biến chứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com Thông tin sức khỏe cho cộng đồng Tue, 13 Nov 2018 15:22:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 http://tapchisuckhoedoisong.com/wp-content/uploads/2018/07/cropped-Icon-browser-32x32.png biến chứng – Tạp Chí Sức Khỏe Và Đời Sống http://tapchisuckhoedoisong.com 32 32 Những biến chứng của nhồi máu cơ tim và cách ngăn ngừa http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-cua-nhoi-mau-co-tim-va-cach-ngan-ngua-16872/ Tue, 13 Nov 2018 15:22:59 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/nhung-bien-chung-cua-nhoi-mau-co-tim-va-cach-ngan-ngua-16872/ [...]]]>

Huyết khối này rất ít khi do cục máu đông thuyên tắc từ xa đến mà thường là hậu quả của hiện tượng viêm tại chỗ gây rạn, nứt, vỡ, gãy ở mảng xơ vữa khiến chúng đứt rời rồi kết vón tiểu cầu xung quanh tạo ra một huyết khối “trắng”, rồi sẽ thêm cả huyết cầu khác quấn trong tơ huyết tạo thành huyết khối “đỏ” hoàn chỉnh di động theo dòng máu, tới đoạn mạch vành hẹp hơn nên bít tịt nó lại nhưng thường gặp hơn là cục máu đông hình thành tại chỗ mới nứt vỡ mảng xơ vữa.

Dấu hiệu nhận biết NMCT

Khi bị NMCT cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin. Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp). Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, tái nhợt da, lạnh đầu chi… phản ánh tình trạng tụt áp hay trụy tim mạch.

Suy thất trái là biến chứng quan trọng của nhồi máu cơ tim.

Suy thất trái là biến chứng quan trọng của nhồi máu cơ tim.

Các biến chứng của NMCT

Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể nhanh, chậm so với tốc độ trung bình nhưng nặng nhất là rung thất rồi đến nhịp nhanh thất. Cũng coi là rất nặng nếu những rối loạn nhịp tim khác, nhất là rung nhĩ và bloc nhĩ thất cấp 3 kéo dài làm biến đổi huyết động, tụt huyết áp, suy tim. Các loạn nhịp tim thường gặp là loạn nhịp trên thất bao gồm nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ… và các loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất, rung thất…

Các bloc nhĩ thất: Biến chứng này thường gặp ở NMCT sau – dưới, được chia thành 3 mức độ khác nhau với độ 3 là bloc tim hoàn toàn, nhịp tim rất chậm kiểu nhịp thoát thất, có thể xảy ra rất đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.

Các biến chứng suy bơm: Biến chứng quan trọng của NMCT (nhất là khi khối hoại tử càng lớn) là suy thất trái, suy tâm thu và cả suy tâm trương (loạn chức năng tâm trương với “thất cứng” tức là giảm giãn năng – compliance). Mức nặng nhất của suy bơm là “sốc do tim”. Sốc là giảm tưới máu mô, mà biểu hiện không chỉ là trụy mạch (huyết áp tâm thu dưới 90mmHg), mà còn có thiểu niệu, vô niệu, rối loạn ý thức, đầu chi nhợt, lạnh ẩm, toan huyết (có khi biểu hiện bằng thở chu kỳ).

Các biến chứng cơ học: Thường xảy ra trong tuần lễ đầu với các nguy cơ vỡ thành tự do thất trái; vỡ (thủng, rách) vách liên thất tạo ra một “thông liên thất mắc phải cấp” làm xuất hiện một âm thổi tâm thu mới; đứt rách cơ nhú như đứt rời hoặc chỉ rách hoặc chỉ rối loạn chức năng cơ nhú ở cột cơ của một trong hai lá van, tạo nên sa van, sinh ra hở hai lá cấp, với triệu chứng phụt ngược rất rõ, xuất hiện một âm thổi tâm thu mới.

Các biến chứng huyết khối, thuyên tắc: Biến chứng này gây nguy cơ tái phát NMCT khiến hoại tử lan rộng hoặc thêm hoại tử cơ tim mới thuyên tắc đại tuần hoàn. Thuyên tắc đại tuần hoàn thường xuất hiện sau 1-3 tuần, cục huyết khối xuất phát từ mặt trong thành thất trái, di chuyển theo dòng máu tới não, mạc treo, các chi, hiếm khi chui vào mạch vành. Thuyên tắc động mạch phổi, nếu người bị nhồi máu cơ tim đã nằm bất động quá dài hay lạm dụng thuốc lợi tiểu khiến máu cô đặc hơn thì biến chứng càng dễ xảy ra.

Các biến chứng sớm khác: Viêm màng ngoài tim cấp, xảy ra ngay sau mấy ngày đầu với biểu hiện đau dữ dội ngay phía sau xương ức lan ra sau lưng. Trong các biến chứng này thì đột tử là nặng nề nhất. Đột tử được tim mạch học trước kia xếp làm 1 trong 5 “đại biến chứng” NMCT. Nhưng ngày nay, với đơn vị hồi sức bám sát bệnh nhân, tử vong này được xếp vào mục các nguyên nhân cụ thể như: vỡ tim (thường gặp hơn cả), các rối loạn nhịp tim, sốc do tim, thuyên tắc phổi khối lớn, thuyên tắc mạch vành ngay ở đoạn thân chung động mạch vành trái.

