũng cân bằng các nhóm thức ăn như:

– Carbohydrate: Gạo, yến mạch, khoai lang…

– Protein: Thịt, đậu, trứng, cá…

– Trái cây và rau củ: Salad trộn, salad trái cây…

– Bơ, sữa: Phô mai, sữa chua…

Mẹ có thể không cần phải chuẩn bị từng món theo từng nhóm thực phẩm mà kết hợp chúng với nhau, chẳng hạn như cà rốt hầm thịt, cháo yến mạch rau củ, salad sữa chua… Lưu ý: Đối với thực phẩm dễ gây nghẹn hóc như thịt, cá, trái cây, rau củ, bạn cho vào túi nhai silicone để bé tự cầm nhai. Thực phẩm dạng lỏng sệt như cháo, bột, nên dùng bình bóp thức ăn chống hóc. 

Không kiên trì khi tập cho trẻ ăn

Nếu trẻ không thích món ăn mà mẹ chuẩn bị, đừng loại bỏ món ăn đó ra khỏi khẩu phần của bé hoàn toàn. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ có thể cần phải thử đến 8 lần mới chịu chấp nhận một món ăn mới. Vì thế khi tập cho chúng ăn món mới, hãy kiên trì “dụ” bé nếm từng chút một trong một thời gian phù hợp.

6-thoi-quen-cho-tre-an-tuong-loi-hoa-hai-1

Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống chủ động ngay từ khi còn nhỏ. Nếu sợ hóc, có thể cho thực phẩm vào bình bóp hoặc túi nhai silicon để bé tự cầm mút. Ảnh: Kidsme.

Không làm gương

Cha mẹ sẽ không thể bắt bé ăn đa dạng thực phẩm nếu như chính bạn hay ai đó trong gia đình là người kén ăn. Đừng ngại để trẻ tham gia các bữa ăn cùng gia đình và cho bé thấy cách mọi người thưởng thức các món ăn ngon lành như thế nào. 

Lạm dụng nước trái cây

Thức uống phù hợp nhất cho trẻ nhỏ là nước và sữa. Nước trái cây có thể rất ngon và hấp dẫn, nhất là khi pha thêm đường, tuy nhiên chúng không thật sự tốt cho trẻ và không thể thay thế khẩu phần trái cây tươi cần thiết. Mặt khác, lượng đường trong nước trái cây sẽ khiến bé có cảm giác no và ăn ít đi khi đến bữa ăn chính. Về điểm này, các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ uống lượng nước trái cây vừa phải mỗi ngày và tập bé ăn trái cây, rau củ thay vì uống nước ép.

Thêm đường vào món ăn để thu hút trẻ

Nhiều phụ huynh có xu hướng cho thêm đường vào món ăn để “dụ” trẻ. Các chuyên gia cảnh báo thói quen này vô cùng tai hại vì nó tạo cho trẻ thói quen ăn ngọt. Hấp thụ nhiều đường dễ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường… Vì thế tốt nhất nên tập cho trẻ ăn thanh đạm, bất kể đó là loại thực phẩm nào.

Thi Trân

]]>
Bài thuốc trị chán ăn ở trẻ http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chan-an-o-tre-5747/ Fri, 20 Jul 2018 01:25:04 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bai-thuoc-tri-chan-an-o-tre-5747/ [...]]]>

Để cải thiện tình hình chán ăn ở trẻ, chăm sóc con tốt hơn, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điển hình để bạn đọc tham khảo và áp dụng. Tùy từng nguyên nhân, biểu hiện chán ăn ở trẻ mà dùng bài thuốc phù hợp.

Do thực tích ở trường vị

Biểu hiện: Trẻ ăn uống ngày càng sút kém, thường đau bụng, sờ vào khó chịu, đại tiện phân có mùi khắm, rêu lưỡi dày nhớt, mạch huyền hoạt.

Điều trị: Tiêu thực đạo trệ.

Bài thuốc Tiêu tích tán: thần khúc 6g, mạch nha (sao vàng) 6g, chỉ xác 3g, sơn tra (sao cháy sém) 6g, kê nội kim 3g.

Cách dùng: Ngày uống một thang đổ 500ml nước, sắc lấy 100ml chia 3 lần uống trong ngày. Cho trẻ uống 7 ngày liên tục.

