Biện pháp phòng bệnh rối loạn tiền đình – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Sun, 25 Nov 2018 04:47:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png Biện pháp phòng bệnh rối loạn tiền đình – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Biện pháp phòng bệnh rối loạn tiền đình http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-phong-benh-roi-loan-tien-dinh-17041/ Sun, 25 Nov 2018 04:47:53 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-phap-phong-benh-roi-loan-tien-dinh-17041/ [...]]]>

Trần Hồng Anh (Hà Nội)

RLTĐ rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng điều hòa và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi lâu trong phòng lạnh, chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.

Việc tập luyện cho vùng cổ vai gáy cũng rất cần thiết trong việc phòng bệnh RLTĐ. Nên tập luyện kiên trì, thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác. Ví dụ: cách tập đốt sống cổ một cách đơn giản, bất kỳ lúc nào cũng có thể thực hiện được, ở đâu cũng làm được là thực hiện động tác quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng. Mỗi lần tập như vậy cũng chỉ từ 5-10 phút, không nên tập kéo dài thời gian… Một số bài tập có tác động cải thiện RLTĐ như yoga, dưỡng sinh, bài tập suối nguồn tươi trẻ… cũng có thể tham khảo và áp dụng nếu phù hợp.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

BS. Hoàng Yến

]]>