Các biến chứng muộn của NMCT: Hội chứng Dressler xảy ra muộn (ở tuần thứ 3 – 10) vì hiện tượng tự miễn nhưng biến chứng này ít hẳn đi ở thời đại nong mạch vành và tiêu sợi huyết. Sốt, đau ngực khi hít vào sâu. Tăng bạch cầu, tăng tốc độ máu lắng và tăng hiệu giá “kháng thể kháng cơ tim”, đoạn ST chênh lên kiểu đồng vận nhiều chuyển đạo. Rất hiếm khi biến chứng về sau thành viêm màng ngoài tim co thắt. Phình thất. Đau thắt ngực sau NMCT chiếm tới 20 – 30% bệnh nhân. NMCT tái phát chiếm 5 – 20% bệnh nhân. Suy tim nhưng lý do cụ thể rất khác nhau, cần xem xét để điều trị. Đột tử vẫn có thể xảy ra ở thời kỳ muộn này, do rung thất, nhịp nhanh thất. Viêm quanh khớp vai sau NMCT với biểu hiện đau, cứng, thay đổi vận mạch da.

Điều trị và phòng bệnh

Nhồi máu cơ tim cấp cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. Với các điều trị ban đầu, người bệnh được nằm bất động tại giường, thở ôxy, dùng các thuốc cần thiết như thuốc giảm đau, thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, nitroglycerin, thuốc chống đông. Bên cạnh đó, người bệnh còn được thực hiện các biện pháp tiêu huyết khối, can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành cấp cứu để tái tưới máu cơ tim. Sau khi được cấp cứu thành công, người bệnh tiếp tục được theo dõi, dùng thuốc là bắt buộc cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp, luyện tập đều đặn dựa vào ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

TS. Tạ Tiến Phước

]]>
Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-thoat-vi-dia-dem-16402/ Mon, 15 Oct 2018 04:46:56 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-cua-benh-thoat-vi-dia-dem-16402/ [...]]]>

Thu Nguyệt(Hà Nội)

Bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ.

Khi rễ thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.

Đối với bệnh này, bác phải điều trị kiên trì theo đúng liệu trình do bác sĩ chỉ định.

BS. Nguyễn Vũ

]]>
Biến chứng nguy hiểm do sỏi mật http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-nguy-hiem-do-soi-mat-15894/ Tue, 11 Sep 2018 05:28:01 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/bien-chung-nguy-hiem-do-soi-mat-15894/ [...]]]>

Thăng ([email protected])

Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu hướng gia tăng. Đây là tình trạng xuất hiện viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật, hoặc ở ống mật chủ, hoặc trong túi mật.

Bệnh sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng của sỏi mật thường rất rõ ràng và gây đau dữ dội cho cơ thể như: viêm túi mật do sỏi gây nên tình trạng tắc nghẽn ở các ống dẫn mật dẫn đến ứ trệ dịch mật ở túi mật. Hoại tử túi mật và viêm phúc mạc: Sỏi mật gây tắc nghẽn và ứ trệ dịch mật, khiến thành túi mật bị giãn ra. Túi mật bị vỡ sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn khắp vùng bụng dẫn đến viêm phúc mạc, đe dọa nghiêm trọng tính mạng bệnh nhân. Viêm đường mật là tình trạng nhiễm khuẩn rất hay gặp ở người bệnh sỏi mật, có thể dẫn đến áp-xe gan hoặc nhiễm khuẩn huyết. Ung thư túi mật là một trường hợp hiếm gặp ở bệnh nhân sỏi mật – phát sinh trong vòng chưa đầy 1% ở người có sỏi mật.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

BS. Xuân Khanh

]]>
Hạn chế các biến chứng của bệnh thủy đậu http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-cac-bien-chung-cua-benh-thuy-dau-15751/ Sun, 02 Sep 2018 04:47:13 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/han-che-cac-bien-chung-cua-benh-thuy-dau-15751/ [...]]]>

Lê Hà An (Hà Nam)

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm, đó là:

Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước do bệnh nhân ngứa gãi, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp…

Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng: biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu… dẫn tới suy hô hấp, phù phổi… và nguy hiểm tính mạng.

Tổn thương thần kinh trung ương: Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, thường gặp ở người lớn, tỷ lệ tử vong cao chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.

Biến chứng muộn khác của thủy đậu là bệnh Zona. Đây là một dạng tái phát muộn sau nhiều năm của bệnh thủy đậu. Zona cũng có những biến chứng nguy hiểm như: đau thần kinh, loét giác mạc, mù mắt…

Để ngừa biến chứng thì khi mới mắc thủy đậu, người bệnh cần đi khám và theo dõi chặt diễn biến của bệnh, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần tái khám ngay. Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất.

BS. Hà Giang

]]>
Ngừa các biến chứng khi bé viêm xoang http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-cac-bien-chung-khi-be-viem-xoang-15273/ Wed, 15 Aug 2018 14:48:41 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/ngua-cac-bien-chung-khi-be-viem-xoang-15273/ [...]]]>

Triệu chứng của VX ở trẻ em khó chẩn đoán hơn rất nhiều so với VX ở người lớn.

Xoang là một hệ thống rỗng ở người lớn, bao gồm các xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng. Tế bào sàng phát triển xâm lấn vào các xương để tạo thành các xoang khác nhau như xâm lấn vào xương trán tạo xoang trán, xâm lấn xương hàm trên tạo xoang hàm và xâm lấn vào xương bướm để hình thành xoang bướm. Xoang sàng có ngay từ khi trẻ ra đời nhưng những các xoang khác được tạo thành dần: xoang hàm có khi trẻ 3-4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ được 7-8 tuổi. Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện ở người 20 tuổi. Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.

Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Do các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Ở bé khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt) nên bé thường bị viêm xoang ở 2 khu vực này nhất. Với các bé thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang khiến bé đau, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.

Những triệu chứng điển hình của viêm xoang.

Những triệu chứng điển hình của viêm xoang.

Dấu hiệu nghi ngờ trẻ VX

Khi trẻ bị VX cấp tính: Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán viêm VA, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn. Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.

Với viêm xoang mạn tính, trẻ sẽ có các triệu chứng: ho, sốt nhẹ, sổ mũi đục, xanh hoặc vàng, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần. Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn. Quấy khóc, mệt mỏi. Sưng quanh mắt.

Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.

Có nên cho trẻ chụp Xquang để chẩn đoán VX?

Với các bé dưới 6 tuổi nên hạn chế chụp Xquang. Hầu hết, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng kết hợp cùng các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy…

Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn để có thể kết luận chính xác.

Trừ một số trường hợp thật đặc biệt, bệnh diễn tiến nặng hoặc khó chẩn đoán, bác sĩ mới yêu cầu chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp Xquang để nắm rõ về tình trạng các xoang của bé và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang.

Nên làm gì khi nghi trẻ VX?

Khi nghi trẻ bị VX cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Cho trẻ dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Lưu ý, giai đoạn đầu khi điều trị có nguy cơ bị “công thuốc” tùy theo cơ địa của từng bé, các triệu chứng có thể nặng lên ở một số bé. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi điều trị viêm xoang cho bé mẹ cần chú ý trong quá trình dùng thuốc cần kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn trong đường hô hấp của bé đi.

Nên cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C.

Cũng không nên tự ý cho bé sử dụng các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc thuốc chống nghẹt mũi mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho bé.

Luôn giữ môi trường sống trong sạch để ngừa bệnh viêm hô hấp và viêm xoang cho bé.

 

Viêm xoang ở trẻ có gây biến chứng?

VX ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng (đối với các trẻ đã lớn luôn cảm nhận được).

Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỉ lệ biến chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.

 

BS. Thu Minh

]]>
Bệnh đái tháo đường: Những biến chứng âm thầm và nguy hiểm http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dai-thao-duong-nhung-bien-chung-am-tham-va-nguy-hiem-15020/ Fri, 10 Aug 2018 14:26:00 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/benh-dai-thao-duong-nhung-bien-chung-am-tham-va-nguy-hiem-15020/ [...]]]>

Tuy nhiên, các biến chứng này hoàn toàn có thể phòng được…

Viêm răng lợi

Bệnh nhân mắc ĐTĐ không có lượng nước bọt nhiều và rất dễ gặp tình trạng khô miệng. Điều đó dẫn tới nguy cơ cao của viêm răng lợi. Điều bạn cần là duy trì đường huyết bình thường và thường xuyên kiểm tra răng lợi.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Khoảng 10% người mắc ĐTĐ có nhiễm khuẩn tiết niệu, gấp đôi số người không mắc ĐTĐ. Đường có trong nước tiểu ở người ĐTĐ trở thành thức ăn cho vi khuẩn. ĐTĐ cũng gây nên sự tổn thương thần kinh bàng quang và gây tình trạng nước tiểu tồn dư, do đó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh biến chứng nguy hiểm.

Suy giảm khả năng tình dục

ĐTĐ làm tổn thương mạch máu và thần kinh. Có hơn 50% đàn ông mắc ĐTĐ mắc rối loạn cương dương vì dương vật đòi hỏi những mạch máu khỏe mạnh mà bệnh ĐTĐ sẽ làm tổn thương mạch máu của người bệnh từng ngày. Có 35% phụ nữ mắc ĐTĐ suy giảm chức năng tình dục bao gồm giảm ham muốn, đau hay khó đạt khoái cảm.

Trí nhớ và tinh thần suy giảm

Hàng loạt nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa ĐTĐ týp 2 và nguy cơ cao trong nhận thức hay sa sút trí tuệ. Người trên 60 tuổi mắc ĐTĐ týp 2 thì có 70% phát triển sa sút trí tuệ sớm hơn 11 năm so với người bình thường. Lý do được chấp nhận là ĐTĐ làm tổn thương mạch máu ở não và ảnh hưởng tới dòng chảy cũng như cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não.

Dễ rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở người ĐTĐ cao hơn 2 – 3 lần so với người bình thường. Nhiều nhà khoa học nhận định rằng: ĐTĐ và tình trạng trầm cảm có tác động 2 chiều lẫn nhau. Nhiều phần cụ thể trong não bộ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi của mức đường huyết trong cơ thể. Người mắc trầm cảm lại làm tăng các hormon như cortisol và hormon này lại liên quan đến việc tăng đường huyết, tăng kháng insulin và cả tăng chu vi vòng bụng.

Khó tiêu, buồn nôn hay đầy bụng sau ăn

ĐTĐ ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh phế vị – dây thần kinh kiểm soát sự di chuyển của thức ăn trong hệ thống ống tiêu hóa. Khi dây thần kinh này làm việc không tốt thì thức ăn sẽ mất thời gian lâu hơn để rời khỏi dạ dày và dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, buồn nôn, ói mửa, đầy bụng hay biếng ăn. Nếu bạn có biến chứng liệt dạ dày thì bác sĩ của bạn sẽ khuyên nên ăn các bữa nhỏ và tránh những thức ăn quá nhiều chất béo hay chất xơ. Bạn có thể cần thay đổi hoặc chỉnh liều thuốc bao gồm cả thời gian và liều insulin.

Thị lực suy giảm

Trong thời gian ngắn, sự biến động của mức đường huyết làm thủy tinh thể phồng lên sẽ làm giảm thị lực, nhìn mờ. Nhưng mắt sẽ điều chỉnh, phục hồi trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu thời gian dài, ĐTĐ tăng nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn mà chúng ta vẫn biết đó là bệnh mắt ĐTĐ do tổn thương các vi mạch trong võng mạc, đục thủy tinh thể, glaucoma. Chính vì vậy, lời khuyên cho các bệnh nhân ĐTĐ là khám mắt hàng năm (6 tháng – 1 năm/lần) để phát hiện sớm nhất những tổn thương ở mắt.