Do tỳ thấp làm khốn đốn trung tiêu, tỳ mất sự kiện vận

Biểu hiện: Sau một thời gian chán ăn, bụng trướng đầy, đại tiện phân lỏng, hoặc đi ra thức ăn chưa tiêu hóa, thể trạng gầy, sắc mặt trắng nhợt, có trường hợp nôn ra thức ăn, thích nóng, sợ lạnh, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt.

Bài thuốc trị chán ăn ở trẻVị thuốc sơn tra có công dụng tiêu thực trong bài thuốc “tiêu tích tán”.

 

Điều trị: Ôn trung kiện bổ vận hóa tỳ vị.

Bài thuốc Ôn trung vận tỳ thang: hắc phụ tử (chế) 3g, can khương 2g, nhục quế 2g, bạch truật (sao) 6g, thương truật (sao) 5g, kê nội kim 5g, thần khúc 10g, thanh bì 5g, cam thảo 3g, phục linh 6g, sơn tra (sao cháy sém) 10g, chỉ thực (sao) 6g, trần bì 5g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Gia giảm: Nếu tỳ vị không vận hóa sinh ra chứng tiết tả, nôn mửa, tích trệ gia: sa nhân 6g, ý dĩ 10g. Nếu có kiêm chứng nôn mửa gia bán hạ (chế) 6g, tô diệp ngạnh 6g, nhục đậu khấu 6g. Nếu tích trệ nặng gia: tân lang 5g, la bặc tử 6g, cốc nha 10g, mạch nha 10g.

Do thấp trọc ngăn trở làm tỳ hư không vận hóa được

Biểu hiện: Trẻ ăn uống kém trong một thời gian khá dài, người gầy còm, mặt vàng, bụng trướng, rêu lưỡi nhớt.

Điều trị: Mạnh tỳ hòa trung hóa thấp.

Bài thuốc Chiêm thị nghiệm phương: xuyên phác hoa 10g, hoàng cầm (sao) 6g, chỉ xác (sao) 6g, hoắc hương 6g, phục linh 8g, uất kim 6g, bạch truật (sao) 8g, đại phúc bì 6g, bán hạ (sao nước gừng) 6g, thần khúc 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Do khí âm đều hư

Biểu hiện: Trẻ chán ăn lâu ngày, cơ thể gầy còm, khát nước, tay chân nóng, da khô, đại tiện táo bón.

Điều trị: Bồi bổ khí âm, điều hòa tỳ vị.

Bài thuốc Bình bổ phương: đảng sâm 9g, trần bì 5g, hoài sơn 9g, ô mai 3 quả, bạch truật (sao) 9g, phục linh 6g, cam thảo 3g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn. Nếu bệnh thiên về vị (dạ dày) âm hao tổn gia: thạch hộc 6g, mạch môn 6g, sinh cốc nha, sinh mạch nha đều 6g. Để dưỡng vị kích thích tiêu hóa. Nếu bệnh thiên về tỳ khí hư yếu gia: hoàng kỳ 9g, thương truật 6g là các vị thuốc cam ôn để làm mạnh tỳ.

Do tỳ âm hư

Biểu hiện: Trẻ có kiêm chứng lòng bàn tay, bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ bệu, ít rêu.

Điều trị: Dưỡng tỳ, bổ âm ích khí sinh tân dịch.

Bài thuốc Tư tỳ ẩm: sâm Cao ly 5g, liên nhục 10g, bạch thược 6g, kê nội kim 6g, cát căn 3g, đại táo 2 quả, hoài sơn 10g, biển đậu (sao) 10g, mạch nha (sao) 10g, sơn tra (sao) 10g, ý dĩ 10g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.

Ghi chú: Bài thuốc này dùng cho trẻ 3-5 tuổi.

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

]]>
Món ăn chữa chứng biếng ăn http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-chua-chung-bieng-an-5281/ Thu, 19 Jul 2018 13:52:25 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/mon-an-chua-chung-bieng-an-5281/ [...]]]>

Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không điều độ, không đủ chất. Mặt khác, do chức năng tiêu hóa kém dẫn đến tỳ, vị bị hư suy.

​Chứng chán ăn rất hay gặp ở trẻ từ 1- 6 tuổi.

​Chứng chán ăn rất hay gặp ở trẻ từ 1- 6 tuổi.