Dễ mắc hiện tượng ngưng thở khi ngủ

Người mắc ĐTĐ dễ gặp hiện tượng ngưng thở khi ngủ hơn những người bình thường.  Trước đây, các bác sĩ thường nghĩ hiện tượng này chỉ gặp ở người béo hay thừa cân nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy kể cả với người gầy nhưng có hiện tượng kháng insulin thì cũng dễ mắc hiện tượng này hơn bình thường. Đây là hiện tượng bạn có những cơn ngừng thở khi ngủ lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó làm tăng nguy cơ của các tình trạng nguy hiểm khác bao gồm các bệnh lý tim mạch. Cách điều trị hiện nay là sử dụng mặt nạ thở giúp đường thông khí luôn mở.

Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân có thể coi là thảm họa với bệnh nhân ĐTĐ. Sự tổn thương thần kinh vùng bàn chân làm mất cảm giác đau, nóng lạnh hay những vết phỏng rộp do đôi giày mới. Do người bệnh không nhận ra những tổn thương nhỏ nên đôi chân dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng sâu hơn, cộng thêm việc các mạch máu tổn thương do mức đường huyết cao thì những vết thương lại càng khó liền hơn. Tình huống xấu nhất là cắt cụt bàn chân.

Việc kiểm tra bàn chân mỗi ngày, giữ sạch, dùng kem có tác dụng rất quan trọng.  Đồng thời, nên đến các phòng khám bàn chân để khám kiểm tra tình trạng mạch máu, thần kinh ngoại vi, sàng lọc các dấu hiệu tiền loét ít nhất 6 tháng – 1 năm/lần. Những người có tiền sử loét chân cần được thăm khám tại phòng khám bàn chân ít nhất 3 tháng/lần.

Vấn đề về tim mạch

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là cao gấp từ 2 – 3 lần ở người ĐTĐ. Mạch máu của người mắc ĐTĐ đã bị tổn thương và càng trở nên dễ tổn thương hơn nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Để hạn chế được tình trạng này, bệnh nhân ĐTĐ nên duy trì lối sống lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu: dừng hút thuốc, giảm cân nếu bạn thừa cân, duy trì mức huyết áp và mỡ máu bình thường, tập thể dục và giữ mức đường huyết ổn định.

BS. Thu Trang

]]>
Phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-13781/ Sun, 05 Aug 2018 05:38:23 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/phong-ngua-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-13781/ [...]]]>

Dù là ĐTĐ týp 2 hay týp 1 chúng đều làm tăng nguy cơ biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh lý bàn chân, suy thận cùng với nhiều rủi ro khác.

Tuy nhiên, nếu kiểm soát tốt đường huyết, điều trị tích cực các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đồng thời phát hiện sớm và  điều tri kịp thời biến chứng là có thể ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng để chung sống với căn bệnh này.

Bệnh ĐTĐ gây ra biến chứng mạn tính là điều tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, nhất là ở những người không kiểm soát tốt đường huyết. Bên cạnh đó, ở người ĐTĐ còn có hiện tượng oxy hóa và khi nó kết hợp với viêm mạn tính thì trở thành tác nhân chính làm tổn thương hệ thống mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, từ đó sinh ra các biến chứng mạn tính và cấp tính.

Phòng ngừa  biến chứng của bệnh đái  tháo đườngBiến chứng trên mắt người bệnh đái tháo đường

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mắt:

Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt và gây ra bệnh võng mạc do ĐTĐ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì dần dà người bệnh bị suy giảm thị lực theo thời gian và có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó, ĐTĐ còn làm tăng nguy cơ một số bệnh khác về mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Người bệnh phải điều trị tốt để kiểm soát được đường huyết và thường xuyên khám mắt, ít nhất mỗi năm một lần. Do đó, khi thấy thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hay có cảm giác ruồi bay trước mắt và ấn vào quầng mắt thấy đau, nhức… người bệnh phải ngay lập tức đi khám để điều trị kịp thời.

Các biến chứng về tim mạch:

Theo thống kê của các chuyên gia về ĐTĐ, có trên 65% số trường hợp tử vong ở người bệnh ĐTĐ là do bệnh tim và đột quỵ. Bởi vì biến chứng tim mạch là khó tránh khỏi với người bệnh ĐTĐ, thường gặp các bệnh như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Cách phòng ngừa tốt nhất là phải điều trị tốt để kiểm soát tốt các chỉ số như đường máu, mỡ máu và huyết áp cùng với việc đảm bảo chế độ ăn phù hợp và vận động, tập luyện thể dục thể thao.

Biến chứng thần kinh: đây là biến chứng phổ biến và nó thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh ĐTĐ, bao gồm:

– Biến chứng trên thần kinh ngoại biên: trong bệnh ĐTĐ luôn làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh cho nên người bệnh luôn cảm nhận được các cảm giác như đau, nóng.

– Biến chứng trên thần kinh tự chủ: làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến mồ hôi, dịch tiết…

Kiểm soát tốt đường huyết, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách hàng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng. Sử dụng chế phẩm có chứa axít alpha lipoic (ALA) – chất chống oxy hóa mạnh, có lợi thế thấm tốt vào mô thần kinh để hỗ trợ điều trị, cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Bệnh thận: khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương tới mạch máu nhỏ tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Phải điều trị tốt để duy trì đường huyết ở mức bình thường đồng thời điều trị để duy trì huyết áp nếu có bệnh tăng huyết áp đi kèm và đưa huyết áp về ngưỡng bình thường, kết hợp với chế độ ăn giảm muối, giảm đạm. Người bệnh ĐTĐ nói chung (cả týp 2 và týp 1) bị bệnh trên 5 năm nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện sớm các tổn thương ở thận.

Biến chứng nhiễm trùng:

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng răng, nướu, tiết niệu hay sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Phải kiểm soát đường huyết tốt đưa chỉ số đường huyết về trong giới hạn bình thường, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là một số vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, sinh dục hay tiết niệu.

Người bệnh ĐTĐ cần lưu ý khi có những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như sốt, dịch âm đạo có mùi khó chịu, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục, có máu hay mùi hôi hoặc khi có các vết thương hay xây xước nhỏ lâu lành… phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài các biến chứng kể trên, khi đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều cơ quan khác như: cơ xương khớp, não bộ…

Phòng ngừa  biến chứng của bệnh đái  tháo đườngBiến chứng trên bàn chân

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn và rất dễ tử vong nếu không được xử trí hay cấp cứu kịp thời, bao gồm:

Hạ đường huyết:

Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l (65mg/dl), nguyên nhân có thể là sử dụng quá liều các loại thuốc hạ đường huyết; ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc; tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu…

Dấu hiệu nhận biết là người bệnh cảm giác đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực.

Khi có dấu hiệu hạ đường huyết thì người bệnh phải nhanh chóng ăn tạm những món nhẹ như: cháo loãng, súp hoặc uống một ly nước đường, hay ăn 1 viên kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Khi tỉnh táo trở lại, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp hạ đường huyết nặng cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

Hôn mê do tăng đường huyết:

Khi đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng và rất dễ tử vong, cho nên cần phải đưa cấp cứu ngay lập tức tại bệnh viện.

 

Lời khuyên của thầy thuốc


Người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết bằng cách uống hoặc tiêm thuốc đều đặn, đầy đủ liều lượng mỗi ngày. Phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, sẽ giúp loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

 

BS. HỒ VĂN CƯNG

]]>
Đau mắt đỏ, đừng tự chữa khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặng http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-dung-tu-chua-khien-benh-lanh-tinh-bi-bien-chung-nang-13679/ Sun, 05 Aug 2018 05:25:21 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/dau-mat-do-dung-tu-chua-khien-benh-lanh-tinh-bi-bien-chung-nang-13679/ [...]]]>

Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân thủ điều trị, hoặc tự ý điều trị khiến bệnh không hết, tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng, cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh nhân khi bị đau mắt đỏ đã dùng những thuốc không đúng như chứa corticoid hoặc kháng sinh không theo chỉ định. Corticoid nếu dùng không đúng có thể giảm sức đề kháng, bệnh nhân có thể bị tổn thương thêm dẫn đến những biến chứng như loét giác mạc (tròng đen), tăng nhãn áp. Corticoid có thể làm xuất hiện một cơn cườm nước trên những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, khiến bệnh chồng bệnh. Còn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có thể gây kích thích mắt, dẫn đến tổn thương kết mạc hoặc niêm mạc mắt.

Xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng

 

Bên cạnh đó, một số trường hợp dùng phương pháp dân gian rất sai lầm càng làm mắt tổn thương thêm. Ví dụ, người dân xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu, hoặc đắp ếch có thể khiến mắt sưng phù, bỏng. Thậm chí, khoa Mắt – BV. Trưng Vương từng tiếp nhận và phát hiện trường hợp mắt bị một ổ sán ếch do xẻ thịt ếch đắp để điều trị đau mắt đỏ.

Thời tiết với độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho các loại virút, vi trùng sinh sôi nảy nở, phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng thường xảy ra trong thời gian này, nhất là hè – thu. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết đến gần Tết vẫn còn mưa nhiều, nên bệnh đau mắt đỏ có cơ hội xảy ra sớm hơn, lây lan nhiều. Khoa Mắt – BV. Trưng Vương cũng đã đón nhận một đợt rất nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị.

Đau mắt đỏ, đừng tự chữa  khiến bệnh lành tính bị biến chứng nặngKiểm tra và khám mắt cho bệnh nhân

 

Đau mắt đỏ nếu được khám và chẩn đoán là viêm kết mạc cấp, thường có 3 nhóm bệnh do 3 loại nguyên nhân gây ra:

Do virút: triệu chứng rầm rộ: mắt đỏ, xốn cộm, nhiều ghèn, nhiều dịch tiết; có thể có triệu chứng toàn thân như là hơi sốt, nổi hạch trước tai, đau họng…

Do vi trùng: mắt bị đỏ, ngoài ghèn, dịch tiết, còn kèm theo mủ do tình trạng nhiễm trùng.

Dị ứng: ngoài chuyện đỏ mắt, ghèn, dịch tiết, bệnh nhân thường bị ngứa và phù quanh mắt, mi mắt hơi sưng.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do virút hoặc dị ứng thường xảy ra ở cả hai mắt, riêng đau mắt đỏ do vi trùng, thường chỉ có một mắt nặng hơn mắt bên kia. Và chúng ta đang ngộ nhận giữa từ “đau mắt đỏ” và dịch đau mắt đỏ. Dịch đau mắt đỏ là do virút gây ra.

Viêm kết mạc xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh chung cho mọi người; nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi học sinh cũng như người đi làm do có tiếp xúc với cộng đồng cho nên dễ bị lây lan với nhau. Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp (hơi thở), nước bọt, đặc biệt là dịch tiết ở mắt. Virút trong dịch tiết có thể tồn tại ở bề mặt khô trong vòng 24 – 48g đồng hồ. Do đó, người bệnh cần mang kính che chắn, hạn chế tiếp xúc; rửa tay thường xuyên cả người bệnh lẫn người lành, tránh đưa tay lên mắt.

Còn đối với nước muối sinh lý nói chung không hại gì cho mắt, có thể sử dụng để rửa mắt thường xuyên. Tuy nhiên, trong đợt dịch đau mắt, hạn chế đưa tay lên mắt vì có thể dẫn đến lây bệnh cho con mắt còn lại hoặc cho người khác. Cho nên, nếu một người đang bị đau mắt đỏ một mắt, không nên nhỏ nước muối sinh lý vào con mắt còn lại.