Để chữa trị chứng biếng ăn ở trẻ, cần điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, các món dễ tiêu hóa, đủ canxi và các chất dinh dưỡng, nấu chín nhừ, hạn chế các chất cay, nóng, lạnh. Sau đây là một số món ăn uống giúp trẻ ngon miệng:

Cháo sơn tra: sơn tra 30g, đậu trắng 30g, gạo 50g, đường phèn. Đậu trắng sao vàng, cùng với gạo xay thành bột. Sơn tra cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã, cho bột gạo, đậu trắng vào nước sơn tra, đun nhỏ lửa, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, đường tan hết, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 7 ngày.

Cháo cá chim: cá chim 100g, gạo 50g, hành 10g, gừng 5g, mắm, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Cá chim rửa sạch hấp chín rồi giã nhỏ tơi như ruốc. Gừng hành giã nhỏ lọc lấy nước, thêm bột gia vị và bột ngọt cho vừa. Gạo xay thành bột cho vào nước hành, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 – 7 ngày.

Cháo cá diếc: cá diếc 100g, ý dĩ 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Ý dĩ và gạo xay thành bột. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng hấp chín, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột ngọt, bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước. Cho bột gạo, ý dĩ vào nước xương cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho thịt cá vào đảo đều, đun tiếp, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 – 10 ngày.

Cháo hạt sen: hạt sen 30g, cà rốt 50g, củ mài 50g, đường phèn 20g. Hạt sen xay thành bột. Củ mài rửa sạch mài thành bột. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, đường tan hết, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 – 10 ngày.

Nước cà rốt: cà rốt 50g, vỏ quýt 10g, đường phèn 20g. Cà rốt, vỏ quýt cho vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ chắt lấy nước, cho đường vào quấy tan, chia 2 lần uống trong ngày, lúc đói. Cần uống liền 5 – 7 ngày.

Nước táo tàu: táo tàu 5 quả, gừng 1 lát mỏng, vỏ quýt 10g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày lúc đói. Cần uống liền 5 ngày.

Tuy nhiên, khi trẻ có kèm theo một trong những dấu hiệu sau cần đưa trẻ đi khám: trẻ sụt cân hoặc không tăng cân trong vòng 6 tháng, có những triệu chứng bệnh kèm theo như tiêu chảy, sốt, nôn ói…

Lương y Đình Thuấn

]]>
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra các sai lầm cho con ăn dặm khiến con biếng ăn, chậm lớn http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-dinh-duong-chi-ra-cac-sai-lam-cho-con-an-dam-khien-con-bieng-an-cham-lon-5050/ Thu, 19 Jul 2018 13:23:45 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/chuyen-gia-dinh-duong-chi-ra-cac-sai-lam-cho-con-an-dam-khien-con-bieng-an-cham-lon-5050/ [...]]]>

Chỉ tên các sai lầm mà mẹ Việt hay mắc phải khi cho con ăn dặm

TS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, hiện nay nhiều bậc cha mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm mắc phải rất nhiều sai lầm khi cho trẻ ăn dặm. Đây là  một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của trẻ, nhưng nhiều bậc phụ huynh đang áp đặt những quan điểm sai lầm lên trẻ trong quá trình nuôi con như cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, không cho trẻ ăn dầu mỡ vì cho rằng trong thịt đã có mỡ, hay không chú trọng nguồn đạm động vật trong bữa ăn của trẻ, ép trẻ ăn quá nhiều so với khả năng của bé….

TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ăn sữa tốt, có dấu hiệu thích ăn các loại thực phẩm khác từ 4 tháng tuổi, cộng thêm suy nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé cứng cáp hơn, nên đã cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

TS Phan Bích Nga lý giải, khi trẻ được 6 tháng tuổi, số lượng, chất lượng các chất cần thiết cho trẻ trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé, nên đây là thời điểm phù  hợp cho bé ăn dặm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng là phù hợp và bảo đảm tốc  độ phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm hơn hay muộn hơn đều không tốt. Theo TS Nga, nếu cho trẻ ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi,  trẻ sẽ bớt bú mẹ, điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ đang cắt giảm kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Việc ăn dặm sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện và thể trạng của bé và mẹ. Nếu các bé lên cân chậm do sữa mẹ không đủ hoặc người mẹ phải đi làm sớm, trong trường hợp này có thể khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 4 tháng.