BS.CKII. NGUYỄN THẾ HỒ

]]>
Sau gãy xương, đề phòng các biến chứng http://tapchisuckhoedoisong.com/sau-gay-xuong-de-phong-cac-bien-chung-13677/ Sun, 05 Aug 2018 05:25:08 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/sau-gay-xuong-de-phong-cac-bien-chung-13677/ [...]]]>

Các biến chứng gãy xương sau tai nạn giao thông và lao động thường gặp gồm: sốc do mất máu và do đau đớn, tổn thương các nội tạng, tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu, rách da…

Sốc do mất máu và do đau đớn

Đây là một biến chứng gãy xương khá nặng nề và trầm trọng, chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Theo các nhà khoa học, tổn thương do vỡ xương chậu gây mất máu trung bình khoảng 1,5 lít; do gãy xương đùi mất máu khoảng 1 lít… Trong thực tế sốc do mất máu và sốc do đau đớn dễ dàng gây tử vong cho nạn nhân nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí điều trị kịp thời, có hiệu quả.

Sau gãy xương, đề phòng các biến chứng

Tổn thương các nội tạng

Các nhà khoa học khuyến cáo sau gãy xương, các tổn tương ở nội tạng cần được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời vì tình trạng này thường nguy hiểm hơn là chính xương gãy. Thực tế tổn thương vỡ xương sọ ít đáng ngại nhưng vỡ xương chậu kéo theo vỡ bàng quang, nhất là bị đứt niệu đạo sẽ điều trị khó khăn với nhiều di chứng để lại như chít hẹp niệu đạo, viêm tấy do ngấm nước tiểu, rò rỉ nước tiểu… Gãy xương sườn thường dễ liền xương sau 3 tuần nhưng gãy xương mảng sườn, dập phổi, rách phế quản gây nên biến chứng nặng; đây là những tổn thương chính do tác nhân tai nạn làm đụng giập lồng ngực.

Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh thường gặp là liệt tủy sống do gãy cột sống, đây là một biến chứng rất nặng sau gãy xương. Liệt tủy sống cổ gây liệt tứ chi, nhiều khi tủy bị phù nề lan rộng, nạn nhân khó qua khỏi cơn nguy kịch sau khoảng thời gian 1 – 2 tuần. Liệt tủy đoạn lưng-thắt lưng gây liệt vận động và mất cảm giác ở hai chân, bị rối loạn tiểu tiện và đại tiện, gây loét da ở vùng xương bị chèn ép; đây là những biến chứng khó chữa trị. Trường hợp bị gãy xương ở chân và tay còn gây nên biến chứng liệt thần kinh ngoại vi chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp. Ở chi trên, gãy thân xương cánh tay dễ bị liệt dây thần kinh quay, làm bàn tay rủ xuống hình cổ cò, các ngón tay không duỗi được và có cảm giác tê bì phía ngoài mu bàn tay; gãy xương vùng khuỷu tay dễ bị liệt thần kinh trụ gây dấu hiệu co nhẹ các ngón tay 4, 3 kiểu vuốt trụ và tê bì đầu ngón tay út; gãy xương đầu dưới xương cánh tay, đầu dưới hai xương cẳng tay thì đầu xương gãy di lệch còn chèn ép gây tổn thương thần kinh giữa làm cho các ngón tay không gấp lại được, không đối chiếu được, tê bì đầu ngón tay 1, 2 và 3; các chấn thương nặng ở vùng đai vai có khi gây liệt toàn bộ đám rối thần kinh cánh tay rất nặng. Ở chi dưới, gãy xương và trật khớp vùng khớp háng ra phía sau có thể chèn ép gây tổn thương thần kinh hông to, làm liệt các cơ cẳng chân và bàn chân, tê bì ở gan bàn chân; khi gãy phần cao ở cổ xương mác có thể gây liệt thần kinh hông khoeo ngoài và làm cho các cơ phía ngoài của cẳng chân bị liệt.

Để phòng ngừa biến chứng tổn thương thần kinh, trong cấp cứu phải đặc biệt chú ý đến việc vận chuyển nạn nhân nghi gãy cột sống; cần cho nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng hay nằm sấp trên ván mềm, nếu quá trình vận chuyển sai và không đúng phương pháp có thể gây thêm tổn thương cho tủy sống. Lưu ý các tổn thương thần kinh ngoại vi ở tứ chi thường được phát hiện trong cấp cứu bằng dấu hiệu của vùng mất cảm giác. Thần kinh bị liệt do chèn chép, do căng giãn thì sau khi nắn bó xương thường phục hồi sau thời gian khoảng 4 tuần, nếu quá thời gian này mà không thấy dấu hiệu liệt được hồi phục cần phải mổ thăm dò để giải thoát hay khâu nối thần kinh bị đứt.

Sau gãy xương, đề phòng các biến chứngPhải chẩn đoán kịp thời nạn nhân bị gãy xương và xử trí can thiệp phù hợp

Tổn thương mạch máu

Mạch máu bị tổn thương do biến chứng của gãy xương thường ít gặp và chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1 – 5% các trường hợp gãy xương. Nếu xương chậu vỡ, máu chảy nhiều từ trong xương qua khe gãy, từ đám rối tĩnh mạch cạnh xương; đôi khi từ tĩnh mạch chậu, từ động mạch chậu bị rách; phần lớn máu chảy tự cầm do sức ép của khối máu tụ, đôi khi phải mổ để thắt động mạch. Các chấn thương nặng ở cẳng chân nửa trên thường gây đụng giập  những cơ bắp chân, gây gãy xương kèm tổn thương mạch máu do các mạch máu nằm sát xương; máu chảy tụ lại trong một khoang sâu bị cân cơ chèn ép vòng ngoài làm cho bắp chân căng cứng và bàn chân tím, lạnh, các ngón chân mất cử động cũng là một biến chứng tổn thương mạch máu hay gặp; trường hợp này cần cấp cứu rạch lớp cân cơ sâu để giải thoát cho các cơ khỏi bị hoại tử vì thiếu máu nuôi. Khi gãy đầu dưới xương cánh tay, đầu dưới xương đùi với đầu xương nhọn sắc, di lệch có thể chèn ép gây tổn thương động mạch nằm gần đó; trường hợp này cần phát hiện sớm bằng dấu hiệu mạch không đập ở cổ tay, cổ chân và mu bàn chân, đầu chi tím và lạnh, mất cử động; nếu gặp biến chứng này cần nắn chỉnh xương gãy ngay để giải thoát động mạch, đôi khi phải mổ khâu động mạch bị rách; để lâu về sau có khi các cơ ở phía dưới bị xơ hóa do thiếu máu nuôi dưỡng làm cho gân cơ bị co rút và các khớp kém cử động. Đối với các loại gãy kín ở các thân xương khác ít khi bị biến chứng tổn thương mạch máu.

Tổn thương rách da

Các tổn thương gãy xương làm rách da sẽ biến một ổ gãy xương kín không có vi khuẩn thành một ổ gãy xương hở thông với môi trường bên ngoài nên dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu xử trí không tốt dễ gây viêm xương rất khó chữa trị. Các xương nằm nông ở dưới da như xương chày, xương trụ… nhất là xương chày dễ bị gãy hở do tại nạn giao thông thì da bị rách, cơ bị giập ngay ổ gãy và tác nhân gây thương tích sẽ đưa dị vật vào sâu ở bên trong như đất, cát, mảnh quần áo nên cần phải mổ cấp cứu cắt lọc, rạch rộng, để hở, bó bột bất động với vết rạch dọc bột bó cho khỏi chèn ép mạch máu vì sưng nề và dùng kháng sinh liều cao. Đôi khi xương gãy chéo xoắn có mũi gãy nhọn có thể chọc thủng da từ trong ra ngoài thì ổ gãy xương ít bị nhiễm khuẩn, nếu lỗ thủng nhỏ có thể tiệt khuẩn ở vùng da chung quanh đó rồi băng vô khuẩn và nắn bó bột như đối với trường hợp gãy xương kín, đồng thời cũng nên dùng thêm kháng sinh; khi vận chuyển nạn nhân cần bất động tốt để tránh đầu xương gãy nhọn chọc thủng da. Trường hợp ổ gãy xương hở do rách da và giập phần mềm, vai trò của việc băng bó đầu tiên rất quan trọng, thậm chí quyết định số phận của ổ gãy xương vì tuy bị nhiễm bẩn do vi khuẩn tại nơi xảy ra tai nạn nhưng các vi khuẩn này thường yếu và dễ chữa trị; việc băng bó đầu tiên ngoài tác dụng thấm máu và dịch, cầm máu tạm thời, giữ êm vùng gãy xương chúng còn có tác dụng chủ yếu là bảo vệ ổ gãy xương hở, ngăn chặn sự bội nhiễm lúc vận chuyển, thăm khám, đồng thời ngăn chặn sự bội nhiễm các vi khuẩn rất độc ở bệnh viện, ở cáng khiên, ở quần áo của nhân viên y tế kể cả những dụng cụ; vì vậy trong những trường hợp cần thiết nên băng bó thêm ở phía bên ngoài, không được mở băng ra nhiều, chỉ mở băng và thay băng tại phòng mổ.

 

Lời khuyên của thầy thuốc:
Để phòng ngừa các biến
chứng đã nêu ở trên sau tai nạn làm gãy xương, điều cần lưu ý là phải chẩn đoán kịp thời nạn nhân bị gãy xương và xử trí can thiệp phù hợp vì xương gãy thời gian đầu chỉ là một tổn thương cục bộ, về sau các biến chứng mới xảy ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố rất phức tạp. Vấn đề quan trọng nhất là phải chẩn đoán đúng, chỉ định điều trị chính xác và can thiệp kỹ thuật hiệu quả. Vì vậy trước hết phải xác định được toàn trạng tổng quát của nạn nhân và đánh giá đúng, làm bất động các nẹp cố định bị xộc xệch, băng ép bổ sung ỗ gãy xương hở bị rỉ máu nhiều, phát hiện và hồi sức đối với trường hợp sốc do mất máu, phát hiện các tổn thương nội tạng đi kèm theo để xử lý kịp thời, xem xét đầy đủ các biến chứng khác của gãy xương, không bỏ sót các thương tổn phối hợp khác; sau đó mới thực hiện việc can thiệp điều trị gãy xương theo từng trường hợp cụ thể.

 

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

]]>
Giải cứu bàn chân đái tháo đường http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-cuu-ban-chan-dai-thao-duong-13564/ Sun, 05 Aug 2018 05:13:11 +0000 http://tapchisuckhoedoisong.com/giai-cuu-ban-chan-dai-thao-duong-13564/ [...]]]>

TS.BS.Trần Quang Nam – Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD) cho biết biến chứng loét chân do đái tháo đường là một biến chứng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người bị đái tháo đường. Ước tính hàng năm có khoảng 1 – 4% người bệnh đái tháo đường bị loét chân và 10 – 15% người bệnh đái tháo đường có ít nhất 1 lần loét chân trong đời từ khi được chẩn đoán mắc bệnh. Tất cả người bệnh đái tháo đường đều có khả năng bị loét chân. Tuy nhiên, tỉ lệ loét chân cao hơn ở những người có thời gian mắc bệnh kéo dài trên 10 năm, người bệnh kiểm soát đường huyết kém hoặc người bệnh có những biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng mạch máu ngoại biên và biến dạng bàn chân.