Có bậc phụ huynh quan niệm, sữa mẹ tốt nên kéo dài thời gian cho bé bắt đầu ăn dặm, điều này cũng không tốt. TS Nga cho biết, 6 tháng sau sinh, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ, bởi thời gian này các vi chất trong sữa mẹ giảm đi một nửa so với lúc mới sinh. Lúc này sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 700kcal cho bé, trong khi một bé 6 tháng tuổi cần năng lượng nhiều hơn 700kcal mỗi ngày, ít nhất từ 800 -900kcal. Nếu một bé 6 tháng chỉ bú mẹ sẽ không đủ năng lượng và dễ bị gầy so với các bé cùng tuổi, thậm chí bị thiếu máu, thiếu kẽm, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng?

TS Phan Bích Nga cho rằng, WHO đã khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng. Ở thời điểm này có thể cho trẻ bắt đầu ăn bột trứng, bột thịt. Nguyên tắc chung khi tập ăn cho bé là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Cha mẹ nên lưu ý bữa ăn của trẻ phải đủ  4 nhóm cơ bản: tinh bột, đạm (động vật), chất béo, rau củ chất xơ. Trẻ ăn đủ lượng và chất sẽ không bị thiếu dinh dưỡng, song song với các bữa ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú hoặc  dùng sữa sau 2 tuổi.

Khi mới bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ có thể tập cho trẻ ăn bột ngọt sau đó tiến tới tập trẻ ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng (bột thịt, bột trứng). Ăn từ lỏng đến đặc từ ít đến nhiều, với trẻ biếng ăn thì không nên đưa ngay 1 suất ăn cho trẻ mà nên tập cho bé ăn dần dần cho đến khi trẻ hứng thú ăn, không sợ ăn. Có những bé ăn tốt thì chỉ nên gói gọn các bữa cho trẻ, lúc mới ăn dặm có thể ăn 1 bữa rồi tăng lên 2 bữa, nếu bé ăn tốt, từ 8-9 tháng tăng lên 3 bữa.

Theo TS Nga,  từ bú mẹ đến ăn dặm là cả quá trình thay đổi, phụ huynh không nên nhồi nhét, ép con ăn sẽ khiến con biếng ăn. Một trong các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do môi trường, cách cho ăn chưa hợp lý, do trẻ hay mắc bệnh như viêm đường hô hấp trên… Do vậy mỗi gia đình cần biết con đang ở giai đoạn nào. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập không nên nhìn theo con người khác, cha mẹ cần tôn trọng ý thích của trẻ thích món gì, ăn giờ nào, cần tập cho trẻ vui vẻ trong bữa ăn, không được đánh trẻ tạo cho trẻ biếng ăn tâm lý khiến con cứ nhìn đồ ăn, bát đĩa là sợ hãi… Đây là điều tối kỵ và chỉ làm nặng tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ không cần thiết phải ăn quá nhiều, nếu sức khoẻ vẫn tốt, không nên quá đề cao vấn đề cân nặng.

 

TS Nga khuyên cách cho trẻ ăn phải đúng từ đầu, cần phải rèn nếp cho trẻ. Khi trẻ biết ngồi nên cho trẻ có ghế ngồi ăn, luyện cho trẻ ăn hết phần của con (sau 15 phút thấy con chán thì nên thôi không nên kéo dài), nên tập cho con tự lực. Việc quá quan tâm làm giúp trẻ làm cho trẻ sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào người khác trong việc ăn uống.

TS tâm lý Vũ Thu Hương, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc cha mẹ quá quan tâm đến thời gian biểu mỗi bữa ăn, sợ con đói cho con ăn quá dầy đều là những sai lầm nhiều người mắc phải, điều này sẽ dẫn tới đứa trẻ sẽ có phản ứng. Hiện nay, trẻ biếng ăn do bệnh lý không cao mà biếng ăn do tâm lý cao, trẻ biếng ăn do bố mẹ cho ăn không đúng chiếm phần lớn. Nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào việc cho con ăn nhưng lại không cho trẻ tập thể thao, vận động sợ con ốm. Khi đó, trẻ không được xả năng lượng, khiến người ấm ách không ăn được nhiều.

Hải Yến

]]>