Ca bệnh điển hình

BV. ĐHYD vừa tiếp nhận trường hợp bác N.T.L, 65 tuổi, quê ở Vĩnh Long, bị đái tháo đường týp 2 đến nay đã 18 năm. Ban đầu, người bệnh xuất hiện những triệu chứng mỏi chân, nặng chân, châm chích chân, đau bắp chân khi đi bộ khoảng 400m. Sau đó 2 tuần, ngón thứ 5 bàn chân phải của bác L. diễn biến hoại tử nặngvà được chỉ định cắt bỏ khi nhập viện địa phương. Tuy nhiên, sau khi đoạn chi, tình trạng hoại tử chân của người bệnh không chấm dứt mà còn lan sang ngón chân 3 và 4. Bác L. được chuyển lên điều trị tại BV. ĐHYD. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng hoại tử mỏm cụt kèm theo tắc động mạch vùng cẳng chân do xơ vữa động mạch. Các bác sĩ BV. ĐHYD đã thực hiện can thiệp tái thông động mạch bị tắc đưa máu tới nuôi bàn chân, sau đó cắt lọc mô và ngón chân hoại tử. Sau 12 tuần chăm sóc và theo dõi, vết thương của bác L. đã lành hoàn toàn.

Giải cứu bàn chân  đái tháo đườngNgười bệnh đái tháo đường bị loét chân

Quy trình phối hợp liên chuyên khoa

TS.BS. Trần Quang Nam nhận định trong trường hợp này, bác L. có biến chứng tắc mạch máu kèm theo vết loét, nhưng ban đầu tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán đầy đủ và thiếu sự phối hợp điều trị từ các chuyên khoa nên việc cắt lọc ngón chân cũng không chấm dứt hoại tử. BV. ĐHYD đã triển khai quy trình điều trị phối hợp liên chuyên khoa đối với vấn đề bàn chân đái tháo đường. Đây là phương thức điều trị đã được nghiên cứu trên thế giới cho thấy làm giảm tỉ lệ phải đoạn chi tới trên 50%. Cụ thể, xử trí vấn đề hẹp tắc mạch máu luôn cần phải xem xét đầu tiên trước khi thực hiện các phẫu thuật cắt lọc vết loét. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ chỉ định can thiệp tái thông mạch máu giúp vết thương lành nhanh hơn, tiếp theo bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình hoặc tạo hình có vai trò quan trọng để cắt lọc mô hoại tử, ghép da và chỉnh hình biến dạng bàn chân. Chuyên khoa nội tiết đái tháo đường giúp người bệnh điều trị ổn định đường huyết, dùng kháng sinh, chăm sóc vết loét trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, điều dưỡng sẽ tích cực thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, hướng dẫn người bệnh tập vận động để tránh loét tái phát, loét tì đè sau cắt lọc. Sự phối hợp toàn diện, chặt chẽ và liên tục của các chuyên khoa trong phương pháp điều trị loét chân do đái tháo đường, cùng những tiến bộ y học cho ra đời nhiều loại kháng sinh thế hệ mới để kiểm soát nhiễm trùng đã giúp tỉ lệ cứu sống chi cao gấp 3 lần so với trước đây.

Kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể giúp phục hồi đến 90% các động mạch bị tắc nghẽn

 

ThS.BS. Lê Thanh Phong – Khoa Lồng ngực Mạch máu BV. ĐHYD cho biết cứ 2 người bị loét bàn chân đái tháo đường thì có 1 người cần tái thông động mạch để làm lành vết loét. Có 2 cách tái thông bao gồm can thiệp nội mạch và phẫu thuật bắc cầu. Những người bệnh loét chân do đái tháo đường thường có nhiều bệnh nặng kèm theo, nên không phù hợp để phẫu thuật. Do đó, hiện nay can thiệp nội mạch là sự lựa chọn đầu tiên cho dạng bệnh này. Chỉ tê tại chỗ và qua một vết đâm kim qua da, không gây đau đớn và mất máu, kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể giúp phục hồi đến 90% các động mạch bị tắc nghẽn, giúp làm lành nhanh chóng vết thương bàn chân đái tháo đường.

Giải cứu bàn chân  đái tháo đườngCó thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

ThS.BS. Nguyễn Phúc Thịnh – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV. ĐHYD chia sẻ, cắt lọc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các nhiễm trùng sâu của bàn chân đái tháo đường, giúp loại bỏ mô hoại tử, thoát lưu mủ, giảm thiểu nguy cơ lan rộng, giải phóng áp lực các khoang nhiễm trùng. Với các trường hợp nhiễm trùng sâu bàn chân, người bệnh cần được cắt lọc sớm.

Phòng tránh và chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các biến chứng của đái tháo đường nói chung và biến chứng bàn chân nói riêng tuy rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ và không nên bỏ qua dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Bệnh nhân cần bỏ thuốc lá;  chọn giày vớ thích hợp, mang giày và vớ ngay cả khi ở trong nhà; giữ chân sạch và ẩm: lau chân bằng nước ấm, không ngâm chân, giữ ẩm bằng vaselin – tránh thoa vào vòng kẽ ngón; cắt móng chân cẩn thận bằng kìm chuyên dụng mỗi tuần 1 lần, dũa tròn các góc và khóe móng; dùng đá bọt để mài vết chai và dùng thuốc tiêu sừng; tập vận động để tăng cường máu nuôi, kê chân cao khi ngồi và tránh bắt chéo chân lâu.

 

Loét chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương. Nếu vết loét có tình trạng lan rộng nhanh, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử thì các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Phương pháp điều trị bàn chân đái tháo đường mới hiện nay có sự phối hợp nhiều liên chuyên khoa như nội tiết, chấn thương chỉnh hình, can thiệp mạch máu, phục hồi chức năng… sẽ giúp giảm thiểu đến mức tối đa tỉ lệ người bệnh phải đoạn chi do đái tháo đường.

 

NGUYỄN HƯNG

]]>